Thông tư 15/2006/TT-BYT hướng dẫn kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình

thuộc tính Thông tư 15/2006/TT-BYT

Thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:15/2006/TT-BYT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành:30/11/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 15/2006/TT-BYT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 15/2006/TT-BYT NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN VIỆC KIỂM TRA VỆ SINH NƯỚC SẠCH,

NƯỚC ĂN UỐNG VÀ NHÀ TIÊU HỘ GIA ĐÌNH

nhayCác nội dung hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống quy định tại Thông tư số 15/2006/TT-BYT bị thay thế theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư số 50/2015/TT-BYT.nhay

Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch;

Căn cứ Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;

Căn cứ Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu;

Bộ Y tế hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình như sau:

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Đối tượng kiểm tra
Thông tư này hướng dẫn về việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình bao gồm: chế độ kiểm tra, nội dung kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo về vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hoặc sử dụng nước sạch, nước ăn uống và các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu.
II. CHẾ ĐỘ KIỂM TRA
1. Kiểm tra định kỳ
1.1. Kiểm tra định kỳ hàng tháng đối với các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư từ 500 người trở lên.
1.2. Kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần đối với:
a) Các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người;
b) Các hình thức cấp nước hộ gia đình;
c) Nhà tiêu hộ gia đình.
2. Kiểm tra đột xuất
Kiểm tra đột xuất được thực hiện trong những trường hợp sau:
2.1. Khi bắt đầu khai thác, sử dụng nguồn nước;
2.2. Khi nguồn nước được khai thác có nguy cơ ô nhiễm;
2.3. Khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng.
3. Phạm vi kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm
3.1. Kiểm tra định kỳ:
a) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung 100% số nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, các hình thức cấp nước hộ gia đình và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn;
b) Lấy mẫu nước làm xét nghiệm 100% số nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung. Tỷ lệ lấy mẫu nước làm xét nghiệm đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình dựa vào kế hoạch và điều kiện thực tế của từng địa phương.
3.2. Kiểm tra đột xuất:
Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung và lấy mẫu nước làm xét nghiệm của nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung hoặc các hình thức cấp nước hộ gia đình được kiểm tra.
4. Thẩm quyền kiểm tra: Theo quy định tại các khoản 2, 4, 6, 7 và 8 phần V của Thông tư này.
III. NỘI DUNG KIỂM TRA VỆ SINH NƯỚC SẠCH, NƯỚC ĂN UỐNG VÀ NHÀ TIÊU HỘ GIA ĐÌNH
A. Đối với các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung
1. Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung nguồn nước nguyên liệu
1.1. Đối với nhà máy nước, trạm cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm:
a) Giới hạn kiểm tra: Trong bán kính 330m đối với các giếng khoan ở nơi có tầng chứa nước đã được bảo vệ tốt và 350m đối với các giếng khoan ở nơi có tầng chứa nước không được bảo vệ hoặc bảo vệ không tốt tính từ giếng khai thác (theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD-33: 1995).
b) Nội dung kiểm tra:
- Tường rào bảo vệ xung quanh giếng khoan;
- Các công trình xây dựng (kể cả công trình của nhà máy nước);
- Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải chạy qua;
- Gia súc, gia cầm hoặc các loại vật nuôi khác;
- Rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật.
c) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.2. Đối với nhà máy nước, trạm cấp nước sử dụng nguồn nước sông:
a) Giới hạn kiểm tra: Trong bán kính 200m từ điểm lấy nước lên thượng nguồn, 100m từ điểm lấy nước xuống hạ nguồn và 100m về phía hai bên bờ sông tính từ mực nước cao nhất (theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD-33: 1995).
b) Nội dung kiểm tra:
- Biển báo giới hạn khu vực bảo vệ nguồn nước;
- Bộ phận chắn rác;
- Các công trình xây dựng (kể cả công trình của nhà máy nước);
- Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải xuống sông;
- Bến đò, bến phà hoặc thuyền bè neo đậu trên sông;
- Các hoạt động tắm giặt, sản xuất, khai thác tài nguyên của con người;
- Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản;
- Gia súc, gia cầm hoặc loại vật nuôi khác đến tắm, uống nước;
- Rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật.
c) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.3. Đối với nhà máy nước, trạm cấp nước sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước:
a) Giới hạn kiểm tra: Trong bán kính 300m từ điểm lấy nước.
b) Nội dung kiểm tra:
- Biển báo giới hạn khu vực bảo vệ nguồn nước;
- Bộ phận chắn rác;
- Các công trình xây dựng (kể cả công trình của nhà máy nước);
- Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải xuống hồ chứa;
- Thuyền bè neo đậu trên hồ chứa;
- Các hoạt động tắm giặt của con người, hoạt động du lịch;
- Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản;
- Gia súc, gia cầm hoặc vật nuôi khác đến tắm, uống nước;
- Rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật.
c) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kiểm tra quy trình xử lý nước bao gồm:
2.1. Bể, hồ chứa nước ban đầu;
2.2. Bộ phận khử sắt, mangan;
2.3. Bể keo tụ và lắng;
2.4. Bể lọc;
2.5. Hệ thống (bể) khử trùng;
2.6. Bể chứa sau xử lý;
2.7. Hoá chất để xử lý nước (loại, tên, nguồn gốc, tình hình bảo quản, hạn sử dụng, cách sử dụng, số lượng dự trữ);
2.8. Bộ phận pha chế hoá chất xử lý;
2.9. Kho hoá chất xử lý;
2.10. Thiết bị phòng hộ khi có sự cố (đối với các nhà máy nước);
2.11. Bộ phận kiểm soát chất lượng nước;
2.12. Kiểm tra các kết quả xét nghiệm chất lượng nước của nhà máy trong khoảng thời gian từ lần kiểm tra trước đến thời điểm hiện tại và các hồ sơ lưu trữ liên quan đến chất lượng nước.
3. Kiểm tra chất lượng nước
3.1. Đối với các nhà máy nước và trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư từ 500 người trở lên:
a) Số lượng mẫu xét nghiệm và vị trí lấy mẫu: Thực hiện theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992-1995.
c) Các chỉ tiêu lý học, hóa học, vi sinh vật được kiểm tra và đánh giá theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3.2. Đối với các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người:
a) Số lượng mẫu xét nghiệm và vị trí lấy mẫu: Lấy ít nhất 02 mẫu nước để xét nghiệm (mỗi mẫu xét nghiệm gồm các chỉ tiêu lý hoá và vi sinh) tại các vị trí:
- 01 mẫu nước sau xử lý tại trạm cấp nước;
- 01 mẫu nước ngẫu nhiên ở vòi nước của 01 hộ gia đình ở cuối hệ thống đường ống cấp nước;
b) Kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992-1995;
c) Các chỉ tiêu lý học, hóa học, vi sinh vật được kiểm tra và đánh giá theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
B. Đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình
1. Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung
1.1. Đối với nước máng lần, nước tự chảy:
a) Giới hạn kiểm tra: Trong khoảng cách 100m từ nơi lấy nước lên thượng nguồn.
b) Nội dung kiểm tra:
- Các hoạt động tắm giặt, sản xuất khai thác tài nguyên của con người;
- Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải;
- Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản;
- Gia súc, gia cầm hoặcloại vật nuôi khác đến tắm, uống nước;
- Rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật;
- Dụng cụ dẫn nước;
- Dụng cụ chứa nước, múc nước.
c) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.2. Đối với giếng đào:
a) Giới hạn kiểm tra: Trong khoảng cách 10m tính từ tâm giếng.
b) Nội dung kiểm tra:
- Nắp đậy;
- Thành giếng;
- Vách giếng (thân giếng);
- Sân giếng;
- Dụng cụ lấy nước;
- Rãnh thoát nước thải và điểm đổ nước thải;
- Nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi;
- Bãi rác và các nguồn gây ô nhiễm khác.
c) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.3. Đối với giếng khoan có độ sâu mực nước từ đủ 25m trở lên:
a) Nội dung kiểm tra gồm:
- Cổ giếng;
- Sân giếng;
- Dụng cụ lấy nước.
b) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.4. Đối với giếng khoan có độ sâu mực nước dưới 25m:
a) Nội dung kiểm tra gồm:
- Cổ giếng;
- Sân giếng;
- Dụng cụ lấy nước;
- Rãnh thoát nước thải ra khỏi giếng và điểm đổ nước thải.
b) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.5. Đối với bể chứa nước mưa:
a) Nội dung kiểm tra gồm:
- Bề mặt hứng nước và máng dẫn nước;
- Hộp hoặc ga ngăn rác;
- Nắp đậy bể;
- Thành bể;
- Dụng cụ lấy nước.
b) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.6. Đối với các hình thức cung cấp nước khác như bể, chum, vại chứa nước:
a) Nội dung kiểm tra gồm:
- Nắp đậy;
- Dụng cụ chứa nước;
- Tình trạng vệ sinh bên trong dụng cụ chứa.
b) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kiểm tra chất lượng nước
2.1. Số lượng mẫu xét nghiệm và vị trí lấy mẫu: Lấy 01 mẫu nước để xét nghiệm tại vị trí:
a) Đối với giếng đào: lấy ở trong giếng;
