Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA của Bộ Y tế, Bộ Công an về việc quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

thuộc tính Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA

Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA của Bộ Y tế, Bộ Công an về việc quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Cơ quan ban hành: Bộ Công an; Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2014/TTLT-BYT-BCA
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Trần Đại Quang; Nguyễn Thị Kim Tiến
Ngày ban hành:23/07/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ-BỘ CÔNG AN
-------

Số: 26/2014/TTLT-BYT-BCA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2014

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VỀ XÉT NGHIỆM NỒNG ĐỘ CỒN

TRONG MÁU CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này quy định những trường hợp xét nghiệm; điều kiện, trách nhiệm của cơ sở xét nghiệm; quy trình xét nghiệm và thanh toán chi phí xét nghiệm trong việc xét nghiệm nồng độ cồn (Etanol) trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng (sau đây viết tắt là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Điều 3. Những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
1. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
2. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
3. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
4. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Điều 4. Điều kiện của cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu khi đủ các điều kiện sau đây:
1. Có khoa xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm hoặc bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu.
2. Có máy sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và lưu mẫu máu xét nghiệm.
3. Có cán bộ xét nghiệm đã có văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về chuyên ngành xét nghiệm, nắm vững được quy trình xét nghiệm định lượng nồng độ cồn trong máu.
Điều 5. Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
1. Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu (sau đây viết tắt là cơ sở xét nghiệm) tiếp nhận người được xét nghiệm quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này, kiểm tra phiếu xét nghiệm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và chuyển đến cán bộ thực hiện xét nghiệm. Trường hợp người được xét nghiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này thì phải có thêm phiếu yêu cầu xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của cán bộ Công an theo mẫu số 02 ban hành kèm Thông tư liên tịch này.
2. Cán bộ xét nghiệm thực hiện xét nghiệm theo đúng quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Cơ sở xét nghiệm cung cấp kết quả xét nghiệm theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này cho cán bộ, cơ quan Công an đã yêu cầu xét nghiệm, sau đó thông báo kết quả xét nghiệm cho người xét nghiệm theo quy định về hồ sơ bệnh án; cung cấp cho Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật (nếu có yêu cầu) và lưu kết quả xét nghiệm theo quy định.
Điều 6. Thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
1. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm Luật giao thông đường bộ phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
2. Việc thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không vi phạm luật Giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 3 Thông tư liên tịch này có thẻ bảo hiểm y tế thì Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí xét nghiệm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
b) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này không có thẻ bảo hiểm y tế và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này có hoặc không có thẻ bảo hiểm y tế thì cơ quan Công an yêu cầu xét nghiệm thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước;
c) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch này không có thẻ bảo hiểm y tế phải thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của cơ sở xét nghiệm:
a) Thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho những trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này theo yêu cầu của cơ quan Công an hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Cơ sở y tế không đủ điều kiện xét nghiệm phải lấy mẫu máu, bảo quản và chuyển mẫu máu theo đúng quy trình đến cơ sở xét nghiệm. Trong trường hợp người được yêu cầu xét nghiệm đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, cơ sở xét nghiệm cử cán bộ đến địa điểm ghi trên phiếu yêu cầu xét nghiệm của cơ quan Công an để lấy mẫu máu, thực hiện xét nghiệm;
b) Bảo đảm xét nghiệm chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xét nghiệm;
c) Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội bảo đảm các quyền lợi của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của cơ quan Công an:
a) Yêu cầu cơ sở xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này theo quy định;
b) Phối hợp với cơ sở xét nghiệm trong việc lấy mẫu máu xét nghiệm của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này;
c) Trường hợp người tham gia giao thông bị tai nạn giao thông thì cơ quan Công an yêu cầu cơ sở y tế tiếp nhận nạn nhân cho xét nghiệm nồng độ cồn trong máu sớm, trong khoảng thời gian 24 giờ;
d) Bố trí kinh phí thực hiện chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch này trong dự toán chi ngân sách nhà nước giao hàng năm.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 9 năm 2014.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của ngành Y tế:
a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, tổ chức thuộc ngành y tế thực hiện Thông tư liên tịch này;
b) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Y tế; thủ trưởng cơ sở y tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này;
b) Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này tại địa phương và công bố danh sách các cơ sở xét nghiệm đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu trên Công thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế (nếu có).
2. Trách nhiệm của cơ quan Công an:
a) Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội - Bộ Công an chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra hướng dẫn các đơn vị trong lực lượng Công an nhân dân thực hiện Thông tư liên tịch này.
b) Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện Thông tư liên tịch này. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch này, nếu có vướng mắc phát sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (qua Cục Quản lý Khám, chữa bệnh), Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./.

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN




Đại tướng Trần Đại Quang

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ




Nguyễn Thị Kim Tiến

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Đ/c Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Tổng cục, Vụ, Cục, Thanh tra, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Công an;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Sở Y tế, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT các Bộ: Y tế, Công an;
- Lưu: VT 2 Bộ; V19, C67 Bộ Công an; PC, KCB - BYT.

Mẫu số 01

Ban hành kèm theo TTLT số 26/2014/TTLT-BYT-BCA ngày 23/7/2014

BỘ Y TẾ
SỞ Y TẾ ………..

Đơn vị ………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU YÊU CẦU

XÉT NGHIỆM NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU

 

Họ và tên người được lấy mẫu: …………………………………………………………

Tuổi: …………………………………………… Nam: ………………….. Nữ:................

Tình trạng người được lấy mẫu: …………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Tình trạng mẫu: …………………………………………………………………………….

Giờ, ngày lấy mẫu xét nghiệm: ……………………………………………………………

Lưu ý:

- Không sát trùng chỗ lấy máu bằng cồn;

- Dùng ống không có chất đông và có nút kín;

- Chuyển ngay mẫu đến cơ sở có điều kiện làm xét nghiệm cồn và phiếu trả kết quả phải ghi rõ giờ làm xét nghiệm, sau đó lưu mẫu ở 4oC.

 

Giờ ……., ngày ….. tháng ….. năm…..
BÁC SĨ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 02

Ban hành kèm theo TT LT số 26/2014/TTLT-BYT-BCA ngày 23/7/2014

(1) ………………….
(2) ………………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /YCXN

(3) ……….., ngày ….. tháng ….. năm ……..


PHIẾU YÊU CẦU

XÉT NGHIỆM NỒNG ĐỘ CÒN TRONG MÁU

 

Kính gửi:

(4) ………………………………………………………………..
…………………………………………………………………….

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………

Cấp bậc: ……………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………..

Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………….

Đề nghị (4) ……………………………………………………………………………………

đến lấy mẫu máu của ông (Bà)(5) ………………………………………………………….. để thực hiện việc xét nghiệm nồng độ cồn theo Thông tư số 26/2014/TTLT-BYT-BCA ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ Y tế và Bộ Công an quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Địa điểm lấy mẫu máu (6): …………………………………………………………………

Kết quả xét nghiệm gửi về (2) ……………………………………………………………..

 

NGƯỜI YÊU CẦU
(Ký, ghi rõ họ, tên)

_____________________________________

(1): Là đơn vị cấp trên;
(2): Là đơn vị trực tiếp;
(3): Địa danh;
(4): Cơ quan được giao xét nghiệm nồng độ cồn;
(5): Họ và tên người được yêu cầu xét nghiệm;
(6): Địa chỉ nơi yêu cầu lấy mẫu máu để xét nghiệm;

Mẫu số 03

Ban hành kèm theo TTLT số 26/2014/TTLT-BYT-BCA ngày 23/7/2014

BỘ Y TẾ
SỞ Y TẾ ………….

Đơn vị ……………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU KẾT QUẢ

XÉT NGHIỆM NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU

 

Họ và tên người được lấy mẫu: …………………………………………………………

Bác sĩ chỉ định xét nghiệm: ………………………………………………………………

Tình trạng người được lấy mẫu: …………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………….

Người lấy mẫu: …………………………………………………………………………….

Tình trạng mẫu: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………….

Yêu cầu xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm

Đơn vị

Trị số bình thường

Máy XN/PPXN

Ghi chú

Cồn

 

mmol/l

 

 

 

 

 

Giờ ………, ngày ….. tháng ….. năm …..
NGƯỜI LÀM XÉT NGHIỆM
(Ký ghi rõ họ tên)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH  - THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY

Joint Circular No.26/2014/TTLT-BYT-BCA dated July 23, 2014 of the Ministry of Health and the Ministry of Public Security prescribing the alcohol concentration in blood of road vehicle’s operators

Pursuant to the Law on road traffic No. 23/2008/QH12 dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Medical examination and treatment No. 40/2009/QH12 dated November 23, 2009;

Pursuant to Decree No. 77/2009/ND-CP dated September 15, 2009 of the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Public Security;

Pursuant to the Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Health;

The Minister of Health and the Minister of Public Security issue the Joint Circular prescribing the alcohol concentration in blood of road vehicle’s operators.

Article 1. Scope of adjustment

This Joint Circular stipulates cases in which blood alcohol concentration test (hereinafter called BAC test) is required; conditions and responsibilities of laboratories; procedures for the BAC test and payment for cost of the BAC test of operators of road vehicles or special vehicles (hereinafter referred to as road vehicles).

Article 2. Subject of application

This Joint Circular shall apply to entities involved in the BAC test of road vehicle operators.

Article 3. Cases for the BAC test

1. The operator causing or having a road accident shall be requested to undergo the BAC test by commissioned officers or non-commissioned officers (hereinafter referred to as police officers) who are conducting the investigation and handling that accident.

2. The operator involved in a road accident shall be requested to undergo the BAC test by the police officers who are conducting the investigation and handling that accident.

3. The operator having signs of intoxication shall be requested to undergo the BAC test by the police officers who are conducting the investigation and handling that accident.

4. The operator having the road accident who is sent to the medical facilities shall be required to undergo the BAC test.

Article 4. Medical establishment’s requirements for the BAC test

The medical establishment shall be run the BAC test if it satisfies all requirements below:

1. There is testing unit of which the list of techniques for measuring the BAC is approved by a competent authority.

2. There is biochemical equipment for BAC test, devices for storing and keeping blood samples.

3. There are laboratory technicians having qualifications or the Certificate of laboratory major and having a thorough grasp of procedures for BAC test

Article 5. Procedures for the BAC test

1. The medical establishment running the BAC test (hereinafter referred to as laboratory) shall receive the test subject as prescribed in the Article 3 of this Circular, check the test report using Form No. 1 enclosed herewith and send to the laboratory technicians.In case the test subjects are those prescribed in the Clause 1, 2 and 3 Article 3 of this Joint Circular, it is required to have a written request for BAC test of the police officer using the Form No. 2 enclose herewith.

2. The laboratory technician must comply with the procedures for running the BAC test issued by the Minister of Health.

3. The laboratory shall give the test report using the Form No. 3 enclosed herewith to police officers or police authorities requesting the test, give the result to the test subjects as regulation of medical record; provide the People’s Procuracy or People’s Court with test result (on request) and keep it as prescribed.

Article 6. Cost for the BAC test

1. The operator committing violations of the Law on Road traffic must incur the cost of BAC test according to the service charges imposed by regulatory agencies with regard to the state medical facilities.

2. The payment for the cost of BAC test of road vehicle operators who do not violate the Law on Road traffic are prescribed as follows:

a) If the operators prescribed in Clause 1, 2 and 4 Article 3 of this Circular have health insurance cards, the testing cost shall be covered by health insurance as prescribed in law on health insurance ;

b) If the operators prescribed in Clause 1 and 2 Article 3 of this Circular do not have any health insurance cards and the operators prescribed in Clause 3 Article 3 of this Circular have or do not have any health insurance cards, the police agency requesting the test must incur the cost of BAC test according to the service charges imposed by the regulatory agencies with regard to the state medical facilities.

c) If the operators prescribed in Clause 4 Article 3 of this Circular do have not any health insurance cards, they must incur the cost of BAC test according to the service charges imposed by the regulatory agencies with regard to the state medical facilities.

Article 7. Implementation responsibilities

1. Responsibilities of the laboratories

a) They must run the BAC test to those prescribed in Article 3 of this Circular at the request of the Police agency or under orders from the doctor In case the medical establishments are not eligible for the test, they must take the blood samples, preserve and transfer them to the laboratory under the procedures. In case the test subjects are detained by regulatory agencies, the laboratory must send the person in charge to the location on the written request for the BAC test of the police agencies to take the blood samples and run the test;

b) They must ensure the accuracy and take legal responsibility for the test result;

c) They must cooperate with the Social insurance agencies in ensuring the rights of the operators who are the test subjects of the BAC test under regulations of law.

2. Responsibilities of the police agencies:

a) They must request the laboratory to test those prescribed in Clause 1, 2 and 3 Article 3 of this Circular for the BAC test as prescribed

b) They must cooperate with the laboratory in sampling the bloods of the operators whose signs of intoxication as prescribed in the Clause 3 Article 3 of this Circular;

c) In case the road user has a road accident, the police agency must request the medical establishment to receive the victim and run an early BAC test within 24 hours;

d) They must allocate the expense budget to pay the fee for BAC test prescribed in the Point b Clause 2 Article 6 of this Circular in the annual budget approved by the State.

Article 8. Implementation effect

This Circular takes effect on September 19, 2014.

Article 9. Implementation organization

1. Responsibility of the Health authorities:

a) The Department of management of medical examination and treatment - the Ministry of Health, the Department of Health of central-affiliated cities and provinces shall provide guidance and supervise the health authorities in implementing this Circular ;

b) Heads of the Ministry of Health affiliated authorities; heads of medical establishments within their competence must take responsibility for implementation of this Circular;

c) Directors of the Department of Health of central-affiliated cities and provinces must organize the implementation of this Circular in their provinces and announce the list of laboratories of eligibility for BAC test on the web portal of People’s Committee of central-affiliated cities and provinces or on the web portal of the Department of Health (if applicable).

2. Responsibility of the police agencies:

a) General Department of administrative management Police on social order and security - the Ministry of Public Security must provide guidance and supervise the authorities in the People’s police forces in implementing this Circular.

b) General heads, Heads of the Ministry of Public Security affiliated units, Directors of Police of central-affiliated cities and provinces, Directors of Provincial Fire Department within their competence must be responsible for implementation of this Circular.

Difficulties arising on the course of implementation in this Circular should be reported to the Ministry of Health (via Department of medical examination and treatment management) or the Ministry of Public Security (via the General Department of administrative management Police on social order and security) for consideration./.

The Minister of Public Security

General Tran Dai Quang

The Minister of Health

Nguyen Thi Kim Tien

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 26/2014/TTLT-BYT-BCA DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất