Quyết định 5175/QĐ-BYT 2021 phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”

thuộc tính Quyết định 5175/QĐ-BYT

Quyết định 5175/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5175/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành:09/11/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nơi làm việc phải có tối thiểu 01 phòng vắt, trữ sữa mẹ

Ngày 09/11/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 5175/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”.

Theo đó, phòng vắt, trữ sữa đảm bảo cách nơi làm việc của đa số lao động nữ không quá 10 phút đi bộ; cần tham vấn ý kiến lao động nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và cán bộ công đoàn để lựa chọn vị trí phù hợp. Đồng thời, tất cả lao động nữ cần được thông báo về vị trí của phòng vắt, trữ sữa mẹ. Đối với nơi làm việc có dưới 100 lao động nữ thì phải có tối thiểu 1 phòng vắt, trữ sữa mẹ; tối thiểu 4 phòng đối với nơi làm việc có từ 1000 lao động nữ trở lên;…

Phòng vắt, trữ sữa có thể được cải tạo từ những vị trí sau: Sử dụng một phần phòng y tế; Sử dụng phần không gian không sử dụng của văn phòng; Sử dụng một phần của nhà kho được cải tạo thoáng khí; Sửa lại một không gian hiện đang không được sử dụng hiệu quả; Ngăn cách một góc của một phòng có sẵn bằng tường xây hoặc vách ngăn di động.

Ngoài ra, các tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ được chia theo hai mức cơ bản và đầy đủ. Tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở có sử dụng lao động nữ bố trí thiết lập phòng vắt, trữ sữa mẹ theo các mức phù hợp.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định5175/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ

______

Số: 5175/QĐ-BYT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” là căn cứ để các cơ sở có sử dụng lao động nữ triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Thủ trưởng các đơn vị liên quan của Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

Như Điều 4;

Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;

- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội;

- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;

Sở Y tế các tỉnh, Tp;

Lưu: VT, BM-TE.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Trường Sơn

BỘ Y TẾ

 

HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP VÀ VẬN HÀNH PHÒNG VẮT, TRỮ SỮA MẸ TẠI NƠI LÀM VIỆC

 

 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 5175/QĐ-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2021)




NĂM 2021

 

MỤC LỤC

 

I. Căn cứ xây dựng hướng dẫn

II. Hướng dẫn thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc

1. Xác định vị trí để lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ

2. Số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ

3. Tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ

4. Truyền thông và tập huấn về việc thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ

5. Quản lý vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ

6. Sắp xếp lịch sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ và lao động thay thế khi lao động nữ nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ

7. Giám sát, đánh giá và thu thập phản hồi người lao động

Phụ lục 1. Danh mục tài liệu truyền thông

Phụ lục 2. Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ

Phụ lục 3. Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày

Phụ lục 4. Biểu mẫu đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ

Phụ lục 5. Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ

Phụ lục 6. Khảo sát về việc sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ

Phụ lục 7. Mẫu báo cáo hoạt động phòng vắt, trữ sữa mẹ hằng quý

I. Căn cứ xây dựng hướng dẫn

Hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Tại Việt Nam, lao động nữ chiếm gần một nửa (48%) lực lượng lao động cả nước. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam ở mức cao - khoảng 72%, cao hơn đáng kể so với khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (61%) và thế giới (50%). Phụ nữ cần được hỗ trợ khi họ đang cùng lúc phải thực hiện cả hai vai trò công việc và chăm sóc con. Đặc biệt, giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ dưới hai tuổi, lao động nữ cần các chính sách và biện pháp hỗ trợ thiết thực của nhà nước, cơ sở y tế, nơi làm việc, gia đình và cộng đồng để chăm sóc sức khỏe thai sản và nuôi con bằng sữa mẹ, đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Luật Lao động sửa đổi năm 2012 quy định lao động nữ được nghỉ thai sản 6 tháng giúp người mẹ có điều kiện tốt hơn để nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chăm sóc con tốt hơn. Việc thực hiện tốt các chính sách và can thiệp hỗ trợ, khuyến khích NCBSM đã góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (tăng từ 19% năm 2010 lên 45% năm 2020). Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến hai tuổi vẫn còn thấp, chỉ ở mức 26% (năm 2020). Một trong những nguyên nhân là do lao động nữ chưa được hỗ trợ tại nơi làm việc để duy trì nuôi con bằng sữa mẹ khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản. Các hỗ trợ này bao gồm việc tạo điều kiện của người sử dụng lao động, sự hỗ trợ của tổ chức công đoàn trong việc lắp đặt phòng vắt, trữ sữa và bố trí thời gian để lao động nữ được vắt, trữ sữa tại nơi làm việc.

Một trong những đầu tư hiệu quả của doanh nghiệp nhằm đảm bảo đời sống gia đình công nhân lao động chính là hỗ trợ lao động nữ duy trì nuôi con bằng sữa mẹ thông qua lắp đặt phòng vắt, trữ sữa tại nơi làm việc. Trẻ được bú mẹ có nguồn dinh dưỡng tốt nhất, giảm nguy cơ bệnh tật cho cả mẹ và con. Gia đình cũng có thể tiết kiệm được khoảng 12% thu nhập khi không phải mua sữa công thức và giảm rất nhiều chi phí khám chữa bệnh. Việc quan tâm cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ, đặc biệt là lắp đặt phòng vắt, trữ sữa tại doanh nghiệp, có thể giúp lao động nữ tập trung và tăng cường hiệu quả công việc, tạo ra lực lượng lao động ổn định cho doanh nghiệp.

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Điều 80 Khoản 5 qui định "Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc"; Khoản 6 qui định "Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động".

Điều 76 qui định "Phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa".

Trên cơ sở qui định tại Điều 87, Khoản 4, (c) của Nghị định, Bộ Y tế Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

II. Hướng dẫn thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc

1. Xác định vị trí để lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ

Đảm bảo phòng vắt, trữ sữa cách nơi làm việc của đa số lao động nữ không quá 10 phút đi bộ. Cần tham vấn ý kiến lao động nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và cán bộ công đoàn để lựa chọn vị trí phù hợp. Tất cả lao động nữ cần được thông báo về vị trí của phòng vắt, trữ sữa mẹ.

Có thể xem xét cải tạo phòng vắt, trữ sữa từ những vị trí sau:

- Sử dụng một phần phòng y tế

- Sử dụng phần không gian không sử dụng của văn phòng

- Sử dụng một phần của nhà kho được cải tạo thoáng khí

- Sửa lại một không gian hiện đang không được sử dụng hiệu quả

- Ngăn cách một góc của một phòng có sẵn bằng tường xây hoặc vách ngăn di động

2. Số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ

Bảng 1. Số lượng phòng vắt, trữ sữa theo số lượng lao động nữ1

Số lượng lao động nữ (người)

Số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ tối thiểu

< 100*

1

Từ 100 đến < 500*

2

Từ 500 đến <1.000*

3

Từ 1000 lao động nữ trở lên**

≥ 4 phòng (đảm bảo trung bình 300 lao động nữ /phòng)

 

(*) Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.

(**) Phải có phòng vắt, trữ sữa.

3. Tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ

Các tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ được chia theo hai mức cơ bản và đầy đủ.

Tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở có sử dụng lao động nữ bố trí thiết lập phòng vắt, trữ sữa mẹ theo các mức phù hợp.

Bảng 2. Tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ

 

Cơ bản

Đầy đủ

Vị trí

Lắp đặt tại nơi sạch sẽ, vệ sinh, dễ tiếp cận

Lắp đặt tại nơi sạch sẽ, dễ tiếp cận

Nơi có thông khí tốt, không có tiếng ồn lớn hoặc các mối nguy hiểm khác tại nơi làm việc

Nơi có thông khí tốt, yên tĩnh, không có các mối nguy hiểm tại nơi làm việc

Cách nơi làm việc của đa số lao động nữ không quá 10 phút đi bộ, thuận tiện đi lại

Ngay tại nơi làm việc của đa số lao động nữ, không quá 5 phút đi bộ

Gần hoặc có nguồn nước sạch để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa

Có nguồn nước sạch để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa

Diện tích

Đủ rộng khoảng 6m2 để kê được bàn ghế và 01 tủ lạnh. Nếu để tủ lạnh ở bên ngoài, đảm bảo diện tích phòng tối thiểu 1,2m x 1,5m, đủ cho 1-2 lao động nữ sử dụng một lúc

Rộng hơn tuỳ theo điều kiện của cơ sở để đủ cho nhiều lao động nữ sử dụng một lúc. Đảm bảo sự riêng tư bằng cách sử dụng rèm, bình phong, vách ngăn hoặc ngăn tủ để tạo không gian riêng (cabin nhỏ) cho từng người

Trang thiết bị

Phòng vắt trữ sữa có biển tên, được che chắn đảm bảo riêng tư và kín đáo

Phòng vắt trữ sữa có biển tên, được che chắn đảm bảo riêng tư và kín đáo

 

Có bồn để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa trong phòng

Có ổ điện

Có ổ điện tại từng cabin nhỏ

Có quạt, có đèn chiếu sáng

Có điều hòa, có đèn chiếu sáng

Có tủ mát riêng

Có tủ lạnh riêng, gồm ngăn mát và ngăn trữ đông

Có ghế ngồi

Có ghế ngồi thoải mái

 

Có bàn/tủ để đặt hoặc cất máy vắt sữa.

Có tủ hoặc móc treo đồ cho lao động nữ khi vào vắt sữa

Lao động nữ tự mang máy vắt sữa và dụng cụ trữ sữa

Người sử dụng lao động cung cấp máy vắt sữa bằng tay hoặc bằng điện được đựng trong hộp và được vệ sinh thường xuyên. Số lượng máy vắt sữa tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng của người sử dụng lao động tại cơ sở.

 

 

Có máy hấp để tiệt trùng và sấy dụng cụ

Có tài liệu, tranh ảnh hoặc áp phích hướng dẫn cách vắt sữa và bảo quản sữa treo tại phòng vắt, trữ sữa

Giám sát vệ sinh và quản lý lịch sử dụng

Có bảng thông tin, hiển thị 3 nội dung:

1. Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày (Phụ lục 3); do cán bộ quản lý điền hằng ngày.

2. Thông tin đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ (Phụ lục 4); do lao động nữ có nhu cầu sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ điền.

3. Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ (Phụ lục 5)

Có bảng thông tin, hiển thị 4 nội dung:

1. Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày (Phụ lục 3); do cán bộ quản lý điền hằng ngày.

2. Thông tin đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ (Phụ lục 4); do lao động nữ có nhu cầu sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ điền.

3. Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ (phụ lục 5)

4. Hướng dẫn vệ sinh dụng cụ vắt, trữ sữa mẹ theo khuyến cáo của nhà sản xuất

 

4. Truyền thông và tập huấn về việc thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ

Căn cứ vào tình hình thực tế, người sử dụng lao động được giao nhiệm vụ triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tổ chức hoạt động truyền thông và tập huấn phổ biến cho lao động nữ của đơn vị về việc thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ.

a) Truyền thông cho lao động nữ

- Mục tiêu: Tiến hành truyền thông tại nơi làm việc nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn cách vắt và trữ sữa, đồng thời thông tin cho lao động nữ biết quyền và lợi ích lao động của họ để họ biết và sử dụng phòng vắt, trữ sữa hiệu quả.

- Người thực hiện: Người sử dụng lao động phối hợp với Công đoàn, các đơn vị y tế và các tổ chức có liên quan thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc.

- Nội dung: Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ; Cách vắt, trữ và bảo quản sữa mẹ hiệu quả, cách duy trì và tăng tạo sữa; Vị trí phòng vắt, trữ sữa mẹ tại đơn vị; Cách vệ sinh dụng cụ vắt, trữ sữa.

- Đối tượng: Lao động nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

- Danh mục các tài liệu truyền thông (Phụ lục 1); Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ (Phụ lục 2).

b) Tập huấn về việc triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ

- Mục tiêu: Nâng cao nhận thức về quyền và lợi ích của người lao động về nuôi con bằng sữa mẹ, vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

- Người thực hiện: Người sử dụng lao động phối hợp với Công đoàn, các đơn vị y tế và các tổ chức có liên quan.

- Nội dung: Chính sách lao động nữ, vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

- Đối tượng tập huấn: Cán bộ nhân sự, phòng y tế, công đoàn và các cán bộ khác liên quan của đơn vị.

5. Quản lý vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ

- Cơ sở thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ giao cho cán bộ đầu mối và phân công trách nhiệm quản lý việc vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ.

- Nhiệm vụ quản lý bao gồm:

+ Sắp xếp lịch sử dụng và vệ sinh phòng vắt, trữ sữa mẹ cho người sử dụng.

+ Hướng dẫn và quản lý việc sử dụng, bảo quản, kiểm tra, đề xuất thay thế các trang thiết bị trong phòng vắt, trữ sữa mẹ.

+ Hướng dẫn người sử dụng vệ sinh dụng cụ vắt sữa sau mỗi lần sử dụng.

+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng và giữ gìn vệ sinh chung của phòng vắt, trữ sữa mẹ (Phụ lục 3. Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày).

+ Lưu và thay bảng kiểm tra vệ sinh mỗi khi thực hiện giám sát.

+ Báo cáo định kỳ hằng tháng (Phụ lục 7).

6. Sắp xếp lịch sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ và lao động thay thế khi lao động nữ nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ

- Đơn vị bố trí thời gian cho lao động nữ nghỉ luân phiên để vắt sữa.

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, đơn vị bố trí thời gian sao cho không ảnh hưởng đến việc sản xuất; phù hợp với công suất sử dụng của phòng vắt, trữ sữa mẹ, tránh quá tải; phù hợp với nhu cầu sinh học của lao động nữ trong việc vắt sữa (Phụ lục 4. Biểu mẫu đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ).

7. Giám sát, đánh giá và thu thập phản hồi người lao động

- Bộ phận chức năng liên quan của đơn vị tổ chức giám sát định kỳ và đột xuất việc sử dụng và phản hồi của người sử dụng về sự hợp lý của tần suất sử dụng, tính sẵn có và tình trạng sử dụng của các trang thiết bị (Phụ lục 6. Khảo sát về việc sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ).

- Đề xuất với lãnh đạo đơn vị các giải pháp để cải thiện những khó khăn, bất cập trong quá trình sử dụng nếu có.

 

 

________________________

1Căn cứ trên số liệu thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tháng 5/2020 về hiệu quả sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ.

 

 

 

Phụ lục 1. Danh mục tài liệu truyền thông

 

1. Phim về tầm quan trọng của nuôi con sữa mẹ và tác hại sữa công thức

Tầm quan trọng của sữa mẹ:

+ Sữa mẹ món quà vô giá: https://tinyurl.com/suamemonquavogia

+ Tầm quan trọng của phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc: https://tinyurl.com/Phongvattrusuame

+ sao phải chấm dứt quảng bá sữa công thức tràn lan: https://tinyurl.com/Ngungquangcaosuacongthuc

Phóng sự về lợi ích của các chương trình hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc:

+ https://tinyurl.com/DaitruyenhinhHanoi

+ https://tinyurl.com/PhongsuVTV3

• Video giáo dục

+ Hướng dẫn cách cho trẻ bú đúng: https://tinyurl.com/Chotrebudung

+ Cách vắt sữa bằng tay: https://tinyurl.com/vatsuabangtay

2. Tranh áp phích lớn về nuôi con sữa mẹ và tác hại sữa công thức

Bộ 3 áp phích về nuôi con bằng sữa mẹ: https://tinyurl.com/ncbangsuame: Sữa mẹ tiết ra nhiều hơn khi con bú nhiều hơn. https://tinyurl.com/ncbangsuame2: Sữa mẹ có tất cả dưỡng chất trẻ cần trong 6 tháng đầu đời.

https://tinyurl.com/ncbangsuame3: Trẻ không cần thêm nước vì sữa mẹ có đủ dưỡng chất

Áp phích Sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất: https://o91.short.gy/Suamedayduduongchat

Bộ 3 áp phích về ăn dặm bổ sung khi trẻ 6 tháng tuổi:

Dinh dưỡng đầu đời là quan trọng nhất: https://tinyurl.com/DDdaudoi

6 tháng tuổi, trẻ sẵn sàng ăn dặm: https://tinyurl.com/6tandam

Trẻ cần được ăn thức ăn giàu sắt: https://tinyurl.com/thucangiausat

Sổ tay về dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ, và duy trì nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp cho trẻ ăn bổ sung hợp lý khi trẻ ngoài 6 tháng tuổi (dùng để tham khảo qua bản mềm):

Sổ tay dinh dưỡng và sức khoẻ: https://tinyurl.com/sotaydinhduong

Sổ tay ăn dặm bổ sung: https://tinyurl.com/sotayandam

Áp phích về tác hại khi sử dụng sữa công thức, bình bú và vú ngậm cho trẻ:

Poster tác hại của bình bú, vú ngậm: https://tinyurl.com/tachaibinhbu

Poster tác hại của sữa công thức: https://tinyurl.com/tachaiSCT

 

 

Phụ lục 2. Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ

 

1. Hướng dẫn vắt sữa

- Lao động nữ khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản có thể duy trì nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa tại nơi làm việc.

- Cách vắt sữa bằng tay:

+ Sử dụng phương pháp này trong trường hợp phòng vắt sữa của cơ sở không đủ máy vắt sữa.

+ Rửa tay trước mỗi lần vắt sữa bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Rửa sạch và tráng nước sôi dụng cụ đựng sữa vắt ra. Thư giãn. Xoa bóp bầu vú và kích thích núm vú trước khi vắt để kích thích sữa chảy ra. Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón trỏ và các ngón còn lại ở phía dưới núm vú và quầng vú, đối diện với ngón tay cái. Ấn ngón tay cái và ngón trỏ nhẹ nhàng về phía thành ngực; ấn vào phía sau núm vú và quầng vú giữa ngón cái và ngón trỏ. Ấn vào rồi thả ra. Ấn như vậy xoay xung quanh quầng vú để sữa chảy từ các phần của bầu vú vào dụng cụ đựng sạch. Tránh chà xát lên bề mặt da có thể làm trày xước da, tránh bóp vào núm vú vì có thể chặn dòng chảy của sữa. Vắt sữa từ một bên bầu vú trong vòng 3 đến 5 phút cho đến khi dòng sữa dừng lại, đổi sang vắt bên kia rồi lại lặp lại. Một lần vắt sữa từ 20 đến 30 phút.

- Cách vắt sữa bằng máy:

+ 2 loại máy là máy vắt sữa bằng tay và máy vắt sữa chạy bằng điện.

+ Đọc hướng dẫn sử dụng trước khi vắt sữa. Thực hành rửa tay, kích thích tiết sữa, vắt sữa và bảo quản sữa tương tự như vắt sữa bằng tay.

- Cách duy trì nguồn sữa:

+ Dành nhiều thời gian cho trẻ bú mẹ hơn trước khi phải xa trẻ và ngay sau khi về nhà. Tăng số lần cho khi ở gần trẻ như tăng số lần bú đêm và vào những ngày nghỉ.

+ Tập vắt sữa mẹ ngay sau khi mới sinh con ngay cả trong thời gian còn cho trẻ bú thường xuyên và bú mẹ trực tiếp. Khi quay trở lại làm việc, lao động nữ cần vắt sữa và bảo quản sữa vắt ra trước khi đi làm để người chăm sóc trẻ có thể cho trẻ uống sữa mẹ. Nên nên duy trì lịch vắt sữa tại nơi làm việc và khi đi xa nhà, đảm bảo thời gian giữa các lần vắt từ 3 - 4 giờ để giúp duy trì nguồn sữa và ngăn ngừa cương tức sữa.

2. Số lần vắt sữa trong ngày

Vắt sữa 3 - 4 giờ/lần để duy trì tiết sữa, mỗi lần vắt sữa từ 20 đến 30 phút, chưa tính thời gian di chuyển đến phòng vắt, trữ sữa và vệ sinh dụng cụ.

3. Hướng dẫn dán nhãn, trữ, bảo quản và sử dụng sữa mẹ vắt ra

- Sau khi vắt, trữ sữa vào dụng cụ đựng sạch và có nắp đậy hoặc các túi trữ sữa chuyên dụng. Không nên trữ vào bình sữa vì không an toàn, khó làm sạch và dễ bị nhiễm khuẩn. -Dán nhãn trên hũ đựng sữa vắt ra hoặc ghi trực tiếp lên túi trữ sữa chuyên dụng, gồm 4 nội dung: Họ tên nữ lao động vắt sữa, ngày vắt, giờ vắt .

- Sữa mẹ vắt ra cần được bảo quản theo hướng dẫn dưới đây.

Bảng 3. Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ vắt ra

Điều kiện bảo quản

Nhiệt độ

Thời gian

Ở nhiệt độ phòng

19 - 260C

Tối đa 4 giờ

Trong túi giữ nhiệt có đá gel

00C

24 giờ

Trong ngăn mát tủ lạnh

< 4 độ C

Tối đa 4 ngày

Trong ngăn đông tủ lạnh

-18 đến -20 độ C

Tốt nhất 6 tháng, tối đa đến 12 tháng

 

- Sử dụng sữa mẹ đã vắt ra:

+ Trước khi cho trẻ ăn cần rã đông và làm ấm sữa.

+ Rã đông sữa: Chuyển sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát cho đỡ đông. Sau đó để ở nhiệt độ thường cho tan hết đá, lắc đều sữa rồi làm ấm sữa. Dùng sữa trong vòng 24 giờ kể từ khi rã đông hoàn toàn.

+ Làm ấm sữa: Ngâm sữa trong nước nóng vài phút, khi sữa ấm lên là được. Không đun lại sữa và không dùng lò vi sóng. Nên sử dụng sữa đã làm ấm trong vòng 4 giờ.

+ Sữa bú thừa, chỉ dùng trong vòng 2 giờ phải đổ bỏ đi. Do đó, chỉ lấy lượng sữa vừa đủ từ dụng cụ chứa sạch có nắp sang cốc cho trẻ ăn.

+ Cho trẻ uống sữa vắt ra bằng cốc và thìa.

 

 

Phụ lục 3. Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày

 

Nhân viên phụ trách làm vệ sinh phòng vắt, trữ sữa mẹ vào đầu mỗi ngày, ghi ngày tháng ký tên xác nhận, thể hiện đã thực hiện các hạng mục từ 1-6, hạng mục 6 khi đến hạn kiểm tra phải báo đến cán bộ quản lý trước một tuần.

Cán bộ quản lý kiểm tra đột xuất, ít nhất một tuần một lần, ký xác nhận.

Sự cố khác cần lưu ý có thể được ghi nhận bởi nhân viên phụ trách vệ sinh hoặc người sử dụng.

STT

Hạng mục

Thứ 2

Ngày

Tháng

Lúc

Thứ 3

Ngày

Tháng...

Lúc

Thứ 4

Ngày

Tháng

Lúc

Thứ 5

Ngày

Tháng...

Lúc

Thứ 6

Ngày

Tháng...

Lúc

Thứ 7

Ngày

Tháng...

Lúc

Ghi chú

1.

Lau bằng cồn 700 bề mặt vật dụng: Tủ trữ sữa mặt trong và ngoài, bề mặt các máy tiệt trùng dụng cụ hấp trữ sữa.

 

 

 

 

 

 

 

2.

Kiểm tra nhiệt độ:

Tủ mát (<40C).

Tủ đông (<­-180C)

 

 

 

 

 

 

 

3.

Lau sàn nhà

 

 

 

 

 

 

 

4.

Đổ và thay bao

rác mới

 

 

 

 

 

 

 

5.

Sắp xếp phòng ngăn nắp

 

 

 

 

 

 

 

6.

Kiểm tra định kỳ trang thiết bị mỗi 6 tháng (ghi chú ngày kiểm tra kế tiếp từ lần kiểm tra cuối)

 

 

 

 

 

 

 

7.

Cán bộ quản lý kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

8.

Sự cố khác cần lưu ý

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 
 

Phụ lục 4. Biểu mẫu đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ

 

TT

Họ tên

Bộ phận

Vị trí

Tháng tuổi

con

 

Đăng ký phòng/thời gian sử dụng

 

Phòng

8:00

8:30

8:30

9:00

9:00

9:30

9:30

10:00

10:00

10:30

10:30

11:00

11:00

11:30

11:30

12:00

12:00

12:30

12:30

13:00

13:00

13:30

13:30

14:00

14:00

14:30

14:30

15:00

15:00

15:30

15:30

16:00

16:00

16:30

16:30

17:00

Tổng thời gian

Ghi chú

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

Phụ lục 5. Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ

 

Thời gian hoạt động:

- Theo thời gian các ca trực của nhân viên

- Tủ trữ sữa hoạt động 24/7 nhằm đảm bảo nhiệt độ tủ trữ được ổn định

Đối với người phụ trách vệ sinh hằng ngày:

- Hằng ngày, thực hiện vệ sinh, ghi nhận tình trạng hoạt động và thời hạn bảo hành của trang thiết bị

- Một tuần trước khi đến hạn kiểm tra định kỳ trang thiết bị mỗi 6 tháng, báo cán bộ quản lý

- Khi có sự cố, báo cáo cán bộ quản lý ngay ghi nhận lại

Đối với cán bộ quản lý:

- Kiểm tra đột xuất, ít nhất một tuần một lần nhằm kiểm soát tình hình vệ sinh, trang thiết bị của phòng vắt, trữ sữa mẹ và số lượng nhân viên nữ, thời hạn đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ

- Tuyệt đối không thực hiện việc kiểm tra khi không có nhân viên nữ đang vắt sữa, nhằm tôn trọng sự riêng tư

- Xử lý ngay sự cố phát sinh

Đối với nhân viên nữ sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ:

- Tất cả nhân viên nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ có nhu cầu vắt, trữ sữa cho còn đều được quyền đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ

- Cần đăng ký theo biểu mẫu đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ, để tránh ùn tắc

- Có thể sử dụng máy vắt cá nhân hoặc được thiết bị trang bị tại phòng vắt, trữ sữa mẹ

- Phải có trách nhiệm giữ vệ sinh chung, tự vệ sinh và tiệt trùng tất cả vật dụng liên quan cá nhân trước và ngay sau khi vắt

- Phải có trách nhiệm giữ môi trường yên lặng trong thời gian dùng phòng, tránh ảnh hưởng đồng nghiệp khác đang vắt sữa

- Sữa vắt ra cần được ghi họ tên, thời gian vắt và lượng trên hũ đựng hoặc túi trữ sữa chuyên dụng trước khi bảo quản vào tủ trữ sữa chung

- Sữa vắt ra, được bảo quản trong tủ trữ sữa chung nên đem về khi hoàn tất ca trực.

