Hướng dẫn triển khai phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc

Ngày 09/11/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 5175/QĐ-BYT phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”.

Theo đó, lao động nữ khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản có thể duy trì nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa tại nơi làm việc.

Đối với các doanh nghiệp, số lượng phòng vắt, trữ sữa sẽ xây dựng dựa theo số lượng lao động nữ. Cụ thể:

- Doanh nghiệp có dưới 100 lao động nữ: có tối thiểu 01 phòng vắt, trữ sữa mẹ;

- Doanh nghiệp có từ 100 - dưới 500 lao động nữ: có tối thiểu 02 phòng vắt, trữ sữa mẹ;

- Doanh nghiệp có từ 500 - dưới 1000 lao động nữ: có tối thiểu 03 phòng vắt, trữ sữa mẹ;

- Doanh nghiệp trên 1.000 lao động nữ: có tối thiểu 04 phòng vắt, trữ sữa mẹ, trong đó đảm bảo trung bình 300 lao động nữ/phòng.

Hướng dẫn triển khai phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc
Hướng dẫn triển khai phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc (Ảnh minh họa)

Các phòng vắt, trữ sữa phải đảm bảo cách nơi làm việc của đa số lao động nữ không quá 10 phút đi bộ.

Cần tham vấn ý kiến lao động nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và cán bộ công đoàn để lựa chọn vị trí phù hợp. Tất cả lao động nữ cần được thông báo về vị trí của phòng vắt, trữ sữa mẹ.

Phòng vắt sữa có thể được cải tạo từ những vị trí như một phần phòng y tế, phần không gian không sử dụng của văn phòng, nhà kho được cải tạo thoáng khí hoặc sửa lại các phòng không được sử dụng hiệu quả.

Ngoài ra, các phòng vắt, trữ sữa mẹ được chia theo hai mức cơ bản và đầy đủ với các tiêu chí như: vị trí, diện tích, trang thiết bị, giám sát vệ sinh và quản lý lịch sử dụng.

Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục