Thông tư 09/2005/TT-BCA của Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 09/2005/TT-BCA
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 09/2005/TT-BCA |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Hồng Anh |
Ngày ban hành: | 05/09/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 09/2005/TT-BCA
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG AN SỐ 09/2005/TT-BCA NGÀY 05 THÁNG
9 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ
ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH
SỐ 38/2005/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 2005 CỦA CHÍNH
PHỦ
QUY ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
Căn cứ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Để góp phần gữi gìn trật tự công cộng, bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật, Bộ Công an hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng như sau:
1. Trách nhiệm bảo đảm trật tự công cộng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, học tập, làm việc, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng (dưới đây viết tắt là Nghị định số 38), hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo đảm trật tự công cộng; tôn trọng các quy tắc chung của cuộc sống xã hội; phát hiện, tố cáo mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự công cộng hoặc xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, của người nước ngoài; có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các vi phạm pháp luật về trật tự công cộng.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 38 bao gồm:
2.1. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân để thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc lôi kéo, xúi giục, kích động, mua chuộc, lừa bịp, cưỡng ép, cổ vũ người khác tiến hành các hoạt động tập trung đông người trái phép, gây rối trật tự công cộng hoặc để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2.2. Thuê, nhận làm thuê hoặc giúp sức cho người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng.
2.3. Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở nơi công cộng, trước trụ sở cơ quan, tổ chưc hoặc tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đông nhân dân, các hoạt động chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.
2.4. Tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng theo quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Thông tư này mà không được phép của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.
2.5. Gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, của cán bộ lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương; gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
2.6. Gây rối trật tự công cộng hoặc có các hành vi khác gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và cuộc sống bình thường của nhân dân, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh nơi công cộng, gây mất vệ sinh môi trường.
2.7. Mang theo băng, cờ, biểu ngữ dưới mọi hình thức nhằm chống đối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc mang theo vũ khí, vật liệu nổ, chất độc hại, chất dễ cháy, chất kích thích hoặc các đồ vật khác có thể gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người khác, đến tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác trong khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng.
2.8. Không chấp hành các quy định về khu vực cấm, khu vực bảo vệ và sự hướng dẫn của người có trách nhiệm giải quyết vụ việc có liên quan; cản trở, chống người thi hành công vụ; có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác, xâm phạm tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân hoặc có hành vi quá khích khác như: la hét, chửi bới, đập phá; lăng mạ, đe dọa hành hung người khác.
2.9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao để dung túng, bao che, ngăn cản hoặc xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng.
3. Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng
3.1. Mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
3.2. Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra hoạt động tập trung đông người trái phép hoặc xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật khác về bảo đảm trật tự công cộng, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân nơi cư trú của người có hành vi vi phạm và các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự công cộng và giải tán việc tập trung đông người trái phép, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3.3. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ người, tạm giữ phương tiện, khám người, khám phương tiện hoặc các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật sau khi đã áp dụng các biện pháp hướng dẫn, giáo dục, thuyết phục, nhưng người vi phạm vẫn không chấp hành, cố tình vi phạm, chống đối, gây rối trật tự công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.
3.4. Đối với các trường hợp lợi dụng quyền tự do dân chủ của công dân để tiến hành các hoạt động tập trung đông người trái phép nhằm mục đích chống lại chính quyền nhân dân hoặc các trường hợp tập trung đông người trái phép có sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ, chất độc hại, chất dễ cháy hoặc các công cụ, phương tiện khác có thể gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì ngoài việc áp dụng các quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Thông tư này, các cơ quan chức năng còn phải áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm đó.
4. Quy định về hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng
4.1. Hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng theo quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Thông tư này là những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng; tại khu vực trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tại những nơi công cộng khác nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan chung đến đời sống chính trị - xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4.2. Mọi hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng theo quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Thông tư này đều phải đăng ký trước với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo hướng dẫn tại điểm 6 Thông tư này. Thời gian tiến hành các hoạt động đó chỉ được phép diễn ra trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4.3. Các quy định về đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng theo quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Thông tư này không áp dụng đối với những hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.
5. Người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng.
5.1. Người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc đang phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế; người bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách.
b) Người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc đang phải chấp hành các biện pháp xử lý hành chính: quản chế; giáo dục tại xã, phường thị trấn.
c) Người đang trong thời gian được tạm hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù hoặc đang được tạm hoãn thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
d) Người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; quản chế hành chính; đưa vào cơ sở chữa bệnh; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
5.2. Người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký và quá trình thực hiện các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng. Nếu vi phạm, sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
6. Thủ tục đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng
6.1. Trước khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng, người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký các hoạt động đó phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động đó phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến sẽ diễn ra hoạt động đó, cụ thể như sau:
a) Trường hợp hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng chỉ diễn ra trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (dưới đây gọi chung là cấp huyện) thì phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến sẽ diễn ra các hoạt động đó.
b) Trường hợp hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng diễn ra trong phạm vi nhiều huyện hoặc chỉ trong phạm vi một huyện, nhưng có người của nhiều huyện, nhiều tỉnh tham gia hoặc trường hợp người của tỉnh này sáng tập trung đông người ở tỉnh khác thì phải đăng ký với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi dự kiến sẽ diễn ra các hoạt động đó.
6.2. Hồ sơ đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng bao gồm:
a) Bản đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng (theo mẫu số 01/ĐK kèm theo thông tư này);
b) Sơ yếu lý lịch của người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng (theo mẫu số 02/SYLL kèm theo Thông tư này).
Khi nộp hồ sơ đăng ký, phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế chứng minh nhân dân để đối chiếu.
6.3. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả lời cho người nộp hồ sơ theo đúng thời hạn quy định.
Trong thời hạn 7 ngày (không kể ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định), kể từ ngày nhận được hồ sở đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét toàn diện những vấn đề có liên quan đến việc bảo đảm an ninh, trật tự công cộng để quyết định việc cho phép hoặc không cho phép tiến hành các hoạt động đó và phải thông báo bằng văn bản cho người đã nộp hồ sơ đăng ký biết (theo mẫu số 03A/TB hoặc mẫu số 03B/TB kèm theo Thông tư này).
6.4. Trong trường hợp có sự thay đổi, bổ sung về thời gian, địa điểm hoặc các nội dung khác đã đăng ký trong bản đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng thì người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký hoạt động đó phải có văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung gửi Ủy ban nhân dân nơi trước đó đã nộp hồ sơ đăng ký để xem xét, giải quyết; thời hạn, thủ tục, thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, bổ sung đó thực hiện theo quy định như đối với các trường hợp đăng ký ban đầu.
6.5. Việc gửi, giao nhận các văn bản nêu tại các điểm 6.1, 6.2, 6.3 và 6.4 nêu trên được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phải ghi vào sổ theo dõi, có chữ ký của người giao, người nhận các văn bản đó.
7. Các trường hợp không cho phép tiến hành hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không cho phép tiến hành hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng khi có một trong các trường hợp sau đây:
7.1. Có một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 5 Nghị định số 38 và hướng dẫn tịa điểm 2 Thông tư này.
7.2. Người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm 5.1 Thông tư này.
7.3. Có sự khai báo gian dối trong hồ sơ đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng.
7.4. Việc tiến hành hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự công cộng, đến môi trường sống, đến thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; tác động xấu đến đoàn kết trong nội bộ nhân dân, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, đến việc thực hiện các chính sách xã hội khác của Đảng và Nhà nước.
8. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc cho phép hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng.
8.1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đã cho phép tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc cho phép tiến hành các hoạt động đó nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại điểm 7 Thông tư này;
b) Không thực hiện đúng nội dung ghi trong văn bản đăng ký;
c) Việc tiến hành các hoạt động tập trung đông người đó đã hoặc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự công cộng, đến môi trường; tác động xấu đến đoàn kết trong nội bộ nhân dân, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo; trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
d) Người tham gia hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của nguời khác; xâm hại đến tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; chống người thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trong khác.
8.2. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc cho phép tiến hành hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng phải bằng văn bản và được gửi cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đăng ký để thực hiện; trường hợp đã, đang tiến hành các hoạt động đó thì ngoài việc gửi cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đăng ký, còn phải thông báo cho những người tham gia các hoạt động đó để chấp hành; đồng thời, gửi cơ quan Công an cùng cấp để kiểm tra, theo dõi việc chấp hành. Trong trường hợp do yêu cầu khẩn cấp của việc bảo đảm trật tự công cộng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền có thể ra quyết định bằng lời nói để tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc cho phép tiến hành hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng. Sau đó phải thông báo bằng văn bản cho người đã nộp hồ sơ đăng ký và cơ quan Công an cùng cấp; trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thì còn phải gửi thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã cho phép tiến hành hoạt động đó để chỉ đạo, theo dõi việc chấp hành.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền. Mọi hành vi cố tình chống đối, không chấp hành quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, chống người thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác đều phải được ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
9. Về các biện pháp bảo dảm trật tự công cộng.
9.1. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của việc bảo đảm trật tự công cộng, theo đề nghị của Giám đốc Công an, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định các khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông trên một số tuyến đường hoặc ra, vào những khu vực nhất định.
Trong trường hợp chưa có quy định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nhưng do yêu cầu khẩn cấp của việc bảo đảm trật tự công cộng thì Trưởng Công an cấp huyện phải báo cáo ngay với Giám đốc Công an cấp tỉnh để quyết định thiết lập các khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; tạm thời cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông trên một số tuyến đường hoặc ra, vào những khu vực nhất định. Sau đó phải báo cáo ngay với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp để xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
9.2. Khi xảy ra hoạt động tập trung đông người trái phép, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo trật tự công cộng và xử lý ngưòi vi phạm. Trường hợp cần thiết, phải báo cáo ngay với cấp trên trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo.
9.3. Đối với trường hợp tổ chức tập trung đông người trái phép để đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về vấn đề nào đó, nhưng diễn ra có trật tự thì đại diện chính quyền, đại diện cơ quan chức năng có liên quan, lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng phải giải thích, hướng dẫn để mọi người tự giải tán và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, về bảo đảm trật tự công cộng.
Trường hợp đã hướng dẫn, giáo dục, thuyết phục và yêu cầu giải tán, nhưng người vi phạm vẫn không chấp hành hoặc có hành vi gây rối trật tự công cộng thì tiến hành lập biên bản, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm, nếu vẫn cố tình không chấp hành hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ thì tiến hành kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, khám người, khám phương tiện, tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và áp dụng các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo trật tự công cộng và xử lý người vi phạm. Nếu phát hiện người vi phạm có mang theo vũ khí hoặc các vận dụng nguy hiểm khác thì phải thu giữ ngay.
Trường hợp có đối tượng vi phạm là người của tỉnh khác thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra hoạt động tập trung đông người trái phép có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp nơi cư trú của người có hành vi vi phạm để phối hợp giải quyết. Khi nhận được thông báo, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của người có hành vi vi phạm đó phải cử người đến ngay để tổ chức buộc người vi phạm của địa phương mình trở về nơi cư trú.
9.4. Đối với những trường hợp hoạt động tập trung đông người trái phép có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ hoặc các vận dụng nguy hiểm khác nhằm chống lại chính quyền nhân dân, chống đối, tấn công người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc có hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng khác về bảo đảm trật tự công cộng thì tuỳ trường hợp cụ thể, các lực lượng chức năng phải chủ động áp dụng ngay các biện pháp và sử dụng các phương tiện, công cụ hỗ trợ cần thiết theo quy định của pháp luật, như: đặt rào cản, tạm thời đình chỉ hoặc cấm người và phương tiện giao thông trên một số tuyến đường hoặc ra, vào những khu vực nhất định, sử dụng công cụ hỗ trợ và các công cụ, phương tiện khác để phòng vệ chính đáng, kịp thời ngăn chặn, vô hiệu hoá các hành vi chống đối của người vi phạm.
9.5 Trong khi thi hành nhiệm vụ, các lực lượng chức năng có quyền sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các công cụ, phương tiện khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết, có quyền trưng dụng tạm thời phương tiện và người sử dụng, điều khiển các phương tiện đó của cơ quan, tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc bảo đảm trật tự công cộng. Sau khi sử dụng xong phải trả ngay cho chủ sở hữu; nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
10. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.
10.1. Thẩm quyền áp dụng và ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 38, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
10.2. Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng có trách nhiệm thực hiện và được áp dụng các biện pháp sau đây:
a) Giải thích, hướng dẫn cho mọi người biết để thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng, về thủ tục, địa điểm tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thuyết phục, yêu cầu mọi người chấm dứt ngay hành vi vi phạm;
b) Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của người vi phạm;
c) Khám người theo thủ tục hành chính để phát hiện, thu giữ đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm, khi có căn cứ cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phượng tiện vi phạm hành chính có thể được sử dụng để vi phạm hoặc bị tẩu tán, tiêu huỷ. Khi phát hiện tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản tạm giữ theo quy định;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật vi phạm hành chính; trường hợp cần thiết phải báo cáo ngay với Thủ trưởng trực tiếp của mình để ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang về các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ hoặc các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm khác;
e) Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các công cụ, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị khác theo quy định của pháp luật để thi hành nhiệm vụ và phòng vệ chính đáng.
10.3. Thẩm quyền quyết định sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, xe phun nước, chó nghiệp vụ, chất gây cay (hơi, khói, nước), quả nổ và các trang thiết bị, phương tiện đặc chủng khác vào mục đích bảo đảm trật tự công cộng được thực hiện như sau:
Khi xảy ra các trường hợp nêu tại điểm 9.4 Thông tư này thì cán bộ chỉ huy từ cấp đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, cán bộ lãnh đạo từ cấp trưởng Công an cấp huyện, trưởng phòng Công an cấp tỉnh trở lên có quyền quyết định sử dụng chất gây cay, quả nổ, chó nghiệp vụ và các công cụ hỗ trợ, trang bị, phương tiện đặc chủng khác. Cục trưởng các Cục nghiệp vụ, Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền quyết định sử dụng xe phun nước và các công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện đặc chủng khác để phục vụ cho việc bảo đảm trật tự công cộng.
Các quyết định nêu trên phải bằng văn bản, trừ trường hợp do yêu cầu khẩn cấp của việc bảo đảm an ninh, trật tự công cộng thì có thể ra quyết định bằng lời nói, nhưng sau đó phải báo cáo với lãnh đạo cấp trên trực tiếp để cho ý kiến chỉ đạo.
10.4. Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền quyết định áp dụng và hướng dẫn cấp dưới tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng theo quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Thông tư này.
11. Tổ chức thực hiện.
11.1 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng và Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng theo quy định của Nghị định số 38, hướng dẫn tại Thông tư này và theo quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan.
11.2. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh trong phạm vi chức năng của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định số 38 và Thông tư này.
11.3. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp và chỉ đạo Công an dưới cấp tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện Nghị định số 38 và Thông tư này.
11.4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây của Bộ Công an về bảo đảm trật tự công cộng trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
11.5. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo chức năng nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc cần báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục cảnh sát, Tổng cục An ninh) để có hướng dẫn kịp thời.
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Lê Hồng Anh
Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư
số 09/2005/TT-BCA
ngày 05/9/2005 của Bộ Công an
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÝ
Hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng
Kính gửi:.............................................................
Tôi là (viết chữ in hoa): ............................................................................Nam/nữ
Tên gọi khác (nếu có): ...........................................................................................
Sinh ngày......tháng ..... năm .....Dân tộc: .......; Quốc tịch: .....; Tôn giáo: .............
CMND số: ............. cấp ngày .......tháng...... năm .............; Cơ quan cấp:.............
Nguyên quán: .........................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...........................................................................
Nơi ở hiện tại: ........................................................................................................
Nghề nghiệp: ..........................................................................................................
Đại diện cho (nếu là đại diện cho tổ chức đăng ký): .............................................
Trụ sở chính: ..........................................................................................................
Xin đăng ký tiến hành hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng với các nội dung cụ thể như sau:
1) Mục đích hoạt động: ..........................................................................................
2) Nội dung, phương thức hoạt động: ....................................................................
.................................................................................................................................
3) Thời gian bắt đầu:...............................................................................................
4) Thời gian kết thúc: ............................................................................................
5) Địa điểm hoạt động (ghi rõ địa điểm, đường đi, lộ trình hoạt động): ....................................................................................................................................................................................................................................................................................
6) Thành phần tham gia (trong đó ghi rõ bao gồm người của những xã, huyện, tỉnh nào tham gia):............................................................................................................
.................................................................................................................................
7) Số người tham gia: .............................................................................................
8) Các phương tiện sẽ được sử dụng (ghi cụ thể về phương tiện giao thông; phương tiên, thiết bị tăng âm, khẩu hiệu, cờ, ảnh, tờ rơi; nội dung, hình thức thể hiện các biểu ngữ, khẩu hiệu, hình ảnh và những phương tiện khác (nếu có):
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan bảo đảm thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký nêu trên và thực hiện đúng các qui định của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ qui định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng và Thông tư hướng dẫn số 09/2005/TT-BCA ngày 05/9/2005 của Bộ Công an cũng như các quy định của pháp luật khác có liên quan. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
.........., ngày ...... tháng ..... năm ......
NGƯỜI ĐĂNG KÝ
Hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký
Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (nếu có)
Mẫu số 02/SYLL ban hành kèm theo Thông tư số
09/2005/TT-BCA
ngày 05/9/2005 của Bộ Công an
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ảnh
(cỡ 4x6) có đóng dấu giáp lai
SƠ YẾU LÝ LỊCH
(Kèm theo Bản đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng)
I. BẢN THÂN
Họ và tên (viết chữ in hoa):......................................................................Nam/ nữ
Tên gọi khác (nếu có): ...........................................................................................
Sinh ngày ...... tháng ..... năm .... Dân tộc: .....; Quốc tịch: ......; Tôn giáo: ...........
CMND số: ............. cấp ngày ......tháng........ năm .............; Cơ quan cấp:............
Nguyên quán: .........................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...........................................................................
Nơi ở hiện tại: ........................................................................................................
Trình độ học vấn:..........................................; Nghề nghiệp: .................................
Nơi làm việc: ..........................................................................................................
II. TÓM TẮT LỊCH SỬ BẢN THÂN (từ nhỏ đến nay làm gì, ở đâu):.................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT HOẶC HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM
(Ghi rõ hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật. Nếu đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính (giáo dục tại xã, phường, thị trấn; quản chế hành chính; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; đưa vào trường gião dưỡng) hoặc bị xử lý bằng các biện pháp hình sự thì ghi rõ ngày tháng năm bị xử lý, hành vi vi phạm, biện pháp bị áp dụng, cơ quan ra quyết định áp dụng):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
III. QUAN HỆ GIA ĐÌNH:
(Ghi rõ họ và tên, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay, nghề nghiệp, nơi làm việc của cha mẹ, vợ hoặc chồng, anh, chị, em ruột, các con) ......
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những điều khai trên là hoàn toàn đúng. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP Xà (Ký tên, đóng dấu) |
......... ngày .......tháng.......năm ......... NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ, tên) |
Mẫu số 03A/TB ban hành kèm theo Thông tư số
09/2005/TT-BCA
ngày 05/9/2005 của Bộ Công an
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
THÔNG BÁO
ỦY BAN NHÂN DÂN .........................................................
THÔNG BÁO
Sinh ngày ...... tháng ..... năm .... Dân tộc: .....; Quốc tịch: ......; Tôn giáo: ...........
CMND số: ............. cấp ngày ......tháng........ năm .............; Cơ quan cấp:............
Nguyên quán: .........................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...........................................................................
Nơi ở hiện tại: ........................................................................................................
Nghề nghiệp: ..........................................................................................................
Đại diện cho tổ chức: ............................................................................................. được phép tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng theo nội dung đã cam kết trong bản đăng ký với Uỷ ban nhân dân ... ngày .... tháng .... năm .....
2. Ông (bà) ..................................................... và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung đã cam kết trong bản đăng ký và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng, nếu sai, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……., ngày…. tháng…. năm…..
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND….
- Công an….
- Lưu………
Mẫu số 03B/TB ban hành kèm theo Thông tư số
09/2005/TT-BCA
ngày 05/9/2005 của Bộ Công an
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
THÔNG BÁO
Về việc không cho phép
tiến hành hoạt động tập trung đông
người
ở nơi công cộng
Kính gửi:....................................................................................
Căn cứ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng và Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 05/9/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP;
Căn cứ vào yêu cầu của việc bảo đảm an ninh, trật tự công cộng;
THÔNG BÁO:
Sinh ngày ...... tháng ..... năm .... Dân tộc: .....; Quốc tịch: ......; Tôn giáo: ...........
CMND số: ............. cấp ngày ......tháng........ năm .............; Cơ quan cấp:............
Nguyên quán: .........................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...........................................................................
Nơi ở hiện tại: ........................................................................................................
Nghề nghiệp: ..........................................................................................................
……., ngày…. tháng…. năm…..
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND….
- Công an….
- Lưu………
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây