Nguyên tắc xử lý tài sản khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Tài chính đã ban hành hướng dẫn chi tiết về xử lý tài sản khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy tại Công văn 2454/BTC-QLCS.

Tại Công văn 2454/BTC-QLCS, Bộ Tài chính đã nêu nguyên tắc xử lý tài sản khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Theo Bộ Tài chính, các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp tổ chức bộ máy có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

(1) Kiểm kê, phân loại và lập hồ sơ tài sản: Các cơ quan phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản đang quản lý, bao gồm tài sản của cơ quan, tài sản đang sử dụng cho thuê, liên doanh, liên kết hoặc khai thác. Cùng với đó, cần kiểm kê tài sản phát hiện thừa hoặc thiếu qua kiểm kê và tài sản không phải của cơ quan như tài sản nhận giữ hộ, mượn hoặc thuê từ tổ chức, cá nhân khác.

(2) Xử lý tài sản thừa/thiếu:

  • Tài sản phát hiện thừa sẽ được ghi nhận vào tài sản của cơ quan, đơn vị.
  • Tài sản phát hiện thiếu sẽ được ghi giảm trên sổ kế toán và không tổng hợp vào tài sản của cơ quan, đơn vị.

(3) Trả lại tài sản: Cơ quan, đơn vị phải trả lại tài sản cho các tổ chức, cá nhân khác đối với tài sản đã mượn hoặc nhận giữ hộ.

(4) Chấm dứt thuê tài sản: Việc chấm dứt hợp đồng thuê tài sản phải được sự thống nhất của bên cho thuê và việc chấm dứt không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị.

(5) Bảo vệ và bảo quản tài sản: Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bảo vệ và bảo quản tài sản của mình để tránh mất mát, thất thoát.

Nguyên tắc xử lý tài sản khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Nguyên tắc xử lý tài sản khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy (Ảnh minh họa)

- Về bàn giao và tiếp nhận tài sản

Khi đã có mô hình sắp xếp tổ chức bộ máy chính thức được cấp có thẩm quyền quyết định, các cơ quan, đơn vị phải bàn giao nguyên trạng tài sản cho cơ quan, đơn vị tiếp nhận theo mô hình tổ chức bộ máy mới. Quá trình bàn giao này đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước được thực hiện thông suốt, ổn định và hiệu quả.

  • Trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có nhu cầu tiếp nhận tài sản từ mô hình tổ chức bộ máy mới, tài sản sẽ được bàn giao cho cơ quan cấp trên hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý tài sản.
  • Lập biên bản bàn giao tài sản: Khi bàn giao, tiếp nhận tài sản giữa các cơ quan, đơn vị, phải có biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Điều này giúp đảm bảo không có tình trạng thất thoát tài sản trong quá trình sắp xếp.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đã có Nghị định 75/2025/NĐ-CP thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Đã có Nghị định 75/2025/NĐ-CP thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Đã có Nghị định 75/2025/NĐ-CP thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Nghị định 75/2025/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 171/2024/QH15 thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất được ban hành ngày 01/4/2025.