b) Đối với giếng khoan: lấy ở vòi ra của bơm hoặc vòi ra của bể chứa nước (nếu có);
c) Đối với bể chứa nước mưa: lấy ở vòi ra của bể chứa hoặc trong bể nếu không có vòi;
d) Đối với các dụng cụ chứa nước khác: lấy ở trong dụng cụ chứa; các hộ gia đình có hệ thống xử lý nước thì lấy nước sau xử lý;
2.2. Kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu: Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992-1995.
Phương pháp đánh giá: Các chỉ tiêu lý học, hóa học, vi sinh vật được kiểm tra và đánh giá theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Kiểm tra tình trạng vệ sinh khu vực xử lý nước (nếu có)
Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung khu vực xử lý nước hiện có của các hộ gia đình như: giàn mưa; bể lọc; vật liệu trong bể lọc; dụng cụ chứa nước và lấy nước sau xử lý.
C. Đối với nhà tiêu hộ gia đình
1. Nội dung kiểm tra gồm:
1.1. Vị trí xây dựng nhà tiêu;
1.2. Vệ sinh xung quanh nhà tiêu;
1.3. Số lượng bể xử lý phân, tình trạng của bể xử lý phân, phần tiếp giáp giữa nắp miệng bể xử lý phân với thành bể đối với nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội nước hoặc ngăn chứa phân đối với nhà tiêu hai ngăn;
1.4. Nước chảy ra từ bể xử lý phân đối với nhà tiêu tự hoại hoặc cửa lấy phân đối với nhà tiêu hai ngăn;
1.5. Mặt sàn nhà tiêu;
1.6. Bệ xí, nút nước của bệ xí đối với nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội nước; nắp đậy lỗ tiêu đối với nhà tiêu hai ngăn và nhà tiêu chìm có ống thông hơi;
1.7. Nước dội, dụng cụ chứa nước dội;
1.8. Chất độn đối với nhà tiêu hai ngăn và nhà tiêu chìm có ống thông hơi;
1.9. Dụng cụ chứa giấy bẩn;
1.10. Ống thông hơi;
1.11. Ruồi, côn trùng trong nhà tiêu;
1.12. Mùi hôi thối;
1.13. Phần che chắn của nhà tiêu.
2. Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp bảng kiểm quy định tại các Mẫu số 1, 2, 3, 4 của Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
IV. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
1.Chế độ thông tin
1.1. Kết quả kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình được thông báo cho:
a) Đối tượng được kiểm tra;
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
1.2. Kết quả tự kiểm tra vệ sinh nước ăn uống của các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư từ 500 người trở lên phải thông báo cho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm y tế dự phòng tỉnh), nơi nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đặt trụ sở.
1.3. Kết quả tự kiểm tra vệ sinh nước sạch của các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người phải thông báo cho Trung tâm y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm y tế dự phòng huyện), nơi trạm cấp nước tập trung đặt trụ sở.
2. Chế độ báo cáo
2.1. Thời gian khoá sổ: Số liệu báo cáo được tính đến hết ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, cụ thể như sau:
a) Báo cáo hàng tháng được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng;
b) Báo cáo 6 tháng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm;
c) Báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2.2. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Thời hạn gửi báo cáo định kỳ hàng tháng:
- Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày khoá sổ, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng Việt Nam), đồng thời gửi một bản cho Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế tỉnh), một bản cho Viện chuyên ngành phụ trách khu vực để báo cáo.
b) Thời hạn gửi báo cáo định kỳ 6 tháng, báo cáo năm:
- Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày khoá sổ, Trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm y tế xã) gửi báo cáo định kỳ về Trung tâm y tế dự phòng huyện, đồng thời gửi một bản cho Phòng y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Phòng y tế huyện) để báo cáo;
- Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày khoá sổ, Trung tâm y tế dự phòng huyện gửi báo cáo về Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, đồng thời gửi một bản cho Phòng y tế huyện để báo cáo;
- Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày khoá sổ, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng Việt Nam), đồng thời gửi một bản cho Sở Y tế tỉnh, một bản cho Viện chuyên ngành phụ trách khu vực để báo cáo;
- Chậm nhất sau 20 ngày làm việc kể từ ngày khoá sổ, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng Việt Nam).
c) Thời gian gửi báo cáo đột xuất:
Báo cáo bằng điện thoại trong vòng 24 giờ và bằng văn bản trong vòng 72 giờ kể từ khi có vấn đề đột xuất xảy ra. Trường hợp báo cáo theo yêu cầu của cấp trên, thực hiện theo đúng thời gian mà cấp trên yêu cầu phải báo cáo;
2.3. Nội dung báo cáo:
a) Trạm y tế xã thực hiện báo cáo theo các nội dung quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trung tâm y tế dự phòng huyện thực hiện báo cáo theo các nội dung quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trung tâm y tế dự phòng tỉnh thực hiện báo cáo theo các nội dung quy định tại Mẫu số 3, 4 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Các Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo theo các nội dung quy định tại Mẫu số 5 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Y tế dự phòng Việt Nam chịu trách nhiệm:
1.1. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình trên phạm vi toàn quốc.
1.2. Tổ chức xây dựng, sửa đổi, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình.
1.3. Tổng hợp báo cáo công tác kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình của các địa phương hàng năm để báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.
2. Các Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm:
2.1. Tổng hợp, phân tích và báo cáo tình hình vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình của các tỉnh trong địa bàn phụ trách để có kế hoạch hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật.
2.2. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong công tác kiểm tra nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình; các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh nguồn nước, nhà tiêu hộ gia đình.
2.3. Hướng dẫn các địa phương về chuyên môn kỹ thuật kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình.
2.4. Thực hiện kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc khi có yêu cầu.
3. Sở Y tế tỉnh chịu trách nhiệm:
3.1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố.
3.2. Bảo đảm nhân lực, trang thiết bị và bố trí kinh phí (trong ngân sách hàng năm) cho cho việc thực hiện kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố.
4. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh chịu trách nhiệm:
4.1. Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh chung, lấy mẫu nước, tiến hành xét nghiệm và đánh giá kết quả đối với các nhà máy nước, các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư từ 500 người trở lên trên địa bàn tỉnh, thành phố.
4.2. Phối hợp với các Trung tâm y tế dự phòng huyện kiểm tra đột xuất về vệ sinh, lấy mẫu nước, tiến hành xét nghiệm và đánh giá kết quả đối với trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người, các hình thức cấp nước và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố.
4.3. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc thực hiện các hoạt động kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Phòng Y tế huyện chịu trách nhiệm:
Chỉ đạo các Trạm y tế xã thực hiện kiểm tra tình trạng vệ sinh chung đối với các hình thức cấp nước và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn quản lý.
6. Trung tâm y tế dự phòng huyện chịu trách nhiệm:
6.1. Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh chung, lấy mẫu nước, tiến hành xét nghiệm hoặc gửi mẫu lên tuyến tỉnh để làm xét nghiệm và đánh giá kết quả đối với các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người.
6.2. Định kỳ lấy mẫu nước, tiến hành xét nghiệm hoặc gửi mẫu lên tuyến trên để làm xét nghiệm và đánh giá kết quả đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình trên địa bàn quản lý.
6.3. Phối hợp với các Trạm y tế xã kiểm tra đột xuất về vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn quản lý.
6.4. Hàng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra vệ sinh nước sạch và nhà tiêu hộ gia đình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Trạm y tế xã chịu trách nhiệm:
7.1. Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh chung đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình trên địa bàn quản lý.
7.2. Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
7.3. Hàng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra tình trạng vệ sinh chung đối với các hình thức cấp nước và nhà tiêu hộ gia đình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Nhà máy nước, trạm cấp nước chịu trách nhiệm:
8.1. Bảo đảm cung cấp nước sạch, nước ăn uống đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch và Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống.
8.2. Tự kiểm tra chất lượng nước theo định kỳ hàng tuần để bảo đảm nước cung cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông t­ư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có v­ướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng Việt Nam) để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG

  

Trịnh Quân Huấn

Phụ lục 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT

ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

MẪU PHIẾU KIỂM TRA VỆ SINH

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY NƯỚC, TRẠM CẤP NƯỚC TẬP TRUNG

(Mẫu này được đoàn kiểm tra lập thành 2 bản, 1 bản giao cho nhà máy nước ngay sau khi kiểm tra, 1 bản do đoàn kiểm tra lưu tại đơn vị)

 

A. THÔNG TIN CHUNG 

  1. Tên nhà máy nước:
  2. Địa chỉ nhà máy nước:
  3. Công suất của nhà máy....................... Số hộ gia đình sử dụng nước....................
  4. Thời gian kiểm tra: ngày........... tháng ......... năm ...........
  5. Thành phần đoàn kiểm tra:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................     

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

 

  1. Số mẫu và vị trí lấy mẫu làm xét nghiệm : (Có biên bản lấy mẫu kèm theo)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

B. NỘI DUNG KIỂM TRA
  1. Vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu:
  1. Đối với công trình sử dụng nguồn nước ngầm:

Khu vực bảo vệ giếng khoan: Trong phạm vi bán kính 330 m đối với các giếng khoan ở nơi có tầng chứa nước đã được bảo vệ tốt và 350 m đối với các giếng khoan ở nơi có tầng chứa nước không được bảo vệ hoặc bảo vệ không tốt tính từ giếng khoan:

 

Các nội dung kiểm tra

Số điểm

1.1.

Thiếu tường rào bảo vệ xung quanh khu vực giếng khoan.

(Có: 1 điểm; không: 0 điểm)

 

1.2.

Công trình xây dựng (kể cả công trình của trạm xử lý nước) trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 1; không: 0)

 

1.3.

Các đường ống cống hoặc kênh mương hoặc rãnh nước thải chạy qua khu vực bảo vệ của giếng khoan.