- Mọi sự cố phát sinh trong quá trình sử dụng phòng có thể ghi nhận trên bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày hoặc báo cán bộ quản lý nếu cần xử lý ngay./.

 

 

Phụ lục 6. Khảo sát về việc sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ

 

Câu hỏi cho lao động nữ nuôi con dưới 24 tháng tuổi

1. Chị có được nghỉ giữa giờ để vắt sữa không?

Không

Nếu không, vì sao? (Chọn nhiều phương án)

Quản lý trực tiếp không cho phép

Công việc nhiều không thể thu xếp thời gian nghỉ

Không thoải mái khi sử dụng (phòng quá xa, không vệ sinh, không riêng tư).

Nêu rõ: ...

□ Không biết đến chính sách này

□ Khác (Ghi rõ): ……

2. Chị có sử dụng dụng cụ vắt sữa không?

□ Có □ Không

Nếu không, vì sao? (Chọn nhiều phương án)

□ Không có đủ để sử dụng

□ Dụng cụ hỏng

□ Khác (Ghi rõ): …..

3. Chị có trữ sữa sau khi vắt không?

□ Có □ Không

Nếu không, vì sao? (Chọn nhiều phương án)

□ Không có tủ lạnh

□ Không đủ chỗ trong tủ lạnh

□ Tủ lạnh hỏng

□ Khác (Ghi rõ): ….

 

 

Phụ lục 7. Mẫu báo cáo hoạt động phòng vắt, trữ sữa mẹ hằng quý

 

Quý

/năm báo cáo

Tổng số lao động nữ đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi

Tổng số lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Trung bình

số lần lao động nữ nghỉ vắt sữa/ngày

Tổng thời gian nghỉ phép trung bình của lao động nữ đang nuôi con bằng

sữa mẹ

Tổng số lao động nữ sử dụng phòng vắt, trữ sữa

Lý do không dùng phòng vắt, mẹ trữ sữa

Nội dung đề xuất với ban lãnh đạo

Ví dụ:

01/2021

 

 

 

 

 

 

 

 

*Báo cáo được thực hiện vào cuối tháng, lưu trên file excel.

*Các biểu mẫu theo phụ lục 3,4,6, cần được lưu lại để minh chứng cho số liệu và thông tin báo cáo

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH
 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

Independence - Freedom - Happiness

 

No. 5175/QD-BYT

Hanoi, November 09, 2021

 

 

DECISION

On approving “Guidelines for the implementation of lactation rooms in workplaces”

 

MINISTER OF HEALTH

 

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to Government’s Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding working conditions and industrial relations;

At the request of the Director of the Department of Maternal and Child Health under the Ministry of Health,

 

HEREBY DECIDES:

 

Article 1. Approving “Guidelines for the implementation of lactation rooms in workplaces” issued together with this Decision.

Article 2. “Guidelines for the implementation of lactation rooms in workplaces” shall be the basis of implementation for establishments which employ female employees.

Article 3. This Decision takes effect from the date of signing.

Article 4. Chief of Ministry Office, Director of the Department of Maternal and Child Health, Director of the Department of Medical Services Administration; Heads of relevant units under the Ministry of Health; Directors of provincial and centrally-run Departments of Health of provinces and centrally run cities; Heads of relevant units shall be responsible for implementing this Decision./.

For the Minister

Deputy Minister

Nguyen Truong Son

MINISTRY OF HEALTH

 

 

 

GUIDELINES FOR THE ESTABLISHMENT AND OPERATION OF LACTATION ROOMS IN WORKPLACES

 

 (Issued together with the Decision No. 5175/QD-BYT dated November 09, 2021)

 

 

 

 

2021

 

TABLE OF CONTENTS

 

I. Basis for developing the guidelines

II. Guidelines for the establishment and operation of lactation rooms in workplaces

1. Identification of the location for lactation rooms

2. Number of lactation rooms

3. Criteria for lactation rooms

4. Communications and training on the establishment and operation of lactation rooms

5. Management of lactation rooms

6. Schedule for using lactation rooms and replacement for female employees who are taking short break for expressing and storing breastmilk

7. Monitoring, assessment, and collection of laborers’ feedbacks

Appendix 1. List of communications materials

Appendix 2. Instructions for expressing, storing, and preserving breastmilk

Appendix 3. Daily hygiene checklist

Appendix 4. Registration form to use the lactation rooms

Appendix 5. Regulations on using lactation rooms

Appendix 6. Survey on the use of lactation rooms

Appendix 7. Quarterly report on the operation of lactation rooms

 

 

 

I. Basis for developing the guidelines

Nowadays, there is an increasing number of women who have joined the workforce. In Vietnam, female employees make up almost half (48%) of the country's workforce. The rate of women participating in the workforce in Vietnam is high - approximately 72%, significantly higher than that in East Asia - Pacific region (61%) and the world (50%). Women need support when they have to perform both work and childcare roles at the same time. Especially, during pregnancy and raising children under two years old, female employees need practical support policies and measures from the State, health establishments, workplaces, families, and communities to take care of their maternity health and enable them to do the breastfeeding, thereby ensuring the best source of nutrition for children.

The revised Labor Code in 2012 prescribes that female employees shall be entitled to 06 months of maternity leave to enable mothers to have better conditions to exclusively breastfeed their babies for the first 6 months and take better care of their babies. The good implementation of policies and interventions to support and encourage breastfeeding has contributed to significantly improving the rate of exclusive breastfeeding in the first 6 months (increasing from 19% in 2010 to 45% in 2020). However, the rate of mothers who continue to breastfeed their children until the age of two is still relatively low, at only 26% (in 2020). One of the reasons is that female employees have not been supported at work to maintain breastfeeding when returning to work after maternity leave. These supports include creating favorable conditions for laborers, the support of trade unions in establishing lactation rooms and arranging time for female employees to express and store breastmilk at workplaces.

One of the effective investments of enterprises to ensure the family life of laborers is to support female employees to carry on breastfeeding by establishing lactation rooms in the workplace. Breastfed babies have the best nutrition, reducing the risk of disease for both mothers and their babies. Families can also save about 12% of their income when they do not have to buy infant formula milk and significantly reduce medical costs. Paying attention to improving working conditions and taking care of female employees’ health, especially establishing lactation rooms in the workplace, shall help female employees focus and enhance their work efficiency, thus creating a stable workforce for businesses.

In the Government’s Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding working conditions and industrial relations, Article 80, Clause 5 prescribes as follows: "Employers shall be encouraged to establish lactation rooms in line with the actual condition in the workplace, the needs of female employees and the capabilities of the employers. In cases where the employer hires 1,000 female employees or more, it is required to set up lactation rooms in the workplace"; Clause 6 prescribes as follows: "Employers shall be encouraged to enable female employees who are raising children aged 12 months or older to express and store breastmilk in the workplace. Breaks for expressing and storing breastmilk shall be negotiated by the employees and the employers".

Article 76 prescribes as follows "Lactation room shall be the private area that is not a bathroom or toilet cubicle; have a power and water source, table, chair, fridge that is secure and clean, electric fan or air conditioner. The room must be conveniently located and will be protected from the infringement and attention of the public and other colleagues so that female employees can breastfeed or express and store their breastmilk”.

On the basis of the regulations in Article 87, Clause 4, (c) of the Decree, the Ministry of Health shall issue the Guidelines for the implementation of lactation rooms in workplaces.

II. Guidelines for the establishment and operation of lactation rooms in workplaces

1. Identification of the location for lactation rooms

Lactation rooms must be ensured not to take more than a 10-minute walk from the workplace of the majority of female employees. It is necessary to consult female employees who are breastfeeding and trade union officers to select a suitable position. All female employees should be informed of the location of the lactation room.

It is possible to renovate one of the following areas to establish lactation rooms:

- A part of the health station

- An unoccupied space of the office

- A part of a warehouse that has been renovated to be well-ventilated

- Repair a space that is currently not being used effectively

- Separate a corner of an existing room with a masonry wall or a movable partition

2. Number of lactation rooms

Table 1. Number of lactation rooms according to the number of female employees1

Number of female employees (persons)

Minimum number of lactation rooms

< 100*

1

From 100 to < 500*

2

From 500 to <1,000*

3

From 1000 female employees or more **

≥ 4 rooms (ensure to accommodate 300 female employees/room on average)

 

(*) Employers are recommended to set up lactation rooms in accordance with the actual conditions in the workplace, the demands of female employees and the employer's capabilities.

 (**) Lactation rooms are required.

3. Criteria for lactation rooms

Criteria for lactation rooms are divided into two types: basic and full.

Depending on the resources and actual conditions, establishments that employ female employees shall set up lactation rooms at appropriate levels.

Table 2. Criteria for lactation rooms

 

Basic

Full

Location

Located at clean, hygienic and easily accessible locations

Located at clean, hygienic and easily accessible locations

Located at locations which are well ventilated, free of loud noises or other workplace hazards

Located at locations which are well ventilated, quiet, free from workplace hazards

Not taking more than a 10-minute walk from the workplace of the majority of female employees, convenient for commuting

Located right at the workplace of the majority of female employees, take no more than 5 minutes of walking

In proximity to or accessible to clean water source for hand washing and rinsing out breast pump and storage equipment

Accessible to clean water source for hand washing and rinsing out breast pump and storage equipment

Area

Around 6m2 to accommodate table(s) and chair(s) and 01 refrigerator. If the refrigerator is placed outside, the room area must be ensured to be at least 1.2m x 1.5m, enough for 1-2 female employees to use at the same time.

Wider depending on the conditions of the establishments, to be enough for a number of female employees to use at the same time. The privacy must be ensured by using curtains, screens, partitions or small cabins to create a separate space for each person

Equipment

The lactation room shall have a signage and be covered to ensure the privacy

The lactation room shall have a signage and be covered to ensure the privacy

 

Having a basin for hand washing and rinsing out breast pump and storage equipment

Having power outlets

Having power outlets in each small cabin

Having fan(s) and light(s)

Having air conditioner(s), light(s)

Having separate cooler(s)

Having separate refrigerator(s), including a cooler and a freezer compartment

Having seat(s)

Having comfortable seat(s)

 

Having table(s)/cabinet(s) to place or store breast pump(s).

Having lockers or hangers for female employees when expressing breastmilk

Female employees bring their own breast pumps and storage equipment

Employers provide manual or electric breast pumps that are packed in boxes and are cleaned regularly. The number of breast pumps depends on the needs and capabilities of the employer in the establishment.

 

 

Having sterilizer(s) to sterilize and dry equipment

Having materials, pictures or posters providing instructions on how to express and store breastmilk

Hygiene monitoring and management of use schedule

Having information board which shows the following three contents:

1. Daily hygiene inspection checklist (Appendix 3) which is filled daily by the administration officer.

2. Registration to use the lactation room (Appendix 4) which is filled by female employees who have the need to use lactation rooms.

3. Regulations of the lactation room (Appendix 5)

Having information board which shows the following four contents:

1. Daily hygiene inspection checklist (Appendix 3) which is filled daily by the administration

2. Registration to use the lactation room (Appendix 4) which is filled by female employees who have the need to use lactation rooms.

3. Regulations of the lactation room (Appendix 5)

4. Instructions on cleaning breast pump and storage equipment in accordance with the manufacturer's recommendations

4. Communication and trainings on the establishment and operation of lactation rooms

Depending on the actual situation, employers who are assigned the task of establishing lactation rooms shall organize communication and training activities to raise awareness for female employees in the establishment and operation of lactation rooms.

a) Communication for female employees

- Objectives: To facilitate communications at workplaces to emphasize the importance of breastfeeding, provide instructions on how to express and store breastmilk, and provide information for female employees about their labor rights and benefits so that they know and use the lactation rooms effectively.

- Persons in charge: Employers shall coordinate with the trade union, health units and relevant organizations to carry out communication to raise awareness about breastfeeding in the workplace.

- Contents: Benefits of breastfeeding; the way to express, store and preserve breastmilk effectively, the way to maintain and increase breastmilk supply; location of the lactation room(s) in the establishment; the way to clean breast pump and storage equipment.

- Subjects: Female employees who are pregnant and raising children under 24 months old.

- List of communications materials (Appendix 1); instructions on expressing, storing, and preserving breastmilk (Appendix 2).

b) Trainings on the implementation of lactation rooms

- Objectives: To raise awareness of laborer’s rights and interests in breastfeeding, operation of the lactation rooms at the workplace.

- Persons in charge: Employers shall coordinate with the trade union, health units and relevant organizations.

- Contents: Policies for female employees, the operation of lactation rooms at the workplace.

- Subjects of trainings: Human resource officers, health officers, trade union and relevant officers of the establishment.

5. Management of the operation of lactation rooms

- Establishment establishing and operating lactation rooms shall assign officers in charge and assign responsibilities in managing the operation of lactation rooms.

- Management tasks shall include:

+ Arranging the use schedule and cleaning schedule of lactation rooms for users.

+ Providing instructions and managing the use, preservation, inspection and proposing replacement of equipment in lactation rooms.

+ Instructing users to clean the breast pump equipment after each use.

+ Inspecting and monitoring the use and ensuring the general hygiene of lactation rooms (Appendix 3. Daily hygiene checklist).

+ Saving and replacing the hygiene checklist after each inspection time.

+ Making monthly report (Appendix 7).

6. Arranging the use schedule for lactation rooms and arranging replacement for female employees who take short break for expressing and storing breastmilk

- Establishments shall arrange time for female employees to take alternate breaks express milk.

- Depending on the actual situation, establishments shall arrange time so that it will not affect the production; suitable for the capacity of the lactation rooms, avoiding overload; suitable for the biological needs of female employees in expressing breastmilk. (Appendix 4. Registration form for using the lactation room).

7. Monitoring, assessments and collection of feedbacks of laborers

- Relevant departments of the establishment shall organize the periodical and irregular monitoring of the use and feedback of the users on the appropriateness of the frequency of use, availability and the conditions of the equipment (Appendix 6. Survey on the use of lactation rooms).

- Proposing leaders of the establishment management solutions to remove difficulties and unreasonable points in the process of using, if any.

 

 

________________________

1Based on the statistics of the Vietnam General Confederation of Labor dated May 2020 on the effectiveness of lactation rooms.

 

 

                             

Appendix 1. List of communication materials

 

1. Movie about the importance of breastfeeding and the harmful effects of infant formula milk

• The importance of breastmilk:

+ Breastmilk is a priceless gift: https://tinyurl.com/suamemonquavogia

+ The importance of lactation rooms at workplace: https://tinyurl.com/Phongvattrusuame

+ Why the marketing of infant formula rampantly should be stopped: https://tinyurl.com/Ngungquangcaosuacongthuc

• Report on the benefits of breastfeeding support programs in workplaces:

+ https://tinyurl.com/DaitruyenhinhHanoi

+ https://tinyurl.com/PhongsuVTV3

• Educational videos

+ Instructions on how to breastfeed correctly: https://tinyurl.com/Chotrebudung

+ How to express milk by hand: https://tinyurl.com/vatsuabangtay

2. Large posters about breastfeeding and the harmful effects of infant formula milk

• Set of three posters about breastfeeding:

https://tinyurl.com/ncbangsuame: The more your baby feeds, the more breast milk you will produce.

https://tinyurl.com/ncbangsuame2: Breastmilk has all the nutrients a baby needs for the first 6 months of life.

https://tinyurl.com/ncbangsuame3: Babies do not need extra water because breastmilk has enough nutrients

• Posters manifesting that breastmilk has full nutrition: https://o91.short.gy/Suamedayduduongchat

• Set of three posters about complementary food for 6-month-old babies:

Early nutrition plays the most important role: https://tinyurl.com/DDdaudoi

6-month-old babies are ready to eat solid food: https://tinyurl.com/6tandam

Children need to eat food rich in iron: https://tinyurl.com/thucangiausat

• The handbook on nutrition and health for babies, and maintaining breastfeeding combined with appropriate complementary feeding when the child is over 6 months old (for reference in the soft copy):

Nutrition and health handbook: https://tinyurl.com/sotaydinhduong

Supplemental weaning handbook: https://tinyurl.com/sotayandam

• Posters about the harmful effects of using formula, bottles and pacifiers for babies:

Poster of harmful effects of feeding bottles and pacifiers: https://tinyurl.com/tachaibinhbu

Poster of harmful effects of infant formula milk: https://tinyurl.com/tachaiSCT

 

                            

 

Appendix 2. Instructions on expressing, storing and preserving breastmilk

 

1. Instructions on expressing breastmilk

- Female employees when returning to work after maternity leave, can maintain breastfeeding by expressing milk by hand or using a breast pump at the workplace

- The way to express milk by hand:

+ Use this method in cases where the lactation room does not have enough breast pumps.

+ Wash hands before expressing breastmilk with soap under running water. Wash and rinse the milk containers with boiling water. Relax. Massage the breast and stimulate the nipple before expressing to stimulate the milk flow. Place the thumb above the nipple and areola, the index finger and the rest of the fingers below the nipple and areola, opposite the thumb. Squeeze thumb and index finger gently toward chest wall; press on the back of the nipple and areola between the thumb and index finger. Squeeze and then release. Squeeze around the areola so that milk flows from parts of the breast onto the clean container. Avoid rubbing the surface of the skin, which can scratch the skin, and avoid squeezing the nipple as it might block the flow of milk. Express milk from one breast for 3 to 5 minutes until the flow stops, turn to express on the other breast and then repeat. Each expression time shall take from 20 to 30 minutes.

- Expressing milk by breast pump:

+ There are two types of pumps: manual pumps and electric pumps.

+ Read instructions for use before expressing breastmilk. Practice hand washing, lactation stimulation, expressing and storing milk like expressing breastmilk by hand.

- How to maintain breastmilk flow:

+ Spend more time breastfeeding before leaving the child and right after coming home. Increase the frequency of feedings around the baby such as increasing the number of feedings at night and on days off.

+ Practice expressing breastmilk immediately after giving birth and even during regular breastfeeding and direct breastfeeding. When returning to work, female employees need to express milk and store breastmilk before going to work so that the person taking care of the baby can give breastmilk to them. It is recommended to maintain an expressing schedule at work and when away from home, ensuring the gap of 3-4 hours between each time of expressing breastmilk to maintain milk flow and avoid engorgement.

2. Number of expression times in a day

Express milk every 3-4 hours to maintain lactation, each expression time shall take from 20 to 30 minutes, excluding the time to travel to the lactation room and to clean equipment.

3. Guidelines on labeling, storing, preserving and using expressed breastmilk

- After expressing breastmilk, milk shall be stored in clean and covered containers or breastmilk storage bags. It is not recommended to store breastmilk in bottles as it is unsafe, difficult to clean and prone to infection.

- Label on the container of expressed milk or write directly on the breastmilk storage bag, including four contents: Full name of the female laborer who expresses breastmilk, date of expressing, and time of expressing.

- Expressed breastmilk should be stored in accordance with the following instructions.

Table 3. Instructions on storing the breastmilk

Storage conditions

Temperature

Time

At room temperature

19 - 260C

4 hours at maximum

In a cool bag lined with frozen ice packs

00C

24 hours

In the refrigerator

< 4°C

4 days at maximum

In the freezer

from -18 to -20°C

Within 6 months is recommended, 12 months at maximum

 

- Using expressed breastmilk:

+ The expressed breastmilk must be thawed and warmed up before feeding the baby.

+ Thawing milk: transfer milk from the freezer to the cooler/refrigerator to prevent freezing. Then leave at room temperature to melt all the ice, shake the milk well and warm the milk. Once the milk completely thaws, it must be used within 24 hours.

+ Warming milk: Soak milk in hot water for a few minutes, when the milk is warm, it is usable. Do not reheat milk and do not use microwave. Warm milk should be used within 4 hours.

+ Leftover breastmilk, if not used within 2 hours, must be discarded. Therefore, it is recommended to take only the right amount of milk from a clean container with a lid to a feeding cup.

+ Feed the expressed milk to the baby using a cup and spoon.

 

 

Appendix 3. Daily hygiene inspection checklist

 

The staff in charge of cleaning shall clean the lactation room at the beginning of each day, record the date and sign the checklist to show that the tasks from 1-6 have been performed; when the task 6 is due for inspection, the managing officer must be notified one week in advance.

The managing officer shall check the hygiene irregularly, at least once a week, and then sign for confirmation.

Other noticeable problems may be reported by cleaning staff or users.

No.

Item

Monday

Day… Month… At…

Tuesday

Day… Month… At…

Wednesday

Day… Month… At…

Thursday

Day… Month… At…

Friday

Day… Month… At…

Saturday

Day… Month… At…

Notes

1.

Clean the surface of the following items using alcohol 700: Inside and outside of the cooler or the refrigerator, surface of sterilizers for bottle warmers and milk storage equipment.

 

 

 

 

 

 

 

2.

Check temperature:

Refrigerator (<4°C).

Freezer (<-18°C)

 

 

 

 

 

 

 

3.

Clean the floor

 

 

 

 

 

 

 

4.

Empty and change new garbage bags

 

 

 

 

 

 

 

5.

Organize the room neatly

 

 

 

 

 

 

 

6.

Inspecting equipment every 6 months (note the date of the next inspection based on the last inspection date)

 

 

 

 

 

 

 

7.

Inspecting officers

 

 

 

 

 

 

 

8.

Other noticeable problems

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 
 

Appendix 4. Registration form to use the lactation room

 

No

Name

Department

Position

Age of baby (Month)

 

Registration of room/time to use

 

Room

8:00

-

8:30

8:30

-

9:00

9:00

-

9:30

9:30

-

10:00

10:00

-

10:30

10:30

-

11:00

11:00

-

11:30

11:30

-

12:00

12:00

-

12:30

12:30

-

13:00

13:00

-

13:30

13:30

-

14:00

14:00

-

14:30

14:30

-

15:00

15:00

-

15:30

15:30

-

16:00

16:00

-

16:30

16:30

-

17:00

Total time

Note

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

Appendix 5. Regulations on lactation rooms

Operation time:

- Based on shift time of staff

- The milk containing equipment shall operates 24/7 to ensure a stable temperature

For staff in charge of daily cleaning work:

- Clean, record the operating condition and warranty period of the equipment daily

- One week prior to the date of semi-annual inspection, the cleaning staff must notify the managing officer.

- In case of any problem, the cleaning staff must immediately report it to the managing officer and record it

For management staff:

- Conduct the irregular inspection, at least once a week to control the hygiene condition and equipment in the lactation room and number of female employees, time for registering to use the lactation room

- Do not inspect the room if no female laborer is expressing breastmilk, in order to respect their privacy.

- Immediately address any problem that arises

For female employees using lactation rooms:

- All female employees who are breastfeeding and wishing to express and store breastmilk shall have the right to register for using the lactation room

- Female employees using the lactation room need to fill in the registration form to use the lactation rooms to avoid crowding

- Female employees using the lactation room can use their personal breast pumps or use the breast pumps provided in the lactation room

- Female employees using the lactation room must keep general hygiene, self-clean and sterilize all personal equipment before and shortly after expressing breastmilk

- Female employees using the lactation room must quiet while using the room; avoid bothering other laborers who are expressing breastmilk

- Expressed milk must be marked with the full name, expressing time, and expressing amount on the bottle or bag before putting it into the shared cooler/refrigerator

- The freshly expressed milk stored in the shared cooler/refrigerator should be brought home when the female employees finish their shift.

- Any problem arising during the use of the lactation room should be recorded on the board of daily hygiene checklist or reported to the managing officer for timely handlings./.

 

Appendix 6. Survey on the use of lactation rooms

 

Questionnaire for female employees raising children under 24 months old

1. Do you have a break to express milk?

□ Yes                                            □ No

If not, why? (Choose multiple options)

□ Not allowed by the direct manager

□ Too much work, cannot afford a break

□ Feel uncomfortable to use (room is too far, not hygienic, not private).

Clarify: …

□ Not aware of this policy

□ Others (Specify): …

2. Do you use a breast pump?

□ Yes                                            □ No

If not, why? (Choose multiple options)

□ Inadequate equipment to use

□ The equipment is broken

□ Others (Specify):

3. Do you store milk after expressing?

□ Yes                                            □ No

If not, why? (Choose multiple options)

□ Have no refrigerator

□ Not have enough space in the refrigerator

□ The refrigerator is broken

□ Others (Specify):

 

 

Appendix 7. Form of quarterly report on operation of lactation rooms

Reporting quarter/year

Total number of female employees who are raising children under 24 months old

Total number of female employees who are breastfeeding

Average number of times

female employees take breaks to express milk/day

Total average leave time of female employees who are breastfeeding their children

Total number of female employees who are using lactation rooms

Reasons not to use the lactation room

Suggestions to management board

For example:

January 2021

 

 

 

 

 

 

 

 

* The report shall be made at the end of the month saved as excel files.

* Forms in appendices 3,4,6 need to be saved to as proof of the data and information reported

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 5175/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 5175/QD-BYT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất