Thông tư liên tịch 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Cao Minh Quang; Phạm Vũ Luận |
Ngày ban hành: | 08/07/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ Y TẾ - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT
NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010;
Căn cứ Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục), cụ thể như sau:
I. NỘI DUNG CÔNG TÁC
1. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
2. Mỗi học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ và nhân viên trong các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tham gia tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ và nhân viên trong các cơ sở giáo dục.
4. Xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
5. Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất,kinh doanh thực phẩm (sau đây gọi tắt là cơ sở) trong các cơ sở giáo dục theo quy định, đặc biệt lưu ý các nội dung sau:
- Về điều kiện cơ sở vật chất: đảm bảo về vị trí; Thiết kế bố trí và cấu trúc đáp ứngyêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Về điều kiện thiết bị, dụng cụ: tất cả các dụng cụ nấu nướng, chế biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
- Về điều kiện con người: đảm bảo mỗi nhân viên làm việc trong cơ sở hàng năm được khám sức khoẻ, học tập kiến thức và thực hành tốt chế độ vệ sinh cá nhân.
6. Kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung cấp thực phẩm cho các cơ sở trong các cơ sở giáo dục: kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, khâu chế biến nấu nướng, khâu bảo quản, vận chuyển và nhà ăn của các cơ sở giáo dục.
7. Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cấm các loại hàng rong bán thực phẩm xung quanh các trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định.
8. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ và nhân viên trong các cơ sở giáo dục. Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình giáo dụccác cấp học.
9. Xây dựng các mô hình điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
10. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
II. TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ
1. Bộ Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, chế độ chính sách cho công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan trong điều tra xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn, khám sức khỏe định kỳ cho những người trực tiếp kinh doanh, chế biến thực phẩm; Thẩm định, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
d) Cung cấp tài liệu, thông tin tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở giáo dục.
đ) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ và nhân viên trong các cơ sở giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ và nhân viên trongcác cơ sở giáo dục.
b) Phối hợp với Bộ Y tế ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; Chỉ đạo việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tập huấn kiến thức, khám sức khoẻ cho những người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
d) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục có dịch vụ ăn uống bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định cung ứng các dịch vụ ăn uống cho các cơ sở giáo dục.
đ) Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình giáo dục các cấp học.
e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, biểu dương kịp thời các gương tốt và xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.
g) Thực hiện báo cáo kết quả hoạt động công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm về Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế) theo quy định.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1.Tổ chức thực hiện
a) Bộ Y tế giao cho Cục An toàn vệ sinh thực phẩm làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Vụ Công tác học sinh sinh viên làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Công tác học sinh sinh viên) để liên Bộ xem xét giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây