Công chức vi phạm ở cơ quan cũ sang cơ quan mới vẫn có thể bị kỷ luật

Ngày 20/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Cụ thể, Nghị định 71 bổ sung một số nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức:

Cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng với vị trí hiện đang đảm nhiệm.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.

Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành.

Đối với trường hợp khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm, ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Công chức vi phạm ở cơ quan cũ sang cơ quan mới vẫn có thể bị kỷ luật
Công chức vi phạm ở cơ quan cũ sang cơ quan mới vẫn có thể bị kỷ luật (Ảnh minh họa)

Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý như sau:

  • Nếu vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
  • Nếu vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.

Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức.

Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi; cha, mẹ (vợ/chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ/chồng; vợ/chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.

Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/9/2023.

Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/01/2024, chỉ tuyển người nước ngoài khi không tuyển được lao động Việt Nam

Từ 01/01/2024, chỉ tuyển người nước ngoài khi không tuyển được lao động Việt Nam

Từ 01/01/2024, chỉ tuyển người nước ngoài khi không tuyển được lao động Việt Nam

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được nhắc đến tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng người Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.