 (Có: 1; không: 0)

 

1.4

Các đường ống cống hoặc kênh mương hoặc rãnh nước thải đổ vào khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có : 5 ; không : 0)

 

1.5

Bãi đổ rác thải hoặc nơi tập kết rác thải trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 5 ; không: 0)

 

1.4.

Gia súc, gia cầm hoặc vật nuôi trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 1 không: 0)

 

1.5.

Phân người hoặc phân gia súc hoặc xác súc vật trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 5; không: 0)

 

1.6

Nhà tiêu công cộng hoặc nhà tiêu hộ gia đình trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 5 ; không: 0)

 

 

Cộng

 

Đánh giá nguy cơ:

  • 0  điểm:  Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • 1 - 4 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • ≥  5  điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước .        

 

  1. Đối với công trình sử dụng nguồn nước sông:

Khu vực bảo vệ nguồn nước: Trong phạm vi khoảng cách 200 m từ điểm lấy nước lên thượng nguồn, 100m từ điểm lấy nước xuống hạ nguồn và 100m về phía hai bên bờ sông tính từ mực nước cao nhất:

 

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

2.1

Thiếu biển báo giới hạn khu vực bảo vệ vệ sinh nguồn nước.

(Có: 1 điểm; không: 0 điểm)

 

2.2

Thiếu bộ phận chắn rác tại điểm thu nước.

(Có: 1; không: 0)

 

2.3

Công trình xây dựng (kể cả công trình của trạm xử lý nước) trong khu vực bảo vệ nguồn nước. 

(Có: 1; không: 0)

 

2.4

Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải xuống sông trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 4; không: 0)

 

2.5

Bến đò, bến phà hoặc thuyền bè đỗ, neo đậu trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 4; không: 0)

 

2.6

Các hoạt động tắm  giặt của con người trên trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 4; không: 0)

 

2.7

Các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 4; không: 0)

 

2.8

Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 4; không: 0)

 

2.9

Gia súc, gia cầm hoặc  loại vật nuôi khác tắm, uống nước trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

 (Có: 4; không: 0)

 

 

Cộng

 

Đánh giá nguy cơ:

  • 0  điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • 1 - 3 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • ≥  4  điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.         

 

  1. Đối với công trình sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước:

Khu vực bảo vệ nguồn nước: Trong phạm vi bán kính từ điểm lấy nước 300m:

 

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

3.1

Thiếu biển báo giới hạn khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1 điểm; không: 0 điểm)

 

3.2

Thiếu bộ phận chắn rác tại điểm thu nước.

(Có: 1; không: 0)

 

3.3

Công trình xây dựng (kể cả trạm xử lý nước) trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

 

3.4

Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải vào trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

 (Có: 4; không: 0)

 

3.5

Thuyền bè đỗ, neo đậu trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 4; không: 0)

 

3.6

Các hoạt động tắm giặt hoặc du lịch trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 4; không: 0)

 

3.7

Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 4; không: 0)

 

3.8

Gia súc, gia cầm hoặc loại vật nuôi khác tắm, uống nước trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 4; không: 0)

 

3.9

Rác thải hoặc phân người hoặc phân gia súc hoặc xác súc vật trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 4; không: 0)

 

 

Cộng

 

Đánh giá nguy cơ:

  • 0  điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • 1 - 3 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • ≥  4  điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước .        

 

 

  1. Vệ sinh ngoại cảnh cơ sở cấp nước:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

  1.  Vệ sinh hệ thống xử lý nước:
  1. Bể dự trữ nước ban đầu :

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

  1. Hệ thống khử sắt, mangan:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

              

  1. Bể keo tụ và lắng:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

  1. Bể lọc:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

  1. Hệ thống khử trùng (bao gồm bộ phận pha chế và châm hoá chất xử lý, tên hoá chất, liều lượng dùng, hạn sử dụng, thời gian tiếp xúc, bộ điều tiết, khuấy trộn...):

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

  1. Bộ phận kiểm soát chất lượng nước (bao gồm các kết quả xét nghiệm định kỳ do nhà máy nước thực hiện, hệ thống lưu trữ thông tin chất lượng nước...):

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

C. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NƯỚC TẠI CHỖ:

 

Thông số

Mã số mẫu, vị trí

pH

Độ đục

(NTU)

Clo dư

(mg/l)

.....

Đánh giá

(đạt/không đạt)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gía trị giới hạn theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ

6,5 - 8,5

≤ 2

0,3 - 0,5

 

 

 

D. KẾT LUẬN:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

E. KIẾN NGHỊ:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

Đại diện nhà máy nước

(ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng đoàn kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT

ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

 

MẪU PHIẾU KIỂM TRA VỆ SINH NƯỚC

ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH

 

A. THÔNG TIN CHUNG :

  1. Tên hộ gia đình:
  2. Thôn, bản, làng: ............................................ Xã :..................................................   

                     Huyện :.............................................Tỉnh :...............................................

  1. Số nhân khẩu :
  2. Các hình thức cung cấp nước tại hộ gia đình:.........................................................

......................................................................................................................................

  1. Thời gian kiểm tra:
  2. Người kiểm tra:

      .................................................................................................................................

      .................................................................................................................................

      .................................................................................................................................

  1. Số mẫu lấy làm xét nghiệm và vị trí lấy mẫu: ........................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

B. THÔNG TIN KIỂM TRA VỆ SINH NGUỒN NƯỚC:
  1. Vệ sinh nơi khai thác nước:
  1. Đối với nguồn nước máng lần, nước tự chảy:

- Nơi lấy nước: Trong phạm vi khoảng cách 100m từ nơi lấy nước lên thượng nguồn.

 

 

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

1.1

Các hoạt động tắm giặt hoặc sản xuất hoặc khai thác tài nguyên của con người.

(Có: 3; không: 0)

 

1.2

Các đường ống cống hoặc kênh mương hoặc rãnh nước thải  đổ vào nguồn nước.

(Có: 3; không: 0)

 

1.3

Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

 (Có:3; không: 0)

 

1.4

Gia súc hoặc gia cầm hoặc loại vật nuôi khác đến tắm, uống nước. (Có: 3; không: 0)

 

1.5

Rác thải hoặc phân người hoặc phân gia súc hoặc xác súc vật.

(Có:3; không: 0)

 

 

1.6

Dụng cụ dẫn nước từ nguồn nước tới hộ gia đình bị bẩn.

(Có: 1; không: 0)

 

1.7

Dụng cụ chứa nước, múc nước bị bẩn, ô nhiễm .

(Có: 1; không: 0)

 

 

Cộng

 

Đánh giá nguy cơ:

  • 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • 1 - 2 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • ≥  3 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.          
  1. Đối với nguồn nước giếng đào:

 

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

2.1

Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất  < 10m

(Có: 5; không: 0)

 

2.2

Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất < 10m

(Có: 5 ; không: 0)

 

2.3

Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất < 10m

(Có: 5; không: 0)

 

2.4

Thiếu nắp đậy giếng

(Có: 1; không: 0)

 

2.5

Thành giếng cao <0,8m so với nền giếng

(Có: 1; không: 0)

 

2.6

Vách giếng bị hở, bị nứt

(Có: 1; không: 0)

 

2.7

Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt hoặc hẹp hơn 1m tính từ vách giếng

(Có: 5; không: 0)

 

2.8

Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải < 10 m

(Có: 5; không: 0)

 

2.9

Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền giếng

(Có: 1; không:0)

 

 

Cộng

 

Đánh giá nguy cơ:

  • 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • 1 - 4 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • ≥  5 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.          
  1. Đối với nguồn nước giếng khoan

3.1. Giếng khoan có độ sâu mực nước từ 10m trở lên :

 

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

3.1

Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ

(Có: 2; không: 0)

 

3.2

Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ

(Có:2; không: 0)

 

3.3

Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng

(Có: 1; không: 0)

 

 

Cộng

 

Đánh giá nguy cơ:

  • 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • 1  điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • ≥ 2 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.           

3.2. Giếng khoan có độ sâu mực nước dưới 10m:

 

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

3.1

Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ

(Có: 2; không: 0)

 

3.2

Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ

(Có:2; không: 0)

 

3.3

Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng

Có: 1; không: 0)

 

3.4

Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất < 10m

(Có: 3; không: 0)

 

3.5

Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất < 10m

(Có: 2; không: 0)

 

3.6

Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất < 10m

(Có: 2; không: 0)

 

3.7

Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải < 10m

(Có: 2; không: 0)

 

 

Cộng

 

Đánh giá nguy cơ:

  • 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • 1  điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • ≥  2 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.          
  1. Đối với nguồn nước là các bể chứa nước mưa:

 

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

3.1

Mái hứng nước mưa (nếu có) có làm bằng fibro xi măng

(Có:5; không: 0)

 

3.2

Mái hứng nước mưa và máng dẫn nước mưa bị bẩn hoặc bị tắc nghẽn, đọng rác hoặc có các chất gây ô nhiễm khác

(Có: 1; không: 0)

 

3.3

Thiếu hộp hoặc ga ngăn rác

(Có:1; không: 0)

 

3.4

Thiếu nắp đậy bể

(Có:1; không: 0)

 

3.5

Rong rêu, rác, xác súc vật chết trong bể

(Có:5; không: 0)

 

3.6

Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền đất

(Có: 1; không: 0)

 

 

Cộng

 

 

Đánh giá nguy cơ:

  • 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • 1 - 4 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • ≥  5 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.          
  1. Đối với nguồn nước là các bể chứa nước, chum vại, lu, khạp...:

 

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

3.1

Thiếu nắp đậy 

(Có: 1; không: 0)

 

3.2

Rong rêu hoặc rác hoặc xác súc vật chết

(Có:3; không: 0)

 

3.3

Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền đất

(Có: 1; không: 0)

 

 

Cộng

 

Đánh giá nguy cơ:

  • 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • 1 - 2 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
  • ≥  3 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.          
    1. Vệ sinh khu xử lý nước (nếu có):
  1. Giàn mưa:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

              

  1. Bể lọc:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

  1. Vật liệu trong bể lọc:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

  1. Dụng cụ chứa, múc nước sau xử lý:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

 

C. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NƯỚC TẠI CHỖ:

 

Thông số

Mã số mẫu, vị trí

pH

Độ đục

(NTU)

.....

Đánh giá

(đạt/không đạt)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gía trị giới hạn theo TC 09/2005

6,5 - 8,5

≤ 5

 

 

 

 

D. KẾT LUẬN:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

E. KIẾN NGHỊ:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

Đại diện chủ nguồn nước

(ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng đoàn kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục 3 - Mẫu số 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT

ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

 

BẢNG KIỂM TÌNH TRẠNG VỆ SINH

(Dùng cho nhà tiêu tự hoại)

 

TT

Các tiêu chí

Đạt

Không

đạt

Các tiêu chí chính

 

 

1

Bể xử lý gồm 3 bể

 

 

2

Bể xử lý phân không lún sụt

 

 

3

Lắp bể chứa phân được trát kín không rạn nứt

 

 

4

Mặt sàn nhẵn, phẳng, không lún, sụt

 

 

5

Bệ xí có nút nước

 

 

6

Có ống thông hơi

 

 

7

Có đủ nước dội

 

 

8

Dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy

 

 

9

Không có mùi hôi

 

 

10

Nước từ bể xử lý chảy vào cống hoặc hố thấm không chảy tự do ra xung quanh

 

 

Các tiêu chí phụ

 

 

1

Mặt sàn nhà tiêu không trơn, không đọng nước, không có rác, giấy bẩn

 

 

2

Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy

 

 

3

Không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu

 

 

4

Bệ xí sạch, không dính đọng phân

 

 

5

Được che chắn kín đáo, ngăn được nước mưa, nắng

 

 

6

Vệ sinh xung quanh sạch sẽ

 

 

 

 



Đánh giá:  Hợp vệ sinh      Thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình               Không hợp vệ sinh     Thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình

 

(Những nhà tiêu đạt tất cả các tiêu chí chính và từ 3 tiêu chí phụ trở lên là nhà tiêu hợp vệ sinh).

 

Phụ lục 3 - Mẫu số 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT

ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

 

BẢNG KIỂM TÌNH TRẠNG VỆ SINH

(Dùng cho nhà tiêu thấm dội nước)

 

TT

Các tiêu chí

Đạt

Không đạt

Tiêu chí chính

 

 

1

Không xây ở nơi thường bị ngập úng

 

 

2

Cách nguồn nước, sinh hoạt từ 10 m trở lên

 

 

3

Bể xử lý phân không lún sụt

 

 

4

Nắp bể chứa phân được trát kính không rạn nứt

 

 

5

Mặt sàn nhẵn, phẳng, không lún, sụt

 

 

6

Bệ xí có nút nước

 

 

7

Có đủ nước dội

 

 

8

Dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy

 

 

9

Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn phân không thấm, tràn ra mặt đất

 

 

10

Không có mùi hôi

 

 

Các Tiêu chí phụ

 

 

1

Mặt sàn nhà tiêu không trơn, không đọng nước, không có rác, giấy bẩn

 

 

2

Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy

 

 

3

Không có ruồi, côn trung trong nhà tiêu

 

 

4

Bệ xí sạch, không dính đọng phân

 

 

5

Được che chắn kín đáo, ngăn được nước mưa, nắng

 

 

6

Vệ sinh xung quanh sạch sẽ

 

 

 



Đánh giá:  Hợp vệ sinh       Thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình              Không hợp vệ sinh Thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình

 

(Những nhà tiêu đạt tất cả các tiêu chí chính và từ 3 tiêu chí phụ trở lên là nhà tiêu hợp vệ sinh).

 

Phụ lục 3 - Mẫu số 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT

ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

 

BẢNG KIỂM TÌNH TRẠNG VỆ SINH

(Dùng cho nhà tiêu 2 ngăn)

 

TT

Các tiêu chí

Đạt

Không đạt

Tiêu chí chính

 

 

1

Tường ngăn chứa phân kính, không bị rò rỉ thấm nước

 

 

2

Cửa lấy phân trát kính bằng vật liệu không thấm nước

 

 

3

Mặt sàn nhẵn, phẳng, không lún, sụt

 

 

4

Có nắp đậy cả 2 lỗ tiêu

 

 

5

Lỗ tiêu được đậy kín

 

 

6

Không sử dụng đồng thời 2 ngăn,

 

 

7

Có đủ chất độn và thường xuyên đổ chất độn sau mỗi lần đi đại tiện

 

 

8

Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng

 

 

9

Ngăn ủ phân nắp được trát kín

 

 

10

Không có mùi hôi, thối

 

 

11

Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước dội, nước tiểu

 

 

Các tiêu chí phụ

 

 

1

Mặt sàn và rãnh dẫn nước tiểu sạch, không đọng nước

 

 

3

Giấy bẩn được bỏ vào lỗ tiêu hoặc thùng chứa có nắp đậy

 

 

4

Không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu

 

 

5

Miệng lỗ tiêu không dính phân

 

 

6

Vệ sinh xung quanh sạch sẽ

 

 

7

Ống thông hơi có đường kính từ 90mm trở lên, đầu ống cao hơn mái 40cm trở lên và có lưới chắn ruồi (nếu là nhà tiêu có ống thông hơi)

 

 

8

Được che chắn kín đáo, ngăn được mưa nắng

 

 

Đánh giá:  Hợp vệ sinh   Thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình                  Không hợp vệ sinh Thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình

 

(Những nhà tiêu đạt tất cả các tiêu chí chính và từ 4 tiêu chí phụ trở lên là nhà tiêu hợp vệ sinh).

 

Phụ lục 3 - Mẫu số 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT

ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

 

BẢNG KIỂM TÌNH TRẠNG VỆ SINH

(Dùng cho nhà tiêu chìm có ống thông hơi)

 

 

TT

Các tiêu chí

Đạt

Không đạt

Tiêu chí chính

 

 

1

Không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng

 

 

2

Cách nguồn nước, sinh hoạt từ 10 m trở lên

 

 

3

Miệng hố phân cao hơn mặt đất ít nhất 20 cm

 

 

4

Mặt sàn nhẵn, phẳng, không lún, sụt

 

 

5

Có nắp đậy kín  lỗ tiêu

 

 

6

Có đủ chất độn và thường xuyên đổ chất độn sau mỗi lần đi đại tiện

 

 

7

Không có mùi hôi, thối

 

 

8

Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước dội, nước tiểu

 

 

9

ống thông hơi có đường kính từ 90mm trở lên, đặt cao hơn mái 40cm trở lên

 

 

Các tiêu chí phụ

 

 

1

Mặt sàn và rãnh dẫn nước tiểu sạch, không đọng nước

 

 

2

Lỗ tiêu được đậy kín

 

 

3

Giấy bẩn được bỏ vào lỗ tiêu hoặc thùng chứa có nắp đậy

 

 

4

Không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu

 

 

5

Miệng lỗ tiêu không dính phân

 

 

6

Vệ sinh xung quanh sạch sẽ

 

 

7

Được che chắn kín đáo, ngăn được mưa nắng

 

 

Đánh giá: Hợp vệ sinh      Thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình               Không hợp vệ sinh Thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình

 

(Những nhà tiêu đạt tất cả các tiêu chí chính và từ 4 tiêu chí phụ trở lên là nhà tiêu hợp vệ sinh).

 

Phụ lục 4 - Mẫu số 1

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT

ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Đơn vị báo cáo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

.......... ngày ... tháng ... năm 200...

 

BÁO CÁO

Kết quả kiểm tra vệ sinh nước sạch và nhà tiêu hộ gia đình

(Dùng cho Trạm y tế xã)

Báo cáo 6 tháng             

 

Báo cáo 1 năm

 

Phần I. Kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước:

1. Kết quả kiểm tra vệ sinh chung các hình thức cấp nước hộ gia đình.

 

Giếng

đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Cộng

 Tổng số trên địa bàn

 

 

 

 

 

 

 Tổng số được kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 Tổng số đạt tiêu chuẩn VS chung

 

 

 

 

 

 

2. Các biện pháp xử lý đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình  không đảm bảo vệ sinh

Phần II. Kết quả kiểm tra vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình:

 

Thông

tin

chung

Tổng số hộ

 

Số hộ có nhà tiêu

 

Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS)

 

Tỷ lệ % hộ có nhà tiêu HVS

 

Số hộ có nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số hộ có nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Chi

tiết

một

số

loại

nhà

tiêu

Nhà

tiêu

tự

hoại

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu tự hoại)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà

 tiêu

thấm

 dội

 nước

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS(so với tổng số nhà tiêu thấm dội  nước)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà

tiêu

hai

ngăn

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu hai ngăn)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà tiêu chìm

có ống thông hơi

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu chìm)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Loại khác

Số lượng nhà tiêu

 

Tỷ lệ % (so với tổng số hộ gia đình)

 

Phần III. Nhận xét, kiến nghị  ......................................................................................................

Thủ trưởng đơn vị

   (Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 4 - Mẫu số 2

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT

ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Đơn vị báo cáo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.......... ngày ... tháng ... năm 200...

 

BÁO CÁO

Kết quả kiểm tra vệ sinh nước sạch và nhà tiêu hộ gia đình

(Dùng cho Trung tâm y tế dự phòng huyện)

Báo cáo 6 tháng             

 

Báo cáo 1 năm

 

 

Phần I. Kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước:

1. Kết quả kiểm tra vệ sinh chung của các trạm cấp nước tập trung cấp cho cụm dân cư dưới 500 người, các nguồn nước hộ gia đình.

 

Trạm cấp nước TT

Giếng

đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Cộng

Tổng số trên địa bàn

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số được kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số đạt tiêu chuẩn vệ sinh chung

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

 

 

2. Kết quả xét nghiệm nước của các trạm cấp nước tập trung cấp cho cụm dân cư dưới 500 người, các nguồn nước hộ gia đình.

 (Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ số về lý, hoá học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt TCVS là đạt cả về các chỉ tiêu lý, hoá học và vi sinh vật)

Tổng số mẫu nước làm XN: ....................(mẫu)

Tổng số mẫu đạt TCVS là: ..................... (mẫu)Tỷ lệ mẫu đạt TCVS là:............%

Tổng số mẫu không đạt TCVS là: ......................(mẫu)

 

Trong đó:

Loại chỉ tiêu xét nghiệm

Số lượng mẫu nước không đạt

Trạm cấp nước TT

Giếng

đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại

khác

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Lý, hoá học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vi sinh vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Các biện pháp xử lý đối với các trạm cấp nước không đảm bảo vệ sinh chung hoặc có các xét nghiệm nước không đạt:

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

Phần II. Kết quả kiểm tra vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình:

Thông

tin

chung

Tổng số hộ

 

Số hộ có nhà tiêu

 

Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS)

 

Tỷ lệ % hộ có nhà tiêu HVS

 

Số hộ có nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số hộ có nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Chi

tiết

một

số

loại

nhà

tiêu

Nhà tiêu tự hoại

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu tự hoại)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà tiêu

thấm dội nước

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS(so với tổng số nhà tiêu thấm dội  nước)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà tiêu hai ngăn

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu hai ngăn)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà tiêu chìm

có ống thông hơi

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu chìm)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Loại khác

Số lượng nhà tiêu

 

Tỷ lệ % (so với tổng số hộ gia đình)

 

Nhận xét:

................................................................................................................................................................................................................................

Kiến nghị:

................................................................................................................................................................................................................................

                                                                                                                  Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 4 - Mẫu số 3

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT

ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Đơn vị báo cáo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.......... ngày ... tháng ... năm 200...

BÁO CÁO

Kết quả kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình

(Dùng cho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh)

Báo cáo 6 tháng             

 

Báo cáo 1 năm

 

 

Phần I. Kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước:

1.  Kết quả kiểm tra vệ sinh chung của nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung cấp cho từ 500 người trở lên (gọi chung là nhà máy nước):

Tổng số nhà máy nước trên địa bàn ..................................................................................

Tổng số nhà máy nước được kiểm tra ...............................................................................

Tổng số lượt kiểm tra các nhà máy nước trong 6 tháng (12tháng).....................................

Tổng số lượt kiểm tra vệ sinh chung không đạt ...................... đạt tỷ lệ .......................%

Tổng số cơ sở kiểm tra vệ sinh chung có ít nhất 2 lần kiểm tra liên tiếp không đạt..........

2. Kết quả xét nghiệm nước của nhà máy nước:

(Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ số về lý, hoá học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt TCVS là đạt cả về các chỉ tiêu lý, hoá học và vi sinh vật)

Tổng số mẫu nước làm XN: .......................... (mẫu)

Tổng số mẫu nước đạt TCVS là: ................(mẫu). Tỷ lệ mẫu đạt TCVS là:........%

Tổng số mẫu nước không đạt TCVS là: ........................  (mẫu)

Trong đó:      Không đạt về các chỉ tiêu lý, hoá học là: ........................  (mẫu)

Không đạt về các chỉ tiêu vi sinh vật: .............................  (mẫu)

3. Các biện pháp xử lý đối với các nhà máy nước không đảm bảo vệ sinh chung hoặc có các xét nghiệm nước không đạt:

................................................................................................................................................................................................................................

4. Kết quả kiểm tra vệ sinh chung của các trạm cấp nước tập trung cấp cho dưới 500 người, các nguồn nước hộ gia đình.

 

Trạm cấp nước TT

Giếng

đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Cộng

Tổng số trên địa bàn

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số được kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số đạt tiêu chuẩn vệ sinh chung

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Kết quả xét nghiệm nước của các trạm cấp nước tập trung cấp cho dưới 500 người, các nguồn nước hộ gia đình.

 (Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ số về lý, hoá học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt TCVS là đạt cả về các chỉ tiêu lý, hoá học và vi sinh vật)

Tổng số mẫu nước làm XN: ....................(mẫu)

Tổng số mẫu đạt TCVS là: ..................... (mẫu). Tỷ lệ mẫu đạt TCVS là:............%

Tổng số mẫu đạt TCVS là: ......................(mẫu)

Trong đó:

Loại chỉ tiêu xét nghiệm

Số lượng mẫu nước không đạt

Trạm cấp nước TT

Giếng

đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại

khác

Lý, hoá học

 

 

 

 

 

 

Vi sinh vật

 

 

 

 

 

 

6. Các biện pháp xử lý đối với các nhà máy nước, trạm cấp nước không đảm bảo vệ sinh chung hoặc có các xét nghiệm nước không đạt:

Phần II. Kết quả kiểm tra vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình:

 

Thông

tin

chung

Tổng số hộ

 

Số hộ có nhà tiêu

 

Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS)

 

Tỷ lệ % hộ có nhà tiêu HVS

 

Số hộ có nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số hộ có nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Chi

tiết

một

số

loại

nhà

tiêu

Nhà tiêu tự hoại

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu tự hoại)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà tiêu

thấm dội nước

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS(so với tổng số nhà tiêu thấm dội  nước)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà tiêu hai ngăn

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu hai ngăn)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà tiêu chìm

có ống thông hơi

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu chìm)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Loại khác

Số lượng nhà tiêu

 

Tỷ lệ % (so với tổng số hộ gia đình)

 

Nhận xét và kiến nghị:

                             Thủ trưởng đơn vị

      (Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục 4 - Mẫu số 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT

ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Đơn vị báo cáo

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.......... ngày ... tháng ... năm 200...

 

Báo cáo

Kết quả kiểm tra vệ sinh các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung

cho cụm dân cư trên 500 người

(Dùng cho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh)

Báo cáo tháng ....... năm ...........            

 

1.  Kết quả kiểm tra vệ sinh chung của các nhà máy nước và các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư trên 500 người (gọi chung là nhà máy nước):

 

Tổng số nhà máy nước trên địa bàn:...............................................................................

Tổng số nhà máy nước được kiểm tra: ...........................................................................

Tổng số nhà máy nước đảm bảo vệ sinh chung: ............................................................

 

2. Kết quả xét nghiệm nước của các nhà máy nước: (Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ số về lý, hoá học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt TCVS là đạt cả về các chỉ tiêu lý, hoá học và vi sinh vật)

Tổng số mẫu nước làm XN: ..........................

Tổng số mẫu đạt TCVS là: ...........................Tỷ lệ mẫu đạt TCVS là:.................%

Các mẫu xét nghiệm không đạt:

Trong đó:

Số mẫu không đạt về lý, hoá học: ...................................................................................

Số mẫu không đạt về  vi sinh vật .....................................................................................

 

3. Các biện pháp xử lý đối với các nhà máy nước không đảm bảo vệ sinh:

.................................................................................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................................................................................................

4. Nhận xét:

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

5. Kiến nghị:

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục 4 - Mẫu số 5

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT

ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Đơn vị báo cáo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.......... ngày ... tháng ... năm 200...

BÁO CÁO

Kết quả kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình

(Dùng cho các Viện chuyên ngành khu vực)

Báo cáo 6 tháng             

 

Báo cáo 1 năm

 

 

Phần I. Thông tin chung:

Tổng số tỉnh trên địa bàn phụ trách: ............ tỉnh. Số tỉnh có báo cáo........tỉnh.

 

Phần II. Tổng hợp kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước của các tỉnh:

1.  Kết quả kiểm tra vệ sinh chung của nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung cấp cho từ 500 người trở lên (gọi chung là nhà máy nước):

Tổng số nhà máy nước trên địa bàn ..................................................................................

Tổng số nhà máy nước được kiểm tra ...............................................................................

Tổng số lượt kiểm tra các nhà máy nước trong 6 tháng (12tháng).....................................

Tổng số lượt kiểm tra vệ sinh chung không đạt ...................... đạt tỷ lệ .......................%

Tổng số cơ sở kiểm tra vệ sinh chung có ít nhất 2 lần kiểm tra liên tiếp không đạt..........

2. Kết quả xét nghiệm nước của nhà máy nước:

(Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ số về lý, hoá học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt TCVS là đạt cả về các chỉ tiêu lý, hoá học và vi sinh vật)

Tổng số mẫu nước làm XN: .......................... (mẫu)

Tổng số mẫu nước đạt TCVS là: ................(mẫu). Tỷ lệ mẫu đạt TCVS là:........%

Tổng số mẫu nước không đạt TCVS là: ........................  (mẫu)

Trong đó:      Không đạt về các chỉ tiêu lý, hoá học là: ........................  (mẫu)

Không đạt về các chỉ tiêu vi sinh vật: .............................  (mẫu)

3. Các biện pháp xử lý đối với các nhà máy nước không đảm bảo vệ sinh chung hoặc có các xét nghiệm nước không đạt:

................................................................................................................................................................................................................................

4. Kết quả kiểm tra vệ sinh chung của các trạm cấp nước tập trung cấp cho dưới 500 người, các nguồn nước hộ gia đình.

 

Trạm cấp nước TT

Giếng

đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Cộng

Tổng số trên địa bàn

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số được kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số đạt tiêu chuẩn vệ sinh chung

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Kết quả xét nghiệm nước của các trạm cấp nước tập trung cấp cho dưới 500 người, các nguồn nước hộ gia đình.

 (Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ số về lý, hoá học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt TCVS là đạt cả về các chỉ tiêu lý, hoá học và vi sinh vật)

Tổng số mẫu nước làm XN: ....................(mẫu)

Tổng số mẫu đạt TCVS là: ..................... (mẫu). Tỷ lệ mẫu đạt TCVS là:............%

Tổng số mẫu đạt TCVS là: ......................(mẫu)

Trong đó:

Loại chỉ tiêu xét nghiệm

Số lượng mẫu nước không đạt

Trạm cấp nước TT

Giếng

đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại

khác

Lý, hoá học

 

 

 

 

 

 

Vi sinh vật

 

 

 

 

 

 

 

6. Các biện pháp xử lý đối với các nhà máy nước, trạm cấp nước không đảm bảo vệ sinh chung hoặc có các xét nghiệm nước không đạt:

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Phần III. Tổng hợp kết quả kiểm tra vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình của các tỉnh:

 

Thông

tin

chung

Tổng số hộ

 

Số hộ có nhà tiêu

 

Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS)

 

Tỷ lệ % hộ có nhà tiêu HVS

 

Số hộ có nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số hộ có nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Chi

tiết

một

số

loại

nhà

tiêu

Nhà tiêu tự hoại

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu tự hoại)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà tiêu

thấm dội nước

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS(so với tổng số nhà tiêu thấm dội  nước)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà tiêu hai ngăn

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu hai ngăn)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Nhà tiêu chìm

có ống thông hơi

Tổng số nhà tiêu

 

Số nhà tiêu HVS

 

Tỷ lệ % HVS (so với tổng số nhà tiêu chìm)

 

Số nhà tiêu HVS mới được xây dựng trong kỳ báo cáo

 

Số nhà tiêu HVS bị xuống cấp thành nhà tiêu không HVS trong kỳ báo cáo

 

Loại khác

Số lượng nhà tiêu

 

Tỷ lệ % (so với tổng số hộ gia đình)

 

 

Phần IV. Kết quả kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu của Viện tại các tỉnh trong khu vực:

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

Phần V.  Hoạt động nghiên cứu về vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình của Viện:

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

Phần VI.  Nhận xét và kiến nghị:

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

Thủ trưởng đơn vị

    (Ký tên, đóng dấu)

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất