Quyết định 468/QĐ-BYT Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp

thuộc tính Quyết định 468/QĐ-BYT

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:468/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành:19/02/2020
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Có triệu chứng đường hô hấp không dùng tay che miệng khi ho

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tất cả các người bệnh và nhân viên y tế khi có triệu chứng đường hô hấp cần phải áp dụng nguyên tắc vệ sinh hô hấp, bao gồm: Che miệng mũi bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi, sau đó bỏ ngay khăn giấy trong thùng chất thải. Trong trường hợp không có khăn giấy có thể ho vào mặt trên của khuỷu tay, không dùng bàn tay che miệng khi ho.

Người bệnh khi có triệu chứng hắt hơi cần mang khẩu trang y tế khi tiếp xúc gần (< 2m), hoặc nhân viên y tế khi thăm khám bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua đường giọt bắn. Đồng thời rửa tay khi tiếp xúc với chất bài tiết. Đứng hoặc ngồi cách xa người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 ít nhất 2m.

Đối với người không có triệu chứng hô hấp nên tránh tụ tập hoặc đến nơi đông đúc; duy trì khoảng cách ít nhất 2m với bất kỳ người nào có triệu chứng ho, hắt hơi…..Đồng thời thường xuyên vệ sinh tay bằng dung dịch chứa cồn nếu tay không dính bẩn hoặc bằng xà phòng và nước khi tay dính bẩn.

Người có triệu chúng hô hấp nên đeo khẩu trang y tế và đi khám càng sớm càng tốt nếu bị sốt, ho, khó thở… sử dụng và quản lý khẩu trang đúng để đảm bảo có hiệu quả và tránh nguy cơ lây truyền liên quan tới việc sử dụng và thải bỏ khẩu trang không đúng cách.

Các hướng dẫn trên được ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-BYT ngày 19/02/2020 hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực thi hành kể từ ngày kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Quyết định468/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 468/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VI RÚT CORONA 2019 (COVID-19) TRONG CÁC CƠ S KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

---------

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- PTTg Vũ Đức Đam, Phụ trách Bộ Y tế (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế, Website Cục QLKCB;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phó trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra





Nguyễn Trường Sơn

nhayCác nội dung về quản lý chất thải y tế, vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19 và các nội dung liên quan tại “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định số 468/QĐ-BYT được thay thế theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG.nhay

HƯỚNG DẪN

PHÒNG VÀ KIM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VI RÚT CORONA 2019 (COVID-19) TRONG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Kèm theo Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

DANH MỤC TỪ VIT TẮT

BYT:

Bộ Y tế

KBCB:

Khám bệnh, chữa bệnh

KSNK:

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB:

Người bệnh

COVID-19:

Vi rút Corona 2019 gây viêm đường hô hấp cấp

NVYT:

Nhân viên y tế

PHCN:

Phòng hộ cá nhân

PNC:

Phòng ngừa chuẩn

XN:

Xét nghiệm

 

 

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt

Giải thích từ ngữ

Chiến lược, nguyên tắc và biện pháp kiểm soát lây nhiễm COVID-19

Tổ chức sàng lọc, tiếp nhận và cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19

Hướng dẫn xây dựng khu cách ly trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

Vệ sinh tay

Xử lý dụng cụ

Xử lý đồ vải

Xử lý dụng cụ ăn uống

Vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường

Vệ sinh phương tiện vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19

Xử lý chất thải

Lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm

Phòng ngừa lây nhiễm trong xét nghiệm COVID-19

Xử lý thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19

Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 cho người nhà và khách thăm

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

 

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

 

Trong phạm vi của Hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Buồng đệm (Anteroom): là buồng nhỏ nằm giữa hành lang và buồng cách ly, là nơi chun bị các phương tiện cn thiết cho bung cách ly.

Nhân viên y tế (Health care worker): là tất cả nhân viên, người lao động trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có liên quan đến khám, điều trị, chăm sóc người bệnh (bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y, nhân viên vật lý trị liệu, nhân viên xã hội, tâm lý, dược sĩ, nhân viên vệ sinh...).

Lây truyền qua đường tiếp xúc (Contact transmission): là phương thức lây truyền phổ biến nhất. Lây truyền qua đường tiếp xúc chia thành 2 nhóm:

- Lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp: vi sinh vật được truyền từ người này sang người khác do sự tiếp xúc trực tiếp giữa mô hoặc tổ chức của cơ thể (gồm cả da và niêm mạc) người này với da, niêm mạc người khác mà không thông qua vật trung gian hoặc người trung gian bị nhiễm.

- Lây truyền qua đường tiếp xúc gián tiếp thông qua các vật dụng bị ô nhiễm.

Lây truyền qua đường tiếp xúc là đường lây truyền chủ yếu nhất làm lan truyền vi sinh vật từ người bệnh (NB) này sang NB khác hay từ nhân viên y tế (NVYT) sang NB và ngược lại.

Nhân viên y tế có những hoạt động tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với NB, với máu hoặc dịch cơ thể từ NB có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc làm lan truyền bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB).

Lây truyền qua đường giọt bắn (Droplet transmission): lây truyền qua đường giọt bắn xảy ra khi niêm mạc của người nhận (niêm mạc mũi, kết mạc và ít gặp hơn là niêm mạc miệng) gặp phải những giọt bắn mang tác nhân gây bệnh có kích thước ≥ 5μm. Các hạt này chứa các vi sinh vật gây bệnh tạo ra khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc khi thực hiện một số thủ thuật (hút, đặt nội khí quản, vật lý trị liệu lồng ngực, hồi sức tim phổi...). Lây truyền qua giọt bắn khi có tiếp xúc gần (< 2 mét giữa NB và người tiếp xúc gần). Các tác nhân gây bệnh lây truyền theo giọt bắn thường gặp như: vi sinh vật gây viêm phổi, ho gà, bạch hầu, cúm, SARS, quai bị, Ebola, COVID-19...

Phơi nhiễm do nghề nghiệp (Occupational exposure): là thuật ngữ để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp của niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể có chứa nguồn bệnh lây nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn hóa chất, các tia có hại cho cơ thể trong quá trình làm việc của NVYT. Phơi nhiễm nghề nghiệp có thể xảy ra qua da bị tổn thương (kim hoặc vật sắc nhọn xuyên qua da), tiếp xúc với màng nhầy (ví dụ như mắt, mũi hoặc miệng) và tiếp xúc với da không còn nguyên vẹn.

Phòng ngừa chuẩn (Standard precaution): là tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho tất cả NB trong các cơ sở KBCB không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm chăm sóc dựa trên nguyên tắc coi tất cả máu, chất tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) đều có nguy cơ lây truyền bệnh. Phòng ngừa chuẩn cần được áp dụng khi chăm sóc, điều trị cho tất cả NB trong cơ sở KBCB, không phụ thuộc vào chẩn đoán và tình trạng nhiễm trùng của NB.

Phòng ngừa dựa trên đường lây truyền (Transmission-based precaution): là các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm qua 3 đường chính trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh gồm: qua đường tiếp xúc, đường giọt bắn và đường không khí.

Phương tiện phòng hộ cá nhân (Personal Protective Equipment): là những phương tiện cần mang để bảo vệ NVYT khỏi bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với NB. Phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) cũng có thể bảo vệ NB không bị nhiễm các vi sinh vật thường trú và vãng lai từ NVYT. Các phương tiện PHCN thường được sử dụng gồm: găng tay, khẩu trang các loại, áo choàng, tạp dề chống thấm, mũ, kính bảo hộ, tấm che mặt và ủng hay bao giày... Tùy theo nguy cơ về đường lây truyền của bệnh nguyên mà lựa chọn phương tiện PHCN phù hợp.

Vệ sinh tay: Vệ sinh tay (VST) bao gồm các kỹ thuật VST bằng xà phòng với nước sạch hoặc VST với các dung dịch có chứa cồn hoặc dung dịch có chứa cồn và chất khử khuẩn.

Thủ thuật tạo khí dung: là những thủ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh có thể làm cho dịch đường hô hấp của người bệnh trở thành các hạt khí dung như nội soi phế quản, đặt nội khí quản, mở khí quản, hồi sức tim phổi, thông khí không xâm lấn.... Các hạt này có khả năng tồn tại trong môi trường không khí.

Số lượng khí thay đổi mỗi giờ hoặc tốc độ thay đổi không khí (Air change per hour - ACH hoặc ACPH): là số lần tổng lượng không khí của một khu vực nhất định (thường là một phòng, một khu vực giới hạn) được lưu thông trong một giờ. Nếu không khí trong không gian là đồng nhất hoặc hỗn hợp hoàn hảo, không khí thay đổi mỗi giờ là thước đo số lần không khí trong một không gian xác định được thay thế.

Ví dụ ACH=12 của một phòng có thể tích 30 m3 là số lượng khí ra vào phòng đó trong một giờ đạt 30 m3 x 12 = 360m3.

Khẩu trang y tế (Medical mask hoặc Surgical mask): Khẩu trang được các NVYT sử dụng hàng ngày trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mang khi làm thủ thuật, phẫu thuật hoặc khi tiếp xúc với NB có thể lây truyền qua giọt bắn, hô hấp. Khẩu trang y tế còn có thể gọi là khẩu trang ngoại khoa hay khẩu trang phẫu thuật. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn khẩu trang y tế được qui định theo Bộ TCVN 8389-2010 gồm các loại theo tiêu chuẩn sau:

- TCVN 8389-1:2010: Khẩu trang y tế thông thường.

- TCVN 8389-2:2010: Khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn.

- TCVN 8389-3:2010: Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất.

Trong hướng dẫn này, khẩu trang y tế được hiểu là khẩu trang đạt TCVN 8389-2 hoặc tương đương.

Khẩu trang có hiệu lực lọc cao (Respirators mask): trong hướng dẫn này, khái niệm khẩu trang có hiệu lực lọc cao được hiểu là loại khẩu trang đạt chứng nhận N95 theo tiêu chuẩn của Viện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH) hoặc tiêu chuẩn FFP2 của Liên minh châu Âu (EU) hoặc tương đương (sau đây gọi chung là khẩu trang N95).

 

CHIẾN LƯỢC, NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM COVID-19

1. Đại cương về vi rút Corona và COVID-19

Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lớn ở động vật và người. Họ vi rút Corona được chia làm 4 giống, bao gồm 2 giống anpha và 2 giống beta gây bệnh trên người, với các triệu chứng từ cảm thông thường đến những trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn. Có khoảng 30% các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên gây nên bởi 229E và OC43 từ giống alpha-CoV và NL63, HKU1 từ giống beta- CoV. Giống beta Corona là nguyên nhân của hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV và hội chứng bệnh hô hấp Trung Đông (MERS-CoV), gây viêm phổi nặng có thể dẫn tới tử vong.

Vi rút Corona có hình cầu với đường kính khoảng 125nm, có các protein bề mặt nổi lên hình gai. Vi rút chứa 4 protein cấu trúc chính là protein gai (S), protein màng (M), protein vỏ (E) và nucleocapsid (N). Bên trong vỏ của virion là nucleocapsid sợi đơn dương, đối xứng xoắn ốc. Vi rút có RNA sợi đơn dương tính, không phân đoạn, khoảng 30 kb.

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hình 1: Cấu trúc vi rút Corona

Vào tháng 4 năm 2012 tại Ả Rập Xê út, một NB nhập viện vì viêm phổi, tổn thương thận cấp tính và sau đó tử vong. Đây là trường hợp đầu tiên được xác định nhiễm và tử vong do một chủng vi rút mới. Trong thời gian ngắn sau đó, xuất hiện nhiều NB khác cũng có các triệu chứng tương tự và có cùng tiền sử ở hoặc đi qua Ả Rập Xê Út. Tác nhân gây bệnh sau đó được xác định là một chủng vi rút: Corona hoàn toàn mới gây ra hội chứng viêm đường hô hấp và được đặt tên là Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (viết tắt là MERS-CoV: Middle East Respiratory Syndrome of Coronavirus) và được xếp vào là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Dịch do MERS-CoV gây ra đã khiến 2.494 trường hợp mắc, 858 trường hợp tử vong (tính đến 12/2015) tại 27 quốc gia, trong đó Trung quốc là nơi có ca bệnh thứ phát do lây truyền từ người sang người.

Nguồn gốc của MERS-CoV chưa được hiểu đầy đủ, một số giả thiết cho rằng có thể có nguồn gốc từ dơi và được truyền cho lạc đà. Người mắc bệnh thường có những triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận. Tỷ lệ tử vong lên tới 40%. Cho đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin.

Cuối năm 2019, tại Trung Quốc, bùng phát bệnh viêm phổi Trung Quốc, còn được gọi là bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán do một chủng vi rút Corona gây ra. Dịch bắt đầu vào giữa tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán, khi một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân, được liên kết chủ yếu với người làm việc tại chợ hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã phân lập được một loại vi rút Corona hoàn toàn mới (ban đầu WHO ký hiệu là 2019-nCoV, sau đó chính thức đặt tên là COVID-19), được phát hiện có trình tự gen giống ít nhất 70% với SARS-CoV.

Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31/12/2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện vào ngày 08/12/2019. Hiện nay bệnh dịch COVID-19 đang có diễn biến rất phức tạp. Tính đến hết ngày 18/02/2020 trên thế giới đã có 73.335 người mắc, 1.874 người tử vong, chủ yếu tại vùng tâm điểm của dịch, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Trên thế giới, 28 quốc gia và vùng lãnh thổ khác đã thông báo có người nhiễm COVID-19 như Hồng Kông, Ma Cao, Philipines, Camphuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal, UAE, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Bỉ, Nga, Mỹ, Canada, Ai Cập và Việt Nam; đã xác định có sự lây truyền từ người sang người.

Tại Việt Nam, đến ngày 18/02/2020 đã có 16 người xác định nhiễm COVID- 19. Ban đầu có 02 trường hợp người Trung Quốc được xác định nhiễm COVID-19 (người bố đến từ thành phố Vũ Hán và lây nhiễm cho người con đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Hiện cả hai đã khỏi và xuất viện); 06 người Việt Nam trở về từ Vũ Hán (05 người đã khỏi và xuất viện, 01 người đã khỏi và theo dõi tiếp); 06 người Việt Nam có tiếp xúc gần với người dương tính với COVID-19 (02 người đã khỏi và xuất viện, 01 người đã khỏi và theo dõi tiếp); 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc; 01 trẻ 03 tháng tuổi có tiếp xúc gần với người dương tính với COVID-19.

COVID-19 chủ yếu lây truyền qua đường giọt bắn trong phạm vi gần với người nhiễm COVID-19 và qua đường tiếp xúc, do vậy mang khẩu trang y tế, VST và vệ sinh bề mặt môi trường là các biện pháp tối quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí tại các khu vực có thực hiện các thủ thuật tạo ra khí dung, đặc biệt trong phạm vi gần (<2 mét) và trong khu vực kín, thông khí kém.

2. Các định nghĩa ca bệnh:

2.1. Trường hợp bệnh nghi ngờ: bao gồm các trường hợp:

A. Người bệnh có sốt và viêm đường hô hấp cấp tính VÀ không lý giải được bằng các căn nguyên khác VÀ có tiền sử đến/ở/đi về từ vùng dịch tễ có bệnh do 2019-nCoV trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng. HOẶC:

B. Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào VÀ có ít nhất một trong hai yếu tố dịch tễ sau, xuất hiện trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng:

a. Tiếp xúc gần (*) với trường hợp bệnh có thể hoặc xác định nhiễm COVID-19.

b. Làm việc hoặc có mặt tại các cơ sở y tế đang điều trị các ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính đã xác định hoặc có thể nhiễm COVID-19 VÀ tiếp xúc trực tiếp với những người bệnh này.

* Tiếp xúc gần bao gồm:

- Tiếp xúc tại các cơ sở y tế, bao gồm: trực tiếp chăm sóc người bệnh nhiễm COVID-19; làm việc cùng với nhân viên y tế nhiễm COVID-19; tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh nhiễm COVID-19.

- Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 1-2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19.

- Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19

- Làm việc cùng phòng, học cùng lớp, sinh hoạt chung... với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19.

- Di chuyển trên cùng phương tiện với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19.

2.2. Trường hợp bệnh có thể:

Là các trường hợp bệnh nghi ngờ nhưng không thể lấy bệnh phẩm xét nghiệm hoặc chưa có kết quả xét nghiệm khẳng định.

2.3. Trường hợp bệnh xác định:

Là trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc có thể đã được khẳng định bằng xét nghiệm real-time RT-PCR dương tính với COVID-19 hoặc bằng kỹ thuật giải trình tự gene.

3. Chiến lược phòng ngừa COVID-19

Chiến lược kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế lây lan COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

- Áp dụng các biện pháp PNC đối với tất cả người bệnh.

- Nhận biết sớm, cách ly và kiểm soát nguồn lây nhiễm.

- Thực hiện áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn (PNC), cần áp dụng phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn và qua đường tiếp xúc. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí trong khu vực thực hiện các thủ thuật tạo khí dung.

- Các biện pháp hành chính.

- Kiểm soát môi trường và kỹ thuật.

4. Nguyên tắc phòng ngừa

- Thực hiện PNC kết hợp với phòng ngừa qua đường tiếp xúc và đường giọt bắn trong thăm khám, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Trong chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 có thực hiện thủ thuật có tạo khí dung, bổ sung các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí.

- Thực hiện vệ sinh hô hấp đối với tất cả NB có triệu chứng về đường hô hấp.

- Kiểm soát tốt thông khí, môi trường, VST, mang đầy đủ các phương tiện PHCN là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa lây nhiễm cho NVYT.

5. Các biện pháp kiểm soát lây truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

5.1. Phòng ngừa chuẩn

Phòng ngừa chuẩn là tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho tất cả NB trong các cơ sở KBCB không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm chăm sóc của NB, dựa trên nguyên tắc coi tất cả máu, chất tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) đều có nguy cơ lây truyền bệnh. Phòng ngừa chuẩn bao gồm các biện pháp sau:

- Vệ sinh tay theo 5 thời điểm VST và theo kỹ thuật VST 6 bước.

- Sử dụng phương tiện PHCN phù hợp tùy theo tình huống như khi xử lý máu, dịch tiết, chất tiết hay khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết.

- Thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp khi ho, hắt hơi.

- Thực hiện dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn trong khi chăm sóc NB.

- Xử lý dụng cụ chăm sóc NB tái sử dụng đúng quy trình.

- Thu gom, vận chuyển, xử lý đồ vải bẩn, an toàn.

- Vệ sinh môi trường chăm sóc NB.

- Xử lý chất thải đúng quy định.

- Sắp xếp NB an toàn.

Xếp người bệnh nhiễm COVID-19 có tình trạng bệnh nặng vào phòng cấp cứu khu cách ly hoặc phòng cách ly có đầy đủ phương tiện cấp cứu riêng biệt.

Xếp người bệnh không có biểu hiện nặng vào buồng riêng hoặc có thể sắp xếp theo nhóm cùng bệnh chung buồng.

+ Không xếp người có xét nghiệm COVID-19 (+) với những người nghi ngờ nhiễm COVID-19.

5.2. Phòng ngừa dựa theo đường lây truyền

a) Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc (Contact Precautions)

Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc chú ý các điểm:

- Cho NB nằm buồng riêng. Nếu không có buồng riêng, xếp NB ở cùng phòng với NB nhiễm cùng tác nhân gây bệnh.

- Mang găng sạch khi vào phòng cách ly. Trong quá trình chăm sóc NB cận thay găng sau khi tiếp xúc với vật dụng có khả năng chứa nồng độ vi rút, vi khuẩn cao (phân, dịch dẫn lưu, dịch tiết...).

- Mang áo choàng và bao giày sạch khi vào phòng NB và cởi ra trước khi ra khỏi phòng đệm. Sau khi đã cởi áo choàng và bao giầy, phải chú ý không được để áo quần chạm vào bề mặt môi trường hay những vật dụng khác.

- Tháo găng, áo choàng trước khi ra khỏi phòng và vệ sinh tay ngay bằng dung dịch khử khuẩn. Sau khi đã tháo găng và VST, không được sờ vào bất cứ bề mặt môi trường hay vật dụng nào trong phòng đệm.

- Hạn chế tối đa việc vận chuyển NB. Cố gắng sử dụng các kỹ thuật tại giường (X-quang, siêu âm...), nếu cần phải vận chuyển thì phải thông báo nơi chuyển đến, trước khi chuyển, cho NB mang khẩu trang y tế trong quá trình vận chuyển, trong trường hợp có tổn thương da phải che phủ tránh phát tán nguồn nhiễm, sử dụng các lối đi vận chuyển riêng được xác định trước để giảm thiểu phơi nhiễm cho NVYT, NB khác và người khác.

- Dụng cụ, thiết bị chăm sóc NB: Nên sử dụng một lần cho từng NB riêng biệt. Nếu không thể, cần làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn trước khi sử dụng cho NB khác.

b) Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bn (Droplet Precautions)

Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn cần chú ý các điểm sau:

- Cho NB nằm phòng riêng. Nếu không có phòng riêng, xếp NB ở cùng phòng với NB nhiễm cùng tác nhân gây bệnh. Có thể xếp chung với NB khác nhưng phải giữ khoảng cách xa thích hợp tối thiểu trên 2 mét.

- Mang khẩu trang y tế, kính bảo vệ mắt hoặc mạng che mặt nhất là với những thao tác cần tiếp xúc gần với NB.

- Hạn chế tối đa vận chuyển NB, nếu cần phải vận chuyển thì phải cho NB mang khẩu trang y tế, sử dụng lối đi riêng để vận chuyển người bệnh nhằm tránh lây nhiễm cho NVYT, NB khác và người khác.

c) Phòng ngừa lây truyền qua đường không khí (Airborne Precautions)

Khi thực hiện các thủ thuật có tạo khí dung trên người nhiễm COVID-19 cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí.

Việc xử lý không khí và thông khí phòng bệnh là cần thiết để ngăn ngừa sụ: lan truyền bệnh.

Những biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí bao gồm:

- Xếp NB nằm phòng riêng. Trường hợp không thể bố trí phòng riêng cần sắp xếp NB cùng nhóm đã xác định nhiễm hoặc nhóm nghi ngờ nhiễm chung phòng.

- Đảm bảo thông khí an toàn: thông khí tự nhiên, thông khí cơ học hoặc phối hợp nhưng lưu lượng không khí trao đổi tối thiểu phải đạt ≥12 luồng khí/giờ. Cơ thể dùng hệ thống hút khí ra ngoài (thấp bên dưới, cách nên nhà 10-15cm) ra khu vực không có người qua lại và tránh cho không khí đã ô nhiễm tái lưu thông.

- Bất kỳ người nào vào phòng cách ly phải mang khẩu trang có hiệu lực lọc cao (ví dụ khẩu trang N95).

- Hạn chế vận chuyển NB. Chỉ vận chuyển trong những trường hợp hết sức cần thiết. Mang khẩu trang y tế cho NB khi ra khỏi phòng.

- Tiến hành thủ thuật trong phòng đơn với cửa ra vào phải đóng kín, thông khí an toàn và cách xa những NB khác.

- Lựa chọn dụng cụ và phương pháp hút đờm kín cho NB có thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định hút đờm.

5.3. Tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc vệ sinh hô hấp

Nguyên tắc của khuyến cáo vệ sinh hô hấp như sau:

- Tất cả những NB hoặc NVYT khi có triệu chứng đường hô hấp cần phải áp dụng nguyên tắc vệ sinh hô hấp, bao gồm:

+ Che miệng mũi bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi, sau đó bỏ ngay khăn giấy trong thùng chất thải.

+ Trong trường hợp không có khăn giấy có thể ho vào mặt trên của khuỷu tay, KHÔNG dùng bàn tay che miệng khi ho.

+ Yêu cầu NB có triệu chứng ho hắt hơi mang khẩu trang y tế khi tiếp xúc gần (< 2m), hoặc NVYT khi thăm khám NB có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua đường giọt bắn.

+ Rửa tay sau khi tiếp xúc với chất tiết.

+ Đứng hay ngồi cách xa người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 ít nhất 2 mét.

- Nên treo poster hướng dẫn vệ sinh hô hấp ở những nơi dễ quan sát như khu vực khám bệnh, cách ly.

5.4. Kiểm soát môi trường

5.4.1. Môi trường bề mặt sàn nhà, tường, hàng lang

Kiểm soát môi trường là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm COVID-19. Cần chú ý những nguyên tắc sau:

- Các bề mặt môi trường cần phải được làm sạch và khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn phù hợp và được cấp phép.

- Những đám máu hoặc các chất thải, chất tiết sinh học như chất nôn, phân có trên các bề mặt môi trường phải được loại bỏ ngay bằng khăn tẩm hóa chất chứa Clo hoạt tính 0,5% (5.000 ppm), sau đó lau sạch bằng khăn sạch và lau lại lần 2 với Clo hoạt tính 0,05%.

Xem chi tiết tại phần Vệ sinh, khử khuẩn môi trường bề mặt

4.5.2. Thông khí

Đảm bảo thông khí thích hợp giữa các khu vực:

- Khu tiếp nhận NB, hành lang, phòng chờ thông thoáng, không cần làm kín.

- Khu vực buồng bệnh:

+ Buồng cách ly tối ưu là áp lực âm.

+ Trường hợp không thể làm phòng áp lực âm, cần sử dụng không khí hỗn hợp hoặc thông khí tự nhiên, đảm bảo thông khí trong buồng cách ly tối thiểu ≥12 luồng không khí trao đổi/giờ.

+ Buồng làm thủ thuật có khả năng tạo khí dung, phải thực hiện trong buồng có thông khí thích hợp (≥12 luồng khí trao đổi/giờ).

+ Nếu không có buồng đạt tiêu chuẩn nói trên:

ü Tiến hành thủ thuật trong buồng cách xa những NB khác. Buồng thủ thuật phải thông khí tốt, ở cuối chiều gió, có cửa sổ đối lưu 2 chiều, cửa sổ mở hướng ra khu vực không có người qua lại.

ü Có thể dùng hệ thống hút khí ra ngoài, khí hút ra phải thải ra môi trường trống, không có người qua lại, không thải vào hành lang hoặc các phòng kế cận.

4.5.3. Phương tiện, máy móc, giường tủ

Vệ sinh và khử khuẩn hàng ngày, ít nhất ngày 2 lần và khi cần (giữa hai NB, khi NB tử vong, chuyển hoặc ra viện) bằng hóa chất khử khuẩn phù hợp và được cấp phép.

Xem chi tiết tại phần Vệ sinh, khử khuẩn môi trường bề mặt.

4.6. Phòng ngừa lây truyền cho cộng đồng

Nhân viên y tế khi chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, trong giai đoạn đang theo dõi hạn chế tiếp xúc với người thân, cộng đồng cho đến khi hết thời gian nguy cơ, hạn chế phát tán và lây lan trong bệnh viện cũng như cộng đồng.

Cơ sở KBCB cần bố trí một kíp NVYT riêng chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19. Trong quá trình chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, kíp NVYT này không tham gia chăm sóc những NB khác.

Tuyên truyền cho người dân hạn chế đến những khu vực đang có dịch. Người đã đến những khu vực đó hoặc người có tiếp xúc gần với người đã được khẳng định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 cần tự cách ly, theo dõi sát thân nhiệt trong vòng 14 ngày. Phải đến bệnh viện ngay khi có sốt hoặc có các triệu chứng về: hô hấp.

Người không có triệu chứng hô hấp nên:

- Tránh tụ tập và thường xuyên đến nơi đông đúc.

- Duy trì khoảng cách ít nhất 2 mét với bất kỳ người nào có triệu chứng hô hấp (ví dụ: ho, hắt hơi).

- Thực hiện VST thường xuyên: bằng dung dịch chứa cồn nếu tay không dính bẩn hoặc bằng xà phòng và nước khi tay bị dính bẩn.

- Nếu ho hoặc hắt hơi che mũi và miệng bằng khuỷu tay gấp hoặc khăn giấy, vứt bỏ khăn giấy ngay sau khi sử dụng và thực hiện VST.

- Hạn chế không chạm vào mắt, mũi và miệng.

Người có triệu chứng hô hấp nên:

- Đeo khẩu trang y tế và đi khám càng sớm càng tốt nếu bị sốt, ho, khó thở...

- Sử dụng và quản lý khẩu trang đúng.

Quản lý khẩu trang:

Nếu đeo khẩu trang y tế, việc sử dụng và thải bỏ phù hợp là điều cần thiết để đảm bảo có hiệu quả và tránh các nguy cơ lây truyền liên quan đến việc sử dụng và thải bỏ khẩu trang không đúng cách.

Việc đeo khẩu trang phải đúng chỉ định và đúng kỹ thuật. Không được lạm dụng. Việc dùng không đúng mục đích có thể làm lây lây mầm bệnh.

Chi tiết hướng dẫn cách đeo và tháo khẩu trang tại phần Sử dụng phương tiện PHCN.

4.7. Các nguyên tắc kiểm soát phòng ngừa khác

Phải kết hợp đồng thời nhiều biện pháp KSNK, bao gồm cả tổ chức quy trình sàng lọc, cách ly, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, sử dụng đúng quy trình mặc và cởi phương tiện PHCN; kiểm soát lây nhiễm trong vận chuyển, giải phẫu và xử lý tử thi, kiểm soát lây nhiễm tại phòng xét nghiệm.

 

TỔ CHỨC SÀNG LỌC, TIẾP NHẬN VÀ CÁCH LY NGƯỜI NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM COVID-19

COVID-19 có nguy cơ lây cao nên công tác sàng lọc, phát hiện sớm, cách ly kịp thời là rất quan trọng. Người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải được cách ly ngay và áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây truyền.

1. Mục đích

Sàng lọc NB đến khám nhằm phát hiện và cách ly sớm người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, qua đó ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ NB đến NVYT, đến NB khác và môi trường bệnh viện.

2. Nguyên tắc thực hiện

- Cơ sở KBCB cần xây dựng hệ thống nhận biết và phản ứng nhanh khi có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Cơ sở KBCB cần xây dựng kế hoạch sàng lọc, phân loại và quản lý người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 ngay khi đến khám bệnh.

+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt (phòng ngừa chuẩn và phòng dựa theo đường lây truyền).

+ Tổ chức phân loại NB ngay khi đến phòng khám của cơ sở KBCB bằng bảng hỏi sàng lọc.

+ Tổ chức khu vực/phòng khám riêng cho những người bệnh có hay không có biểu hiện bệnh lý hô hấp cấp tính (ho, sốt...) nhưng có yếu tố dịch tễ (người đến hoặc đi qua tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong vòng 14 ngày (xem thêm Hướng dẫn tại cơ sở cách ly tập trung để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng COVID-19 ban hành theo Quyết định số 344/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của BYT).

+ Khi phát hiện người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 cần phải khám và cách ly kịp thời (căn cứ vào dấu hiệu bệnh và yếu tố dịch tễ chỉ điểm).

+ Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo qui định.

3. Phạm vi áp dụng: Tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Tổ chức công tác phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19.

Các cơ sở KBCB cần triển khai thực hiện nghiêm các quy trình, quy định về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm bệnh dịch do BYT ban hành.

Cần huy động tất cả nguồn lực cho kiểm soát lây nhiễm COVID-19; cứu chữa người mắc bệnh, phòng ngừa lây nhiễm sang NB khác và hạn chế tử vong; chủ động phối hợp với các lực lượng khác khoanh vùng ổ dịch, vận chuyển, cấp cứu, cách ly, điều trị NB, xử lý môi trường ổ dịch kịp thời.

Các cơ sở KBCB cần chủ động chuẩn bị và thực hiện các hoạt động sau:

4.1. Tổ chức, nhân lực

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tại các bệnh viện, thành phần gồm: Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Khám bệnh, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Truyền nhiễm, khoa Nhi, khoa Hô hấp, phòng Hành chính Quản trị, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng Vật tư Thiết bị y tế, khoa Dược, phòng Điều dưỡng, phòng Tổ chức cán bộ, Y tế cơ quan. Với các bệnh viện tuyên trung ương và tuyến tỉnh/thành phố, Ban chỉ đạo có thể có các tiểu ban điều trị và tiểu ban phòng ngừa lây nhiễm, tiểu ban hậu cần...

- Tùy theo điều kiện thực tế của từng bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện quyết định khoa chịu trách nhiệm tiếp nhận điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19. Khoa chịu trách nhiệm tiếp nhận, sàng lọc, điều trị NB phải có đủ điều kiện để cách ly theo quy chuẩn. Nhân viên làm việc tại khoa này phải được huấn luyện đầy đủ về kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt chú ý việc sử dụng phương tiện PHCN theo hướng dẫn để phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện.

4.2. Tổ chức thu dung và cách ly

- Phân vùng nguy cơ và phân luồng người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 sẽ di chuyển trong bệnh viện như sau:

+ Vùng nguy cơ cao (màu đỏ) là những khoa chịu trách nhiệm thu dung điều trị ngươi nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 (ví dụ: khu cách ly; khoa Khám bệnh; khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Truyền nhiễm, bộ phận xét nghiệm...)

+ Vùng nguy cơ trung bình (màu vàng) là những khoa tiếp nhận NB ho sốt (Ví dụ: buồng khám NB ho sốt khoa Khám bệnh, khoa cấp cứu, khoa Hô hấp, khoa Nhi);

+ Vùng nguy cơ thấp (màu xanh) là những khoa ít có khả năng tiếp nhận khám và điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 (Ví dụ: khoa Ngoại, Sản...).

- Việc phân vùng nguy cơ giúp bệnh viện có cơ sở phân công trách nhiệm, triển khai kế hoạch thu dung, điều trị và tập trung nguồn lực còn có hạn cho công tác phòng ngừa (phương tiện, nhân lực, tập huấn, giám sát) cho những vùng có nguy cơ cao.

- Có phương án phân vùng cách ly, bố trí nhân lực, phương tiện... cho những; tình huống dịch lẻ tẻ và tình huống phải tiếp nhận nhiều người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

4.3. Điều kiện, phương tiện

4.3.1. Phương tiện vệ sinh tay

Có đầy đủ xà phòng, dung dịch VST có chứa cồn, khăn giấy hoặc khăn lau tay sử dụng 1 lần ở tất cả khu vực cần thiết.

4.3.2. Phòng hộ cá nhân

Áo choàng chống dịch, tạp dề, mũ giấy, khẩu trang y tế, khẩu trang N95, kính (hoặc tấm che mặt), ủng, bao giầy, găng y tế và găng vệ sinh.

4.3.3. Thiết bị

- Thiết bị thông khí hỗ trợ và phương tiện hồi sức cấp cứu khác (máy đo độ bão hòa oxy cầm tay, máy monitor, máy chụp X quang tại giường), oxy và hệ thống tạo, cung cấp oxy, hệ thống hút đờm kín;

- Máy lọc khử khuẩn không khí bằng HEPA.

Để kiểm soát lây nhiễm COVID-19 đạt hiệu quả cao, các phương tiện trên phải luôn sẵn sàng tại mỗi khu vực tiếp nhận và điều trị NB cả khi có và chưa có dịch. Nhân viên y tế phải được huấn luyện, sử dụng thành thạo, hợp lý các phương tiện PHCN và các quy định khác về KSNK bệnh viện.

4.3.4. Hoá chất khử khuẩn, khử khuẩn bề mặt, dụng cụ

Phải lập dự trù, mua sắm và cung cấp đầy đủ hóa chất cho xử lý dụng cụ; vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường; VST; xử lý chất thải khi có dịch xảy ra.

4.3.5. Phòng cách ly

Các bệnh viện phải triển khai khu vực hoặc phòng cách ly đạt chuẩn theo quy định và luôn sẵn sàng khi có bệnh dịch.

Các cơ sở KBCB khác cần chuẩn bị sẵn khu (phòng) tiếp đón, sàng lọc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

4.3.6. Thuốc

Danh mục thuốc theo phác đồ điều trị.

4.4. Huấn luyện

Cơ sở KBCB phải xây dựng kế hoạch và tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo cho tất cả các NVYT trong cơ sở về kiểm soát lây nhiễm COVID-19. Khoa KSNK chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, tài liệu, phương tiện để hướng dẫn về lý thuyết và thực hành cho nhân viên y tế theo tài liệu của BYT.

4.5. Diễn tập

Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tại các cơ sở KBCB tổ chức diễn tập nhằm kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm những nội dung còn hạn chế để bổ sung, khắc phục và hoàn thiện kế hoạch phòng chống dịch của cơ sở phù hợp với các kế hoạch phòng chống dịch của địa phương, khu vực, quốc gia.

Một số điểm lưu ý trong nội dung diễn tập như sau:

- Kiểm soát sớm: Phân luồng, sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán, cách ly sớm, người có triệu chứng nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tới khám và nhập viện. Thực hiện đúng các quy định liên quan đến vận chuyển NB trong bệnh viện, chuyên khoa, chuyển viện bảo đảm an toàn cho NVYT, nhân viên vận chuyển và cho cộng đồng.

- Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho tiếp nhận, điều trị và tổ chức phòng ngừa cách ly trong cơ sở KBCB.

- Bảo đảm NVYT sử dụng đúng phương tiện PHCN, chuẩn bị đủ cơ số phương tiện hiện có và các giải pháp khi nguồn cung cấp phương tiện PHCN bị hạn chế.

- Tuân thủ thực hành PNC và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền (qua giọt bắn, qua đường tiếp xúc và có thể qua đường không khí) của NVYT. Bảo đảm sự tuân thủ các quy định, quy trình VST, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế, vệ sinh khử khuẩn khu cách ly và vệ sinh môi trường bệnh viện.

- Thực hành phòng lây nhiễm đối với NVYT, người nhà NB, khách thăm về quản lý chất thải y tế, quản lý đồ vải, dụng cụ ăn uống của NB tại khu vực cách ly, hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm khi NB tử vong.

- Lưu ý phòng ngừa các nhiễm khuẩn bệnh viện khác có liên quan tới chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 (nhiễm khuẩn phổi, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn tiết niệu...).

4.6. Kiểm tra, giám sát

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm chuyên môn trong kiểm tra giám sát thực hiện kiểm soát lây nhiễm COVID-19; xây dựng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn áp dụng trong bệnh viện, quy trình giám sát thực hiện kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện thông qua Hội đồng KSNK, Ban chỉ đạo chống dịch của bệnh viện trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức giám sát việc tuân thủ quy định/quy trình phòng chống dịch và KSNK.

- Phòng Kế hoạch Tổng hợp phối hợp với khoa KSNK giám sát, thống kê, thông báo kịp thời người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 và những nhân viên y tế có tiếp xúc gần, tổ chức và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về kiểm soát lây nhiễm.

- Phòng Điều dưỡng phối hợp với khoa KSNK, phòng Kế hoạch Tổng hợp và điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng, kỹ thuật viên trưởng các khoa cận lâm sàng kiểm tra giám sát thực hiện các quy định về kiểm soát lây nhiễm.

4.7. Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện

Ban Giám đốc, lãnh đạo các khoa/phòng và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm cụ thể các nội dung hoạt động phòng lây nhiễm COVID-19 tại các cơ sở KBCB.

Nội dung kiểm soát lây nhiễm phải được thể hiện trong kế hoạch phòng chống COVID-19 của bệnh viện.

Giám đốc chịu trách nhiệm trang bị đủ cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, vật tư, hoá chất, phương tiện cần thiết phục vụ công tác phòng lây nhiễm. Bố trí khu vực cách ly tại địa điểm thích hợp. Có kế hoạch cải tạo, nâng cấp, xây mới khu cách ly theo đúng hướng dẫn.

4.8. Kinh phí

Kinh phí theo quy định của nhà nước về phòng chống dịch. Thực hiện mua sắm, chi tiêu theo quy định. Trong vụ dịch, khi Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền công bố dịch, chi tiêu theo quy định phòng chống dịch khẩn cấp.

Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm bố trí ngân sách và nhân viên chuyên môn cho hoạt động thường xuyên về kiểm soát nhiễm khuẩn. Bệnh viện cần có ngân sách dự phòng cho phòng chống dịch.

5. Sàng lọc, cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19

5.1. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng, phương tiện

- Bố trí, thiết lập khu vực, phòng cách ly bảo đảm yêu cầu cách ly.

- Trang phục PHCN (Xem phần Hướng dẫn sử dụng phương tiện PHCN).

- Phương tiện VST đầy đủ ở tất cả khu vực tiếp nhận NB đến khu vực sàng lọc, khám và điều trị.

- Các dụng cụ, thiết bị và hóa chất khử khuẩn thiết yếu dùng trong chăm sóc, điều trị NB.

- Các phương tiện thu gom chất thải, dụng cụ, đồ vải...

5.2. Các bước thực hiện

Mỗi cơ sở KBCB cần có các khu vực sàng lọc NB ngay từ khu vực phòng khám (Như tại khu vực cổng bảo vệ, các nơi tiếp nhận NB), có ít nhất một phòng khám cách ly các trường hợp ho sốt chưa rõ nguyên nhân đến khám bệnh. Người làm nhiệm vụ phân loại NB phải hướng dẫn cho họ các biện pháp phòng ngừa cách ly ngay khi NB vào khám bệnh.

* Tiến hành chẩn đoán phát hiện sớm người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 như sau:

- Có yếu tố dịch tễ trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng:

+ Người bệnh từ nơi có dịch COVID-19 lưu hành trở về Việt Nam hoặc có tiếp xúc với người đi từ vùng dịch.

+ Tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của NB được xác định hoặc nghi nhiễm COVID-19 tại vùng dịch lưu hành.

+ Đã sống hay đi tới vùng dịch COVID-19 đang lưu hành trong vòng 14 ngày;

+ Trực tiếp xử lý động vật từ các vùng dịch tễ.

- Có biểu hiện lâm sàng của bệnh:

+ Sốt cao đột ngột ≥ 38°C; có thể có đau đầu, đau mỏi cơ.

+ Ho và khó thở.

+ Có biểu hiện viêm phổi hoặc suy hô hấp cấp tính (Xem phần hướng dẫn chẩn đoán nghi ngờ nhiễm COVID-19 của Bộ Y tế, trang 8).

- Khi có những triệu chứng và tiền sử như trên, NB cần được đưa vào khu vực cách ly, cách ly khỏi các NB khác càng sớm càng tốt theo các bước trong Sơ đồ hướng dẫn (Phụ lục 1).

- Trong thời gian có dịch, cần treo các bảng hướng dẫn ngay khu vực ra vào (Cổng bảo vệ) và phòng khám để hướng dẫn NB, người nhà NB có dấu hiệu sốt, ho đến ngay khu vực khám sàng lọc, tránh để họ đi đến các khu vực khác.

- Khu vực buồng đợi, buồng khám, buồng làm thủ thuật cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải đảm bảo thông khí tốt, ít nhất nên có trên 12 luồng khí trao đổi mỗi giờ. Có thể thực hiện bằng cách mở toàn bộ cửa sổ, cửa ra vào cùng một hướng trong trường hợp sử dụng thông khí tự nhiên. Nếu bệnh viện sử dụng điều hòa trung tâm thì phải tăng cường số ACH và kiểm tra mức độ an toàn của hệ thống thông khí trung tâm thường xuyên, định kỳ ở các khu vực này.

- Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 cần phải được xem như là có phơi nhiễm với COVID-19 và cũng phải được tâm soát cho đến hết thời gian theo dõi theo quy định để giúp chẩn đoán sớm và phòng ngừa COVID-19 có khả năng gây dịch.

- Trong trường hợp cần vận chuyển, nhân viên vận chuyển phải sử dụng phương tiện PHCN và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, phương tiện vận chuyển, đồ thải bỏ và chất thải của NB cần phải thu gom và xử lý theo quy định.

* Những lưu ý:

- Người trực tiếp chăm sóc NB phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa như: tuân thủ mang phương tiện PHCN; rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với NB (xem thêm phần vệ sinh tay và phần mang phương tiện PHCN).

- Người bệnh phải được mang khẩu trang y tế.

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với NB, vận chuyển NB.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng các dung dịch vệ sinh, khử khuẩn đường mũi họng.

- Vệ sinh khử khuẩn phương tiện vận chuyển NB sau mỗi lần sử dụng.

- Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

5.3. Kiểm tra, giám sát

- Khoa KSNK, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Điều dưỡng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, huấn luyện việc thực hiện quy trình cách ly của NVYT.

- Nội dung giám sát:

+ Buồng bệnh/khu vực có đạt tiêu chuẩn buồng cách ly.

+ Có đầy đủ phương tiện PHCN theo quy định (quần áo, mũ, khẩu trang, kính, găng tay, ủng...).

+ Ý thức tuân thủ của NVYT về việc thực hiện cách ly theo từng giai đoạn chẩn đoán và điều trị.

- Thực hiện giám sát bằng quan sát trực tiếp và ghi nhận bằng phiếu giám sát.

Thời gian cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19: Cách ly điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của BYT.

Thông báo trường hợp bệnh:

- Thông báo trong cơ sở y tế theo đúng quy định và phân cấp: Phòng khám/khoa cấp cứu có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 cần thông báo ngay cho các đối tượng sau:

+ Bản thân NB và người nhà NB.

+ Thành viên kíp trực (nếu trong giờ trực) hoặc tất cả thành viên trong khoa (trong giờ hành chính).

+ Lãnh đạo bệnh viện và các phòng ban liên quan (Phòng KHTH, khoa KSNK, Phòng Điều dưỡng...).

- Thông báo ra ngoài cơ sở y tế: Cần thông báo bằng văn bản khẩn trong tất cả trường hợp nghi ngờ hoặc xác định cho lãnh đạo y tế cấp trên và cho lãnh đạo cơ quan y tế dự phòng tương đương theo quy định.

Các yếu tố đảm bảo sàng lọc, phát hiện sớm, cách ly kịp thời, điều trị và quản lý người nhiễm COVID-19 có khả năng gây dịch trong các cơ sở KBCB:

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch.

- Xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý cụ thể, chi tiết về sàng lọc, phát hiện và cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 ngay từ khu vực phòng khám đến khu vực cách ly.

- Tất cả NVYT phải được tập huấn về triệu chứng lâm sàng, điều trị, phương thức lây truyền và quy trình cách ly phòng ngừa trong bệnh viện.

- Có đủ phương tiện bảo đảm cách ly nghiêm ngặt.

- Kiểm tra, đánh giá tính sẵn sàng ngay cả khi chưa có/có dịch.

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KHU CÁCH LY TRONG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

COVID-19 là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Việc cách ly sớm NB nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 là rất quan trọng. Để thực hiện tốt biện pháp cách ly, các cơ sở KBCB cần luôn có sẵn khu vực và phòng cách ly với đầy đủ phương tiện, NVYT được huấn luyện tuân thủ thực hành các quy trình kỹ thuật khi cách ly:

- Các cơ sở KBCB cần thiết lập khu cách ly ngay tại nơi đón tiếp NB, bao gồm các khu vực chờ khám đối với người nghi ngờ nhiễm COVID-19, khu vực phân loại, buồng cách ly và các phương tiện PHCN, phục vụ quá trình điều trị và chăm sóc NB để thu dung người bệnh COVID-19.

- Các khoa Khám bệnh, khoa cấp cứu, khoa Nhi, khoa Truyền nhiễm bố trí sẵn một buồng cách ly với đầy đủ phương tiện cần thiết để kịp thời cách ly NB khi cần.

1. Mô hình khu cách ly

1.1. Mục đích

- Hạn chế và kiểm soát lây truyền COVID-19 trong môi trường cơ sở KBCB và cho cộng đồng, nhất là NVYT, NB, người nhà NB và khách thăm.

- Cô lập mầm bệnh trong khu vực cách ly để xử lý.

1.2. Nguyên tắc xây dựng khu cách ly

- Nằm ở cuối hành lang, nơi ít người qua lại, cuối hướng gió chính.

- Không để người nhà tham gia chăm sóc, hạn chế tối đa khách thăm.

- Khu cách ly cần được chia thành 3 vùng khác nhau theo nguy cơ lây nhiễm:

+ Vùng có nguy cơ lây nhiễm thấp: Khu vực hành chính, nơi làm việc của NVYT. Khu vực này để biển báo màu xanh và hạn chế người qua lại. NVYT cần mang khẩu trang y tế.

+ Vùng có nguy cơ lây nhiễm trung bình: Khu vực hành lang, buồng đệm để phương tiện chăm sóc và điều trị NB. Khu vực này để biển báo màu vàng. Chỉ có NVYT vào buồng cách ly mới được có mặt ở khu vực này và phải mang phương tiện PHCN đầy đủ, phù hợp với tình huống tiếp xúc.

+ Vùng có nguy cơ lây nhiễm cao: Buồng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị người bệnh, nhà vệ sinh, buồng xử lý dụng cụ. Khu vực này để biển báo màu đỏ. NVYT phải mang tối đa phương tiện PHCN và thực hiện VST sau mỗi khi tiếp xúc với. NB, với bề mặt môi trường và trước khi ra khỏi khu vực cách ly.

1.3. Yêu cầu khu vực cách ly

1.3.1. Thiết kế khu cách ly áp dụng cho bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố

- Các buồng chức năng:

1) Buồng hành chính.

2) Buồng tiếp nhận NB.

3) Buồng điều trị NB.

4) Buồng NB nhiễm COVID-19 nặng cấp cứu (có đủ phương tiện cấp cứu, điều trị dùng riêng cho từng NB).

5) Buồng lưu NB nghi ngờ nhiễm COVID-19.

6) Buồng xử lý dụng cụ có đủ phương tiện cho khử khuẩn ban đầu: như bồn rửa dụng cụ, tủ sấy khô và hoá chất khử khuẩn.

7) Buồng để vật dụng thiết yếu cho chăm sóc và điều trị NB.

8) Buồng vệ sinh cho người bệnh có đủ bồn rửa tay, khăn lau tay sạch dùng 1 lần và xà phòng rửa tay.

9) Nhà tắm cho NVYT có xà phòng rửa tay.

Các buồng trong khu cách ly đều phải có bồn rửa tay, khăn lau tay, dung dịch VST chứa cồn, xà phòng rửa tay. Bố trí đường di chuyển đi từ vùng có nguy cơ thấp đến vùng có nguy cơ cao.

10) Hệ thống thông khí: Tốt nhất là hệ thống khí áp lực âm tại các buồng cách ly. Trong trường hợp không có hệ thống thông khí áp lực âm, cần tạo luông khí cưỡng bức đi từ khu vực ít nguy cơ nhất đến khu vực có nguy cơ cao nhất (từ vùng xanh tới vùng đỏ). Tần suất trao đổi khí tối thiểu 12 lần/giờ. Khí thoát ra từ khu cách ly cần được khử khuẩn bằng UVC hoặc kết hợp khử khuẩn và lọc HEPA. Nếu không có, khí thoát ra phải đưa vào môi trường trống, không người qua lại.

11) Sàn nhà và tường (chiều cao từ sàn tối thiểu 2 m) cần ốp gạch men, dễ vệ sinh và khử khuẩn.

12) Góc tường nhà và sàn nhà nên thiết kế góc tù hoặc bo tròn, tránh góc cạnh để dễ vệ sinh, không đọng bẩn.

13) Cửa sổ làm bằng vật liệu dễ vệ sinh (kính, ít chi tiết, dễ lau rửa).

1.3.2. Thiết kế buồng cách ly cho bệnh viện tuyến quận, huyện

1) Các bệnh viện trong vùng có nguy cơ xảy ra dịch cần luôn dành một khu vực tại khoa lây hoặc một khu vực riêng biệt trong nội viện để tiếp nhận NB nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

2) Buồng cách ly cũng phải bố trí sao cho không gần nơi NB khác nằm, nơi nhiều người qua lại.

3) Khu cách ly có thể không có đầy đủ các buồng chức năng như các bệnh viện tuyến trên nhưng tối thiểu phải có các buồng sau:

+ Buồng khám, tiếp nhận NB.

+ Buồng cách ly điều trị NB nặng.

+ Buồng vệ sinh, xử lý dụng cụ (có thể nằm ngay trong buồng cách ly).

4. Khu cách ly cần có hệ thống thông khí cơ học hướng từ buồng cách ly ra vùng ít người qua lại, có cửa sổ thông thoáng với môi trường bên ngoài.

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

A: Nơi khử khuẩn

B: Tủ đựng PTPHCN, đồ vải và dụng cụ sạch

C: Túi đựng phương tiện PHCN sau sử dụng, chất thải, đồ vải bẩn

D: Bồn rửa tay có xà phòng, dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn

E: Cửa sổ mở ra ngoài, xa khu vực dân cư, không người qua lại

Hình 2. Sơ đồ buồng cách ly người nhiễm COVID-19

1.4. Sắp xếp giường bệnh trong buồng cách ly

Nếu có điều kiện, tốt nhất là bố trí mỗi người nhiễm COVID-19 vào một buồng cách ly riêng.

Nếu không có điều kiện hoặc khi có quá nhiều người nhiễm hoặc nghi ng nhiễm COVID-19 nhập viện thì bố trí NB nghi ngờ nhiễm vào cùng phòng (cách ly theo nhóm), NB xác định nhiễm COVID-19 vào cùng phòng. Người nghi ngờ nhiễm, chờ kết quả xét nghiệm một phòng. Khoảng cách giữa các giường tối thiểu là 2 mét để dự phòng lây truyền qua đường giọt bắn.

2. Danh mục các dụng cụ cần thiết cần có tại khu/buồng cách ly:

- Các phương tiện cần phải luôn có trong khu cách ly, buồng cách ly, được đó trên xe hoặc tủ tại buồng tiền phòng ngay trước buồng cách ly.

- Các khoa phòng, đơn vị có liên quan (như vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, vận chuyển NB...) đến chăm sóc và điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 cần phải mang đầy đủ phương tiện PHCN phù hợp với các hoạt động (ủng cao su, tạp dề, khẩu trang, kính...).

- Danh mục các dụng cụ, phương tiện PHCN phải luôn có sẵn ngay tại khu vực cách ly và phải được kiểm tra, bổ sung đủ hàng ngày. Lưu ý có đủ kích cỡ cho người sử dụng và cơ số tối thiểu phải có luôn sẵn sàng (xem Bảng 1).

Bảng 1. Phương tiện, dụng cụ cần luôn có sẵn tại khu/buồng cách ly (Tối thiểu hàng ngày khi có NB năm theo dõi và điều trị)

TT

Dụng cụ

Cơ số

 

Phương tiện PHCN

 

1

Găng tay sạch các cỡ

150

2

Bộ trang phục phòng hộ

30

3

Kính mt, tấm che mặt

30

4

Mũ che đầu

50

5

Bốt hoặc bao giày

30

6

Khẩu trang N95

20

7

Khẩu trang y tế

50

 

Dụng cụ cần thiết khác

 

1

Quần áo NB

05

2

Vải trải giường

05

3

Khăn lau tay dùng một lần hoặc khăn giấy

30

4

Thùng đựng khan

01

5

Xà phòng rửa tay và dung dịch VST chứa cồn

05

6

Giá để xà phòng và dung dịch VST chứa cồn

 

7

Găng tay vệ sinh

10

8

Khăn lau bề mặt và giấy thấm lau dịch vương vãi

05

9

Túi/thùng đựng chất thải các loại có in biểu tượng loại chất thải lây nhiễm

10/01

10

Túi đựng đồ vải bẩn

05

11

Thùng đựng đồ vải bẩn có nắp

01

12

Thùng đựng dụng cụ bn

01

13

Hóa chất khử khun ban đầu và vệ sinh

 

3. Thông khí

Tăng cường thông khí là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm COVID-19. Có 3 hình thức tăng thông khí:

3.1. Thông khí cơ học:

Tạo phòng thông khí áp lực âm qua việc đưa khí sạch vào phòng và hút khí ô nhiễm ra sao cho tạo được ít nhất 12 lần trao đổi khí mỗi giờ (ACH) và áp lực âm tối thiểu -3Pa. Khí thoát ra được đưa qua hệ thống lọc thô và lọc HEPA kết hợp với khử khuẩn bằng UVC.

3.2. Thông khí tự nhiên:

Không khí vào và ra khỏi phòng hoặc khu vực cách ly qua cửa chính hoặc cửa sổ. Buồng bệnh có 2 cửa sổ đối diện nhau, mở toàn bộ 2 cửa sổ sẽ đảm bảo thông khí trong buồng bệnh tối thiểu 12 ACH. Buồng bệnh khi sử dụng thông khí tự nhiên nên ở cuối chiều gió, có cửa sổ đối lưu 2 chiêu, cửa sổ mở hướng ra khu vực không có người qua lại.

3.3. Thông khí hỗn hợp:

Áp dụng thông khí tự nhiên kết hợp với dùng hệ thống quạt thải khí ra ngoài. Không thải khí ra nơi có nhiều người qua lại, vào hành lang hoặc các phòng khác. Khí thoát ra từ các quạt hút cần được khử khuẩn bằng UVC hoặc kết hợp khử khuẩn và lọc HEPA. Nếu không có, lưu ý chọn vị trí quạt hút sao cho khí thoát ta môi trường trống, không có người qua lại.

Cần tính toán công suất, số quạt hút và thải theo thể tích của buồng để đảm bảo thông khí ít nhất 12 ACH.

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN

Phương tiện PHCN là phương tiện thiết yếu để bảo vệ NVYT trước nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với máu, dịch tiết và giọt hô hấp mang các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khi tiếp xúc gần với NB. Phương tiện PHCN cũng được sử dụng để bảo vệ NB không bị nhiễm các vi sinh vật thường trú và vãng lai từ NVYT và môi trường trong bệnh viện. Việc mang phương tiện PHCN khi chăm sóc người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa lây nhiễm cho NVYT.

1. Mục đích

Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ NB sang NVYT, NB khác, khách thăm và phát tán ra môi trường xung quanh NB và cộng đồng.

2. Phạm vi áp dụng

Tất cả NVYT, người nhà NB, khách thăm, những người có tiếp xúc với người hoặc mẫu bệnh phẩm từ người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19

3. Nguyên tắc thực hiện

3.1. Nguyên tắc chung

- Sử dụng các phương tiện PHCN theo khuyến cáo của phòng ngừa chuẩn kết hợp với phòng ngừa theo đường lây truyền phù hợp với tình huống trong chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Đảm bảo luôn sẵn có cơ số phương tiện PHCN tại các khu vực cách ly, buồng đệm của phòng cách ly, phòng XN, khu vực xử lý rác thải, xử lý thi hài.

- Phương tiện PHCN chỉ hiệu quả khi được áp dụng cùng với những biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác như tổ chức quy trình sàng lọc, cách ly, vệ sinh môi trường bề mặt, quản lý chất thải.

- Cần tuân thủ đúng chỉ định và quy trình mặc và tháo bỏ phương tiện PHCN.

3.2. Nguyên tắc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

1. Luôn mang phương tiện PHCN khi tiếp xúc, thăm khám, chăm sóc cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

2. Thực hành mặc vào và tháo bỏ phương tiện PHCN phải được thực hiện thuần thục trước khi chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 và phải được giám sát bởi thành viên đã được đào tạo.

3. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện PHCN phù hợp với tình huống sắp thực hiện.

4. Mặc và tháo bỏ phương tiện PHCN trong buồng đệm trước khi vào và sau khi ra khỏi buồng cách ly. Tránh tiếp xúc hoặc điều chỉnh phương tiện PHCN trong buồng cách ly.

5. Phải đảm bảo phương tiện PHCN phủ kín toàn bộ cơ thể.

6. Thay găng khi chuyển từ NB này sang chăm sóc NB khác, thay găng nếu bị rách, VST trước khi mang găng mới.

7. Khi tháo phương tiện PHCN cần chú ý các nguyên tắc sau:

- Mặt ngoài phương tiện PHCN có mức độ nguy cơ nhiễm bẩn cao, khi tháo phải cuộn mặt ngoài vào trong, không được giữ phương tiện PHCN khi tháo.

- Mặt trước của phương tiện PHCN có nguy cơ lây nhiễm cao hơn mặt sau. Tránh đụng chạm tay vào mặt trước của phương tiện PHCN.

8. Phương tiện PHCN chỉ dùng một lần, là chất thải lây nhiễm, sau khi tháo phải bỏ ngay vào thùng chất thải lây nhiễm (thùng màu vàng). Thùng đựng chất thải phải đủ lớn và phải có nắp đậy tự động.

4. Các loại phương tiện phòng hộ cá nhân

4.1. Loại phương tiện phòng hộ cá nhân

Trên thực tế hiện nay có nhiều kiểu loại phương tiện PHCN, có thể xếp vào 2 loại sau:

Loại thứ nhất: Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu riêng biệt:

- Áo choàng chống thấm hoặc áo choàng có kèm tấm choàng chống thấm.

- Quần chống thấm.

- Tạp dề chống thấm.

- Khẩu trang y tế.

- Khẩu trang hiệu lực lọc cao (ví dụ N95).

- Kính bảo hộ hoặc tấm che mặt.

- Găng tay y tế.

- Mũ chụp tóc (loại trùm kín đầu và cổ).

- Bao giầy loại ống cao.

- Ủng cao su.

Loại 2: Loại quần liền, áo choàng và mũ trùm đầu:

- Bộ quần, áo choàng, mũ.

- Bao giầy loại ống cao.

- Tạp dề chống thấm.

- Khẩu trang y tế.

- Khẩu trang N95.

- Kính bảo hộ hoặc tấm che mặt.

- Găng tay y tế.

- Găng cao su.

- Bao giầy chống thấm loại ống cao.

- Ủng cao su.

4.2. Một số tiêu chí kỹ thuật

- Kính bảo hộ và tấm che mặt phải bó sát vào khuôn mặt và ngăn chặn không để dịch thấm vào (Hình 3 và Hình 4).

- Khẩu trang y tế đạt tiêu chuẩn, không thấm nước, có thanh kim loại giúp uốn khít sống mũi, ngăn chặn không khí, dịch bn đi qua.

- Khẩu trang có hiệu lực lọc cao (ví dụ khẩu trang đạt tiêu chuẩn N95 hoặc FFP2 hoặc tương đương).

- Găng tay: Khuyến cáo dùng găng làm bằng chất liệu nitrile hơn chất liệu latex, với kích thước phù hợp với tay của người sử dụng.

- Áo choàng có chiều dài đến giữa đùi, tay dài và cổ tay bo và tạp dề phải bằng chất liệu không thấm máu và dịch.

- Ủng cao su không thủng rách, kích cỡ phù hợp với chân của người sử dụng.

- Bao giầy cao đến gần gối, bằng chất liệu không thấm nước và, chống trượt.

- Mũ che đầu và cổ, có chỗ mở phía trước để tháo ra sau.

- Bộ quần áo mặc bên trong trước khi mang trang PHCN.

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

5. Quy trình mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân

5.1. Mang và tháo khẩu trang

5.1.1. Khẩu trang y tế:

* Kỹ thuật mang khẩu trang:

- Vệ sinh tay.

- Mở bao gói, lấy khẩu trang ra khỏi bao, một tay cầm vào 1 cạnh bên.

- Đặt khẩu trang lên mặt, mặt chống thấm (màu xanh) quay ra ngoài, mặt thấm hút (màu trắng) quay vào trong. 1 tay giữ mặt trước khẩu trang cố định trên mặt, 1 tay luồn 1 bên dây đeo qua tai sau đó làm ngược lại với bên kia.

- Dùng ngón 2 đầu ngón tay trỏ ấn chỉnh thanh kim loại trên mũi sao cho ôm sát sống mũi và mặt.

- 2 ngón tay cầm mép dưới của khẩu trang kéo nhẹ xuống dưới, đưa vào trong để khẩu trang bám sát vào mặt dưới cằm.

* Kỹ thuật tháo khẩu trang:

- Tháo dây đeo khẩu trang, tay không chạm vào khẩu trang, loại bỏ khẩu trang vào thùng thu gom chất thải theo đúng quy định.

- Vệ sinh tay.

5.1.2. Khẩu trang có hiệu lực lọc cao (ví dụ khẩu trang N95)

* Kỹ thuật mang khẩu trang:

- Vệ sinh tay.

- Mở bao gói, đặt khẩu trang vào lòng bàn tay, cạnh có kim loại ôm vào sống mũi, hướng ra trước, để dây đeo thả tự do dưới bàn tay.

- Đặt khẩu trang phía dưới cằm, phần che mũi hướng lên trên.

- Kéo dây trên qua đầu và đặt vào vùng chẩm, dây trên tai. Kéo dây dưới qua đầu và đặt vào sau gáy, dưới tai. Lưu ý không để hai dây bắt chéo nhau ở sau đầu.

- Kiểm tra và chỉnh lại dây đeo nếu bị xoắn, vặn.

- Đặt đầu ngón tay trỏ của 2 tay tại đỉnh sống mũi, ấn chỉnh phần che mũi sao cho khẩu trang ôm khít mũi.

- Kiểm tra độ kín của khẩu trang:

+ Thử nghiệm hít vào (âm tính): thở ra từ từ, nếu khẩu trang kín, áp lực âm làm cho khẩu trang bám sát vào khuôn mặt. Nếu khẩu trang không kín, không khí sẽ qua lỗ hở đi vào khẩu trang, cần điều chỉnh lại độ căng của dây đeo và làm lại thử nghiệm hít vào.

+ Thử nghiệm thở ra (dương tính): thở ra mạnh, nếu khẩu trang kín, áp lực dương tạo luồng không khí bên trong khẩu trang. Nếu khẩu trang không kín, cân điều chỉnh lại độ căng của dây đeo và làm lại thử nghiệm thở ra.

* Kỹ thuật tháo khẩu trang:

- Tháo dây dưới bằng cách cầm vào phần dây sau đầu, sau đó tháo dây trên qua đầu, không để tay chạm vào khẩu trang khi tháo.

- Vệ sinh tay.

5.1.3. Những lưu ý khi mang và tháo khu trang

- Đeo khẩu trang đúng chiều trên, dưới.

- Đeo khẩu trang đúng mặt trong, ngoài.

- Không chạm tay vào mặt trong khẩu trang khi đeo.

- Đặt khẩu trang cẩn thận để che kín miệng và mũi.

- Chỉnh gọng mũi và dây đeo để đảm bảo khẩu trang ôm sát sống mũi va khuôn mặt.

- Tay không chạm vào mặt trước khẩu trang khi loại bỏ khẩu trang.

- Sau khi loại bỏ hoặc bất cứ khi nào vô tình chạm vào khẩu trang đã sử dụng, cần làm sạch tay bằng dung dịch VST có chứa cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước.

- Thay khẩu trang sau mỗi khi thực hiện thủ thuật sạch/vô khuẩn, ngay khi thấy khẩu trang bị nhiễm bẩn hoặc bị ẩm/ướt hoặc sau mỗi ca làm việc.

- Không sử dụng lại khẩu trang đã qua sử dụng.

5.2. Trình tự mang phương tiện phòng hộ cá nhân

Bước 1: Vệ sinh tay.

Bước 2: Đi bốt/bao giầy.

Bước 3: Mặc quần và áo choàng (mang tạp dề nếu có chỉ định).

Bước 4: Mang khẩu trang.

Bước 5: Mang kính bảo hộ (đối với loại có gọng cài tai).

Bước 6: Đội mũ trùm kín tóc, đầu, tai, dây đeo khẩu trang.

Bước 7: Mang tấm che mặt hoặc kính bảo hộ (nếu là loại dây đeo ngoài mũ).

Bước 8: Mang găng sạch.

5.3. Trình tự tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân

5.3.1. Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu rời

Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải. Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải.

Bước 2: Vệ sinh tay.

Bước 3: Tháo bỏ áo choàng, cuộn mặt trong của áo choàng ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải.

Bước 4: Vệ sinh tay.

Bước 5: Tháo bỏ quần và ủng hoặc bao giầy cùng lúc, lộn mặt trong của quần ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch khử khuẩn.

Bước 6: Vệ sinh tay.

Bước 7: Tháo kính bảo hộ hoặc tấm che mặt.

Bước 8: Vệ sinh tay.

Bước 9: Tháo bỏ mũ trùm bằng cách luồn tay vào mặt trong mũ.

Bước 10: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).

Bước 11: Vệ sinh tay.

5.3.2. Loại bộ phòng hộ quần liền áo và mũ

Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải. Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải;

Bước 2: Vệ sinh tay.

Bước 3: Tháo kính bảo hộ hoặc tấm che mặt.

Bước 4: Vệ sinh tay.

Bước 5: Tháo bỏ mũ, áo, quần. Khi tháo để mặt trong của trang phục lộn ra ngoài và loại bỏ vào thùng gom chất thải.

Bước 6: Vệ sinh tay.

Bước 7: Tháo ủng hoặc bao giầy, lộn mặt trong ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch khử khuẩn.

Bước 8: Vệ sinh tay.

Bước 19: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).

Bước 10: Vệ sinh tay.

Chú ý: Tháo bỏ trang phục PHCN tại buồng đệm của khu, phòng cách ly.

6. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

- Khoa KSNK và phòng Điều dưỡng: chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, huấn luyện việc sử dụng phương tiện PHCN của NVYT.

- Nội dung giám sát:

+ Luôn có sẵn phương tiện PHCN tại buồng đệm của khu, phòng cách ly.

+ Nhân viên y tế sử dụng đủ và đúng phương tiện PHCN cần thiết.

+ Phân loại, thu gom, xử lý phương tiện PHCN đã qua sử dụng.

- Phương pháp giám sát: bằng quan sát trực tiếp và ghi phiếu giám sát.

VỆ SINH TAY

Vệ sinh tay là một trong những biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm COVID-19. Việc VST cần phải được thực hiện thường xuyên tất cả lúc, tất cả nơi theo đúng 5 thời điểm VST trong quá trình chăm sóc và điều trị NB.

Tất cả các cơ sở KBCB cần phải:

1. Trang bị phương tiện vệ sinh tay

Tăng cường bổ sung đầy đủ phương tiện VST tại tất cả các khu vực có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

1.1. Phương tiện vệ sinh tay với xà phòng và nước sạch

- Các bồn VST phải được bố trí trong buồng cách ly, buồng đệm, buồng hành chính, nơi pha chế dịch, thuc, bung xét nghiệm, bung dinh dưỡng, nơi xử lý chất thải, đồ vải bẩn, nhà đại thể thuận tiện cho NB và NVYT sử dụng.

- Các bồn VST có đầy đủ dung dịch xà phòng, nước sạch, thùng đựng khăn lau tay (bằng vải hoặc giấy) dùng một lần.

Một s quy định cụ thể:

- Bồn VST phải đủ sâu để tránh nước bắn ra bên ngoài và bắn vào người rửa, không có góc cạnh, bề mặt nhẵn, không có vết cáu bẩn và ứ đọng nước. Chiều cao của bồn phù hợp với chiều cao của người VST.

- Vòi nước: gắn cố định vào trong tường. Khóa vòi nên sử dụng loại tự động, đạp chân hoặc có cần gạt.

- Hệ thống nước: nước máy, đường dẫn nước nên đặt chìm vào trong tường, nhưng phải dễ cho lắp đặt, vệ sinh, khử khuẩn khi cần thiết.

- Xà phòng và giá để xà phòng VST: tốt nhất là xà phòng dạng dung dịch, chứa trong bình kín, có bơm định lượng chuẩn, lắp đặt phù hợp. Nếu dùng xà phòng bánh thì cần để trong hộp có nắp đậy kín, để nơi khô ráo, tránh nước bắn.

- Khăn lau tay sử dụng một lần: có thể bằng giấy dùng một lần hoặc khăn sợi bông tái sử dụng để trong hộp cấp khăn, kín, dễ lấy khăn ra.

- Thùng đựng khăn bẩn: thiết kế sao cho thao tác bỏ khăn vào thùng được dễ dàng, không phải đụng chạm tay vào nắp.

 

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hình 9: Rửa tay dưới vòi nước chảy

1.2. Phương tiện vệ sinh tay có chứa còn/cồn trong chlorhexidin

- Trang bị lọ (chai) dung dịch khử khuẩn tay có chứa cồn có nồng độ từ 60% - 80% hoặc cồn trong chlorhexidin ở tất cả những khu vực chăm sóc NB, mỗi đầu giường NB nặng, NB cấp cứu. Trên các xe tiêm, xe thay băng, bàn khám bệnh. Trên tường ngay cạnh lối (cửa) vào buồng bệnh, phòng đệm, phòng cách ly, trước cửa thang máy, hành lang... nơi có nguy có phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể NB.

- Cần phải thường xuyên thay và vệ sinh các bình chứa dung dịch cồn khử khuẩn tay và đảm bảo bình luôn sẵn có tại những vị trí đã quy định.

- Chai đựng dung dịch cồn VST, có bơm định chuẩn, có giá gắn cố định vào tường hoặc treo các đầu giường NB, trước cửa buồng bệnh, xe tiêm...

2. Chỉ định vệ sinh tay

2.1. Vệ sinh tay với xà phòng và nước sạch

- Bất cứ khi nào bàn tay có dính máu và dịch cơ thể có thể nhìn thấy được bằng mắt, trong quá trình chăm sóc, điều trị NB (làm thủ thuật xâm lấn, chăm sóc vệ sinh thân thể NB, xử lý dụng cụ bẩn, chất thải,...) mặc dù có mang găng tay và nghi ngờ thủng găng hoặc tháo bất cẩn làm tiếp xúc với nguồn nhiễm.

- Vệ sinh tay bằng xà phòng và nước cũng cần được thực hiện trước và sau buổi làm việc, sau khi đi vệ sinh, sau thu gom đồ vải, dụng cụ, chất thải...

2.2. Vệ sinh tay với dung dịch có chứa cồn

- Chỉ VST với dung dịch có chứa cồn khi bàn tay khô, không dính máu và dịch cơ thể có thể nhìn thấy được bằng mắt, trong chăm sóc, điều trị, sau khi tháo bỏ phương tiện PHCN.

- Tại những nơi không thể lắp đặt bồn rửa tay và những nơi các thao tác chăm sóc không có nguy cơ dính máu và dịch cơ thể NB bằng mắt thường có thể phát hiện được.

- Chỉ định VST với dung dịch có chứa cồn: tương tự như trong VST với xà phòng và nước nếu không có dính máu và dịch cơ thể có thể nhìn thấy.

- Thời điểm NVYT cần VST: 5 thời điểm bắt buộc NVYT phải tuân thủ nghiêm ngặt VST (theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới).

1. Trước khi tiếp xúc với NB

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

2. Trước khi làm thủ thuật vô trùng

3. Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ th

4. Sau khi tiếp xúc NB

5. Sau khi đụng chạm vào những vùng xung quanh NB

Hình 10. Các thời điểm VST khi chăm sóc người bệnh

+ Ngoài ra cần phải VST trong một số trường hợp sau:

• Trong quy trình mặc và tháo phương tiện PHCN.

• Trước khi mang găng tay.

• Khi chuyển chăm sóc từ nơi nhiễm sang nơi sạch trên cùng NB.

• Trước khi kết thúc công việc tại khu vực cách ly đi ra bên ngoài.

• Trước khi trở về gia đình.

3. Kỹ thuật

3.1. Vệ sinh tay bằng xà phòng và nước (Hình 11)

- Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau cho sủi bọt.

- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay bàn tay kia và ngược lại.

- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.

- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

- Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy.

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hình 11: Kỹ thuật VST với xà phòng và nước sạch

3.2. Vệ sinh tay với dung dịch có chứa cồn (Hình 12)

- Bước 1: Lấy 3ml - 5ml dung dịch VST có chứa cồn/cồn trong chlorhexidin và chà hai lòng bàn tay vào nhau.

- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.

- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

- Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại cho đến khi bàn tay khô.

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hình 12: Kỹ thuật VST với dung dịch có chứa cồn (20 giây-30 giây)

Ghi chú:

- Cắt ngắn móng tay.

- Tháo bỏ toàn bộ trang sức trên bàn tay (nhẫn, vòng đeo tay, đồng hồ...).

- Kỹ thuật tương tự như VST với xà phòng và nước. Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần.

Xem thêm Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

XỬ LÝ DỤNG CỤ

Tất cả các dụng cụ sau khi sử dụng cho chăm sóc và điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 đều là những dụng cụ có nguy cơ lây nhiễm, nêu không được xử lý đúng quy trình sẽ có nguy cơ phát tán và lây nhiễm cho NVYT và cộng đồng.

1. Mục đích

- Nhân viên thực hiện xử lý dụng cụ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn các dụng cụ sau chăm sóc và điều trị NB đúng quy định.

- Bảo đảm an toàn cho NB, NVYT và cộng đồng.

2. Nguyên tắc

- Thiết bị và dụng cụ y tế chuyên dụng khi sử dụng trong chăm sóc và điều trị NB tốt nhất là dùng một lần (ví dụ: như các dụng cụ hỗ trợ hô hấp như ống hút đờm, mask khí dung, dây máy thở, bộ chăm sóc răng miệng...). Dụng cụ tái sử dụng đều phải được xử lý theo đúng quy định của BYT.

- Tất cả các thiết bị và dụng cụ y tế dùng một lần nhưng xử lý dùng lại cần phải được làm sạch, khử khuẩn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và quy định của BYT.

- Bảo đảm dụng cụ và thiết bị dùng cho NB được xử lý, khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng quy trình, đảm bảo chức năng hoạt động của dụng cụ và luôn được cung cấp đầy đủ, sẵn sàng.

- Bảo đảm có đầy đủ quy trình hướng dẫn khử khuẩn cho tất cả các dụng cụ và phương tiện chăm sóc NB tại nơi phát sinh và nơi xử lý dụng cụ.

- Cung cấp đầy đủ phương tiện, hóa chất, vật tư tiêu hao, phương tiện PHCN cho người xử lý (nhất là kính bảo hộ, tấm che mặt, áo choàng không thấm nước, găng tay cao su dài quá khuỷu tay, ủng cao su).

- Nhân viên làm công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn phải được huấn luyện, có chứng chỉ đào tạo về khử khuẩn tiệt khuẩn.

- Việc khử khuẩn, tiệt khuẩn phải được kiểm tra, giám sát chất lượng dụng cụ (test thử, hồ sơ lưu trữ), đảm bảo sự an toàn cho NVYT, môi trường, khi thu gom, vận chuyển và xử lý làm sạch, khử khuẩn.

- Thống kê, báo cáo việc xử lý, cung cấp các dụng cụ chăm sóc và điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

3.1. Đối tượng áp dụng

- Nhân viên xử lý dụng cụ (tại khu vực cách ly, đơn vị lâm sàng, cận lâm sàng liên quan tới chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 và đơn vị tiệt khuẩn trung tâm).

- Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc tại các đơn vị chăm sóc điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

3.2. Phạm vi áp dụng

- Khu/phòng cách ly.

- Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm/khoa KSNK.

- Khu vực tiếp nhận, phân loại, thăm khám người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

4. Phương tiện

4.1. Phương tiện khử khuẩn, tiệt khuẩn

- Phương tiện PHCN: khẩu trang, găng tay cao su và tạp dề chống thấm nước, kính bảo hộ hoặc tấm che mặt, ủng (những vùng có chỉ định).

- Cung cấp đủ nước sạch.

- Thùng ngâm dụng cụ có nắp đậy, có dung tích phù hợp với các loại dụng cụ.

- Bồn rửa dụng cụ (làm bằng vật liệu dễ làm sạch và khử khuẩn).

- Máy rửa dụng cụ.

- Máy tiệt khuẩn hơi nước, tủ sấy khô.

- Máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp (ETO, Plasma...)

4.2. Hoá chất

- Dung dịch làm sạch: các chất tẩy rửa/enzyme, chất khử khuẩn chứa enzyme.

- Dung dịch khử khuẩn mức độ trung bình:

+ Các hợp cht Clo: Sodium hypochloric: Presept, Javel, Chloramin B...

+ Hợp chất có chứa Enzym: Cidexzym...

- Dung dịch khử khuẩn bậc cao: glutaraldehyde ≥ 2%, orthophthaldehyde 0,55%, Peracetic acid...

4.3. Nước: Nước sạch, nước vô khuẩn.

5. Cách thc hin

5.1. Tại khu vực/buồng cách ly

5.1.1. Chuẩn bị

- Nhân viên xử lý dụng cụ mang đầy đủ phương tiện PHCN (khẩu trang, găng tay cao su và tạp d chng thm nước, kính bảo hộ/tâm che mặt) trước khi xử lý dụng cụ.

- Chuẩn bị đủ dụng cụ, phương tiện cho làm sạch, khử khuẩn:

+ Bồn rửa dụng cụ - máy rửa dụng cụ.

+ Hóa chất.

+ Dụng cụ làm sạch (cọ, bàn chải, cây làm sạch ống...).

+ Nước sạch, nước vô khuẩn.

5.1.2. Quy trình thực hiện

Pha hóa chất làm sạch và khử khuẩn theo đúng hướng dẫn

- Dụng cụ ngay sau khi sử dụng cho NB, NVYT phải xử lý ngay:

Ngâm ngập dụng cụ vào dung dịch làm sạch (tẩy rửa) hoặc dung dịch enzym và sau đó ngâm vào dung dịch khử khuẩn mức độ trung bình theo đúng quy định về thời gian, nồng độ dung dịch (xem Phụ lục 4).

+ Xả sạch hoá chất dưới vòi nước sạch. Làm sạch dụng cụ dưới mặt nước.

- Để khô/sấy dụng cụ, cho vào thùng kín có ghi tên dụng cụ người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 và khi đưa ra ngoài phải bỏ vào trong bao/hộp màu vàng mới chuyển đi.

- Trước khi chuyển phải gọi điện báo có chuyển dụng cụ tới đơn vị tiệt khuẩn trung tâm/khoa KSNK.

5.2. Tại trung tâm tiệt khuẩn, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Phải bố trí khu vực tiếp nhận và xử lý ngay các dụng cụ từ khu vực cách ly đưa xuống, ưu tiên làm ngay, xử lý riêng giúp ngăn ngừa phát tán và lây nhiễm trong khu vực và sang khoa khác.

5.2.1. Chuẩn bị phương tiện

- Bố trí phương tiện và người xử lý riêng dụng cụ của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại khu vực cách ly nếu có thể được.

- Nhân viên xử lý dụng cụ mang đầy đủ phương tiện PHCN trước khi xử lý dụng cụ (gồm: khẩu trang, găng tay cao su và tạp dề chống thấm nước, kính bảo hộ/tấm che mặt).

- Chuẩn bị đủ dụng cụ, phương tiện cho làm sạch, khử khuẩn:

+ Bồn làm sạch dụng cụ - máy làm sạch dụng cụ.

+ Hóa chất.

+ Dụng cụ làm sạch (cọ, bàn chải, cây làm sạch các lòng ống...).

+ Nước sạch, nước tiệt khuẩn.

+ Máy rửa, làm sạch và khử khuẩn dụng cụ đa năng (có thể rửa nhiều loại dụng cụ kim loại và dụng cụ nhựa hỗ trợ đường thở).

+ Máy tiệt khuẩn hơi nước cho dụng cụ chịu nhiệt.

+ Máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp.

5.2.2. Quy trình thực hiện

* Trường hợp làm sạch và khử khuẩn bằng tay (không có máy rửa và khử khuẩn dụng cụ):

- Dụng cụ cần tháo rời được mở các khớp, chỗ nối và cho vào các khay, giá để dụng cụ theo đúng quy định của nhà sản xuất.

- Pha hóa chất khử khuẩn theo đúng hướng dẫn (Phụ lục 4).

- Ngâm ngập ngay dụng cụ vào dung dịch khử khuẩn đã được pha theo đúng nồng độ và thời gian đã quy định.

- Cọ rửa và làm sạch dụng cụ dưới mặt nước của bồn ngâm dụng cụ đánh chải nhẹ tay tránh văng bắn.

- Xả sạch hóa chất dưới vòi nước chảy.

- Làm khô dụng cụ (tủ sấy, lau khô).

- Ngâm, xịt chất bôi trơn để bảo vệ dụng cụ.

- Chuyển các dụng cụ sang khu vực đóng gói (dán nhãn, test kiểm chuẩn, ghi hạn sử dụng) và chuyển tiệt khuẩn.

Làm sạch và khử khuẩn bằng máy chuyên dụng

- Dụng cụ cần tháo rời được mở các khớp, chỗ nối và cho vào các khay, giá để dụng cụ theo đúng quy định của nhà sản xuất.

- Cài đặt chương trình rửa của máy (dụng cụ chịu nhiệt và không chịu nhiệt).

+ Dụng cụ chịu nhiệt: xà phòng, nước, nhiệt độ 90°C.

+ Dụng cụ không chịu nhiệt: xà phòng, nước, nhiệt độ < 50°C.

+ Hóa chất: theo khuyến cáo của nhà sản xuất máy và dụng cụ.

+ Cho dung dịch bôi trơn vào máy.

- Cho máy hoạt động theo chương trình đã cài đặt.

- Kết thúc chu trình, lấy dụng cụ ra khỏi máy đóng gói theo quy định.

- Trong trường hợp máy rửa không có chế độ làm khô: đưa dụng cụ vào máy sấy khô hoặc làm khô bằng lau tay với các tấm vải khô, sạch trước khi đóng gói,

- Tiến hành quy trình tiệt khuẩn.

- Dụng cụ sau tiệt khuẩn phải được lưu trữ trong tủ kín có cửa và phòng lưu trữ thoáng mát (tốt nhất là phòng sạch có máy lạnh duy trì nhiệt độ 20°C-22°C, độ ẩm <60%).

- Phân phát theo yêu cầu hàng ngày của khu vực chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

Chú ý:

- Sau khi kết thúc công việc, nhân viên xử lý dụng cụ ở mỗi vùng phải cởi bỏ phương tiện PHCN và VST mới được đi sang khu vực khác.

- Vệ sinh khu vực xử lý dụng cụ mỗi cuối ca/ngày làm việc.

6. Kiểm tra giám sát tuân thủ quy trình làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn

Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng thường xuyên kiểm tra giám sát việc tuân thủ nghiêm ngặt:

- NVYT có đầy đủ phương tiện, vật tư tiêu hao, hóa chất và phương tiện PHCN khi xử lý dụng cụ.

- Giám sát quy trình là sạch, khử, tiệt khuẩn ngay tại khu vực phát sinh dụng cụ bẩn (phòng khám, cách ly, xét nghiệm..).

- Giám sát quy trình mặc/loại bỏ phương tiện PHCN của NVYT làm việc tại khu vực có liên quan đến những NB này.

- Lưu danh sách NVYT làm việc xử lý dụng cụ, thường xuyên theo dõi và giám sát phát hiện những dấu hiệu lây nhiễm.

Xem thêm Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

XỬ LÝ ĐỒ VẢI

1. Mục đích

- Nhân viên y tế tuân thủ đúng quy trình xử lý đồ vải của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Bảo đảm an toàn cho người bệnh, NVYT, người nhà người bệnh, khách thăm và cộng đồng.

2. Các nguyên tắc và quy định chung

- Không giũ, đổ, đếm đồ vải thu gom từ quá trình chăm sóc và điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Đồ vải sau khi thu gom phải được gói kín, vận chuyển ngay xuống nhà giặt bằng phương tiện riêng và phải được giặt ngay, giặt riêng không ngâm, không lưu đồ vải bẩn.

- Đồ vải của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại khu vực thăm khám, buồng bệnh, buồng cách ly sau khi sử dụng phải được thu gom vào túi màu vàng có dán hoặc ghi rõ “Đồ vải có nguy cơ chứa COVID-19”.

- Túi đựng đồ vải phải không rách, không thủng và không thấm nước.

- Nhân viên thu gom, vận chuyển và xử lý đồ vải bẩn phải tuân thủ việc mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ theo đúng hướng dẫn. Tuân thủ VST.

- Giặt đồ vải bằng máy với chế độ nhiệt cao và hóa chất. Trong trường hợp không có máy giặt, phải giặt bằng tay đồ vải cần được ngâm hóa chất khử khuẩn trước khi giặt với nồng độ Clo hoạt tính 0,05% (xem Phụ lục 4).

- Giặt, sấy hoặc phơi khô theo đúng quy trình xử lý đồ vải lây nhiễm.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

3.1. Đối tượng áp dụng

- Nhân viên nhà giặt, nhân viên thu gom vận chuyển đồ vải.

- Nhân viên tại khu cách ly hoặc buồng cách ly, nơi tiếp nhận NB.

3.2. Phạm vi áp dụng

- Buồng bệnh, phòng cách ly.

- Nhà giặt.

- Khu vực khác có liên quan đến đồ vải của người người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

4. Phương tiện

- Máy giặt có chế độ giặt nhiệt độ 60°C-70°C, máy sấy khô.

- Túi màu vàng loại không thủng, có dây buộc và ký hiệu đồ vải lây nhiễm nguy cơ cao (đồ vải người bệnh COVID-19), thùng màu vàng, xe chuyên chở đồ vải lây nhiễm riêng.

- Phương tiện PHCN cho nhân viên thu gom, vận chuyển và giặt.

- Hóa chất giặt: Xà phòng, chất tẩy, chất khử khuẩn (Javel, Cloramin B).

5. Thực hiện

5.1. Tại buồng bệnh/buồng cách ly

- Nhân viên thu gom đồ vải bẩn phải mang đầy đủ phương tiện PHCN theo quy định trước khi thực hiện và VST sau khi kết thúc công việc.

- Đồ vải trong phòng bệnh/khu vực cách ly phải được thu gom vào túi màu vàng chống thấm đặt trong thùng có nắp đậy kín và buộc kín trước khi chuyển đến nhà giặt.

- Đồ vải dùng một lần: Áo choàng, mũ, khẩu trang, bao giầy đều được bỏ vào túi màu vàng, và cho vào thùng có nắp đậy và buộc chặt miệng túi khi chuyển xuống nhà lưu giữ chất thải y tế lây nhiễm để thiêu hủy.

- Tất cả túi đựng đồ vải khi chuyển ra ngoài phải cho vào một bao khác rồi chuyển nhà giặt, bao ghi nhãn “Đồ vải có nguy cơ chứa COVID-19”.

- Nhân viên nhà giặt đến lấy theo giờ đã quy định hoặc đột xuất theo yêu cầu.

5.2. Tại nhà giặt

- Đồ vải sau khi thu gom về nhà giặt được cho ngay vào máy giặt ngay và giặt, theo chế độ giặt hóa chất hoặc xà phòng với nhiệt độ 60°C-70°C. Ngâm đồ vải của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 đã sử dụng vào dung dịch hóa chất; chứa 0,01%-0,05% Clo hoạt tính tùy mức độ ô nhiễm của đồ vải trong tối thiểu 20 phút trước khi giặt. Với những cơ sở giặt bằng máy giặt thì sử dụng luôn máy giặt để ngâm đồ vải.

- Tốt nhất là sấy khô, nếu không có điều kiện có thể phơi quần áo tại nơi riêng, cao ráo, có nhiều ánh nắng.

- Đồ vải sau khi phơi đem vào phải được là phẳng để vào tủ kín, khô ráo.

Lưu ý: với những nơi không có máy giặt, đồ vải sau khi chuyển đến được đổ ngay vào bồn ngâm đồ vải đã có hóa chất khử khuẩn (Clo hoạt tính ở nồng độ 0,01%-0,05%) trong thời gian tối thiểu là 20 phút trước khi giặt.

Nhân viên thực hiện quy trình giặt tay phải tuân thủ nghiêm ngặt mang trang phục PHCN trong suốt quá trình giặt và sau khi kết thúc tháo bỏ trang phục PHCN và VST.

5.3. Bảo quản và cấp phát đồ vải

- Đồ vải dùng cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải được bảo quản trong tủ kín hoặc để vào kệ sạch trong kho, sử dụng theo số lượng và chủng loại nhu cầu.

- Khu vực cách ly, buồng khám người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID- 19 phải lên danh mục, cơ số đồ vải và báo trước cho nhà giặt.

- Một cơ số đồ vải sạch (ít nhất là cơ số gấp 3) được bảo quản tại khu cách ly để tiện cho việc sử dụng hàng ngày.

6. Kiểm tra và giám sát

- Khoa KSNK, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm túc quy trình thực hiện xử lý đồ vải bẩn (từ phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý).

- Nội dung giám sát:

+ Phương tiện cho xử lý đồ vải bẩn (túi, thùng đựng, xe vận chuyển).

+ Quy trình hướng dẫn và kỹ thuật thực hiện xử lý đồ vải.

+ Rửa tay và vệ sinh các dụng cụ sau khi kết thúc công việc.

+ Hoá chất dùng trong xử lý đồ vải.

+ Phương tiện PHCN cho NVYT.

+ Quy trình sử dụng phương tiện PHCN.

XỬ LÝ DỤNG CỤ ĂN UỐNG

1. Mục đích

- Nhân viên khoa dinh dưỡng tuân thủ đúng quy trình cung cấp và xử lý dụng cụ ăn uống của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Bảo đảm an toàn cho NB, NVYT, thân nhân, khách thăm và môi trường.

2. Nguyên tắc thực hiện

- Tất cả đồ dùng sau khi sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống và thực phẩm dư thừa của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 đều có nguy cơ lây nhiễm cần phải xử lý như chất thải lây nhiễm. Tuyệt đối không được sử dụng vào mục đích khác (tưới cây, nuôi gia súc, gia cầm...).

- Tốt nhất là sử dụng các dụng cụ dùng một lần và sau đó thu gom vận chuyển, tiêu hủy ngay sau khi sử dụng như chất thải y tế lây nhiễm.

- Dụng cụ đựng thức ăn, nước uống dùng riêng cho mỗi NB, thu gom xử lý riêng cho từng NB.

- Trong trường hợp không có dụng cụ dùng một lần, việc tái sử dụng dụng cụ sử dụng phải tuân thủ nghiêm việc khử khuẩn các dụng cụ tái sử dụng giống như quy trình khử khuẩn và tiệt khuẩn các dụng cụ dùng cho chăm sóc và điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19; NVYT; nhân viên khoa dinh dưỡng trực tiếp chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

4. Phương tiện

- Phương tiện PHCN phòng lây nhiễm do tiếp xúc.

- Chậu rửa/Lavabo, xà phòng.

- Xô, thùng đựng dung dịch khử khuẩn theo quy định, có nắp đậy chống bay hơi.

- Hóa chất khử khuẩn pha đúng nồng độ 0,05% (500 ppm) Clo hoạt tính.

5. Cách thực hiện

5.1. Sử dụng các dụng cụ dùng một lần

- Người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 sau khi ăn, uống xong, dụng cụ và thực phẩm còn thừa phải được bỏ vào trong thùng đựng chất thải lây nhiễm trong phòng cách ly.

- Nhân viên vệ sinh thu gom, xử lý chất thải này như chất thải y tế lây nhiễm.

5.2. Sử dụng những dụng cụ tái sử dụng

- NVYT phải hướng dẫn người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải bỏ các dụng cụ sau khi sử dụng xong vào thùng thu gom dụng cụ tái sử dụng, thức ăn thừa cho vào thùng đựng chất thải lây nhiễm.

- NVYT thu gom dụng cụ tái sử dụng đặt vào trong thùng kín có dán nhãn dụng cụ ăn uống của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 sau đó chuyển xuống khoa dinh dưỡng (hoặc khoa KSNK) và được xử lý đúng quy trình cho dụng cụ lây nhiễm.

- Khi thực hiện xử lý dụng cụ ăn uống nhân viên cần sử dụng trang phục phòng hộ theo hướng dẫn.

- Các chất lỏng từ thức ăn, nước uống còn thừa, thu gom như chất thải lây nhiễm của khu vực cách ly đúng quy định trước khi vận chuyển đến nơi xử lý.

- Vận chuyển dụng cụ tái sử dụng đến nơi xử lý dụng cụ tập trung, đựng trong túi, thùng có nắp đậy kín an toàn. Không ôm vác trên tay, vai bằng tay trần.

- Ngâm khử khuẩn dụng cụ đựng thức ăn, nước uống sau khi sử dụng trong dung dịch có hoạt chất Clo 0,05% hoạt hóa trong 10 phút - 20 phút. Lưu ý ngâm ngập hoàn toàn dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn. Trong trường hợp không có hoá chất khử khuẩn có thể đun sôi 10 phút.

- Khuyến khích sử dụng máy rửa dụng cụ tự động có cửa kín và chạy chu trình hóa chất và nhiệt độ sau đó sấy khô tự động cho các loại dụng cụ (bao gồm nhiều loại dụng cụ khác nhau) dùng cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

6. Kiểm tra, giám sát

Khoa KSNK, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình:

- Giám sát quy trình sử dụng phương tiện PHCN khi xử lý dụng cụ tái sử dụng.

- Giám sát quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng.

Xem thêm Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

VỆ SINH KHỬ KHUẨN BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG

1. Mục đích

- Nhân viên vệ sinh tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh môi trường khu vực tiếp nhận, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Cắt đứt đường lây truyền qua đường tiếp xúc của COVID-19.

- Đảm bảo an toàn cho NB, NVYT và cộng đồng.

2. Nguyên tắc thực hiện

B mặt khu vực sàng lọc, cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID- 19 phải được làm sạch, khử khuẩn theo một số nguyên tắc sau:

- Tất cả bề mặt tại khu vực sàng lọc, khu vực cách ly và điều trị nhìn rõ hay không nhìn rõ có dính máu, dịch tiết, chất thải từ người nhiễm hoặc nghi ngờ 1 nhiễm COVID-19 đều phải được làm sạch và lau khử khuẩn tối thiểu ngày 2 lần và khi cần (sau khi khám, làm xét nghiệm, làm thủ thuật, vương vãi máu và dịch, sau chuyn/ra viện, tử vong).

- Tất cả bề mặt (trong khu vực cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, bao gồm cả bề mặt các thiết bị chăm sóc, phương tiện vận chuyển phải được làm sạch, lau khử khuẩn bằng các hoá chất khử khuẩn được BYT cấp phép.

- Nhân viên y tế khi thực hiện làm sạch, khử khuẩn các bề mặt liên quan đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc, kỹ thuật vệ sinh bề mặt và các biện pháp phòng ngừa theo đường lây truyền.

- Nhân viên thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường khu vực điều trị, cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải được tập huấn các quy trình làm sạch, khử khuẩn bề mặt và cách sử dụng đúng đầy đủ phương tiện PHCN khi thực hiện.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

- Tất cả NVYT làm công tác vệ sinh môi trường ở tất cả các khu vực có liên quan tới chăm sóc, điều trị người nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm COVID-19.

- Tất cả các bề mặt phương tiện, đồ dùng liên quan đến NB, giường, tủ bàn, ghế, nhà vệ sinh... trong khu vực sàng lọc, tiếp nhận, buồng bệnh cách ly, nơi giặt là, thu gom chất thải, nơi xử lý dụng cụ tái sử dụng, phương tiện vận chuyển có liên quan tới chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

4. Phương tiện

- Phương tiện PHCN (xem phần Sử dụng các phương tiện PHCN).

- Quy trình thực hiện, bảng hướng dẫn pha hoá chất trên xe để phương tiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường.

- Xà phòng rửa tay.

- Hóa chất làm sạch và khử khuẩn đã pha theo đúng quy định (có thể dùng dạng xịt cầm tay dùng cho những bề mặt khó lau bằng khăn) có Clo hoạt tính nồng độ 0,05%, khăn lau tẩm dung dịch khử khuẩn hoặc các hóa chất diệt khuẩn thích hợp khác được BYT cấp phép.

- Dung dịch khử khuẩn bề mặt có Clo hoạt tính 0,5% hoặc các hóa chất khử khuẩn khác được Bộ Y tế cấp phép cho vệ sinh bề mặt có đám máu, dịch, chất nôn, chất bài tiết.

- Giẻ lau sạch chuyên cho khu vực sàng lọc và cách ly, cây lau nhà, xô chứa hóa chất và xô gom.

5. Kỹ thuật thực hin

- Chia khu vực làm hai, có biển báo tránh trơn trượt, ướt trước khi lau vệ sinh sàn nhà, sảnh, cầu thang,

- Lau theo đường zíc zắc, từ trên xuống, từ trong ra ngoài và từ vùng sạch nhất đến vùng kém sạch.

- Khi dùng hóa chất dạng xịt, nên xịt hóa chất vào khăn sau đó lau; nếu lau nền nhà, phun thấp, xịt đến đâu lau đến đó. Không xịt khi có NB.

6. Cách thực hiện

- Bước 1: chuẩn bị đủ phương tiện làm sạch, khử khuẩn (thùng/xô chứa dung dịch khử khuẩn, giẻ lau, cây lau sàn...) sử dụng riêng phương tiện cho các khu vực cách ly (hành chính, buồng bệnh cách ly, khu vệ sinh, khu xử lý dụng cụ, đồ vải...).

- Bước 2: Người thực hiện vệ sinh môi trường mang phương tiện PHCN theo đúng hướng dẫn trước khi vào khu vực cách ly và trong suốt quá trình thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường khu cách ly (xem phần Sử dụng phương tiện PHCN).

- Bước 3: Lau ẩm và thu gom chất thải vào các bao và thùng đựng chất thải lây nhiễm theo đúng quy định trước khi lau khử khuẩn.

- Bước 4: Thực hiện lau khử khuẩn định kỳ bằng dung dịch khuẩn với nồng độ quy định (có nồng độ Clo hoạt tính 0,05%) để khô 10 phút và lau lại nước sạch tránh hoá chất tồn lưu ảnh hưởng tới NB. Tần suất lau ở tất cả các bề mặt trong khu vực cách ly tối thiểu 2 lần/ngày và khi có yêu cầu. Áp dụng đúng quy trình lau 2 xô (một xô nước sạch, một xô dung dịch khử khuẩn) và mỗi lần lau là một giẻ sạch, không giặt lại trong các xô, mỗi giẻ lau không quá 20 m2. Khi lau cần phải chú ý:

+ Với các bề thường xuyên có tiếp xúc (xe tiêm, xe vận chuyển đồ vải dụng cụ, tay nắm cửa...) cần lau khử khuẩn ngay sau mỗi lần sử dụng hoặc có tiếp xúc.

+ Loại bỏ ngay và lau lại bằng dung dịch khử khuẩn có nồng độ Clo hoạt tính 0,5% mỗi khi thấy bề mặt có dính máu, dịch tiết, phân, chất nôn của NB. Thời gian hóa chất tiếp xúc với bề mặt môi trường ít nhất 10 phút.

- Bước 5: Thu gom các dụng cụ sau khi vệ sinh môi trường để làm sạch và khử khuẩn trước khi đưa chúng ra khỏi khu vực buồng bệnh cách ly. Bao gồm chất thải phải được cô lập (xem phần Xử lý chất thải, trang 54), giẻ lau cho vào túi cô lập chuyển xuống nhà giặt (Xem thêm hướng dẫn vận chuyển đồ vải và chất thải, lây nhiễm ra khỏi khu vực cách ly).

- Bước 6: Nhân viên y tế cởi bỏ trang phục PHCN và VST bằng dung dịch xà phòng ngay sau khi kết thúc công việc vệ sinh môi trường.

Lưu ý: Bàn tay NVYT có tiếp xúc trực tiếp với máu, chất tiết, chất thải NB và sau khi tháo phương tiện PHCN phải được rửa tay với xà phòng và nước.

5.1. Vệ sinh khử khuẩn bề mặt hàng ngày

Quy trình thực hiện giống như trên và cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định:

- Vệ sinh hai lần mỗi ngày và khi có yêu cầu. Nên có bảng theo dõi các bề mặt đã được khử khuẩn mỗi ngày.

- Với mỗi lần vệ sinh, cần lau khử khuẩn các bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn trước khi lau lại bằng dung dịch làm sạch, cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn từ khu vực ít ô nhiễm (khu vực hành chính) tới khu vực ô nhiễm nhiều (buồng cách ly), các bề mặt phương tiện thiết bị trước khi khử khuẩn và làm sạch sàn nhà.

- Sử dụng hóa chất khử khuẩn diệt được COVID-19 cho tất cả các bề mặt trong phòng và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn. Ví dụ ít nhất 10 phút với các hợp chất có Clo hoạt tính 0,05% (500 ppm).

Lưu ý: không mang các dụng cụ vệ sinh tại khu vực cách ly ra nơi khác, tải lau được thu gom xử lý riêng tránh lây nhiễm COVID-19 ra khu vực khác trong bệnh viện.

5.2. Vệ sinh sau khi người bệnh ra viện/chuyển viện/tử vong

- Chuyển NB cách ly khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn lần cuối.

- Thu gom các dụng cụ bẩn, đồ vải tái sử dụng vào các thùng/túi theo quy định về trung tâm tiệt khuẩn, giặt là. Thu gom và loại bỏ chất thải và các vật dụng cá nhân khác của NB theo quy định thu gom và quản lý chất thải lây nhiễm.

- Lau khử khuẩn các bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn trước khi lau lại bằng dung dịch làm sạch, cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn từ khu vực ít ô nhiễm (khu vực hành chính) tới khu vực ô nhiễm nhiều (buồng cách ly), các bề mặt phương tiện thiết bị trước khi khử khuẩn và làm sạch sàn nhà.

- Sử dụng hóa chất khử khuẩn diệt được COVID-19 cho tất cả các bề mặt trong phòng và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn, ví dụ ít nhất 10 phút với các dung dịch có Clo hoạt tính 0,05%-0,5%.

Chi tiết về nồng độ hóa chất sử dụng trong vệ sinh, khử khuẩn bề mặt tại Phụ lục 4

5.3. Vệ sinh khử khuẩn bề mặt đề tràn máu hoặc dịch cơ thể

- Cần thực hiện ngay khi xuất hiện hoặc ngay khi được phát hiện đám máu hoặc dịch cơ thể.

- Mang đầy đủ phương tiện PHCN.

- Loại bỏ đám máu hoặc dịch cơ thể theo trình tự: (1) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch chứa 0,5% (5.000 ppm) Clo hoạt tính loại bỏ đám máu (nếu lượng, máu tràn nhiều phải thực hiện nhiều lần đến khi loại bỏ hết máu trên bề mặt; (2) Loại bỏ khăn (gạc) đã thấm máu vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm; (3) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính lau khử khuẩn bề mặt khu vực tràn máu; (4) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch làm sạch lau lại bề mặt vừa khử khuẩn.

- Cởi bỏ phương tiện PHCN và VST sau khi ra khỏi phòng cách ly.

5.4. Vệ sinh môi trường nhà đại thể và khu vực khâm liệm người bệnh COVID-19

- Mang đầy đủ phương tiện phòng hộ theo quy định đối với COVID-19.

- Sau khi khâm liệm, phẫu thuật tử thi hoàn tất, tất cả dụng cụ, bề mặt bàn phẫu thuật, buồng phẫu thuật, phương tiện liên quan đến tử thi phải được khử khuẩn ngay bằng dung dịch Clo hoạt tính 0,5% và để khô từ 30 phút đến 1 giờ.

- Làm sạch và khử khuẩn phương tiện vệ sinh theo quy trình.

- Cởi bỏ phương tiện PHCN và VST sau khi kết thúc công việc.

5.5. Vệ sinh làm sạch dụng cụ vệ sinh

- Dụng cụ vệ sinh bệnh viện phải được làm sạch sau mỗi ca làm việc, cuối mỗi ngày.

- Các dụng cụ vệ sinh được xử lý bao gồm, cán cây lau nhà, xô/chậu đựng hóa chất, nước xả/ngâm khử khuẩn tấm lau được làm sạch, đánh chải với nước sạch và xà phòng để đúng nơi quy định, khô ráo.

- Khử nhiễm các chậu/xô đựng dung dịch tẩy rửa và khử khuẩn ở nồng độ Clo hoạt tính 0,05%, rửa lại với nước sạch úp trên giá bảo quản làm khô.

- Thu dọn dụng cụ vệ sinh để đúng nơi quy định. Không sử dụng dụng cụ vệ sinh chưa được xử lý để làm vệ sinh hàng ngày.

6. Kiểm tra, giám sát

- Khoa KSNK, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh khử khuẩn môi trường hàng ngày hoặc đột xuất.

- Giám sát hàng ngày sự tuân thủ của NVYT về thực hiện quy trình khử khuẩn làm sạch bề mặt, khử khuẩn sự cố tràn máu, dịch tiết sinh học, sử dụng phương tiện PHCN, vệ sinh khi làm việc trong khu vực cách ly điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Kết quả giám sát cần phản hồi ngay cho người được giám sát và báo cáo cho lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện.

Xem thêm Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

VỆ SINH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NGƯỜI NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM COVID-19

Các bệnh viện phải áp dụng một cách nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật và các nguyên tắc kiểm soát môi trường, kiểm soát thực hành an toàn trong sử dụng phương tiện PHCN khi vận chuyển người bệnh trong và ngoài bệnh viện.

1. Mục đích

- Nhân viên y tế thực hành đúng và nghiêm ngặt quy định vệ sinh, khử khuẩn bề mặt phương tiện vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 do tiếp xúc với bề mặt các phương tiện vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Đảm bảo an toàn cho NVYT vận chuyển và cộng đồng.

2. Nguyên tắc thực hiện

- Các bề mặt phương tiện vận chuyển cần vệ sinh, khử khuẩn gồm: khoang bên trong xe vận chuyển NB (cáng, bảng điều khiển thiết bị y tế, sàn liền kề, tường, trần và bề mặt làm việc, tay nắm cửa, radio, bàn phím và điện thoại) và bề mặt bên ngoài xe vận chuyển (tay nắm cửa, cửa, toàn bộ bề mặt bên ngoài xe).

- Người thực hiện xử lý phương tiện vận chuyển (là người trực tiếp tham gia vận chuyển hoặc người được phân công làm nhiệm vụ vệ sinh vận chuyển xe sau cùng) phải được huấn luyện và thực hiện đúng nguyên tắc và kỹ thuật vệ sinh bề mặt máy móc, phương tiện và xe vận chuyển, các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa lây truyền theo đường tiếp xúc.

- Bệnh viện có quy định nơi xử lý phương tiện vận chuyển và trang bị đầy đủ phương tiện đảm bảo xử lý an toàn phương tiện.

- Nơi thực hiện xử lý khử khuẩn phương tiện vận chuyển NB phải có đầy đủ phương tiện PHCN, hoá chất, dụng cụ làm vệ sinh, khử khuẩn tiệt khuẩn, thu gom chất thải y tế.

- Tất cả phương tiện vận chuyển NB, dụng cụ can thiệp, chăm sóc NB sau khi kết thúc sử dụng phải được xử lý ngay theo đúng quy trình trước khi sử dụng cho những NB tiếp theo.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

- Tất cả các phương tiện vận chuyển NB đến bệnh viện và trong khuôn viên bệnh viện.

- Tất cả NVYT tham gia vào vận chuyển NB tại tất cả các khoa phòng có liên quan đến vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

4. Phương tiện

- Phương tiện PHCN: có đủ bộ phương tiện PHCN, khẩu trang N95, khẩu trang y tế, kính bảo hộ hoặc tâm che mặt, ủng cao su, găng tay sạch, găng tay vô khuẩn khi làm thủ thuật xâm lấn rời để có thể thay thế và sử dụng khi cần.

- Hóa chất làm sạch và khử khuẩn:

+ Xà phòng có chất khử khuẩn

+ Dung dịch VST có chứa cồn.

+ Dung dịch khử khuẩn bề mặt có hoạt chất Clo hoạt tính 0,05% và 0,5%, con ethanol 70 độ hoặc các chất khử khuẩn trong danh mục cấp phép của BYT.

- Phương tiện để xử lý: bình phun, giẻ lau, túi/bao đựng chất thải

- Khu vực xử lý các xe vận chuyển riêng trong khuôn viên bệnh viện.

5. Cách thực hiện

NVYT mang trang phục PHCN đúng hướng dẫn và thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Pha hóa chất đúng quy định và để vào trong các bình đựng hóa chất sẵn tại khu vực xử lý.

- Bước 2: Mang phương tiện PHCN.

- Bước 3: Thu gom các dụng cụ và chất thải cho vào các bao/túi màu vàng và gói kín, ghi rõ chất thải phát sinh từ chuyển đến nơi xử lý chất thải tập trung.

- Bước 4: Lau hóa chất khử khuẩn lên tất cả bề mặt phương tiện vận chuyển, để ít nhất 10 phút sau đó lau lại với chất làm sạch (chất tẩy rửa hoặc nước sạch với xà phòng), lau khô hoặc xì khô. Khi có nhiều máu, dịch hoặc có sự có đổ tràn máu hoặc tràn dịch cơ thể (VD: chất nôn, máu, dịch tiết sinh học...), trước tiên phải dùng khăn giấy thấm dùng một lần có tẩm Clo hoạt tính 0,5% khu trú lại và loại bỏ, dùng khăn tẩm dung dịch Clo hoạt tính 0,5% phủ lên khu vực đổ tràn để trong ít nhất 10 phút, sau đó lau sạch lại với dung dịch bằng dung dịch khử khuẩn Clo hoạt tính 0,05%.

- Bước 5: Sau khi kết thúc công việc, phương tiện bảo hộ cá nhân được cho vào túi hoặc thùng có nắp kín, chuyển tới nơi khử khuẩn hoặc tiêu hủy, rửa tay bằng xà phòng có chất khử khuẩn và vệ sinh cá nhân.

Chú ý: Đối với các phương tiện ô tô đi đến vùng dịch cần được phun hoá chất khử khuẩn, thân, lốp, gầm xe khi rời khỏi vùng dịch bằng dung dịch khử khuẩn có nồng độ 0,05% Clo hoạt tính.

6. Kiểm tra, giám sát và trách nhiệm

- Khoa KSNK, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh xe vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Phòng Kế hoạch tổng hợp cùng Khoa HSCC kiểm tra phương tiện cấp cứu, xe cấp cứu và quy chế cấp cứu trong phòng chống dịch - thiên tai.

- Phòng Vật tư - Trang thiết bị, khoa Dược (hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ cung cấp) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ phương tiện PHCN và các hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn trong danh mục BYT cho phép.

- Khoa KSNK thực hiện giám sát tuân thủ quy trình vệ sinh khử khuẩn phương tiện, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường nơi thực hiện vệ sinh khử khuẩn phương tiện.

XỬ LÝ CHẤT THẢI

1. Mục đích

- Nhân viên, người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm thực hiện đúng quy trình phân loại, cô lập, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ khu vực cách ly.

- Ngăn ngừa phát tán COVID-19 từ chất thải ra môi trường và cộng đồng.

- Bảo đảm an toàn cho NB, NVYT và cộng đồng.

2. Nguyên tắc

- Tất cả chất thải phải được thu gom xử lý ngay tại nơi phát sinh từ khu vực sàng lọc, khu vực cách ly của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 đều được coi là chất thải lây nhiễm, cần được thu gom trong túi ni-lon và thùng kín màu vàng có biểu tượng nguy hại sinh học.

- Bảo đảm không phát tán mầm bệnh trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế từ khu vực sàng lọc, khu vực cách ly của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19; bảo đảm an toàn cho NVYT và người tham gia quản lý chất thải y tế.

- Chất thải y tế khi đưa ra ngoài phải cho vào một túi chất thải màu vàng trước khi chuyển xuống nhà chứa chất thải tập trung của bệnh viện, ghi cảnh báo “Chất thải có nguy cơ chứa COVID-19”.

- Nhân viên y tế và người tham gia quản lý chất thải y tế, vệ sinh môi trường phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp khi đang làm việc.

3. Phạm vi áp dụng

3.1. Đối tượng

- Nhân viên làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Tất cả NVYT tham gia vào quá trình chăm sóc điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, người nhà NB, khách thăm.

3.2. Khu vực

- Tại tt cả những nơi có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 làm phát sinh chất thải: tiếp nhận, khám sàng lọc, khu vực cách ly, xét nghiệm... người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Khu vực xử lý chất thải.

4. Phương tiện

- Thùng và túi ni-lon dùng cho thu gom chất thải y tế lây nhiễm theo đúng quy định (màu vàng) có biểu tượng chất thải lây nhiễm theo quy định được đặt trong khu vực sàng lọc, phòng cách ly, phòng bệnh và bung đệm.

- Trên xe tiêm hoặc trong phòng cách ly được trang bị hộp thu gom chất thải sc nhọn (màu vàng, kháng thủng, sử dụng một ln).

- Trên xe chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Phương tiện bảo hộ (mũ, khẩu trang, kính bảo hộ, quần áo, ủng cao su/bao giây) cho người thu gom, xử lý, quản lý cht thải y tế.

5. Biện pháp thực hiện

- Chất thải là bệnh phẩm của người nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm COVID-19 phải được xử lý an toàn theo hướng dẫn xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi đưa vào hệ thống xử lý tập trung.

- Tất cả chất thải rắn phát sinh trong khu vực khám sàng lọc, khu cách ly và khu vực có liên quan đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải được thu gom ngay vào thùng, hộp hoặc túi thu gom chất thải lây nhiễm.

- Thùng đựng chất thải lây nhiễm tại nơi lưu giữ tạm thời phải được đậy nắp kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom về khu lưu giữ tập trung trong khuôn viên của cơ sở y tế ít nhất 2 lần/ngày.

- Nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải mang phương tiện phòng hộ theo đúng quy định.

- Chất thải phải được vận chuyển đến nơi tập trung chất thải của bệnh viện khi thùng chứa đầy 3/4 trở lên hoặc ít nhất 2 lần/ngày và khi có yêu cầu.

- Trước khi vận chuyển tới nơi tập trung chất thải của bệnh viện, chất thải phải được gói kín trong túi ni-lon màu vàng ngay trong buồng cách ly và dán nhãn “Chất thải có nguy cơ chứa COVID-19” sau đó đặt vào một túi thu gom khác bên ngoài buồng cách ly.

- Khi đã chuyển chất thải tới nơi tập trung cht thải của bệnh viện, chất thải được xử lý tiêu huỷ tập trung như những chất thải lây nhiễm cao khác. Tuyệt đối không mở túi chất thải này khi lưu giữ, vận chuyển và xử lý.

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

- Chất thải lỏng như phân, nước tiểu phát sinh từ buồng cách ly hoặc khu vực cách ly cn được thu gom theo hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế chung của bệnh viện. Trường hợp cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, chất thải lỏng từ khu vực cách ly phải được thu gom và xử lý khử khuẩn băng dung dịch hoá chất chứa 1,0% Clo hoạt tính trước khi thải ra môi trường.

- Chất tiết đường hô hấp (đờm, rãi, dung dịch họng, dịch phế quản của NB phải được xử lý triệt để bằng dung dịch 1,0 % Clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong thời gian ít nhất 10 phút sau đó thu gom theo quy định của đơn vị điều trị.

- Tại các đơn vị có lò hấp nhiệt độ cao chất thải rắn và bệnh phẩm phát sinh từ phòng xét nghiệm cần được hấp ở nhiệt độ 121°C trong 20 phút trước khi tập trung chất thải và xử lý theo quy định.

- Vận chuyển, xử lý tập trung: Thùng đựng chất thải lây nhiễm phải đáp ứng đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của BYT và BTN&MT quy định về quản lý chất thải y tế và có dán nhãn “Chất thải có nguy cơ chứa COVID-19”, có thành cứng, có nắp đậy kín, có lắp bánh xe đẩy. Chất thải lây nhiễm phải được vận chuyển và xử lý ngay trong ngày. Thời điểm và lối đi vận chuyển chất thải nên tránh đông người.

- Đồ vải, quần áo thải bỏ của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, trang phục PHCN của NVYT và người tham gia quản lý chất thải y tế, vệ sinh môi trường tại khu vực sàng lọc, theo dõi, cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm nêu trên.

6. Kiểm tra và giám sát

- Khoa KSNK, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý chất thải người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19. Nội dung giám sát:

+ Phương tiện thu gom vận chuyển.

+ Thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ.

+ Khối lượng chất thải phát sinh.

- Báo cáo ngay cho các trưởng khoa, điều dưỡng trưởng, Ban phòng chống dịch COVID-19 và lãnh đạo bệnh viện khi có sự cố hoặc bất kỳ vấn đề gì có liên quan đến phát tán nguồn nhiễm từ chất thải.

LẤY, BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM

Tất cả bệnh phẩm sinh học từ người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 đều là nguồn lây nhiễm tiềm tàng và nguy hiểm cho người lấy mẫu, thu thập, vận chuyển và xử lý. Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn sinh học cấp độ 2 là bắt buộc khi có tiếp xúc, xử lý nguồn bệnh phẩm này.

1. Mục đích

- Phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 qua tiếp xúc từ các loại bệnh phẩm và những người tiếp xúc với NB trong quá trình lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển, xử lý và làm các xét nghiệm (XN) liên quan đến bệnh phẩm người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Tất cả nhân viên lấy mẫu đều thực hiện đúng và nghiêm ngặt quy trình và quy định khi lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Tránh phát tán nguồn bệnh, bảo đảm an toàn cho NVYT và môi trường.

2. Nguyên tắc thực hiện

Phòng ngừa lây nhiễm do tiếp xúc là ưu tiên hàng đầu trong quá trình lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển, xử lý và làm các XN liên quan đến bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

2.1. Yêu cầu về người lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm của người nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm COVID-19

Người lấy, bảo quản, đóng gói, vận chuyển, xử lý và làm các XN liên quan đến bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải là NVYT đã được đào tạo, có kỹ năng thực hành thành thạo các hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học trong thu thập, bảo quản, đóng gói và vận chuyển, xử lý và làm các XN liên quan đến bệnh phẩm lây qua đường máu, lây truyền các tác nhân qua đường không khí và đường tiếp xúc.

- Sử dụng phương tiện PHCN thành thạo, đúng quy định.

- Hiểu được nguy cơ lây nhiễm, có khả năng phát hiện và đánh giá nguy cơ cho cá nhân, có kiến thức kiểm soát sức khoẻ sau khi làm nhiệm vụ và tự xử lý được theo đúng quy trình khi bị phơi nhiễm.

- Tốt nhất là các NVYT đang theo dõi và chăm sóc NB nghi ngờ thực hiện lấy bệnh phẩm, hạn chế tối đa số người tiếp xúc với NB.

2.2. Yêu cầu về dụng cụ

Tất cả các dụng cụ sử dụng để lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm và tất cả dụng cụ XN, bệnh phẩm thừa của người nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm COVID-19 đều là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phải được xử lý khử khuẩn tại khoa XN trước khi trở thành chất thải y tế lây nhiễm.

- Ưu tiên sử dụng các dụng cụ sử dụng một lần, tiêu huỷ ngay sau khi sử dụng như chất thải lây nhiễm.

- Dụng cụ nếu tái sử dụng lại phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn đúng quy định, phải có bồn xử lý riêng tránh lây nhiễm sang dụng cụ của NB khác.

- Dụng cụ dùng riêng cho mỗi NB phải thu gom xử lý riêng.

2.3. Yêu cầu về khu vực lấy mẫu và xét nghiệm

- Khu vực lấy mẫu và làm XN phải là khu vực cách ly.

3. Đối tượng và phương pháp áp dụng

- Nhân viên y tế tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học, phải sử dụng phương tiện PHCN theo quy định thành thạo.

- Người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải ở khu vực cách ly.

- Dụng cụ lấy bệnh phẩm, dụng cụ XN và bệnh phẩm thừa của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 sau khi làm xong XN phải được xử lý như chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm cao.

4. Phương tiện

4.1. Phương tiện phòng hộ cá nhân

- Bộ quần áo chống dịch sử dụng một lần.

- Tấm choàng không thấm nước.

- Mũ trùm hoặc tấm choàng che kín đầu, cổ bằng chất liệu không thấm nước.

- Khẩu trang có hiệu lực lọc cao (ví dụ N95), hoặc khẩu trang có bộ phận lọc và hỗ trợ thở (tăng cường oxy thở).

- Kính bảo hộ hoặc tấm che mặt.

- Găng tay đeo hai lớp, lớp một (lớp bên trong) là găng tay y tế luôn giữ sạch, tránh không để tiếp xúc với dụng cụ bẩn.

- Ủng cao su/giầy chống thấm cổ cao.

- Dung dịch VST chứa cồn/xà phòng VST.

4.2. Dụng cụ lấy bệnh phẩm

- Tăm bông cán mềm, cán cứng vô trùng.

- Đè lưỡi.

- Bệnh phẩm thu thập được chứa trong ống môi trường vận chuyển vi rút (VTM, UTM) có 3ml môi trường.

4.2.1. Mẫu bệnh phẩm hô hấp:

- Dịch tỵ hầu: tăm bông cán mềm vô trùng (theo quy định của Phòng XN).

- Dịch ngoáy họng: tăm bông cán cứng vô trùng lấy bệnh phẩm (theo quy định phòng XN).

- Dịch súc họng: nước muối sinh lí, cốc nhựa vô trùng (bệnh phẩm được thu thập vào cốc hoặc đĩa petri và pha loãng trong môi trường vận chuyển mẫu theo quy định phòng XN).

- Dịch nội khí quản/dịch phế quản/phế nang/màng phổi: dụng cụ chuyên dụng.

4.2.2. Mẫu bệnh phẩm máu:

- Bơm tiêm 10ml vô trùng.

- Tuýp lấy máu có hoặc không có chất chống đông (yêu cầu của phòng XN)

- Dây garo, bông, cồn...

4.2.3. Đóng gói bệnh phẩm:

- Hộp nhựa có nắp vặn kín, giá nhựa hoặc túi ni-lon để đóng gói bệnh phẩm.

- Bình lạnh bảo quản mẫu, thùng vận chuyển mẫu.

- Băng gạc có tẩm chất sát trùng (xử lý tràn, bắn mẫu bệnh phẩm)

4.3. Thông tin trên ống chứa bệnh phẩm

- Tên người bệnh (hoặc mã số bệnh phẩm).

- Tuổi.

- Ngày thu thập mẫu, thời gian thu thập mẫu.

- Loại bệnh phẩm.

4.4. Phiếu yêu cầu xét nghiệm và phiếu điều tra dịch tễ

Điền đầy đủ thông tin (theo biểu mẫu quy định tại Quyết định 343/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 ban hành Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona).

5. Các bước thực hiện

5.1. Mang phương tiện phòng hộ cá nhân

Mang phương tiện PHCN đúng quy định (xem phn Sử dụng phương tiện PHCN). Chú ý mang khuẩn trang N95 và mang 2 lớp găng tay khi lấy bệnh phẩm.

5.2. Quy định về lấy bệnh phẩm

5.2.1. Mẫu bệnh phẩm

Bệnh phẩm thu thập bắt buộc phải lấy tối thiểu 01 mẫu bệnh phẩm đường hô hấp, có thể lấy thêm 01 mẫu máu; các loại mẫu dưới đây:

- Bệnh phẩm đường hô hấp trên:

+ Dịch tỵ hầu và dịch ngoáy họng.

+ Dịch súc họng.

- Bệnh phẩm đường hô hấp dưới:

+ Đờm

+ Dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi...

+ Tổ chức phổi, phế quản, phế nang (khi có chỉ định).

- Mẫu máu: 3-5 ml máu tĩnh mạch có hoặc không có chất chống đông EDTA. Huyết thanh hoặc huyết tương lưu mẫu theo yêu cầu của phòng XN (thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu)

5.2.2. Thời điểm thu thập bệnh phẩm

Thời điểm thu thập bệnh phẩm đường hô hấp nên được thực hiện sớm nhất sau khi khởi phát.

Bảng 2. Thời điểm thu thập bệnh phẩm xét nghiệm xác định COVID-19

Loại bệnh phẩm

Thời điểm thu thập thích hợp

Bệnh phẩm đường hô hấp trên (dịch mũi họng, dịch súc họng)

Tại ngày 0 đến ngày 7 sau khi khởi bệnh

Bệnh phẩm đường hô hấp dưới (dịch phế nang, dịch nội khí qun, dịch màng phổi...)

Tại ngày 0 đến ngày 14 sau khi khởi bệnh

Mu máu giai đoạn cấp

Cùng thời điểm bệnh phẩm hô hấp trên (tại ngày 0 đến ngày 7 sau khi khởi bệnh)

Mu máu giai đoạn hồi phục

Tại ngày 14, 28 hoặc 3 tháng sau khi khởi bệnh

Tổ chức phế nang

Trong trường hợp có chỉ định

5.2.3. Kỹ thuật lây bệnh phm

5.2.3.1 Dịch ty hầu và dịch ngoáy họng (sử dụng 02 tăm bông cho 02 loại bệnh phẩm), lấy đồng thời dịch ngoáy họng và dịch t hầu của bệnh nhân

a. Dịch ngoáy họng

- Yêu cầu bệnh nhân há miệng to.

- Dùng dụng cụ đè nhẹ nhàng lưỡi NB.

- Đưa tăm bông vào vùng hầu họng, miết và xoay tròn nhẹ 3-4 lần tại khu vực 2 bên vùng A-mi-đan và thành sau họng để lấy được dịch, tế bào vùng họng.

- Sau khi lấy bệnh phẩm, que tăm bông được chuyển vào ống chứa 3ml môi trường vận chuyn (VTM hoặc UTM) để bảo quản. Lưu ý, đầu tăm bông phải nằm ngập hoàn toàn trong môi trường vận chuyển, và nếu que tăm bông dài hơn ống đựng môi trường vận chuyển cần bẻ/cắt cán tăm bông cho phù hợp với độ dài của ống nghiệm chứa môi trường vận chuyển.

b. Dịch tỵ hầu

- Yêu cầu NB ngồi yên, mặt hơi ngửa, trẻ nhỏ thì phải có người lớn giữ.

- Người lấy bệnh phẩm nghiêng đầu bệnh nhân ra sau khoảng 70°, tay đỡ phía sau cổ NB.

- Tay kia đưa nhẹ nhàng tăm bông vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp tăm bông đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng 1/2 độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.

Lưu ý: nếu chưa đạt được độ sâu như vậy mà cảm thấy có lực cản rõ thì rút tăm bông ra và thử lấy mũi bên kia. Khi cảm thấy tăm bông chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại, xoay tròn rồi từ từ rút tăm bông ra

- Giữ tăm bông tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa.

- Từ từ xoay và rút tăm bông ra.

- Đặt đầu tăm bông vào ống đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận chuyển và bẻ cán tăm bông tại điểm đánh dấu để có độ dài phù hợp với độ dài của ống nghiệm chứa môi trường vận chuyển. Que tăm bông sau khi lấy dịch ngoáy mũi sẽ được để chung vào ống môi trường chứa que tăm bông lấy dịch ngoáy họng.

- Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có).

Bảo quản mẫu trong điều kiện nhiệt độ 2-8°C trước khi chuyển về phòng xét nghiệm. Nếu bệnh phẩm không được vận chuyển đến phòng XN trong vòng 48 giờ kể từ khi lấy mẫu, các mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản trong âm 70°C (-70°C).

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng của trẻ đối diện với phía ngực cha mẹ. Cha/mẹ cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ ngả đầu trẻ ra phía sau.

5.2.3.2 Dịch súc họng

Người bệnh được súc họng với 10 ml dung dịch rửa (nước muối sinh lý). Dịch súc họng được thu thập vào cốc hoặc đĩa petri và pha loãng theo tỷ lệ 1:2 trong môi trường bảo quản vi rút.

5.2.3.3 Dịch nội khí quản

Người bệnh khi đang thở máy, đã được đặt nội khí quản. Dùng 1 ống hút dịch, đặt theo đường nội khí quản và dùng bơm tiêm hút dịch nội khí quản theo đường ống đã đặt, cho dịch nội khí quản vào ống chứa môi trường bảo quản vi rút.

5.2.3.4 Lấy mẫu máu:

Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng lấy 3ml-5ml máu tĩnh mạch, chuyển vào tuýp chứa (có hoặc không có chất chống đông EDTA), bảo quản ở nhiệt độ 4°C trong vòng 24 giờ.

Lưu ý:

- Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, của NB loại bệnh phẩm, ngày lấy mẫu trên tuýp đựng bệnh phẩm

- Các loại bệnh phẩm thu thập tại đường hô hấp dưới (dịch nội khí quản, phế nang, màng phổi) phải được phối hợp với các bác sỹ lâm sàng trong quá trình thu thập mẫu bệnh phẩm.

5.2.4. Khử khuẩn dụng cụ và khu vực lấy mẫu

- Dụng cụ lấy mẫu, phương tiện PHCN xử lý như chất thải lây nhiễm.

- Khu vực lấy mẫu được khử khuẩn bề mặt như buồng cách ly.

5.3. Quy định về bảo quản bệnh phẩm

Bệnh phẩm sau khi thu thập được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất:

- Bệnh phẩm được bảo quản tại 2°C-8°C, và chuyển tới phòng XN trong thời gian sớm nhất, đảm bảo không quá 48 giờ sau khi thu thập.

- Bệnh phẩm được bảo quản ngay tại -70°C trong trường hợp thời gian dự kiến chuyển đến phòng XN chậm hơn 48 giờ sau khi thu thập.

- Không bảo quản bệnh phẩm tại ngăn đá của tủ lạnh hoặc -20°C.

5.4. Quy định về đóng gói bệnh phẩm

Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói theo nguyên tắc 3 lớp để đảm bảo an toàn sinh học.

- Theo Thông tư 40/2018/TT-BYT về quản lý mẫu bệnh phẩm.

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

5.4.1. Đóng gói bệnh phẩm để vận chuyển làm xét nghiệm thường quy

- Lớp trong cùng: lọ chứa mẫu bệnh phẩm theo đúng quy định của phòng XN cung cp. Không để bệnh phm bị tràn vãi ra ngoài.

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hình 13. Đóng gói bệnh phẩm (ba lp) để vận chuyển trong bệnh viện làm xét nghiệm thường quy

- Lp giữa: giá nhựa, giá xốp, hộp nhựa để giữ cho bệnh phẩm thẳng đứng.

- Lớp ngoài cùng: hộp nhựa cứng, có nắp đậy và quai xách, trên hộp phải có dán nhãn nguy hại sinh học.

5.4.2. Đóng gói bệnh phẩm đ vận chuyn đi xa làm xét nghiệm khẳng định COVID-19

Bệnh phm khi vận chuyển phải được đóng gói kỹ trong 3 lớp bảo vệ, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.

- Tuýp chứa môi trường vận chuyển: chứa mẫu trực tiếp. Tuýp nhựa có nắp kín, đóng nắp đúng cách.

- Hộp nhựa, hoặc giá đựng: chứa tuýp bệnh phẩm.

Mẫu bệnh phẩm hô hấp và mẫu máu của cùng một NB được để trong một hộp nhựa có nắp vặn kín hoặc giá nhựa đựng tuýp bệnh phẩm.

- Thùng vận chuyển mẫu: chứa hộp (hoặc giá) đựng mẫu bệnh phẩm.

+ Thùng chắc chắn, có nắp đậy kín, đảm bảo không vỡ.

+ Có khả năng giữ nhiệt (sử dụng bình tích lạnh)

- Các bước đóng gói vận chuyển mẫu bệnh phẩm

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

 

Lưu ý:

- Gửi kèm Phiếu yêu cầu xét nghiệm

- Bên ngoài thùng vận chuyển mẫu có vẽ các logo quy định của WHO (nhãn nguy hại sinh học, nhãn định hướng và nhãn tránh va đập) khi vận chuyển.

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hình 14. Mu nhãn biển báo nguy hại sinh học; định hướng; tránh va đập

(Ban hành kèm theo Nghị định s 92/2010/NĐ-CP ngày 30/8/2010 của Chính phủ)

5.5. Quy định về vận chuyển bệnh phẩm

- Thông báo cho phòng xét nghiệm ngày gửi và thời gian dự định bệnh phẩm sẽ tới phòng XN.

- Bệnh phẩm được vận chuyển tới phòng XN bằng đường bộ hoặc đường không càng sớm càng tốt.

- Trong phạm vi bệnh viện, vận chuyển bệnh phẩm bằng tay. Không sử dụng hệ thống vận chuyển bệnh phẩm bằng khí nén.

- Tuyệt đối tránh để tuýp bệnh phẩm bị đỗ, vỡ trong quá trình vận chuyển.

- Bảo đảm tất cả các nhân viên vận chuyển bệnh phẩm được đào tạo về thực hành xử lý an toàn và quy trình khử nhiễm sự cố tràn máu, dịch.

- Nên bảo quản bệnh phẩm ở nhiệt độ 4°C khi vận chuyển tới phòng XN, tránh quá trình đông tan băng nhiều lần, làm giảm chất lượng của bệnh phẩm.

- Bệnh phẩm cần gửi kèm với Phiếu yêu cầu xét nghiệm có đầy đủ thông tin theo quy định.

6. Kiểm tra, giám sát

- Khoa KSNK, phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình, quy định về an toàn sinh học, sử dụng phương tiện PHCN thành thạo trong quá trình lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển, xử lý và làm các XN liên quan đến bệnh phẩm COVID-19.

- Giám sát xử lý chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm cao đối với dụng cụ lấy bệnh phẩm, dụng cụ XN và bệnh phẩm thừa sau khi làm XN.

- Giám sát xử lý khu vực lấy bệnh phẩm, xử lý và làm các XN liên quan đến COVID-19.

Xem thêm Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) ban hành theo Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/01/2020 và Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) ban hành theo Quyết định số 343/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM COVID-19 TRONG XÉT NGHIỆM

1. Mục đích

- Phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 qua đường giọt bắn và qua đường tiếp xúc từ các loại bệnh phẩm và những người tiếp xúc với NB trong quá trình làm các XN bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Tất cả nhân viên trong phòng XN đều phải thực hiện đúng và nghiêm ngặt quy trình và quy định khi lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu.

- Tránh phát tán nguồn bệnh, bảo đảm an toàn cho NVYT và môi trường.

2. Đối tượng áp dụng

- Nhân viên phòng XN tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học, phải sử dụng thành thạo phương tiện PHCN.

- Tất cả bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 có thể từ khoa khám bệnh; cấp cứu; truyền nhiễm... hoặc từ cơ sở KBCB khác chuyển đến.

3. Phương pháp áp dụng

3.1. Bệnh phẩm

- Bệnh phẩm đường hô hấp trên.

- Bệnh phẩm đường hô hấp dưới.

- Mu huyết thanh

3.2. Xét nghiệm các ca bệnh nghi ngờ

- Xét nghiệm huyết học.

- Xét nghiệm hóa sinh.

- Xét nghiệm vi sinh.

+ Chẩn đoán phân biệt:

• Cúm nặng.

• Viêm phổi không điển hình.

• Nhiễm khuẩn huyết gây suy thận và suy hô hấp.

• Bệnh tay chân miệng thể cấp có biến chứng suy hô hấp và suy thận.

+ Các xét nghiệm thường quy khác.

3.3. Xét nghiệm xác định COVID-19

Phát hiện COVID-19 dương tính bằng kỹ thuật Real time RT-PCR hoặc giải trình tự gen thế hệ mới.

4. Yêu cầu đảm bảo an toàn sinh học

Phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 qua đường giọt bắn, đường tiếp xúc và đường phát tán khí dung khi thực hiện thao tác tạo khí dung là ưu tiên hàng đầu trong quá trình làm XN cho người nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm COVID-19.

4.1. Cơ sở vật chất

- Các XN thường quy: An toàn sinh học cấp II

- Các XN chẩn đoán COVID-19: An toàn sinh học cấp II

4.2. Trang thiết bị

- Đảm bảo các yêu cầu về trang thiết bị đối với phòng XN An toàn sinh học cấp II.

- Tủ An toàn sinh học cấp II đã được hiệu chuẩn, chứng nhận.

- Phương tiện PHCN:

+ Các XN thường quy: Phương tiện PHCN thông thường.

+ Các XN chẩn đoán xác định COVID-19: đầy đủ phương tiện PHCN, bao gồm: Bộ quần áo chống dịch, găng tay không bột, khẩu trang N95, kính bảo hộ hoặc tấm che mặt.

4.3. Nhân viên xét nghiệm

- Nhân viên phòng XN khi tiến hành các XN cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải có kinh nghiệm, thành thạo, Nên bố trí nhân viên chuyên biệt làm các XN này.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học, sử dụng phương tiện PHCN thành thạo, đúng quy cách.

- Khi thực hiện XN thường quy: phải mặc phương tiện PHCN thông thường như đeo găng tay, áo chng thm nước, tm che mặt hoặc kính bảo hộ, khu trang.

- Khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán xác định COVID-19 phải mặc đầy đủ phương tiện PHCN, bao gồm cả găng tay, quần áo chống dịch, khẩu trang chuyên dụng (N95), tấm che mặt hoặc kính bảo hộ.

- Trong khi đeo găng tay làm XN liên quan đến bệnh phẩm người nghi ngờ hoặc người xác định nhiễm COVID-19 không được đụng chạm lên bàn phím điều khiển máy móc thiết bị, nắm cửa, điện thoại, công tắc điện...

- Người thực hiện các XN cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 không được mặc phương tiện PHCN khi ra ngoài phòng xét nghiệm COVID-19.

- Hiểu được nguy cơ nhiễm bệnh, có khả năng phát hiện và đánh giá nguy cơ cho cá nhân, có kiến thức kiểm soát sức khoẻ sau khi làm nhiệm vụ và tự xử lý theo đúng quy trình khi bị phơi nhiễm.

- Tuyệt đối không tiếp xúc tay trần với bệnh phẩm và dụng cụ làm XN cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Khi thực hiện các XN liên quan đến bệnh phẩm của NB dương tính (+) với COVID-19 hay nghi ngờ cn thận trọng không đụng tay lên vùng mặt, mũi, miệng.

5. Kiểm tra, giám sát

Khoa KSNK, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình, quy định an toàn sinh học khi thực hiện XN NB nghi ngờ hoặc nhiễm COVID-19.

- Giám sát NVYT việc tuân thủ nghiêm ngặt khử khuẩn dụng cụ và khu vực lấy bệnh phẩm.

- Giám sát NVYT việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học, sử dụng phương PHCN thành thạo trong quá trình XN.

- Giám sát xử lý dụng cụ tái sử dụng sau khi làm XN.

- Giám sát xử lý chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm cao đối với bệnh phẩm sau khi làm XN.

- Giám sát xử lý môi trường buồng xét nghiệm như khu vực cách ly.

Lưu ý:

- Khu vực lấy mẫu phải được xử lý như khu vực cách ly.

- Phòng XN đảm bảo thông khí, không thải khí ra nơi có nhiều người qua lại, vào hành lang hoặc các phòng khác.

- Các thao tác xét nghiệm có nguy cơ tạo khí dung, giọt bắn cần được thực hiện trong tủ an toàn sinh học cấp II như mở nắp ống nghiệm chứa mẫu bệnh phẩm; phân chia, pha loãng mẫu bệnh phẩm; trộn mẫu (vortex); tách chiết DNA/RNA.

- Tay đi găng làm XN liên quan đến bệnh phẩm người bệnh COVID-19 không được đụng chạm lên bàn phím điều khiển máy móc thiết bị, nắm cửa, điện thoại, công tắc điện...

- Tất cả trang phục phòng hộ (găng, áo choàng, khẩu trang...) khi cởi bỏ phải cuộn mặt bẩn (mặt bên ngoài) vào trong để hạn chế nguy cơ phát tán tác nhân lây nhiễm ra các vật dụng thu gom, vận chuyển.

- Dụng cụ lấy bệnh phẩm và bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 sau khi làm xong XN phải được xử lý như chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm cao.

XỬ LÝ THI HÀI NGƯỜI NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM COVID-19

1. Mục đích

- Nhân viên y tế xử lý đúng và nghiêm ngặt quy trình, quy định khi xử lý thi hài nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 cho NVYT và người nhà NB, người tham dự tang lễ và cộng đồng.

2. Phạm vi áp dụng

- Khoa Giải phẫu bệnh, nhà đại thể và các khoa lâm sàng có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tử vong.

- Nhân viên y tế và người nhà NB trực tiếp có tiếp xúc với thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

3. Nguyên tắc chung

- Áp dụng triệt để các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa cách ly theo đường tiếp xúc và giọt bắn khi vận chuyển, xử lý thi hài.

- Chỉ NVYT có nhiệm vụ, người nhà NB đã được hướng dẫn quy trình phòng ngừa và được trang bị đầy đủ phương tiện PHCN phù hợp mới được tham gia xử lý thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tử vong.

- Đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng và mai táng thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tử vong.

- Chuyển NB cách ly khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện xử lý thi hài.

- Thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng.

- Thi hài phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.

- Tất cả các chất thải phát sinh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng hoặc mai táng thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

4. Phương tiện

4.1. Phương tiện vận chuyển, bảo quản và xử lý thi hài

- Xe, cáng vận chuyển thi hài phải được vệ sinh khử khuẩn ngay sau mỗi lần sử dụng.

- Túi chuyên dụng đựng tử thi, trường hợp không có thì phải có túi nilon không thấm nước có khóa kéo, bảo đảm độ bền cơ học, kích thước phù hợp và ga giường sử dụng một ln.

- Buồng lạnh bảo quản thi hài hoặc buồng giữ thi hài được trang bị phương tiện rửa tay, hoá chất khử khuẩn bề mặt, sàn nhà và các phương tiện vệ sinh khử khuẩn bề mặt.

4.2. Phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh tay và thu gom chất thải

Tại khoa lâm sàng có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 và tại nhà đại thể cần luôn có sẵn các phương tiện cho thực hành phòng ngừa lây nhiễm, gồm:

- Phương tiện VST: xà phòng rửa tay, dung dịch VST chứa cồn.

- Phương tiện PHCN: là các phương tiện sử dụng một lần (găng tay, mũ giấy, khẩu trang y tế, áo choàng, kính bảo hộ, tạp dề). Các phương tiện này phải là loại không thấm nước.

- Phương tiện thu gom chất thải: túi, thùng màu vàng có kích thước đủ lớn để thu gom các phương tiện PHCN sau sử dụng.

- Hóa chất khử khuẩn tử thi: dung dịch có Clo hoạt tính 0,5%.

- Phương tiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường: Khăn lau, tải lau bề mặt, bình phun tay hoặc máy phun tay.

5. Biện pháp tiến hành

5.1. Tại đơn vị có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tử vong

Ngay khi có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tử vong, NVYT trực tiếp điều trị, chăm sóc NB cần thực hiện các nội dung sau:

- Không bố trí NB khác (kể cả người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19) trong buồng bệnh đang có thi hài. Trường hợp trong buồng bệnh có NB khác thì phải chuyển ngay NB đó sang buồng bệnh khác.

- Gọi điện thoại thông báo và viết giấy yêu cầu nhà đại thể cử nhân viên chuyển tử thi về nhà đại thể.

- Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ và người nhà NB vào buồng bệnh.

- Giải thích cho người nhà NB về nguy cơ lây nhiễm và hướng dẫn họ các quy định và biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cần áp dụng khi tiếp xúc với tử thi và trong quá trình khâm liệm, thăm viếng.

- Tuyệt đối không mang bất cứ vật dụng gì ra khỏi buồng bệnh khi buồng bệnh chưa được phun khử khuẩn lần cuối.

- Trong khi chờ nhân viên đại thể đến lấy xác, nhân viên khoa phòng che phủ tử thi băng ga trải giường, lau bề mặt toàn bộ khu vực NB nằm bằng dung dịch Clo hoạt tính 0,5%.

- Nhân viên nhà đại thể mặc đầy đủ phương tiện PHCN khi thực hiện xử lý thi hài. Chi tiết phương tiện PHCN cho nhân viên xử lý thi hài tại Phụ lục 3.

- Tiến hành cô lập tử thi theo các bước sau:

+ Bọc kín tử thi bằng túi đựng thi hài, sử dụng vật liệu chống thấm lót bên trong nếu có nguy cơ thấm dịch tiết ra ngoài.

+ Phun khử khuẩn bên ngoài lớp túi thứ nhất bằng dung dịch hóa chất khử trùng có Clo với nồng độ 0,5% (5.000 ppm) Clo hoạt tính. Thực hiện tương tự với lớp túi đựng tử thi thứ hai. Túi đựng tử thi phải bằng vật liệu chống thấm, không trong suốt, chắc chắn, không dễ bị bục/thủng, thành túi có độ dày ≥ 150μm; Khóa kéo phải kín và chắc chắn.

+ Trường hợp không có túi đựng tử thi, bọc kín tử thi bằng 02 lớp vải cotton dày, sau đó bọc kín tử thi bằng 02 lớp ni-lon. Phun khử khuẩn bên ngoài lớp ni-lon thứ nhất bằng dung dịch hóa chất khử trùng có Clo với nồng độ 0,5% (5.000ppm) Clo hoạt tính. Thực hiện tương tự với lớp ni-lon thứ hai.

+ Sau khi đóng kín túi đựng tử thi, sử dụng thẻ hoặc miếng dán có biểu tượng nguy hại sinh học (theo mẫu trong Quy chế quản lý chất thải y tế, ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT) ở bên ngoài túi.

+ Trải một chiếc vải trải giường sạch lên xe chở tử thi, đặt tử thi lên trên tấm vải sạch, đi tới gần cửa buồng bệnh và tháo bỏ phương tiện PHCN (để đồ tháo bỏ ở phía trong buồng bệnh), khử khuẩn tay và ra ngoài buồng bệnh.

+ Nhân viên nhà đại thể mang đủ phương tiện PHCN tiếp nhận thi hài bên ngoài buồng bệnh, vận chuyển tử thi về nhà đại thể.

- Khử khuẩn lại toàn bộ buồng bệnh, hành lang sau khi xử lý.

- Trong suốt thời gian kể từ khi NB tử vong tới khi mang tử thi ra khỏi buồng bệnh, NVYT tại khoa có NB tử vong cần giám sát nhắc nhở tất cả đối tượng vào buồng bệnh phải thực hiện đúng quy định về cách ly phòng ngừa lây nhiễm.

5.2. Vận chuyển tử thi từ buồng bệnh về nhà đại thể

- Nhân viên y tế trong suốt quá trình vận chuyển tử thi phải mang đầy đủ phương tiện PHCN (khẩu trang ngoại khoa, găng tay, áo choàng giấy, mũ, ủng). Chi tiết phương tiện PHCN cho nhân viên xử lý thi hài tại Phụ lục 3.

- Vận chuyển tử thi theo đường cách ly và phải phun khử khuẩn ngay sau đó; Nếu vận chuyển bằng thang máy thì không cho người khác đi cùng, trong trường hợp người nhà NB yêu cầu đi cùng thì phải mang đầy đủ phương tiện PHCN. Hạn chế vận chuyển tử thi qua nơi đông người.

- Ngay sau khi đưa tử thi vào phòng lưu giữ, nhân viên nhà đại thể vận chuyển tử thi phải tiến hành phun khử khuẩn xe vận chuyển tử thi bằng dung dịch có nồng độ 0,05% (500 ppm) Clo hoạt tính để trong vòng 30 phút, sau đó tháo bỏ phương tiện PHCN theo đúng trình tự, thải bỏ các phương tiện này vào túi nilon màu vàng, rửa sạch tay và vệ sinh cá nhân trước khi thực hiện các nhiệm vụ khác.

5.3. Khâm liệm tử thi

Quá trình khâm liệm tuân theo quy trình đặc biệt đối với bệnh dịch nguy hiểm:

- Thực hiện khâm liệm càng sớm càng tốt.

- Khâm liệm tử thi phải được thực hiện tại nhà tang lễ bệnh viện. Hạn chế tối đa số người tham gia khâm liệm.

- Người trực tiếp tham gia khâm liệm phải mang đầy đủ phương tiện PHCN (khẩu trang ngoại khoa, găng tay, áo choàng giấy, mũ, ủng). Vệ sinh tay bằng dung dịch chứa cồn và rửa sạch tay bằng xà phòng.

- Tuyệt đối không để người nhà NB thăm viếng tử thi trong suốt thời gian lưu giữ cho tới khi khâm liệm xong.

- Quy trình khâm liệm tử thi:

+ Lót một tấm vải ni-lon lớn đủ để bao bọc tử thi dưới đáy quan tài.

+ Gói kín thi hài bằng tấm vải ni-lon đã lót phía dưới.

+ Đóng kín quan tài. Kiểm tra và dán kín các kẽ hở của quan tài (nếu có) bằng băng dính không thấm nước.

- Nhân viên nhà tang lễ thực hiện phun khử khuẩn toàn bộ bề mặt buồng khâm liệm và bề mặt quan tài bằng dung dịch chứa 0,05% Clo hoạt tính.

+ Tháo các phương tiện PHCN (khẩu trang ngoại khoa, găng tay, áo choàng giấy, mũ, ủng) và thải bỏ vào túi nilon màu vàng.

+ Vệ sinh tay bằng dung dịch chứa cồn và rửa sạch tay bằng xà phòng.

+ Tắm vệ sinh thân thể trước khi thực hiện các nhiệm vụ khác.

5.4. Thăm viếng, xử lý tử thi người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19

- Hạn chế người vào viếng. Người vào viếng phải mang khẩu trang, không đụng chạm vào quan tài và VST bằng dung dịch cồn sau khi viếng.

- Không vận chuyển thi hài ra ngoại tỉnh. Chuyển thi hài bằng xe ô tô chuyên dụng thẳng tới nơi hoả táng. Người nhà NB không được lên xe chuyển thi hài. Nhân viên lái xe chuyển thi hài phải mang đầy đủ phương tiện PHCN.

- Thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 cần được hỏa táng càng sớm càng tốt, không để quá 24 giờ kể từ khi tử vong.

- Ngay sau khi vận chuyển quan tài tới nơi hỏa táng, mai táng phải khử khuẩn toàn bộ bề mặt phương tiện chở quan tài bằng dung dịch khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

- Trường hợp có nhu cầu vận chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

6. Kiểm tra giám sát và trách nhiệm

- Khoa KSNK, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình, quy định xử lý thi hài người nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm COVID-19:

- Đơn vị có NB tử vong: đảm bảo tuân thủ các quy định phòng chống lây nhiễm tại khu vực mình quản lý.

- Nhà tang lễ: thực hiện nhận thi hài, vận chuyển tử thi xuống nhà đại thể, khâm liệm tử thi và tổ chức thăm viếng, xử lý thi hài theo quy định.

- Đơn vị dịch vụ: bố trí xe vận chuyển tử thi và thực hiện các quy định trong quá trình vận chuyển thi hài tới nghĩa trang. Chuẩn bị sẵn một cơ số phương tiện PHCN để nhượng lại cho người nhà NB sử dụng khi cần.

- Phòng Kế hoạch tổng hợp: giám sát thực hiện, tiếp nhận và báo cáo xin ý kiến Ban chỉ đạo bệnh viện giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện quy định này.

- Khoa KSNK: tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo đúng quy định.

- Lập danh sách tất cả NVYT, người nhà... có tham gia xử lý và khâm niệm tử thi để báo cáo và theo dõi trong 14 ngày theo quy định đồng thời hướng dẫn họ các triệu chứng cần phát hiện, báo cáo và đi khám.

HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM COVID-19 CHO NGƯỜI NHÀ VÀ KHÁCH THĂM

Người nhà và khách thăm là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm và phát tán nguồn lây ra cộng đồng cao. Tất cả các cơ sở y tế phải xây dựng, tuyên truyền hạn chế tối đa thăm và phải cung cấp phương tiện PHCN cho các đối tượng này.

1. Mục đích

- Phòng ngừa lây nhiễm cho khách thăm, người nhà NB của NB khi phải tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

- Bảo đảm an toàn cho cộng đồng, tránh lây lan COVID-19 trên diện rộng.

2. Nguyên tắc thực hiện

- Tuyệt đối không để người tiếp xúc gần, thăm viếng khi người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đang cách ly điều trị, theo dõi tại cơ sở KBCB.

- Không cho khách thăm tại khu vực cách ly khi đang thực hiện các thủ thuật có thể tạo khí dung, các hạt văng bắn gần để phòng lây nhiễm nguy hiểm.

- Hạn chế tối đa việc thăm viếng của khách tới khu vực cách ly đề phòng lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

- Trong trường hợp bắt buộc phải có thăm, tiếp xúc với NB tất cả khách thăm cần tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa tại khu cách ly. Khách thăm được hướng dẫn biết cách mang, loại bỏ phương tiện PHCN trước khi đến khu vực cách ly thăm.

- Khi được phép thăm, không cho khách thăm tiếp xúc gần với NB (trong phạm vi 2 mét).

- Những bà mẹ khi nghi ngờ nhiễm hoặc đã xác định nhiễm COVID-19 đang cho con bú phải cách ly con tránh lây lan và không cho trẻ dùng sữa mẹ cho đến khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Khi ra khỏi khu vực cách ly sau khi thăm viếng phải tuân thủ quy trình loại bỏ phương tiện PHCN và VST đúng quy định trước khi rời khỏi khu cách ly. Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và giữ liên lạc thường xuyên với cơ quan y tế theo hướng dẫn để theo dõi phơi nhiễm sau tiếp xúc.

- Cần có NVYT đi kèm và hướng dẫn khách thăm tuân thủ nghiêm ngặt và ghi tên lại để tiếp tục theo dõi.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Tất cả khách thăm, người nhà NB, NVYT có tiếp xúc gần với NB tại mọi thời điểm cách ly.

4. Thực hiện

4.1. Trước khi vào buồng cách ly

- Người nhà NB và khách thăm trước khi vào khu vực cách ly phải được hướng dẫn và mang phương tiện PHCN đúng quy định, đặc biệt lưu ý với những phương tiện PHCN phòng ngừa lây truyền qua đường hô hấp.

- Nhân viên y tế có mặt để hướng dẫn khách thăm thực hiện đúng các bước; mang và loại bỏ phương tiện PHCN và giám sát hành động của khách thăm.

- Nhân viên y tế kiểm tra tuân thủ đúng hướng dẫn và hiểu rõ các yêu cầu phòng ngừa lây nhiễm mới được cho phép vào khu cách ly thăm.

4.2. Trong phòng cách ly

- Tất cả khách thăm phải tuân thủ đúng hướng dẫn và giám sát của NVYT tại khu cách ly, không được tùy tiện đụng chạm đến tất cả tất cả vật dụng trong khu cách ly, không tiếp xúc trực tiếp với NB (ôm hôn, bắt tay).

- Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét so với người bệnh.

4.3. Ra khỏi phòng cách ly

- Tháo bỏ trang phục phòng hộ theo hướng dẫn của NVYT ngay tại vùng đệm khu cách ly.

- Không mang theo bất cứ vật dụng, trang phục PHCN tại khu cách ly sau khi sử dụng đến nơi khác.

- Lập danh sách những người có tiếp xúc gần với người nhiễm và nghi ngờ nhiễm COVID-19 và thông báo với cơ quan y tế dự phòng địa phương để theo dõi tình hình sức khỏe và xử lý theo quy định.

- Tư vấn cho người nhà và khách thăm chủ động khai báo đầy đủ các thông tin cá nhân liên quan để theo dõi và tự theo dõi các triệu chứng sau khi rời khỏi khu cách ly trong vòng 14 ngày. Khi có biểu hiện bất thường về sức khoẻ phải đến ngay cơ quan y tế gần nhất báo cáo để được tư vấn.

- Kiểm tra giám sát:

+ Khoa KSNK, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình, quy định tham gia vào quá trình chăm sóc NB hoặc thăm viếng người nghi ngờ hoặc nhiễm COVID-19 bao gồm:

+ Giám sát việc NVYT có huấn luyện, hướng dẫn, giám sát người nhà, khách thăm hay không.

 

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

SƠ ĐỒ TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH NGHI NGỜ NHIỄM COVID-19

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

PHỤ LỤC 2

SƠ ĐỒ THỰC HIỆN PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN THEO TỪNG GIAI ĐOẠN CHẨN ĐOÁN

Quyết định 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

PHỤ LỤC 3

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN CỦA NHÂN VIÊN Y T TRONG PHÒNG CHỐNG COVID-19

Vị trí, thủ thuật

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

Bộ quần áo chống dịch

Tạp dề

Găng

Khẩu trang y tế

Khẩu trang N95

Kính bảo hộ / tấm che mặt

Tiếp đón

 

 

+/-

+

 

 

Phòng khám sàng lọc

+

 

+

+

+/-

+

Khu vực cách li trong BV

+

+/-

+

 

+

+

Phòng xét nghiệm

+

+/-

+

 

+

+

Vận chuyển người bệnh

+

+/-

+

+

+/-

+

Khu xử lý, bảo quản thi hài

+

+/-

+

+

+/-

+

Ghi chú: (+) Cn thiết sử dụng.

(+/-) Cân nhắc sử dụng theo từng trường hợp.

PHỤ LỤC 4

CÁC HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH

Bệnh dịch ngày càng có xu hướng diễn biến khó lường, tại nhiều nước trên thế giới đang có tình trạng phát sinh, gia tăng những bệnh dịch mới nổi và nguy hiểm. Trong các đợt bùng phát bệnh dịch, việc sử dụng hóa chất để khử trùng các vật dụng và khu vực bị ô nhiễm là rất quan trọng, có thể ngăn chặn dịch lây lan và giảm số nạn nhân.

Có nhiều loại hóa chất khử trùng được sử dụng trong các cơ sở y tế, người sử dụng phải được cung cấp đầy đủ thông tin về những hóa chất đó, các hóa chất phải đảm bảo đạt hiệu quả cao trong các khâu xử lý môi trường, không khí phòng, các thiết bị y tế và chất thải. Dưới đây là một số hóa chất thường dùng để phòng chống bệnh dịch trong các cơ sở y tế hiện nay:

1. Nhóm hóa chất thường dùng để khử khuẩn da và vệ sinh tay

1.1. Cồn (Alcohol)

1.1.1. Đặc điểm chung

Trong khử khuẩn, cồn được sử dụng là cồn Ethyl 70° hoặc cồn Isopropyl 50°. Hiệu quả sát khuẩn của cồn thường được đánh giá cao. Trong các chế phẩm VST, cồn ở mức 60%-80%. Cồn cao độ hơn, bay hơi nhanh nên cũng giảm phần nào hiệu quả sát trùng.

1.1.2. Cơ chế tác dụng

Cồn làm biến tính protein của vi khuẩn, vi rút có tác dụng trên các tế bào sinh dưỡng (kể cả BK- trực khuẩn lao, vi rút có vỏ, nấm) nhưng không có tác dụng trên bào tử.

Cồn phá hủy các cấu trúc lipid của vi rút nên vi rút sẽ bị tiêu diệt trong vài chục giây sau tiếp xúc.

1.1.3. Hướng dẫn sử dụng

Cồn và các chế phẩm của cồn được dung để VST trong quá trình mang và tháo phương tiện PHCN. Ngoài ra cồn còn được dùng để khử khuẩn các dụng cụ như nhiệt kế, dụng cụ nội soi võng mạc, nắp cao su của những lọ thuốc chia nhiều liều hoặc các chai đựng vắc xin, bóng ambu, dụng cụ siêu âm hoặc các dụng cụ sử dụng để pha chế thuốc.

Cồn là chất dễ cháy nên cần lưu giữ trong môi trường mát, điều kiện thông khí tốt. Cồn bốc hơi nhanh do vậy các dụng cụ chứa cồn phải có nắp đậy, các dụng cụ cần khử khuẩn phải được ngâm ngập trong cồn.

1.2. Dung dịch có chứa Chlorhexidinegluconat

1.2.1. Đặc điểm chung

Các dung dịch chứa Chlorhexidine có tác dụng diệt khuẩn nhanh, mạnh, phổ rộng, trong thành phần có bổ sung chất làm mềm, làm ẩm dưỡng da. Tác dụng diệt khuẩn kéo dài hơn so với các các dung dịch chứa cồn và Iodophor, không gây kích ứng da.

1.2.2. Cơ chế tác dụng

Chlorhexidine có hiệu quả trên phạm vi rộng đối với các vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), men, nấm da và các vi rút ưa lipid. Thuốc không có tác dụng trên các bào tử.

1.2.3. Hướng dẫn sử dụng

Dung dịch Chlorhexidine 2% sử dụng để khử khuẩn da như tắm, VST, khử khuẩn niêm mạc như khí dung vào miệng.

Dung dịch Chlorhexidine 4% sử dụng để VST trước phẫu thuật, đỡ đẻ.

1.3. Hợp chất Iodophor

1.3.1. Đặc điểm chung

Chất khử khuẩn thuộc nhóm Iodophor được sử dụng trong các cơ sở y tế như Povidone-Iodine (kết hợp giữa Polyvinylpyroiodine và lode) có khả năng diệt vi khuẩn và vi rút nhưng không diệt được bào tử, chất này ít gây kích ứng da và không để lại màu sau khi sử dụng.

1.3.2. Cơ chế tác dụng

Hợp chất Iodophor có khả năng xâm nhập rất nhanh vào vách tế bào của VSV và phá vỡ cấu trúc protein và acid nucleic của chúng.

1.3.3. Hướng dẫn sử dụng

Các hóa chất thuộc nhóm Iodophor được sử dụng trong sát khuẩn da, thay băng vết mổ và khử khuẩn các loại dụng cụ, vật dụng y tế không xâm nhập như nhiệt kế, ống nghe, huyết áp kế...

2. Nhóm hóa chất thường sử dụng trong xử lý môi trường

2.1. Chlorine và hợp chất Chlorine

2.1.1. Đặc điểm chung

Chlorine và các hợp chất chlorin được sử dụng phổ biến nhất trong phòng chống dịch tại các cơ sở y tế. Loại hóa chất này tồn tại dưới hai dạng: dạng lỏng (Javel) hoặc dạng ran (Calcium Hypochloride). Các chất khử khuẩn chlorine có phổ kháng khuẩn rộng, diệt vi khuẩn nhanh, giá thành thấp. Tuy nhiên, hạn chế của loại hóa chất này là ăn mòn các dụng cụ, vật dụng y tế khi tiếp xúc và hoạt tính giảm khi có mặt các chất hữu cơ.

Những hợp chất giải phóng Chlorine được sử dụng trong bệnh viện bao gồm hai loại: Cloramin B (Dioxide Chlorine) và Cloramin T.

2.1.2. Cơ chế tác dụng

Sự có mặt của hợp chất Chlorine làm ức chế các phản ứng của những enzyme cần thiết tham gia vào quá trình nhân lên của vi rút, làm thay đổi bản chất protein và bất hoạt các acid nucleic của vi rút.

2.2.3. Hướng dẫn sử dụng

Các dung dịch khử khuẩn có Chlorine cần đạt nồng độ tối thiểu 0,05% (500 ppm) sau khi pha. Dung dịch pha 0,05% được sử dụng để khử nhiễm các bề mặt như sàn nhà, tường, trần nhà... Với các phương tiện vận chuyển như xe cứu thương, cáng, vật dụng khác phải được phun khử khuẩn sau khi vận chuyển.

Các dung dịch pha từ các hóa chất chứa Clo trên thị trường hiện nay với nồng độ 0,05, 0,5%, 1% và 1,25% Clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử khuẩn. Việc tính nồng độ dung dịch phải dựa vào clo hoạt tính. Vì các hóa chất khác nhau có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên phải tính toán đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng.

Lượng hóa chất chứa Clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ Clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:

Lượng hóa chất (gam)

=

Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) x số lít

x

1.000

Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng (%)

* Hàm lượng Clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Ví dụ:

- Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột Cloramin B 25% Clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10/25) x 1.000 = 200 gam.

- Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột Canxi hypocloride 70% Clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10/70 ) x 1.000 = 72 gam.

- Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột Natri dichloroisocianurate 60% Clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10/60) x 1.000 = 84 gam.

Bảng 1. Lượng hóa chất chứa Clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ Clo hoạt tính thường sử dụng trong vệ sinh bề mặt môi trường trong bệnh viện

Tên hóa chất (hàm lượng clo hoạt tính)

Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính

Cách pha

0,05%

0,25%

0,5%

1,25%

2,5%

Cloramin B 25%

20g

100g

200g

500g

1000g

Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ với 10 lít nước sạch, ở nhiệt độ thường.

Canxi HypoCloride 70%

7,2g

36g

72g

180g

360g

Bột Natri Dichloro_ isocyanurate 60%

8,4g

42g

84g

210g

420g

Cholorine được sử dụng phổ biến trong khử khuẩn nước. Việc sử dụng chlorine ở nồng độ cao làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn trong các nguồn nước bị ô nhiễm.

Các dung dịch khử trùng có Clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch đã pha cân bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.

2.2. Hợp chất ammonium bậc 4

Hợp chất Ammonium bậc 4 được sử dụng như các chất khử khuẩn trong bệnh viện, chúng có khả năng diệt nấm, vi khuẩn, lipophilics vi rút nhưng không có khả năng diệt bào tử. Loại hợp chất này chỉ được sử dụng như hoá chất khử khuẩn mà không được sử dụng với vai trò là chất sát khuẩn đối với da hay các mô của cơ thể.

Những hợp chất Ammonium bậc 4 là các tác nhân làm sạch rất tốt, nhưng với COVID-19 hiệu quả không cao nên không khuyến khích sử dụng.

3. Nhóm hóa chất dùng khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ

3.1. Glutaraldehyde

3.1.1.Đặc điểm chung

Bản chất của Glutaraldehyde là các Dialdehyde bão hoà. Glutaraldehyde được sử dụng với vai trò như một hóa chất tiệt khuẩn và khử khuẩn mức độ cao. Dung dịch Glutaraldehyde mang tính acid và không có khả năng diệt bào tử. Chỉ khi dung dịch được hoạt hóa bằng các tác nhân gây kiềm hoá ở pH từ 7,5 - 8,5, lúc này dung dịch mới có khả năng diệt bào tử.

Glutaraldehyde được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế bởi những lý do sau:

- Hoạt tính diệt khuẩn tốt;

- Hoạt tính diệt khuẩn không bị thay đổi ngay cả khi có mặt các chất hữu cơ (đờm, máu, mủ...).

- Không gây ăn mòn với tất cả các loại dụng cụ.

3.1.2. Cơ chế tác dụng

Hoạt tính diệt khuẩn của Glutaraldehyde được thực hiện bởi việc kiềm hóa các nhóm: sulfhydral, hydroxyl, carboxyl và amino của vi sinh vật. Đây là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi về cấu trúc AND, ARN và những thay đổi trong quá trình tổng hợp protein của vi sinh vật.

3.1.3. Hướng dẫn sử dụng

Dung dịch Glutaraldehyde ≥ 2% mang tính kiềm thường được sử dụng với mục đích khử khuẩn mức độ cao các dụng cụ kém chịu nhiệt như: ống nội soi, dụng cụ gây mê, dụng cụ đo dung tích phổi và các trang thiết bị khác sử dụng trong chẩn đoán, điều trị các bệnh đường hô hấp.

Dụng cụ sau khi ngâm trong dung dịch phải được tráng kỹ bằng nước cất vô khuẩn và làm khô rồi mới được mang ra sử dụng.

Nhân viên y tế có thể bị viêm da, kích ứng niêm mạc mũi, mắt... do phơi nhiễm với Glutaraldehyde khi dung dịch lưu giữ trong các chậu ngâm không được đậy kín hoặc do hệ thống thông khí tại khu vực xử lý dụng cụ không đủ tiêu chuẩn.

Trong những trường hợp như vậy, nồng độ Glutaraldehyde có thể đạt ở mức 0,05 ppm. Để làm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với dung dịch Glutaraldehyde trong quá trình sử dụng, các dung dịch cần được lưu giữ trong chậu có nắp đậy kín. Tốc độ trao đổi khí của hệ thống thông khí tại khu vực khử khuẩn dụng cụ phải đạt từ 7-15 luồng không khí trao đổi/giờ.

Nồng độ Glutaraldehyde giảm đi trong thời gian sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra hiệu lực khử khuẩn của dung dịch.

3.2. Hydrogen peroxide

3.2.1. Đặc điểm chung

Hydrogen peroxide có hoạt tính diệt khuẩn tốt, diệt được vi khuẩn, vi rút, nấm và bào tử.

3.2.2. Cơ chế tác dụng

Hydrogen peroxide phá hủy gốc hydroxyl tự do, dẫn đến thay đổi cấu trúc màng lipid, DNA và các thành phần thiết yếu khác của tế bào vi sinh vật. Loại hóa chất này có khả năng ức chế khả năng sản xuất men catalase (men có tác dụng bảo vệ tế bào vi sinh vật chống lại tác động của Hydrogen peroxide bằng cách làm thoái hóa Hydrogen peroxide thành oxy và nước).

3.2.3. Hướng dẫn sử dụng

Dung dịch Hydrogen peroxide 6%-25% có tác dụng tiệt khuẩn. Những sản phẩm sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay là dung dịch chứa 7,5% Hydrogen peroxide và 0,85% Acid phosphoric (giúp dung dịch duy trì độ PH thấp. Dung dịch Hydrogen peroxide 5% bất hoạt 105 vi khuẩn lao đa kháng thuốc sau 10 phút, bất hoạt các vi rút bại liệt, viêm gan A sau 30 phút. Dung dịch Hydrogen peroxide 10% được so sánh về hiệu quả diệt khuẩn của dung dịch Glutaraldehyde 2% trong thời gian 20 phút.

Nồng độ Hydrogen peroxide giảm nhiều trong khi sử dụng, vì vậy cần phải thường xuyên kiểm tra hiệu lực khử khuẩn của dung dịch đã hoạt hóa.

3.3. Orthopthaladehyde

3.3.1. Đặc điểm chung

Orthopthaladehyde (OPA) là loại hợp chất chứa 0,55% 1.2 Benzendicarboxyl- aldehyde. OPA có khả năng diệt khuẩn tốt, đặc tính diệt vi khuẩn lao của OPA tốt hơn so với Glutaraldehyde.

3.3.2. Cơ chế tác dụng

Cơ chế tác dụng hiện nay vẫn chưa được xác định rõ.

3.3.3 Hướng dẫn sử dụng

Dung dịch OPA thường được sử dụng để khử khuẩn các dụng cụ nội soi. Hoạt tính diệt khuẩn của OPA ổn định trong phạm vi pH thay đổi từ 3-9. Không đòi hỏi phải hoạt hóa dung dịch trước khi sử dụng. OPA có tác dụng diệt khuẩn nhanh (ngâm ngập dụng cụ trong dung dịch sau 5 phút, vớt ra tráng lại bằng nước vô khuẩn và làm khô trước khi sử dụng).

3.4. Paracetic acid

3.4.1. Đặc điểm chung

Paracetic acid hay Acid peroxyacetic là hợp chất có tác dụng diệt khuẩn nhanh, phổ kháng khuẩn rộng. Các sản phẩm phân hủy sau sử dụng như Acid acetic, nước, oxy, Hydrogen peroxide không gây hại cho người sử dụng và không ảnh hưởng tới môi trường.

Paracetic acid có thể ăn mòn, làm mất độ bóng của dụng cụ kim loại. Dung dịch Paracetic acid khi pha loãng (1%) không có tính ổn định cao do xảy ra quá trình thủy phân trong dung dịch. Dung dịch 40% giảm 1-2% thành phần có hoạt tính trong 1 tháng.

3.4.2. Cơ chế tác dụng

Paracetic acid gây oxy hóa các liên kết sulphur trong phân tử protein của vi sinh vật làm thay đổi cấu trúc phân tử protein của chúng.

3.4.3. Hướng dẫn sử dụng

Dung dịch Paracetic acid nồng độ 0,2-0,35% có tác dụng tiệt khuẩn và bào tử rất tốt, thường được dùng để tiệt khuẩn các dụng cụ ngoại khoa, nội soi. Tính ổn định của dung dịch này rất thấp, thời hạn sử dụng không quá 24 giờ.

Bảng 2. Hiệu quả bất hoạt vi rút của các hoá chất khử khuẩn

Loi chất dit khuẩn

Nồng độ tối thiểu để bất hoạt 105 - 107 vi rút trong 10 phút

Vi rút thuộc nhóm lipid (Adeno, Herpes, Influenza...)

Virut thuộc nhóm Hydrophylic (EBOLA, Coxsackie, ECHO...)

Sodium hypochlorite (Javel)

200 ppm

200 ppm

Iodophor

75 - 150 ppm

150 ppm

Formalin

2%

2-8%

Glutaraldehyde

0.02%

1-2%

Ethyl alcohol

30-50%

50 - 70%

Isopropyl alcohol

20-50%

90% (Echo 6) 95%

Phenol

1-5%

5%

Phenyl phenol

0.12%

12%

Bảng 3. Các hóa chất khử khuẩn có chứa Clo sử dụng trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Vị trí, thời điểm

Nồng độ Clo hoạt tính

Ghi chú

Vệ sinh bề mặt khu vực thường (sàn, tường nhà, vật dụng)

0,05%

Nồng độ tối thiểu 0,05%, lau, xịt bề mặt không lau được

Vệ sinh bề mặt khu vực cách li

0,05%

Bề mặt TTB, phương tiện trong phòng cách ly

0,05%

Lau, xịt (tùy theo vị trí)

Xe, phương tiện vận chuyển người bệnh

0,05%

Nồng độ tối thiểu 0,05%, lau, xịt bề mặt không lau được

Đổ tràn máu, dịch

0,5%

 

Chất thải (nước tiểu, phân, chất nôn, dịch hút...)

1,0%

Trộn theo tỉ lệ 1:1, đổ vào chất thải trong thời gian ít nhất 30 phút

Bàn XN và TTB xét nghiệm

0,5%

Tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị

Xử lý thi hài

0,5%

Bọc kín thi hài bằng túi chuyên dụng lần thứ nhất, phun bên ngoài túi lần 1. Ngay sau khi chuyển ra khỏi phòng cách ly, tiếp tục bọc thi hài vào túi chuyên dụng lần 2, phun ngoài túi lần 2.

Khử khuẩn dụng cụ, bề mặt bàn phẫu thuật, buồng phẫu thuật, phương tiện liên quan khâm liệm, phẫu thuật tử thi

Dụng cụ ăn uống của NB

0,05%

Ngâm

Đồ vải

0,01%-0,05%

Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm bẩn máu, dịch và chất liệu vải

Chú ý: Tùy theo mức độ sử dụng hóa chất, người sử dụng phải mang đầy đủ các phương tiện PHCN thích hợp để tránh các tác dụng phụ đối với cơ thể.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng Corona mới (nCoV), Quyết định số 181/QĐ-BYT ngày 21/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV), Quyết định số 343/QĐ-BYT ngày 07/02/2020.

3. Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị bệnh viêm phổi cấp do nCoV, Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

4. Sổ tay hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm vi rút Corona gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS-CoV), Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, 2015.

5. Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành các hướng dn kim soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

6. Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành các hướng dn kim soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

7. Novel Coronavirus (COVID-19) v3, World Health Organization, Last Update: 7 February 2020.

8. Laboratory biosafety guidance related to the novel coronavirus (2019- nCoV), World Health Organization, Interim guidance 12 February 2020.

9. Infection prevention and control of epidemic and pandemic-prone acute respiratory infections in health care, World Health Organization, 2014.

10. Infection prevention and control during health care when novel coronavi rút (nCoV) infection is suspected, Interim guidance, January 2020, WHO/2019- nCoV/IPC/v2020.1.

11. Advice on the use of masks the community, during home care and in health care settings in the context of the novel coronavi rút (2019-nCoV) outbreak, Interim guidance 29 January 2020, WHO/nCov/IPC_Masks/2020.1.

12. Transmission of Novel Coronavi rút (2019-nCoV)| CDC". www.cdc.gov. 27 January 2020. Archived from the original on 28 January 2020. Retrieved 29 January 2020.

13. "China confirms human-to-human transmission of new coronavirus". Canadian Broadcasting Corporation. 20 January 2020. Archived from the original on 20 January 2020. Retrieved 21 January 2020.

14. Guideline for Isolation Precautions: Preventing Transmission of Infectious Agents in Healthcare Settings (2007). Last update: July 2019.

15. Guideline for Disinfection and Sterilization in Healthcare Facilities, 2008, CDC, Update: May 2019.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH
_________

No468/QD-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness
______________

Hanoi, 19 February 2020

 
 

DECISION

ON PROMULGATING THE GUIDANCE ON PREVENTION AND CONTROL OF ACUTE RESPIRATORY INFECTION CAUSED BY CORONAVIRUS 2019 (COVID-19) AT MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS

____________

MINISTER OF HEAL

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2017/ND-CP dated 20/06/2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Considering the request of Director of Medical Administration Department, Ministry of Health,

DECIDES:

 

Article 1.  Promulgated with this Decision the “guidance on prevention and control of acute respiratory infection caused by coronavirus 2019 (covid-19) at medical examination and treatment establishments”.

Article 2. This Decision takes effect from the date of signing

Article 3.  Mr. and Mrs.: Chief of Ministry Office; Chief Inspector of the Ministry; Directors of Departments, Administrations of Ministry of Health; Directors of Departments of Health provinces and centrally-run cities; Directors of Hospitals, Research Institutes with hospital beds under the Ministry of Health; Heads of health agencies of ministries, sectors and heads of relevant units are liable to execute this Decision./.

For the Minister

The Deputy Minister

The National Steering Committee for Prevention of Acute Respiratory Diseases Caused by New Strain of Coronavirus

Nguyen Truong Son

GUIDANCE

ON PREVENTION AND CONTROL OF ACUTE RESPIRATORY INFECTION CAUSED BY CORONAVIRUS 2019 (COVID-19) AT MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS

(Attached to the Decision No. 468/QD-BYT dated February 19, 2020 of the Minister of Health)

 

LIST OF ABBREVIATIONS

 

BYT:            Ministry of Health

KBCB:         Examination and Treatment

KSNK:         Infection Control

NB:              Patient

COVID-19:  Acute Respiratory Tract Disease caused by 2019 Coronavirus

NVYT:         Healthcare worker

PHCN:         Personal Protective Equipment (PPE)

PNC:            Standard Precaution

XN:              Test

 

 

CONTENTS

 

List of abbreviation................................................................................................. 8

Definitions............................................................................................................ 11

Strategy, principles and measures to control COVID-19 infection............................. 6

Triage, reception and isolation of COVID-19 confirmed or suspected patients......... 18

Guidance on establishment of isolation ward in a medical facility........................... 24

Use of personal protective equipment..................................................................... 29

Hand hygiene........................................................................................................ 36

Handling of medical instruments............................................................................ 36

Linen handling...................................................................................................... 44

Handling of eating utensils.................................................................................... 46

Cleaning and disinfection of environmental surfaces............................................... 48

Cleaning of transportation vehicles for patients with confirmed or suspected COVID-19   52

Waste treatment.................................................................................................... 54

Collection, packaging and transport specimens ...................................................... 57

Prevention of COVID-19 infection in laboratory.................................................... 65

Treatment of the corpse of COVID-19 confirmed or suspected patients .................. 68

Guidance on prevention of COVID-19 infection over patient families and visitors .. 72

Appendixes .......................................................................................................... 74

References ........................................................................................................... 83

 

 

 

 

 

 

 

DEFINITIONS

 

For the objectives of this Guide, the terms below are construed as follows:

Anteroom: is a small chamber located between the corridor and an isolation chamber, a place to prepare necessary facilities for the isolation room

Healthcare workers: are all employees, employees in medical facilities related to examination, treatment and care of patients (including doctors, nurses, medical technicians, physiotherapists, social workers, psychologists, pharmacists, hygiene workers, etc.)

Contact transmission: is the most common mode of transmission. Contact transmission is divided into 2 groups:

- Transmission through direct contact: microorganisms are transmitted from person to person due to direct contact between the body's tissue or organization (including skin and mucous membranes) with the human skin and mucosa of other, not through an infected medium or intermediary

- Transmission through indirect contact through contaminated things

Transmission by contact is the most common way of spreading microorganisms from a patient to another or a healthcare worker (HCW) to a patient and vice versa.

Healthcare workers who have activities in direct or indirect contact with the patient, with blood or body fluids from the patient are at risk of contracting or spreading the disease in the medical facility.

 Droplet transmission: Droplet transmission occurs when the recipient's mucosa (nasal mucosa, conjunctiva, and less frequently the oral mucosa) encounters droplets of ³5μm pathogen. These particles contain pathogenic microorganisms that are created when coughing, sneezing, talking or performing certain procedures (suction, intubation, chest physiotherapy, cardiopulmonary resuscitation, etc.)

Droplet transmission occurs when there is close contact (<2 meters between a patient and close contacts). Common droplet-borne pathogens are: microorganisms that cause pneumonia, pertussis, diphtheria, influenza, SARS, mumps, Ebola, COVID-19, etc.

Occupational exposure: is the term indicating the direct contact of non-intact mucosa or skin with blood, tissue or body fluids containing sources of infectious diseases or direct contact with chemicals, dangerous rays for the body in the working process of HCWs. Occupational exposure can occur through damaged skin (needle or sharp objects through the skin), contact with mucous membranes (such as eyes, nose or mouth) and contact with non-intact skin.

Standard precaution: is a set of basic preventive measures that apply to all patients in healthcare facilities regardless of diagnosis, infection status and time of care in the principle of considering all blood, secretions and excreted substances (except sweat) risk of disease transmission. Standard precautions should be applied when caring for and treating all patients in the medical facility, regardless of the diagnosis and infection status of the patient.

Transmission-based precaution: are measures to prevent transmission through 3 main routes during medical examination and treatment, including: contact, droplets and air.

Personal Protective Equipment (PPE): are the means to wear to protect HCWs from getting infected when in close contact with patients. Personal protective equipment can also protect the patient from being infected with resident and current microorganisms from HCWs. The most commonly used PPEs include gloves, masks, gowns, waterproof aprons, hats, goggles, face shields and boots or shoe covers, etc. Depending on the risk of transmission of etiology, we can select appropriate PPE.

Hand hygiene: Hand hygiene includes the techniques of hand hygiene with soap and clean water or hand hygiene with alcohol-based solutions or solutions of alcohol and disinfectant.

 Aerosol: are procedures in medical examination and treatment that can make patients' respiratory tract fluid become aerosol particles such as bronchoscopy, endotracheal intubation, tracheostomy, cardiopulmonary resuscitation, non-invasive air ventilation, etc.. These particles are able to survive in air environment.

(Air change per hour – ACH or ACPH):  is a number of times that a total volume of air in a certain area circulating per hour (air change per hour – ACH or ACPH).  If the air or the space in the room is homogeneous or the mixture of them is perfect, the air that changes every hour is a measure of the number of times after which the air in a given space is replaced.

For example: ACH = 12 in a 30 m3 room is the volume of air circulating the room within an hour: 30 m3 x 12 = 360m3.

Medical mask or Surgical mask: The mask used every day by healthcare workers in medical facilities, during surgery or contact with patients who can transmit infection via droplets or respiratory activities. A medical mask is also called surgical mask. In Vietnam, medical mask standards are regulated in TCVN (Vietnam Standard) 8389-2010, including:

- TCVN 8389-1:2010: Normal medical mask.

- TCVN 8389-2:2010: Medical mask for prevention of infection.

- TCVN 8389-3:2010: Medical mask for prevention of chemical toxicity.

In this Guidance, medical mask is construed as a mask meeting TCVN 8389-2 or equivalent.

Respirators mask: In this Guidance, the concept of respirators mask is construed as that meeting the N95 Certification under the standards of National Institute for Occupational Safety and Health  (NIOSH) or the FFP2 standard of European Union (EU) or equivalent (hereinafter collectively called as N95 mask).

 

 

 

 

 

STRATEGY, PRINCIPLES AND MEASURES TO CONTROL COVID-19 INFECTION

 

1. Generalities on Coronavirus and COVID-19

Coronavirus (CoV) is a large family of virus in residing in animals and human. The Coronavirus family consists of 2 types of alpha and 2 types of beta causing diseases in human, with the symptoms from normal flu to more severe cases of diseases. There are about 30% of upper respiratory tract infection caused by the 229E and OC43 originating from the type alpha-CoV and NL63, HKU1 from the type of beta-CoV. The type of beta Corona is the cause of severe acute respiratory disease SARS-CoV and the Middle East Respiratory Syndrome (MERS-CoV), causing severe pneumonia that can lead to death.

Coronavirus has spherical shape with the diameter about 125nm, having spiniform protein on its surface. The virus has 4 major structural proteins which are Spike protein (S), Membrane Glycoprotein (M), Envelope Protein (E) and Nucleocapsid (N). Inside the virus envelope is a single positive fiber, symmetrically spiral. The virus has its RNA of single positive fiber, no segments, about 30 kb.

Figure 1: Coronavirus structure

 

In April 2012 in Saudi Arabia, a patient had to be hospitalized of pneumonia, acute renal injury and died later. This is the first case to be confirmed infected and died of a new strain of virus. Soon after that time, there were many other patients having the same symptoms and the same history to have passed or stayed in Saudi Arabia. The disease-causing agent was then determined a totally new virus strain that caused the acute respiratory disease syndrome and was named Middle East Respiratory Syndrome of Coronavirus (MERS-CoV) and was categorized in Group A of infectious disease. The epidemic caused by MERS-CoV made 2,494 infected case of which 858 died (up to December 2015) in 27 countries, and China was thee place having secondary case due to person-to-person transmission.

          The origin of MERS-CoV has not been thoroughly understood. Some suppositions say that it might originate from bats and transmitted to camels. Infected patients often have the symptoms of acute respiratory disease: fever, cough, severe pneumonia that quickly leads to acute respiratory failure. Additionally, it might cause digestive symptoms such as diarrhea and might cause organ failure, especially renal failure. The death rate is up to 40%. This disease so far has not had specific drug or vaccine.

          At the end of 2019 in China, a pneumonia outbreak, also called Wuhan pneumonia epidemic, emerged. The epidemic began in the middle of December 2019 at Wuhan city when a group of people had pneumonia with unknown reason, mostly associated with those working at Huanan seafood market. Chinese scientists then subdivided a totally new Coronavirus strain (at first WHO marked it as 2019-nCoV, and officially named it COVID-19 later). This strain of virus is found to have the gene sequence resemble at least 70% with SARS-CoV.

The first suspected cases were reported on 31 December 2019 and the initial symptoms appeared on 08 December 2019. The COVID-19 so far has developed very complicatedly. At the end of 18 February 2020, the world has 73,335 infected cases and 1,874 of which died, mostly at the epidemic centre: Wuhan city, Hubei Province, China. All over the world, there have been 28 countries and territories announcing confirmed cases of COVID-19 such as Hong Kong, Macau, the Philippines, Cambodia, Thailand, Singapore, Malaysia, Sri Lanka, India, Nepal, UAE, Japan, Korea, Taiwan, Australia, Germany, France, Spain, Italy, England, Sweden, Finland, Belgium, Russia, USA, Canada, Egypt and Vietnam; people-to-people transmission has been determined.

In Vietnam, up to the date of 18 February 2020, 16 people have been confirmed to be infected with COVID-19. At first, 02 cases of two Chinese were confirmed COVID-19 infection (the father came from Wuhan city and transmitted to his son who is residing and working in Vietnam. Both of them have been recovered and discharged from hospital); 06 Vietnamese returning from Wuhan (05 has recovered and discharged, 01 has recovered, under monitoring); 06 Vietnamese had close contact with COVID-19 positive person (02 has recovered and discharged, 01 has recovered, under monitoring); 01 American coming to Vietnam, transited Wuhan, China; 01 03-month-old baby having close contact with a COVID-19 positive person.

COVID-19 mostly transmits via droplets in close distance with a COVID-19 confirmed patient and via contact. Therefore, wearing medical mask, applying hand hygiene and cleaning environmental surfaces are the utmost important measures in infection prevention. Measures of prevention of infection via air must be applied at areas having aerosol procedures, especially at close distance (< 2 meters) and in tight and badly-ventilated areas.

2. Disease case definitions:

2.1. Suspected cases: including the following cases:

A. The patient has fever and acute respiratory disease AND the disease cannot be explained by other causes AND the patient has the history to come/stay/return from a COVID-19-hit region within 14 days before the symptom onset. OR:

B. The patient has any respiratory symptom AND has at least one of the two following epidemiologic factors emerging within 14 days before the symptom onset:

a. Having close contact (*) with a COVID-19 potential or a confirmed case.

b. Having worked or been present at a medical facility where acute respiratory disease cases or COVID-19 confirmed or potential cases are treated AND having direct contact with these patients.

* Close contact includes:

- Contact at medical facilities, including: providing direct care to COVID-19 confirmed patients; co-working with COVID-19 confirmed healthcare workers; coming to visit the COVID-19 confirmed patient or stay in the same room of a COVID-19 confirmed case.

- Having direct contact in the distance ≤ 1-2 meters with a COVID-19 suspected or confirmed case.

- Living under the same roof with a COVID-19 suspected or confirmed case.

- Working in the same room, learning in the same class, having close domestic activities, etc. with a COVID-19 suspected or confirmed case.

- Having traveled on the same vehicle with a COVID-19 suspected or confirmed case.

2.2. Potential case:

Those cases that are suspected but specimen for testing cannot be collected or the specimen for testing has not been available.

2.3. Confirmed case:

Those cases that are suspected or may be confirmed by real-time RT-PCR test  positive to COVID-19 or by gene sequence decoding technique.

3. COVID-19 Preventive Strategy

The Infection Control Strategy aims at the stop or restriction of COVID-19 spread at medical facilities, including:

- Apply standard precautions to all patients.

- Have early detection, isolate and put the infection source under control.

- Apply standard precautions. It is necessary to prevent droplet transmission and contact transmission. Apply measures to prevent airborne transmission in the areas where aerosol procedures are performed.

- Administrative measures.

- Control the environment and techniques.

4. Preventive Principles

- Apply standard precautions combining with prevention of contact transmission and droplet transmission in examination and care provided to COVID-19 confirmed or suspected patients.

- In the care provided to COVID-19 confirmed or suspected patients with aerosol procedures, measures to prevent airborne transmission must be added.

- Apply respiratory hygiene to all patients having symptoms of respiratory diseases.

- Good control of ventilation, hand hygiene, and sufficient wearing of personal protective equipment are the most important measures to prevent infection to healthcare workers.

5. Measures to control transmission in medical facilities

5.1. Standard precautions

Standard precautions is a set of basic preventive measures that apply to all patients in healthcare facilities regardless of diagnosis, infection status and time of care in the principle of considering all blood, secretions and excreted substances (except sweat) risk of disease transmission. Standard precautions include:

- Hand hygiene must be performed in 5 moments of hand hygiene and with the 6-step hand hygiene technique.

- Use appropriate personal protective equipment subject to the situation as working with blood, body fluids and excretions or expecting to work with blood, body fluids and excretions.

- Execute the rules of respiratory hygiene in coughing or sneezing.

- Prevent injury caused by sharp things during patient care.

- Properly treat utensils used for patient care for re-use.

- Collect, transport, treat soiled linens in a safe manner.

- Disinfect the environment of patient care.

- Treat wastes properly.

- Arrange patients safely.

+ Arrange severe COVID-19 confirmed patients in emergency room, isolation ward or isolation room with sufficient special emergency means.

+ Arrange non-severe COVID-19 confirmed patients in a separate room or a group of the same condition may be arranged in the same room.

+ A COVID-19 positive test (+) patient must not be arranged with COVID-19 suspected patients.

5.2. Transmission-based precautions

5.2.1. Contact Precautions

Contact precautions require the following contents:

- The patient must have a separate room. If there is no separate room, this patient should be arranged in the same room with patients of the same pathogen.

- Wear clean gloves when entering the isolation room. During the process of patient care, gloves should be replaced after contact with things having high concentration of virus or bacteria (stools, drainage fluids, excretions, etc.).

- Wearing clean gown and shoe-covers when entering the patient room and putting them off before leaving the anteroom. After putting off the gown and shoe-covers, make sure that your clothes do not touch any surface of the environment or other things.

- Putting off gloves and gown before getting out of the room and performing hand hygiene immediately with disinfectant solution. After putting off gloves and having hand hygiene, hands must not touch any surface of environment or things in the anteroom.

- Patient transportation must be minimized. On-bed techniques (X-ray, ultrasonography, etc.) are recommended. In case transportation is required, a notice must be sent to the arrival. Before transportation, have the patient wearing mask during the transportation. In case of skin lesion, it must be covered to avoid spread of infectious source. Use designated special pathway to minimize exposure to other healthcare workers other patients and other people.

- Utensils and equipment of patient care: should be used one time for each individual patient. If it is impossible, they must be cleaned, disinfected and sterilized before using them to another patient.

5.2.2. Droplet Precautions

Droplet precautions require the following contents:

- The patient must have a separate room. If there is no separate room, this patient should be arranged in the same room with patients of the same pathogen. Arrangement with other patients may be allowed but the minimum appropriate distance must be over 2 meters.

- Wearing medical masks, goggles or face shield, especially when having close manipulation with the patient.

- Patient transportation must be minimized. In case of transportation, the patient must wear medical mask, use the special pathway to void infection to other healthcare workers, patients and people.

5.2.3. Airborne Precautions

When implementing aerosol-producing procedures over a COVID-19 patient, it is necessary to apply measures to prevent airborne transmission.

Air treatment and ventilation in the patient room are necessary to prevent the spread of the epidemic.

The measures to prevent airborne transmission include:

- Arrange the patient in a separate room. In case there is no separate room, it is recommended to arrange the patients in the same confirmed infection group or the suspected group in the same room.

- Ensure safe ventilation: run the system of natural ventilation, mechanical ventilation or combine both provided that the minimum circulating air volume must reach ≥12 air flow/hour. A system may be used to draw air outwards (underground, 10-15 cm under the floor) to the no-people area and avoid the re-circulation of contaminated air.

- Any person entering the isolation room must wear a Respirator mask (for example: N95 mask).

- Patient transportation must be restricted. Transportation can only be done in extremely necessary situations and the patient must wear medical mask when getting out of the room.

- Procedures must be performed in a single room with its doors tightly closed, with safe ventilation and far apart from other patients.

- In case of sputum sucking prescription, tools and non-open sputum sucking method must be applied to a patient in mechanical ventilation.

5.3. Strict compliance with respiratory hygiene rule

The recommended principles of respiratory hygiene are as follows:

- All patients or healthcare workers having any respiratory symptom must apply the principles of respiratory hygiene, including:

  •  Cover the mouth and nose with tissue when coughing and sneezing, and then discard it into the waste bin.
  •  In case no tissue is available, a person may cough onto the upper side of the elbow, NOT use the hand to cover mouth when coughing.
  •  Ask the patient who has symptoms of coughing or sneezing to wear medical mask when having close contact (<2m) or the healthcare worker examining a patient who has risk of COVID-19 via droplet transmission.
  •  Wash hands after having contact with excretions.
  •  Stand or sit at least 2 meters apart from a COVID-19 confirmed or suspected patient.

- Poster should be hung to instruct respiratory hygiene at those places easily to see: examination area, isolation ward.

5.4. Environment Control

5.4.1. Environment of surfaces of floors, walls, corridors

Environment control is the important measure to prevent COVID-19 infection. The following principles should be paid attention to:

- The surfaces in the environment must be leaned and disinfected with proper permitted disinfectant chemicals.

- Patches of blood or biological release or excretion as vomit, stool on surfaces of environment must immediately be eliminated with towel soaked in chemical having 0.5% active Chlorine (5,000 ppm), then wipe it with clean towel and clean it the second time with 0.05% active Chlorine.

Refer details in the section of Cleaning and Disinfecting surfaces in environment.

4.5.2. Ventilation

Proper ventilation must be assured at the following areas:

  • Patient reception areas, corridors, waiting room should not be tight and should be clear.
  • Patient room areas:
  •  The optimal isolation room is the negative pressure room.
  •  In case the negative pressure room is not available, the facility should use mixed air or natural ventilation, assuring ventilation in the isolation room must reach at least ³ 12 circulating airflow/hour.
  •  The room where aerosol-causing procedures are performed must have proper room ventilation (≥12 circulating airflow/hour).
  •  In case such a standard room is not available:
  •  Perform procedures in a room far apart from other patients. The procedure room must be well-ventilated, leeward, having 2-way convectional windows open towards a no-people area.
  •  A system to draw air outwards may be used. The drawn air must be released to an empty area, having no people, and must not release to the corridor or the surrounding rooms.

4.5.3. Vehicles, machines, beds and cabinets

Clean and disinfect them every day, at least twice and when necessary (between two patients, when a patient died, transferred or discharged) with appropriate permitted disinfectant chemical.

Refer details in the section of Cleaning and Disinfecting surfaces in environment.

4.6. Community transmission prevention

During the time to care a COVID-19 confirmed or suspected patient or a patient during the monitoring time, a healthcare worker must restrict contact with relatives or community until the risk ends, avoiding disseminating and spread across the hospital and the community.

The medical facility should assign a special group of healthcare workers to care the COVID-19 confirmed or suspected patients. During this process, the group of healthcare workers must not take care of other patients.

Propagate people restrict to go to epidemic zones. Those having arrived or those having close contact with a COVID-19 confirmed or infected patient should have self-isolation and monitor body temperature within 14 days. Come to the hospital right after a fever or symptoms of respiratory disease appear.

Those not having respiratory symptoms should:

- Avoid gathering and avoid coming to crowded places frequently.

- Keep a distance at least 2 meters off any person having respiratory symptoms (for example: coughing, sneezing).

- Do hand hygiene regularly: with alcohol-based solution for unsoiled hands or with soap and water for soiled hands.

- When coughing or sneezing, shield the mouth and nose with your elbow or with tissue, which must be immediately discarded right after use and do hand hygiene.

- Hands are recommended to avoid touching to eyes, nose, and mouth.

Those having respiratory symptoms are recommended:

- To wear medical mask and to have a visit as soon as possible in case of fever, cough, dyspnea, etc.

- To use and manage masks properly.

Mask management:

If someone wears a medical mask, it is necessary for him/her to use and discard it properly, ensuring the efficiency and avoiding risks of transmission related to the improper use and discard of mask.

Wearing mask must be duly as prescribed and technically. Do not overuse masks. Improper use of mask may spread pathogens.

Detailed guidance about putting on and putting off masks are provided in section of use of personal protective equipment.

5.6. Other principles of prevention and control

Many measures of infection control must be combined, including the process of triage, isolation, environment hygiene, waste management, proper use of process of putting on and putting off personal protective equipment; control of infection in transportation, operation and treatment of corpse, control of infection in laboratories.

 

 

TRIAGE, RECEPTION AND ISOLATION OVER COVID-19 CONFIRMED OR SUSPECTED PATIENTS

 

COVID-19 has high risk of spread so the tasks of triage, early detection and well-timed isolation are very important. A COVID-19 confirmed or suspected patient must be isolated immediately and measures to prevent transmission must be strictly applied.

1. Objective

Have triage over patients who come to visit in order to detect and isolate early a COVID-19 confirmed or suspected patient, whereby prevent the risk of COVID-19 infection from patients to healthcare workers, to other patients and across the hospital environment.

2. Principles for execution

  • The medical facility should establish the system to detect and respond quickly when there is a COVID-19 confirmed or suspected patient.
  • The medical facility should make scheme for triage, categorization, and management of COVID-19 confirmed or suspected patient right when they come and have examination.
  •  The medical facility must execute measures to prevent and control infection strictly (standard precautions and transmission-based precautions).
  •  Do the task of categorization upon patients as soon as they come to have examination of the medical facility with the triage questionnaire.
  •  Arrange special area/examination room for those patients having or not having acute respiratory symptoms (cough, fever, etc.) but having the epidemiologic factors (arrive at or pass Hubei Province, China within 14 days) (refer Guidance at gathered isolation unit for prevention and control of COVID-19, enacted with Decision 344/QD-BYT dated February 07, 2020 by the Ministry of Health).
  •  When a COVID-19 confirmed or suspected patient is detected, that patient must be isolated in a timely manner (according to the signs of disease and the informing epidemiologic factors).
  •  Declare, inform, report disease cases as regulated.

3. Scope of application: All medical facilities.

4. The task to prevent and control COVID-19 infection.

Medical facilities should strictly execute the processes and regulations on prevention and control of epidemic spread enacted by Ministry of Health.

All resources must be mobilized to control COVID-19 infection; cure confirmed patients, prevent infection to other patients and limit death; actively combine with other forces to zone pestholes, transport, run emergency, isolate, treat patients, treat the environment of pesthole in the timely manner.

Medical facilities should actively prepare and execute the following activities:

4.1. Organization, personnel

- Establish the COVID-19 prevention & control Steering Committee at hospitals, consisting of: The Directors, Department of General Planning, Outpatient Department, Accident & Emergency, Infectious Disease, Pediatrics Department, Respiratory Department, Administrative Personnel Department, Infection Control Department, Facility Department, Pharmacy, Nursing Department, Administrative Personnel Department and Agency Health Unit. At central-level and province/centrally-run city, the Steering Committee may have subcommittees of treatment and subcommittees to prevent and control infection, subcommittees of logistic, etc.

- Based on the actual conditions of each hospital, the Hospital Management shall determine which department in charge of reception and treatment of COVID-19 confirmed or suspected patient. The Department in charge of reception, triage, and treatment of patients must have enough conditions for proper isolation. Staff of this department must be fully trained in infection control, especially the use of personal protective equipment as instructed to prevent infection in the hospital.

4.2. Reception and isolation

- Zoning the risk and streaming the movement of COVID-19 confirmed or suspected people in the hospital are as follows:

  • The high risk zone (red) comprises of the departments receiving and treating COVID-19 confirmed or suspected patients (for example: isolation ward; Outpatient department; Emergency & Resuscitation Department, Infectious Disease Department, Laboratory, etc.).
  •  The medium risk zone (yellow) comprises of departments receiving patients having cough or fever (Example: examination room for patients having cough and fever of Outpatient Department, Emergency Department, Respiratory Department, Pediatrics Department);
  •  The low risk zone (green) comprises of the departments less likely receiving, examining and treating COVID-19 confirmed or suspected patients (for example: Surgical Department, Maternity Department, etc.).

- The risk zoning helps the hospital have the foundation in assignment, development of scheme of reception, treatment and concentration of its limited resources to the task of prevention (vehicles, personnel, training, monitoring) for high risk zones.

- The hospital must have plan to zone isolation wards, arrange personnel, vehicles, etc. for the situation of scattered and mass COVID-19 confirmed or suspected patients.

4.3. Conditions and means

4.3.1. Hand hygiene means

Soap, alcohol-based hand hygiene solution, tissue or disposable hand tissue must be available at all necessary places.

4.3.2. Personal protection

 Anti-epidemic gown, apron, paper hat, medical mask, N95 mask, goggles (or face shield), boots, shoe-cover, medical gloves and hygiene gloves.

4.3.3. Equipment

- Ventilation assisted equipment and other means of emergency and resuscitation (handheld oxygen saturation meter, monitoring machine, bed X-ray machine), oxygen and the system to create and supply oxygen, the system of close sputum sucking;

- HEPA air disinfection filter.

For high effectiveness of COVID-19 transmission control, the above-mentioned means must always be available at each receiving and treating area even in or not in epidemic time. Healthcare worker must be trained to master the use of personal protective equipment and other hospital regulations in infection control.

4.3.4. Disinfectant chemicals – surface and tool disinfection

The facility must make estimate, purchase and provision of sufficient chemicals for tool treatment; environment surface disinfection and cleaning; hand hygiene; waste treatment in case of epidemic.

4.3.5. Isolation room

The hospitals must arrange standard isolation wards or isolation rooms as regulated and must always be available for epidemic situation.

Other medical facilities must prepare wards (rooms) to receive and triage COVID-19 confirmed or suspected patients.

4.3.6. Medications

Medication list is subject to the treatment protocol.

4.4. Training

Medical facilities must establish the scheme and hold training courses to educate all healthcare workers at the facility on COVID-19 infection control. The Infection Control Department will be responsible for the contents, programs, materials, means to educate the theory and practice for healthcare workers as in materials of Ministry of Health.

4.5. Drill

The COVID-19 prevention and control Steering Committee at medical facilities has to hold drill to examine, assess, and learn from experience upon the defective contents for modification, correction and improvement of the facility’s plan of epidemic prevention and control in line with those of the locality, region, and country.

Some notable points in the contents of drill are as follows:

  • Early control: Stream, screen, diagnose, early isolate patients having symptoms of COVID-19 infection or suspected patients who come for examination and hospitalization. Duly execute regulations in patient transportation in the hospital, department transfer, hospital transfer ensuring safety of healthcare workers, transporters and the community.
  • Ensure necessary conditions for the reception, treatment and organize prevention and isolation in the medical facility.
  • Ensure that healthcare workers use personal protective equipment properly, prepare adequate number of available means and have solutions when the supply of personal protective equipment is limited.
  • Comply with standard precautions and transmission-based precautions (via droplet, contact and perhaps airborne transmission) by heath are workers. Ensure compliance with regulations, hand hygiene process, disinfection and sterilization of medical equipment, cleaning and disinfection of the isolation ward and leaning the hospital environment.
  • Practice infection prevention over healthcare workers, patient families, visitors in medical waste management, linen management, eating and drinking things of patients in the isolation ward, provide guidance on prevention of infection when the patient died
  • Pay proper attention to other hospital-acquired infection related to the care of COVID-19 confirmed or suspected patients (lung infection, septicemia, urinary infection, etc.).

4.6. Inspection and monitoring

  • The Infection Control Department has the professional specialty in inspection and monitoring upon the COVID-19 infection control; set the process of infection control applied in the hospital after it is approved by the Infection Control Committee and the Anti-Epidemic Steering Committee of the hospital, submitted for approval by the Hospital Management who then monitor the compliance with the process of epidemic prevention and control and infection control.
  • The General Planning Department combines with the Infection Control Department monitor, make statistics, give timely notice about the number of COVID-19 confirmed or suspected patients and the healthcare workers having close contact, inspecting and monitoring the execution of regulations on infection control.
  • The Nursing Department combines with the Infection Control Department, the General Planning Department and the head nurses of clinical departments, head technicians of subclinical departments to inspect and monitor the execution of regulations on infection control.

4.7. Assignment and execution

The Directors, leaders of departments and relevant persons are responsible for the contents of activities on COVID-19 infection prevention at medical facilities.

The contents on infection control must be shown in the scheme of COVID-19 prevention and control scheme of the hospital.

The Director has the duty to fully equip infrastructure, purchase equipment, materials, chemicals, necessary vehicles to serve the task of infection prevention. The isolation ward must be arranged at appropriate place. The facility must have the scheme to renovate, upgrade and build the isolation ward duly as guided.

4.8. Expenditure

Expenditure is applied under regulations on epidemic prevention and control of the Government. Purchase and spending must be under regulations. During the epidemic time, when the Ministry of Health or an authority declares epidemic state, the spending will be applied urgent epidemic prevention and control regulations.

The Hospital Director is responsible for the allocation of budget and expert for regular activities in infection control. The Hospital is required to have a backup budget for epidemic prevention and control.

5. Triage, isolation of COVID-19 confirmed or suspected patients

5.1. Preparation of infrastructure and means

  • Arrange, establish the isolation ward and isolation room to meet the isolation requirement.
  • Personal protective equipment (Refer the Guidance on use of personal protective equipment).
  • Hand hygiene utensils must be available from patient reception areas to the triage, examination and treatment area.
  • Essential tools, equipment and disinfectant chemicals used in patient care and treatment.
  • Means to collect waste, tools, linens, etc.

5.2. Steps of execution

Each medical facility must have triage area right at the examination rooms (as at the security post, patient reception desk). There must have at least one examination room to isolate the cases of cough and fever with unknown cause. The staff in charge of triage must instruct the patient the measures of prevention and isolation as soon as the patient comes into the examination room.

* The diagnoses to early detect a COVID-19 infected or suspected patient are as follows:

- There is an epidemic factor within 14 days before the symptom onset:

  •  A patient returning to Vietnam from a COVID-19-hit region or having contact with someone returning from such region.
  •  Having contact with blood or body fluid of a patient who has been confirmed or suspected COVID-19 infection in the epidemic-hit region.
  •  Having resided or arrived at a COVID-19-hit region within 14 days;
  •  Having directly contacted animal from the epidemic area.

- Having clinical signs of the disease:

  •  Having high fever suddenly ≥ 380C; headache or muscle ache may appear.
  •  Cough and dyspnea.
  •  Having signs of acute pneumonia or acute respiratory failure (Refer the Guidance on diagnosis over those suspected of COVID-19 infection of the Ministry of Health, page 8).

- When having the symptoms or history as mentioned above, the patient should be arranged in the isolation ward, isolated from other patients as soon as possible as the steps in Instructive Chart (Appendix 1).

- During the epidemic time, instructive boards should be hung at the entrance (Security gate) and the examination room to instruct patients, families of patients having symptoms of fever, cough to come directly to the examination and triage area, not let them go to other areas.

- The areas of waiting, examination, procedures for the COVID-19 infected or suspected patients must be assured well-ventilated, with at least more than 12 airflow circulating each hour. This can be achieved by opening all windows and doors in the same direction in case of natural ventilation. If the hospital runs the system of central air-conditioning, the ACH index must be added and the safety of the system of central air-conditioning must be checked regularly and periodically. 

- A family member accompanying a COVID-19 infected or suspected patient should be considered to have exposed to COVID-19 and must also be screened to the end of monitoring time as regulated to help early diagnosis and to prevent the epidemic-causing ability of COVID-19.

- In case transportation is required, the transporter must use personal protective equipment and dedicated vehicle. Contaminated things, the transporting vehicle, discarded things and wastes of the patient must be collected and treated as regulated.

* Notes:

- Those staff who directly care for patients must strictly execute preventive measures such as: wearing personal protective equipment; wash hands with soap or other disinfectant solutions after each contact with patients (refer the section of hand hygiene and use of personal protective equipment).

- Patients must wear medical masks.

- Minimize the contact with or transportation of patients.

- Execute personal hygiene, use hygiene solutions, disinfect the nasopharyngeal tract.

- Disinfect the patient-transporting vehicles after each use.

- Make list of persons having close contacts and monitoring their health within 14 days since the last contact. Advise the contact person on the signs of disease and measures of prevention and control so that they can apply self-prevention and self-monitoring, early detecting symptoms of COVID-19 confirmed or suspected patients. If there is any symptom, it must immediately be reported to the nearest medical facility for timely diagnosis and treatment.

5.3. Inspection and supervision

- The Department of Infection Control, Department of General Planning, and the Nursing Department have the duty to inspect, supervise and train the implementation of isolation of healthcare workers.

- Contents of supervision:

  •  The patient room/ward must meet the standard of isolation.
  •  Be equipped with all personal protective equipment as regulated (clothing, hat, mask, goggles, gloves, boots,).
  •  The compliance awareness by healthcare workers in isolation in each stage of diagnosis and treatment.

- Supervision is done by direct observation and the results are recorded into the Supervision note.

Time for isolation of COVID-19 confirmed or suspected patients: Isolate and treat patients at medial facilities under the Guidance by Department of Health.

Announcement of a disease case:

- Announcement must be cascaded across the medical facility duly as regulated and degraded: The Clinic/Department of Emergency having a COVID-19 confirmed or suspected case must immediately give notice to the following persons:

  •  The patient himself/herself and his/her families.
  •  The members of that shift (if in duty hours) or all members of the department (in office hours).
  •  The hospital management and the relevant departments (Department of General Planning, Department of Infection Control, Nursing Department, etc.).

- Announcement outwards the medical facility: Urgent written notice must be reported on all confirmed or suspected cases to the superior health management and to the leaders of equivalent preventive health authorities as regulated.

Factors ensuring the triage, early detection, timely isolation, treatment and management of COVID-19 infected patients who are able to spread epidemic in medical facilities:

- Establish an epidemic prevention & control Steering Committee.

- Establish the specific and detailed process to receive and treat patients in screening, detection and isolation of COVID-19 confirmed or suspected patients right at the areas of examination room to the isolation ward.

- All healthcare workers must be trained on clinical symptoms, treatment, spreading ways and process of preventive isolation in the hospital.

- Have enough means ensuring strict isolation.

- Inspect and assess the availability whether the epidemic has come/not come yet.

 

 

GUIDANCES ON ESTABLISHMENT OF ISOLATION WARD IN A MEDICAL FACILITY

 

COVID-19 is a very highly infectious disease. The early isolation upon a COVID-19 confirmed or suspected patient plays a very critical role. To execute well the isolation measures, the medical facilities must always have isolation ward and isolation room with full equipment. Healthcare workers must be trained in compliance with technical procedures in isolation:

- The medical facilities must establish the isolation area right at the patient-reception place, including the waiting area for COVID-19 suspected patients, triage area, isolation room and personal protective equipment, utensils for the treatment and care for patients to receive COVID-19 patients.

- The Outpatient Department, Emergency Department, Pediatrics Department, Infectious Disease Department must prepare an isolation room with full of necessary equipment to opportunely isolate patients if necessary.

1. Isolation ward pattern

1.1. Objective

- Restrict and control the spread of COVID-19 in the environment of examination and treatment facility and the community, especially for healthcare workers, patients, families and visitors.

- Isolate the pathogen in the isolation ward for treatment.

1.2. Principles for isolation ward establishment

- The isolation must be located at the end of the corridor, deserted place, at the end of the main wind direction.

- Patient families must not join the care and visitors must be minimized.

- The isolation ward should be divided into 3 different areas subject to the infection risk:

  • Low-risk infection area: The Administration area, the workplace of healthcare workers. This area must have the green signboard and restricted. Healthcare workers should wear medical masks.
  • Medium-risk infection area: The area of corridor, the anteroom where utensils of care and treatment are stored. This area must have the yellow signboard. Only healthcare workers are allowed to come to this area with full and appropriate personal protective equipment.
  • High-risk infection area: The reception room, emergency room, treatment room, restroom, utensil treating room. This area must have the red signboard. Healthcare workers must have full personal protective equipment and must do hand hygiene after each contact with a patient, with surfaces in environment and before the isolation ward.

1.3. Requirements at an isolation ward

1.3.1. Isolation ward design in province-level, (centrally-run) city-level hospitals

- Functional chambers:

1) Administration chamber.

2) Patient-reception chamber.

3) Patient-treatment chamber.

4) Chamber for severe COVID-19 patients of emergency (having full emergency means and treatment used individually for each patient).

5) Patient-retaining chamber for COVID-19 suspected patient.

6) Tool-treatment chamber having all equipment for initial disinfection: tool washing basin, drying cabinet and disinfectant chemicals.

7) Chamber used to store essential things for patient care and treatment.

8) The patient restroom must have hand wash basin, disposable hand tissue and soap for hand wash.

9) Bathroom for healthcare workers having hand wash soap.

The chambers in the isolation ward must have hand wash basin, hand tissue, alcohol-based hand hygiene solution, hand wash soap. The pathway must be from the low-risk to the high-risk infection area.

10) Ventilation system: The optimal measure is that the negative pressure system is equipped at the isolation room. In case this system is not available, it is required to have the forced airflow running from the low-risk area to the high-risk area (from the green to the red area). The frequency of airflow must reach at least 12 times/hour. Air released from the isolation ward must be disinfected with UVC or with combined method of disinfection and HEPA filtering.  In case such a system is not available, the released air must be blown into an empty environment having no people.

11) The floors and walls (with the minimum height of 2 meters) should be pressed with eramic tiles for easy cleaning and disinfection.

12) The corner of the house and the floor should be designed with obtuse or rounded angle, avoiding acute angle for easy cleaning and not to gather soil.

13) The windows must be made from materials that are easily to be cleaned (glass, few items, easily to be washed and cleaned).

1.3.2. Isolation room design in district-level hospitals

1) Those hospitals in the region of epidemic risk should always put aside an area in the Infectious Disease Department or a special area inside the hospital to receive COVID-19 confirmed or suspected patients.

2) The isolation room should also be arranged so that it is not near the places of other patients or crowded place.

3) The isolation ward may not have all functional chambers as that of the upper-level hospital but it must at least have the following rooms:

  • Room to examine and receive patients.
  • Room to isolate and treat severe patients.
  • The restroom and utensil-treating room (it may be located right in the isolation room).

4. The isolation ward should have the system of mechanical ventilation flowing from the isolation to a deserted place with windows to circulate air with the outside environment.

 


 

A: Disinfection place

B: Cabinet for PPE, clean linen and tools

C: Bag for after-use PPE, waste, soiled linen

D: Hand-wash basin with soap, alcohol-based hand hygiene solution

E: Windows opening to the outside, far from residential area, without people

Figure 2. Diagram of COVID-19 confirmed isolation room

1.4. Patient bed arrangement in the isolation room

It is most preferable to arrange each COVID-19 confirmed patient in a separate isolation room (if possible).

In case of not possible or if there are too many OVID-19 confirmed or suspected patients hospitalizing, the suspected patients may be arranged in the same room (group isolation), COVID-19 confirmed patients may be arranged in the same room. Patients suspected of infection and waiting for test result may be arranged in the same room. The distance between two beds must be at least 2 meters to prevent droplet transmission.

2. List of essential things necessary at the isolation ward/room:

- These things must always be available in the isolation ward, isolation room, located on board or in the anteroom’s cabinet right in front of the isolation room.

- Those departments and units (such as environmental hygiene, waste treatment, patient transportation, etc.) related to the task of care and treatment of COVID-19 confirmed or suspected patients must wear all appropriate personal protective equipment (rubber boots, aprons, masks, goggles, etc.).

- List of tools and personal protective equipment that must always be available in the isolation ward and must be checked and sufficed on daily manner. It is notable to have all sizes for users and the mandatory minimum number must always be available (see Table 1).

Table 1. Means and tools must always be available
in the isolation ward/room

(The daily minimum number in case there are patients hospitalized for monitoring and treatment)

No.

Tools

Number

 

Personal Protective Equipment (PPE)

 

1

Clean gloves of all sizes

150

2

Protective outfit

30

3

Goggles, face shield

30

4

Head hat

50

5

Boots or shoe-cover

30

6

N95 mask

20

7

Medical mask

50

 

Other essential things

 

1

Patient clothes

05

2

Bed sheet

05

3

Disposable hand tissue

30

4

Tissue bin

01

5

Hand wash soap and alcohol-based hand hygiene solutions

05

6

Soap holder and alcohol-based hand hygiene solutions

 

7

Cleaning gloves

10

8

Towel to wipe surfaces and paper to absorb scattered fluids

05

9

Bag/bin containing kinds of waste with symbol of infectious waste

10/01

10

Bag for soiled linen

05

11

Bin with lid for soiled linen

01

12

Bin for soiled tools

01

13

Chemicals for initial disinfection and cleaning

 

 

 

3. Ventilation

Ventilation enhancement is the important measure in COVID-19 prevention and control. There are 3 ways to enhance ventilation:

3.1. Mechanical ventilation:

A negative pressure room is created by bringing clean air into the room and drawing contaminated air outwards so that it must have at least 12 airflow exchange every hour (ACH) and the negative pressure must be at least -3Pa. Air released will be led through the preliminary filtration system and HEPA filtering combined with disinfecting with UVC.

3.2. Natural ventilation:

Airflow brought into and released outwards the isolation room or ward through the main entrance or windows. The patient room has 2 windows located opposite. If all 02 windows are opening, they ensure ventilation in the patient room for at least 12 ACH. A patient room having natural ventilation should be located leeward, having 2-way convection windows opening towards a deserted place.

3.3. Mixed ventilation:

The natural ventilation is combined with the system of fan to blow air outwards. Air must not be released to crowded places, the corridor or into other rooms. Air released from exhaust fan must be disinfected with UVC or a combined way between disinfection and HEPA filtering. In case such a system is not available, the exhaust fan must be located to release air to a deserted environment.

The capacity, number of exhaust fans must be counted subject to the room volume to ensure the ventilation at least 12 ACH.

 

 

USE OF PERSONAL PROTECTIVE EQUIPMENT (PPE)

 

Personal protective equipment are an essential means to protect healthcare workers from the risk of infection when they have a close contact with blood, secretions and respiratory droplets carrying infectious pathogens of patients. PPE is also used to protect patients from being infected with resident and transient microorganisms from healthcare workers and the hospital environment. Use of PPE when taking care of infected or suspected COVID-19 patients is the most important measure in preventing infection for healthcare workers.

1. Objectives

To prevent the risk of COVID-19 infection from patients to healthcare workers, other patients and visitors, and the spread to the environment surrounding patients and the community

2. Scopes of application

All healthcare workers, patients’ relatives, visitors, people having contact with confirmed or suspected COVID-19 patients or specimens from confirmed or suspected COVID-19 patients.

3. Principles of implementation

3.1. General principles

- Use PPE as recommended by standard precautions combined with transmission-based precautions suitable to the situation in care and treatment of confirmed or suspected COVID-19 patients.

- Ensure the availability of PPE dotation in isolation areas, anteroom of isolation rooms, laboratory, waste treatment areas and corpse management areas.

- PPE is only effective when used in conjunction with other infection control measures such as organizing the process of screening, isolation, surface and environmental sanitation and waste management.

- It is necessary to comply with the instructions and procedures of putting on and taking off PPE.

3.2. Rules for using personal protective equipment

  1. Always wear PPE when contacting, examining, and taking care of confirmed or suspected COVID-19 patients.

  2. The practice of putting on and taking off PPE must be done competently before taking care of infected or suspected COVID-19 patients and must be supervised by a trained member.

  3. Prepare adequate PPE suitable to the situation to be implemented.

  4. Putting on and taking off PPE must be done in the anteroom before entering and after leaving the isolation room. Avoid touching or adjusting PPE in the isolation room.

  5. Ensure PPEs cover the entire body.

  6. Change gloves when moving from one patient to another patient, change gloves if torn, perform hand hygiene before putting new gloves on.

  7. When taking off PPE, pay attention to the following principles:

  • The outer surface of PPEs has a high risk of contamination, thus turn the outside in and do not shake while taking off PPE.
  • The front of PPE has a higher risk of infection than the back. Avoid touching the front of PPE.

  8. PPE is disposable, and is infectious wastes; it must be discarded into infectious waste containers (yellow containers) immediately after removing. Waste containers must be large enough and must have automatic lids.

4. Types of personal protective equipment

4.1. Type of personal protective equipment

  In fact, there are many types of PPE, which can be classified into two categories as follows:

  Type 1: Detached pants, gowns and caps

Waterproof gowns or gowns with waterproof covers.

Waterproof pants.

Waterproof aprons

Medical masks

-   High filtration capacity masks (e.g. N95 respirators)

Goggles or face shields.

Medical gloves.

Hood caps (cover the entire head and neck).

High-length shoes covers

Rubber boots

Type 2: Coveralls and cap:

Coveralls and caps.

High-length shoes covers.

Waterproof aprons.

Medical masks.

N95 respirators.

Goggles or face shields.

Medical gloves.

Rubber gloves.

High-length waterproof shoes covers.

Rubber boots.

4.2. Technical criteria

Goggles and face shields must fit tightly against the face to prevent fluid from absorbing.

Medical masks must be qualified, waterproof and have metal strip that may bend to fit the nose bridge and prevent the air and droplets from passing through.

Masks have a high filtration capacity (e.g. masks meet N95 or FFP2 standards or equivalent).

Gloves: It is recommended to use gloves made of nitrile rather than latex with appropriate sizes for user’s hands

Gowns has a mid-thigh length, long sleeve, plastic wrist and aprons must be impermeable to blood and fluids.

Rubber boots should not be torn or punctured with appropriate sizes for user’s feet.

Shoes covers should be knee-length, waterproof material, and slip resistance.

Caps must cover head and neck, with a front opening to remove later.

Clothes worn beneath personal protective equipment.

 

a. Goggles with headband

b. Goggles with ear-hanging frame

Figure 3:Goggles

Figure 4:Face shield

 

 

 

Figure 5:Types of mask

 

 

Figure 6: Gowns and aprons

Figure 7: Hood cap

Figure 8: Clothes worn beneath gowns

       
 

5. Procedure of putting on and taking off personal protective equipment

5.1. Putting on and taking off mask

5.1.1. Medical mask:

* Technique to put on masks:

- Hand hygiene.

- Open the package; remove the mask from the bag, one hand holds one side of the mask.

- Place the mask on the face, the waterproof side (blue) faces outwards, the absorbent side (white) turns inwards. One hand secures the front of mask on the face, another hand places one strap around the ear then repeat for another side.

- Use the tip of index finger to mould the metal strip to fit snugly over the nose bridge and face.

- Use 2 fingers to hold the lower edge of mask and pull down slightly, extend the mask to fully cover the bottom of the chin

* Technique to take off mask:

- Remove the mask strap, do not let hand touch the mask, discard the mask into the waste container as prescribed.

- Hand hygiene.

5.1.2. High filtration capacity mask (N95 Respirator)

* Technique to put on respirator:

- Hand hygiene

- Open the package, place the mask on the palm of hand, the metal edge covers nose bridge and faces forward, let the strap drop freely under the hand.

- Place the mask under the chin, the nose cover faces upwards.

- Pull the top strap over the head and set it at the top back of head over the ears. Pull the bottom strap over the head and place it at the back of the neck below the ears. Do not let two traps overlap each other behind the head.

- Check and adjust the strap if twisted or twirled.

- Place tips of 2 index fingers at the top of nose bridge, mold the nose cover to help the mask fit snugly over the nose.

- Tightness test of the mask:

+ Inhalation test (negative): exhale slowly, if the respirator is tight, the negative pressure helps the respirator cover the face snugly. If the respirator is not tight, the air will pass through the opening into the mask, thus it is necessary to adjust the tension of the strap and repeat the inhalation test again.

+ Exhalation test (positive): exhale strongly, if the mask is tight, positive pressure creates airflow inside the mask. If the mask is not tight, it is required to adjust the tension of the strap and repeat the exhalation test again.

* Technique to take off respirator:

- Remove the bottom strap by lifting the strap over the head, then pull the top strap over the head, do not let your hand touch the mask when removing.

- Hand hygiene.

5.1.3. Points to note when putting on and taking of masks

- Wear masks with the right upper and lower direction.

- Wear masks with the right inside and outside surface.

- Do not touch the inside surface of mask while wearing.

- Place masks carefully to cover mouth and nose.

- Adjust the nose strip and the strap to ensure the mask fit the nose bridge and face snugly.

- Do not touch the front of mask when removing.

- After removing or whenever accidentally touching used masks, it is required to wash hands with alcohol-based hand sanitizers or wash hands with soap and water.

- Change masks after performing a clean/aseptic procedure, as soon as a mask is contaminated or damp/wet or after every shift.

- Do not reuse used masks.

5.2. Order to put on personal protective equipment

Step 1:  Hand hygiene.

Step 2: Wear boots/shoes cover.

Step 3: Put on pants and gown (wear apron if indicated).

Step 4: Wear mask

Step 5: Wear goggles (for goggles with ear-hanging frame)

Step 6: Wear hood cap to cover hair, head, ears, and mask straps completely.

Step 7: Wear face shield or goggles (for goggles with headband outside the hood cap)

Step 8: Wear clean gloves

5.3. Order to take off personal protective equipment

5.3.1. Type of detached pants, gown and cap

Step 1: Remove gloves. Roll the inside out when removing, then put them into waste container. In case of wearing apron, remove the apron, release the lower strap first, then release the upper strap, roll the inner surface of the apron out, and put in the waste container.

Step 2: Hand hygiene

Step 3: Remove gown, roll the inside out and put it into waste container.

Step 4: Hand hygiene

Step 5: Remove pants and boots/shoes cover simultaneously, turn the inside out and put them into waste container. In case of wearing boots, place the boots in a container with disinfectant solution.

Step 6: Hand hygiene

Step 7: Remove face shield or goggles

Step 8: Hand hygiene

Step 9: Remove cap by slipping hand into the cap

Step 10: Remove mask (by holding the strap behind the head or ears)

Step 11: Hand hygiene

5.3.2. Type of coveralls and cap

Step 1: Remove gloves. Roll the inside out when removing, then put them into waste container. In case of wearing apron, remove it by releasing the lower strap first, then releasing the upper strap, roll the inside of the apron out, and put into the waste container.

Step 2: Hand hygiene

Step 3: Remove face shield or goggles

Step 4: Hand hygiene

Step 5: Remove cap, coveralls. When removing, turn the inside out and put them in the waste container.

Step 6: Hand hygiene

Step 7: Remove boots or shoes cover, turn the inside out and put them into waste container. In case of wearing boots, place the boots in a container with disinfectant solution.

Step 8: Hand hygiene

Step 9: Remove mask (by holding the strap behind the head or ears)

Step 10: Hand hygiene

Note: Remove PPE at the anteroom of isolation rooms and areas.

6. Inspection and monitoring of use of personal protective equipment

Infection Control Department and Nursing Department are responsible for inspecting, monitoring and training the use of personal protective equipment for healthcare workers:

Content of monitoring:

PPE are available all the time at the anteroom of isolation rooms and areas

Healthcare workers use the necessary PPE adequately and properly.

Used PPE should be sorted, collected and treated.

Method of monitoring: by direct observation and by recording in monitoring form.

 

                                        

HAND HYGIENE

 

Hand hygiene is one of the important measures to help prevent and control COVID-19 infection. The hand hygiene needs to be done regularly all the time, all places at the right time in accordance with 5 moments of hand hygiene during care and treatment of the patient.

All medical facilities must

1. Hand hygiene equipment

Fully supplement hand hygiene facilities at all areas with people infected or suspected of COVID-19.

1.1. Hand hygiene equipment with soap

- The hand hygiene sinks must be placed in the isolation rooms, buffer rooms, administrative rooms, drug and fluid preparation rooms, testing rooms, nutrition rooms, waste and dirty clothes treating area, mortuary convenient for patients and healthcare workers to use.

- The hand hygiene sinks must have soap solution, clean water, container of disposable hand towel (in paper or cloth)

Some specific provisions:

- The hand hygiene sinks must be sufficiently deep to avoid water splashing outside and splashing into the washers, with no corner, smooth surfaces, no stains and stagnant water. The height of the sink is in line with the height of the hand cleaners.

- Faucet: fixed to the wall. The handle should be automatic, pedal or lever.

- Water system: tap water, water pipes should be placed in the wall, but must be easy to install, clean and disinfect when necessary.

- Soap and soap holder for hand hygiene: it is best to use liquid soap, put in a closed container, with a standard quantitative pumping, fitted properly. If using bar soap, you need to keep in a box with a tight lid, keep it at dry place and avoid splashing water.

- Disposable hand towel: may be in disposable paper or reused cotton towel put in tight box and easy to take it out.

- Dirty towel container: is conveniently designed so that it is easy to put towels into the container without touching the lid.

Fig. 9 Washing hands under running water

 

1.2. Hand hygiene equipment containing AlcohoL/chlorhexidin

- Equip vials (bottles) of hand disinfectant solution containing 60% - 80% alcohol or chlorhexidin in all areas where patients are taken care of, at each bed head of severe patients or in emergency conditions. On injection or dressing change trolley, medical examination tables. On the wall right next to the entrance (door) to the patient room, buffer room, isolation room, in front of the elevator door, corridor, etc. where there is a risk of exposure to patient’s blood, body fluids.

- Regularly changing and sanitizing bottles of hand-disinfecting alcohol solution and making sure the bottles are available at designated locations.

- Bottle of hand-disinfecting alcohol solution with a standard pump, fixed to the wall or hung at the patient’s bed head, in front of the patient room, injection trolley, etc.

2. Hand hygiene indication

2.1. Hand hygiene with soap and clean water

- Whenever hand touches blood and body fluid which can be visible, during the care and treatment of the patient (performing invasive procedure, patient body hygiene care, handling of dirty equipment, waste, etc.) even though gloves are worn but suspected of gloves puncture or accidental removal leading to exposure to source of infection.

- Hand hygiene with soap and water should be done before and after working session, after going to the toilet, after collecting cloths, tools, waste, etc.

2.2. Hand hygiene with alcoholic solution

- Only do hand hygiene with alcoholic solution only when the hands are dry, no blood stain and body fluid is visible, during care, treatment, after removing the personal protective equipment.

- In places where hand washing sink cannot be installed and places where care operations are not at risk of visual contact with blood and body fluids possibly detected with naked eyes.

- Indication of hand hygiene with alcoholic solution: similarly as in hand hygiene with soap and water in case of visible blood or body fluid.

- Moments when healthcare workers need to do hand hygiene: 5 moments when healthcare workers must comply with hand hygiene (as recommended by the World Health Organization)

 

In addition, hand hygiene must be done in some of the following cases:

In the procedures for putting on and off the personal protective equipment

Before wearing gloves

When transporting patient from infectious place to clean place

Before finishing work at isolation area and going outside.

Before going home.

3. Techniques

3.1. Hand hygiene with soap and water (Figure 11)

- Step 1: Wet your palms with water. Take the soap and rub your palms together to create bubbles.

- Step 2: Rub one palm over the back of the hand and space of fingers of the other hand and vice versa.

- Step 3: Rub your palms together, strongly press the space of fingers.

- Step 4: Rub the outside of the fingers of one hand into the palm of the other.

- Step 5: Use this hand to turn the thumb of the other hand and vice versa.

- Step 6: Turn these finger tips into the palm of the other hand and vice versa. Wash your hands under running water.

Fig 11: Hand hygiene techniques with soap and clean water

3.2. Hand hygiene with alcoholic solution (Figure 12)

- Step 1: Use 3ml - 5ml of alcoholic/chlorhexidin hand sanitizer and rub 2 palms together.

- Step 2: Rub one palm over the back of the hand and space of fingers of the other hand and vice versa.

- Step 3: Rub your palms together, strongly press the space of fingers

- Step 4: Rub the outside of the fingers of one hand into the palm of the other hand.

- Step 5: Use this hand to turn the thumb of the other hand and vice versa.

- Step 6: Turn these finger tips into the palm of the other hand and vice versa until it is dry.


Figure 12. Hand hygiene techniques with alcoholic solution (20-3- seconds)

 

Note:

- Clip fingernail short.

- Remove all jewellery on your hands (ring, bracelet, watch, etc.).

- The techniques of hand hygiene are similar to the ones with soap and water. Rub at least 5 times each step.

See also Instruction on hand hygiene in health facilities issued under the Decision No. 3916/QD-BYT dated 28/08/2017 by the Minister of Health.

 

                         

HANDLING OF MEDICAL INSTRUMENTS

 

All equipment used for the care and treatment of a person infected or suspected of COVID-19 are potentially infectious, and if not handled properly, they will spread and infect healthcare workers and communities.

1. Objectives

- Staff who handles medical instruments must strictly comply with the cleaning, disinfection and sterilization procedures for medical instruments after patient care and treatment.

- Ensure safety for patients, healthcare workers and communities.

2. Principles

- The specialized medical equipment and instruments used for patient care and treatment are ideally disposable (ex: respiratory assistive devices such as sputum suction tubes, aerosol masks, ventilator cords, dental care kit, etc.). The reusable tools must be handled in accordance with MOH regulations

- All disposable medical equipment and instruments but handled for reuse must be cleaned and disinfected in accordance with the manufacturers' instructions and the MOH regulations.

- Ensure medical instruments and equipment used for patients are properly handled, disinfected and sterilized, ensure the functioning of the instruments and their availability.

- Ensure adequate disinfection instruction procedures for all medical instruments and patient care facilities in the place they are used and the place of handling.

- Fully provide facilities, chemicals, consumables and personal protective equipment to the handling people (especially goggles, face shields, waterproof gown, elbow-length rubber gloves, rubber boots).

- Staff working on disinfection and sterilization must be trained and have a certificate of training in disinfection and sterilization.

- The disinfection and sterilization must be checked and monitored for the quality of equipment (test, storage records), ensure the safety of healthcare workers and the environment upon collection, transportation, cleaning, disinfection.

- Make statistics and report on the handling and provision of care and treatment instruments for people with confirmed or suspected COVID-19.

3. Subjects and scope of application

3.1. Subjects of application

- Person handling medical instruments (in isolation area, clinical unit, subclinical area related to care for people with confirmed or suspected COVID-19 and central sterilization units).

- Healthcare workers who directly provide care at the treatment and care units for people with confirmed or suspected COVID-19.

3.2. Scope of application

- Isolation room/area.

- Central sterilization units/ Department of infection control.

- Areas of receipt, classification and visiting for people with confirmed or suspected COVID-19.

4. Facilities

4.1. Sterilization and disinfection facilities

- Personal protective equipment: masks, rubber gloves and waterproof aprons, goggles or face shields, boots (designated areas).

- Adequate provision of clean water.

- Instrument soaking container with lid and capacity suitable for all kinds of instruments.

- Instrument washing sink (made of easy-to-clean and disinfect materials).

- Instrument washer.

- Steam sterilizer, drying cabinet

- Low-temperature sterilizer (ETO, Plasma, etc.)

4.2. Chemicals

- Cleaning solution: detergents/enzymes, enzymes-containing disinfectants

- Medium level disinfectant solution:

Chlorine compounds: Sodium hypochlorite: Presept, Javel, Chloramin B, etc.

Enzyme-containing compound: Cidezyme, etc.

- High-level disinfectant solution: glutaraldehyde ≥2%, orthophthaldehyde 0.55%, Peracetic acid, etc.

4.3. Water: Clean water, sterile water.

5. Method of implementation

5.1. At isolation room/area

5.1.1. Preparation

- Staff handling medical instruments wears personal protective equipment (mask, rubber gloves and waterproof apron, goggles/face shield) before handling medical instruments.

- Prepare enough instruments and facilities for cleaning and disinfecting:

 Instrument washing sinks - washers

 Chemicals

Cleaning tools (brush, tube wiping stick, etc.).

Clean water, sterile water.

5.1.2. Implementation procedures

Mix cleaning and disinfecting chemicals as instructed

- The medical instruments after being used for patients, must be handled immediately by healthcare workers:

Immerse instruments into cleaning solution (detergent) or enzyme solution and then soak it in medium level disinfectant solution in line with the regulations on time and concentration of the solution (see Appendix 4).

Rinse chemicals under clean running water. Clean instrument under water

- Dry the instrument, place it in a closed container with the name of the person with confirmed or suspected COVID-19 and put it in a yellow bag/box before transporting it.

- Make a call to inform the central sterilization unit/Department of infection control before transport.

5.2. At the central sterilization unit/Department of infection control

The reception area must be arranged and immediately handle instruments transported from the isolation area, giving priority to immediate or separate handling in order to prevent spread and infection in the area and to the other departments.

5.2.1. Preparation of facilities

- Arrange facilities and staff who separately handles instruments of people with confirmed or suspected COVID-19 in the isolation area if possible.

- The staff handling instruments must wear the personal protective equipment before handling of instrument (including: mask, rubber gloves and waterproof apron, goggles/face shield).

- Prepare all facilities and tools for cleaning and disinfection:

Instrument cleaning basin - instrument cleaner.

Chemicals.

 Cleaning tools (brush, tube wiping stick

 Clean water, sterile water.

Multi-function instrument washer, cleaner and disinfecting machine (can wash various types of metal instruments and airway plastic instruments).

Steam sterilizer for heat resistant instruments.

Low temperature sterilizer

5.2.2. Implementation procedures

* Case for manual cleaning and disinfection (without instrument washer and disinfecting machine):

The joints of instruments to be disassembled are opened and put into the trays, racks in accordance with the manufacturer's regulations.

Mix disinfectant chemicals as instructed (Appendix 4).

Immediately immerse instruments into disinfectant solution prepared in line with the prescribed concentration and time.

Scrub and clean tools under the water surface of the instrument soaking sink, gently brush the instruments to avoid splashing.

Rinse the chemicals under running water

Dry the instruments (drying cabinet, wiping dry).

Soak, spray lubricant to protect instruments.

Move the instruments to the packaging area (labelling, calibration tests, writing of expiry date) and transport them for sterilization.

Clean and disinfect by specialized machine

The joints of instruments to be disassembled are opened and put into the trays, racks in accordance with the manufacturer's regulations.

Install the washing program of the machine (heat-resistant and non-heat resistant instruments).

   Heat-resistant instruments: soap, water, temperature 900C.

   Non-heat-resistant instruments: soap, water, temperature less than 500C

   Chemicals: as recommended by the manufacturer of machines and instruments.

  Put lubricant into the machine

Run the machine under the installed program.

-  At the end of the cycle, take the equipment out of the packaging machine as prescribed.

In case the washer does not have a drying mode: put instruments into the dryer or dry by wiping manually with clean, dry cloth before packing.

Conduct the disinfection procedure.

After being disinfected, the instruments must be stored in closed cabinet and ventilated storage room (ideally clean rooms with air-conditioner with temperature maintained at 200C-220C, humidity <60%).

Dispensing as daily required by the area providing care to people with confirmed or suspected COVID-19.

Note:

After finishing work, the staff handling instruments in each area must remove the personal protective equipment and do hand hygiene before moving to another area.

Clean the instrument handling area at the end of shift/working day.

6. Inspection and surveillance over compliance with cleaning, disinfection and sterilization

Heads of Department and Head Nurses should regularly inspect and monitor the strict compliance:

- Healthcare workers fully have facilities, consumables, chemicals and personal protective equipment when handling instruments.

- Monitor the cleaning, disinfection and sterilization procedures at the area with dirty instruments (consultation/isolation room, laboratory, etc.).

- Monitor the procedures for putting on/off the personal protective equipment of the healthcare workers working in areas related to these patients.

- Save the list of healthcare workers who handle instruments, regularly monitor, survey and detect signs of infection.

See also Guidance on sterilization and sterilization in medical facilities issued under the Decision No. 3671/QD-BYT dated 27/9/2012 by the Ministry of Health.

                                               

 

 

LINEN HANDLING

 

1. Objectives

- Healthcare workers must comply with the linen handling procedures of persons with confirmed or suspected COVID-19.

- Ensure safety for patients, healthcare workers, patient families, visitors and communities.

2. General principles and regulations

- Do not shake, dump or count linen collected from the process of care and treatment of persons with confirmed or suspected COVID-19.

- After being collected, the linen must be tightly packed, transported immediately to the laundry house by dedicated means and must be washed immediately separately without soaking, or storing dirty linen.

- Linen of persons with confirmed or suspected COVID-19 at the consultation area, patient bed, isolation room must be collected into yellow bag with label after use and write “Potential COVID-19 linen”.

- Linen bags must not be torn, punctured, and impermeable.

- Staff collecting, transporting and handling dirty linen must follow the procedures for wearing and removal of protective equipment in accordance with the instructions on Compliance with hand hygiene.

- Wash linen with machine at high temperature and chemicals. In the absence of a washing machine, handwashing of line is required. Soak the linen in disinfectant before washing with an active chlorine concentration of 0.05% (see Appendix 4).

- Wash and dry or naturally dry linen in line with procedures for infectious linen handling.

3. Subjects and scope of application

3.1. Subjects of application

- Laundry staff and staff collecting and transporting linen.

- Staff in the isolation area or room or patient reception place.

3.2. Scope of application

- Patient room, isolation room.

- Laundry house.

- Other areas related to linen of persons with confirmed or suspected COVID-19

4. Facilities

- Washing machine with washing mode at temperature of 600C-700C, dryer

- Yellow non-perforation bags, with lace and symbol for high-risk infectious linen (COVID-19 patient linen), yellow containers, separate infectious linen transporting vehicles.

- Personal protective equipment for collecting, transporting and washing staff.

- Washing chemicals: Soap, detergent, disinfectant (Javel, Cloramin B).

5. Implementation

5.1. At isolation room/patient room

- Staff collecting dirty linen must wear prescribed personal protective equipment before tasks and do hand hygiene after finishing work.

- Linen in patient room/isolation area must be collected into waterproof yellow bag put in container with lid and tightly tied before being transported to the laundry.

- Disposable linen: Gowns, caps, masks, shoe covers are all put in a yellow bag, and placed in a container with lid and tightly tied to the top of the bag when being transported to infectious medical waste storage for destruction.

- All bags of linen when moved out must be put into another bag and then moved to the laundry, the bag labelled "Potential COVID-19 linen".

- Laundry come to pick up the linen at the scheduled time or unexpectedly on request.

5.2. At laundry

- After collecting linen to the laundry, immediately put them into the washing machine and washed by chemical or soap washing mode at the temperature of 600C-700C. Soak linen of people with confirmed or suspected COVID-19 in a chemical solution containing 0.01% -0.05% of active chlorine depending on the degree of contamination of linen for at least 20 minutes before washing. For washing facilities with washing machines, use them to soak linen.

- It is ideal to dry linen, if it cannot be dried in a private, high, sunny place.

- Linen after being dried must be ironed and put into closed and dry cabinet.

Note: For places where there is no washing machine, the linen after being moved in is immediately dumped into a soaking container with chemical disinfectant (active chlorine at the concentration of 0.01% -0.05%) in the minimum time of 20 minutes before washing.

Staff performing the manual washing procedure must strictly adhere to regulations, wear personal protective equipment during washing and after finishing work, put off personal protective equipment and do hand hygiene.

5.3. Linen storage and dispensing

- Linen used for people with confirmed or suspected COVID-19 must be stored in closed cabinet or put on clean shelf in storage and used by quantity and types as requested.

- The list of linen of solation areas, consultation rooms for people with confirmed or suspected COVID-19 must be notified to the laundry.

- A base number of clean linen (at least a triple base number) is stored in the isolation area for daily use.

6. Inspection and surveillance

- Department of Infection Control, Nursing Department, relevant Heads of Department and Head Nurses are responsible for training, inspection, surveillance and urging of strict compliance with dirty linen handling procedures (from classification, collection, transport, handling).

- Content of surveillance:

Facilities for dirty linen handling (bag, container, transporting vehicle).

Procedures for instructions and techniques for linen handling.

Wash hands and clean instruments after finishing work.

Chemicals used in linen handling.

Personal protective equipment for healthcare workers

Procedures for use of personal protective equipment.

 

 

 

  HANDLING OF EATING UTENSILS

 

1. Objectives

- Staff of Nutrition Department strictly adheres to the procedures for providing and handling of eating utensils of people with confirmed or suspected COVID-19.

- Ensure safety for patient, healthcare workers, patient families, visitors and environment.

2. Principles of implementation

- All utensils used for living, eating and leftover food of people with confirmed or suspected COVID-19 are potentially infectious and need to be treated like infectious waste. They must not absolutely be used for other purposes (watering plants, raising cattle, poultry, etc.).

- It is ideal to use disposable utensils and then collect, transport and destruct them immediately after use as infectious medical waste.

- Food and drink containers used for each patient must be separately collected and handled.

- In the absence of disposable utensils, the reuse of used utensils must strictly follow the disinfection of reusable utensils like the disinfection and sterilization procedures for care and treatment instruments used for people with confirmed or suspected COVID-19.

3. Subjects and scope of application

People with confirmed or suspected COVID-19; staff of Department of Nutrition directly provide care for people with confirmed or suspected COVID-19.

4. Facilities

- Personal protective equipment to prevent infection from contact.

- Sink/lavabo, soap.

- Buckets, containers of disinfectant solution with anti-evaporation lids.

- Chemical disinfectant prepared with exact concentration of 0.05% (500 ppm) active chlorine.

5. Method of implementation

5.1. Use disposable utensils

- After persons with confirmed or suspected COVID-19, their eating utensils and leftover food must be put into infectious waste container in isolation room.

- Sanitation workers collect and treat this waste as infectious medical waste.

5.2. Use reusable utensils

- Healthcare workers must instruct persons with confirmed or suspected COVID-19 to put their utensils after use into the reusable utensil container and their leftover food into infectious waste container.

- Healthcare workers collect the reusable utensils and put them into closed container with label of eating utensils of persons with confirmed or suspected COVID-19 and then move them to the Department of Nutrition (or Department of Infection Control) for proper handling.

- When handling the eating utensils, staff should wear person protective equipment as instructed.

- The liquid from leftover food, water will be collected as infectious waste of the isolation area properly before being transported to the treatment place.

- Transport the reusable tools to the centralized handling area, store in bags, containers with lid. Do not carry it in your arms and on shoulders with bare hands.

- Soak to disinfect food and drink containers after use in a solution of 0.05% active chlorine active ingredients for 10 minutes-20 minutes. Note completely immerse such utensils in disinfectant solution. In the absence of chemical disinfectant, it is possible to boil the utensils for 10 minutes.

- Encourage the use of automatic utensil washing machines with closed doors and operation with chemical and temperature cycles, then automatically drying for different types of utensils (including many different types) for people with confirmed or suspected COVID-19.

6. Inspection and surveillance

Department of Infection Control, Nursing Department, relevant Heads of Department and Head Nurses are responsible for training, inspection, surveillance and urging of strict compliance with the procedures:

- Surveillance over procedures for use of personal protective equipment when handling the reusable utensils.

- Surveillance over procedures for collection, transportation, handling and reuse.

See also Guidance on sterilization and sterilization in medical facilities issued under the Decision No. 3671/QD-BYT dated 27/9/2012 by the Ministry of Health.

               CLEANING AND DISINFECTION OF ENVIRONMENTAL SURFACES

 

1. Objectives

- Sanitation workers strictly follow the environmental cleaning procedures in the reception and treatment area for people with confirmed or suspected COVID-19.

- Cut off the COVID-19 transmission routes by contact.

- Ensure the safety for patients, healthcare workers and communities.

2. Principles of implementation

The surface of the screening and isolation area for people with confirmed or suspected COVID-19 must be cleaned and disinfected as per the following principles:

- All surfaces in the screening, isolation and treatment areas with visible or unclear blood, secretions, waste from people with confirmed or suspected COVID-19 must be cleaned and disinfected at least 2 times a day and when needed (after examination, testing, procedures, spillage of blood and fluids, post-transfer/discharge, death).

- All surfaces (in the isolation area of people with confirmed or suspected COVID-19, including the surface of care instruments, transportation vehicles must be cleaned, disinfected with disinfectant chemicals licensed by the Ministry of Health).

- Healthcare workers when cleaning and disinfecting surfaces associated with people with confirmed or suspected COVID-19 should strictly follow the principles and techniques for surface cleaning and precautionary measures of transmission.

- Personnel performing surface cleaning and disinfection of the environment in the treatment and isolation area of people with confirmed or suspected COVID-19 must be trained in procedures for surface cleaning and disinfection and proper use of personal protective equipment when performing their duties.

3. Subjects and scope of application

- All healthcare workers performing the environmental cleaning in all areas related to care and treatment of people with confirmed or suspected COVID-19.

- All surfaces of facilities and utensils related to patients, beds, cabinets, tables, chairs, toilets , etc. in screening, receiving area, isolation room, laundry, waste collection area, handling area of reusable instruments, transportation vehicles related to care and treatment of people with confirmed or suspected COVID-19.

4. Facilities

-  Personal protective equipment (see Use of personal protective equipment).

- Procedures for implementation, instruction table for environmental cleaning and disinfectant chemical preparation on transportation vehicles.

- Hand washing soap.

- Prescribed cleaning and disinfectant chemicals preparation (it is possible to use the hand-held spray for surfaces difficult to wipe with cloth) with 0.05% active chlorine, cloth impregnated with disinfectant solution or other appropriate germicidal chemicals licensed by MOH.

- Surface disinfectant with active chlorine 0.5% or other disinfectant chemicals licensed by the Ministry of Health for cleaning surfaces with blood, fluid, vomit, excretion.

- Special cleaning wipes for screening and isolation areas, mops, buckets containing chemicals and collecting buckets.

5. Techniques for implementation

- Divide the area into two, with signs to avoid slipperiness, wetness before cleaning floors, halls and stairs.

- Wipe in a zigzag fashion, from top to bottom, inside and out, from the cleanest to the least clean area.

- When using chemical sprays, spray chemicals into cloth then wipe; If cleaning the floor, spray low, spray and wipe immediately. Do not spray when patient is present.

5.1. Method of implementation

- Step 1: Prepare adequate facilities of cleaning and disinfection (containers/buckets containing disinfectant solution, wipes, mops, etc.), use separate facilities for isolation areas (administrative area, isolation rooms, toilets, instrument and linen handling area, etc.).

- Step 2: The staff performing the environmental sanitation wears the personal protective equipment as instructed before entering the isolation area and during the process of cleaning and disinfecting the surface of the isolation area's environment (see Use of personal protective equipment).

- Step 3: Wet wipe and collect waste in bags and containers of infectious waste in accordance with regulations before disinfecting wipe.

- Step 4: Perform disinfectant wiping periodically with a solution of specified concentration (with active chlorine concentration of 0.05%), let the surface dry for 10 minutes and wipe again with clean water to avoid residual chemicals affecting patients. The frequency of cleaning on all surfaces in the isolation area is at least 2 times/day and when required. Apply the correct procedure of 2-bucket cleaning (one bucket of clean water, one bucket of disinfectant solution) and each wipe is with a clean cloth, do not wash again in buckets, each cloth is used no more than 20 m2. When wiping, pay attention to:

For surfaces that are frequently in contact (injection trolley, equipment and linen transporting vehicles, doorknobs, etc.), disinfect immediately after each use or contact.

Immediately remove and wipe again with disinfectant with active chlorine concentration of 0.5% whenever the surface shows patient’s blood, secretions, feces or vomit. The chemical exposure time to the environment is at least 10 minutes.

- Step 5: Collect tools after cleaning the environment to clean and disinfect before removing them from the isolation area including waste that must be isolated (see Waste treatment, page 54), wiping cloth is put into isolation bags and transported to the laundry (See also Instruction on transportation of infected linen and waste out of the isolation area).

- Step 6: Healthcare workers remove their personal protective equipment and do hand hygiene with soap solution immediately after finishing the environmental sanitation work.

Note: Healthcare workers' hands that have direct contact with patient’s blood, secretions, and waste and must wash their hands with soap and water after removing the personal protective equipment.

5.1. Daily surface cleaning and disinfection

The procedure is the same as above and requires strict adherence to regulations:

- Do the cleaning twice daily and when required. A table should be used to monitor disinfected surfaces every day.

- For each cleaning, sanitize surfaces with disinfectant chemicals before wiping again with cleaning solution. Sanitation should be carried out from less polluted areas (administrative areas) to heavily polluted areas (isolation rooms), equipment surfaces before floor cleaning and disinfection.

- Use COVID-19 disinfectant chemicals for all surfaces in the room and ensure the right time for contact with disinfectant chemicals. For example, at least 10 minutes with active chlorine compounds 0.05% (500 ppm).

Note: do not bring cleaning tools in the isolation areas to the other areas, the cleaning wipe is collected and treated separately to avoid COVID-19 infection to other areas in the hospital.

5.2. Cleaning after the patient is discharged/transferred/dead

- Move the other patient under isolation in the patient room (if any) to another isolation room before performing the final disinfection cleaning.

- Collect dirty tools and reusable linen into bags/containers to laundry and disinfection centers. Collect and remove the patient’s waste and other personal belongings in accordance with regulations on collection and management of infectious waste.

- Wipe surfaces with disinfectant chemicals before wiping with cleaning solution. Sanitation should be carried out from less polluted areas (administrative areas) to heavily polluted areas (isolation chambers), equipment surfaces and surfaces before floor cleaning and disinfection.

- Use COVID-19 disinfectant chemicals for all surfaces in the room and ensure the right time for contact with disinfectant chemicals, for example at least 10 minutes with solutions of active chlorine 0.05 % - 0.5%.

Details of chemical concentrations used in cleaning and disinfecting surfaces are in Appendix 4.

5.3. Disinfect surfaces spilled with blood or body fluids

- This should be done as soon as it appears or when blood or body fluids are detected.

- Wear adequate personal protective equipment.

- Remove blood stain or body fluids in the following order: (1) Use a cloth or gauze impregnated with solution containing 0.5% (5,000 ppm) of active chlorine to remove the blood (if there is a large amount of blood, it must be done many times to when removing all blood on the surface; (2) Remove the blood-soaked cloth (gauze) into the collection container for infectious waste; (3) Use a cloth or gauze soaked in a solution of 0.5% active chlorine on the surface of blood spilled area; (4) Wipe the disinfected surface with a cloth or gauze soaked in cleaning solution.

- Put off the personal protective equipment and do hand hygiene after going out of isolation rooms.

5.4. Cleaning mortuary and shrouding area of COVIS-19 patient

- Wear adequate protective equipment as prescribed for COVID-19.

- After the completion of shroud and autopsy, all instruments and surface of the surgical table, the operating room and facilities related to corpses must be disinfected immediately with active chlorine solution of 0.5% and let them dry for 30 minutes to 1 hour.

- Clean and disinfect sanitary facilities in accordance with the procedures.

- Put off the personal protective equipment and do hand hygiene after finishing work.

5.5. Cleaning of sanitary tools

- Hospital sanitary tools must be cleaned after every shift and at the end of each day.

- Sanitary tools to be treated include, mop handle, bucket/basin containing chemical, rinse water/soaking water for disinfection. The wiping cloths are cleaned with clean water and soap and put in proper and dry place.

- Disinfect buckets/basins containing cleaning and disinfecting solution at the active chlorine concentration of 0.05%, rinse again with clean water and place them on the drying rack.

- Clean up sanitary tools and place them properly. Do not use untreated cleaning tools for daily cleaning.

6. Inspection and surveillance

- Department of Infection Control, Nursing Department, relevant Heads of Department and Head Nurses are responsible for training, inspection, surveillance and urging of strict compliance with the procedure for daily or unexpected environmental disinfection.

- Daily monitoring of compliance of healthcare workers in the implementation of the procedure for disinfection and cleaning of surfaces, spills of blood, biological fluids, use of personal protective equipment when working in isolation and treatment areas of people with confirmed or suspected COVID-19.

- Surveillance results should be immediately given to the supervised person and reported to the department head and the hospital leader.

See also Instruction on cleaning of environmental surfaces in health facilities issued under the Decision No. 3916/QD-BYT dated 28/8/2017 by the Minister of Health.

 

 

 

CLEANING OF TRANSPORTATION VEHICLES FOR PATIENTS WITH CONFIRMED OR SUSPECTED COVID-19

 

The hospitals must strictly apply technical procedures and principles of environmental control, safety practices control in the use of personal protective equipment (PPE) while transporting patients within and outside the hospitals.

1. Objectives

- Healthcare workers properly and strictly follow regulations on cleaning and disinfection of surfaces of transportation vehicles for patients with confirmed or suspected COVID-19.

- Prevent COVID-19 infection due to contact with surfaces of transportation vehicles for people with confirmed or suspected COVID-19.

- Ensure the safety for healthcare workers in charge of transportation and community

2. Principles of implementation

- The surfaces of transportation vehicles requiring the cleaning and disinfection include: the inner compartment of patient transportation vehicles (stretchers, control panels of medical equipment, adjacent floors, walls, ceilings and working surfaces, door handles, radios, keyboards and phones) and the outer surface of transportation vehicles (door handles, doors, the entire outer surface of vehicles).

- Persons in charge of handling transportation vehicles (is the person who are directly involved in transporting or who are assigned to perform the final cleaning of transportation vehicles) must be trained and properly adhere to principles and techniques of cleaning the surface of machines, equipment and transportation vehicles, standard precautions and contact precautions.

- The hospital has regulations on fully equipped area for handling of transportation vehicles to ensure the safe handling of vehicles.

- The area used for conducting the disinfection of patient transportation vehicles must have adequate personal protective equipment, chemicals, tools for cleaning, sterilization and disinfection, collection of medical waste.

- All patient transportation vehicles, devices for patient intervention and care at the end of use must be handled immediately according to the procedure before using for next patients.

3. Subjects and scopes of application

- All vehicles used for patient transportation to the hospital and within the hospital.

- All healthcare workers involved in patient transportation at all departments related to transporting patients with confirmed or suspected COVID-19.

4. Facilities

- Personal protective equipment (PPE): have enough PPEs, N95 respirators, medical masks, goggles or face shields, rubber boots, clean gloves, sterile gloves for separate invasive procedures to be replaced and used as needed.

- Cleaning chemicals and disinfectants:

Disinfectant soap

Alcohol-based hand sanitizer

Surface disinfectant with 0.05% and 0.5% active chlorine ingredients, ethanol 70% or disinfectants in the list licensed by the Ministry of Health.

- Equipment for handling: spray bottles, cloths, waste bag/containers

- Separate area for handling of transportation vehicles within the hospital.

5. Procedure

Healthcare workers wear person protective equipment as instructed and follow these steps:

- Step 1: Dilute chemicals as regulated and place it in chemical containers at the treatment area.

- Step 2: Wear person protective equipment.

- Step 3: Collect tools and waste into yellow bags/containers then seal it tightly, clearly indicate the waste generated from or to the centralized waste treatment area.

- Step 4: Clean all surfaces of transportation vehicles with disinfectants, leave it for at least 10 minutes then clean again with cleaning chemicals (detergents or clean water with soap), then dry or blow dry. In case of excessive blood/fluid or spillage of blood or body fluid (e.g.: vomitus, blood, biological secretions, etc.), at first use a disposable tissue impregnated with 0.5% active chlorine to localize and remove, cover the spill by a cloth soaked with 0.5% active chlorine solution for at least 10 minutes, then wipe off by disinfectant solution with 0.5% active chlorine.

- Step 5: Once the cleaning is done, personal protective equipment is discarded in a sealed bag or container, and moved to the disinfection or destruction area, then perform hand hygiene with disinfectant soap and personal hygiene.

Note: For vehicles traveling to the epidemic area, it must be sprayed with disinfectants, disinfectant with a solution of 0.05% active chlorine concentration must be used for car bodies, tires and undercarriage when leaving the epidemic area.

6. Inspection, monitoring and responsibility

- Infection Control Department, Nursing Department, Head of Departments and Head Nurses of relevant departments are responsible for training, inspecting, monitoring and urging the strict implementation of cleaning procedures for transportation vehicles for patients with confirmed or suspected COVID-19.

- General Planning Department together with Intensive Care Department perform the checking of emergency equipment, ambulances and emergency regulations for prevention of epidemics and natural disasters.

- Medical Supplies and Equipment Department, Pharmacy Department (or unit assigned with the duty of supplies provision) is responsible for providing adequate personal protective equipment and chemicals for sterilization and disinfection in the list licensed by the Ministry of Health.

- Infection Control Department will monitor the compliance with equipment cleaning and disinfection procedure, medical waste treatment and environmental sanitation for areas where cleaning and disinfection of equipment are performed.

 

 

 

 

 

 

 

WASTE TREATMENT

 

1. Objectives

- Personnel, patients with confirmed or suspected infection strictly follow the procedures for sorting, isolating, collecting, transporting and treating waste generated from isolated areas.

- Prevent the spread of COVID-19 from waste to the environment and community.

-  Ensure the safety for patients, healthcare workers and community

2. Principles

- All wastes which must be collected and treated immediately at the generating area from screening areas, isolation areas for ​​patients with confirmed or suspected COVID-19 are considered as infectious wastes, which must be collected in yellow plastic bags and containers with biohazard symbol.

- Ensure no spread of pathogens in the process of collecting, transporting and treating of medical waste from screening areas, isolation areas for ​​patients with confirmed or suspected COVID-19; ensure the safety for healthcare workers and participants in medical waste management.

- When disposing of medical waste, it must be placed into a yellow bag before being transferred to the centralized waste storage in the hospital and noted with “Potential COVID-19 Waste” warning.

- Healthcare workers and participants in medical waste management and environmental sanitation must be fully equipped with appropriate personal protective equipment while working.

3. Scope of application

3.1. Subjects

- Personnel in charge of collecting, transporting and treating waste generated from patients with confirmed or suspected COVID-19.

- All healthcare workers involved in the care and treatment of patients with confirmed or suspected COVID-19.

- Patients with confirmed or suspected COVID-19, patient relatives, visitors.

3.2. Areas

- In all areas having waste generated from patients with confirmed or suspected COVID-19: reception, screening, isolation, testing areas, etc. for patients with confirmed or suspected COVID-19.

- Waste treatment area.

4. Facilities

- Containers and plastic bags used for collection of infectious medical waste as regulated (in yellow) with symbol of infectious waste are placed in screening areas, isolation rooms, patients rooms and breathing chamber.

- On injection trolleys or in isolation rooms equipped with sharp containers (yellow, puncture resistant, disposable).

- On transportation vehicles for patients with confirmed or suspected with COVID-19.

- Protective equipment (cap, masks, goggles, clothing, rubber boots/shoes covers) for personnel involved in collection, treatment and management of medical waste.

5. Method of implementation

- Waste which are specimens from patients with confirmed or infected COVID-19 must be safely treated according to the instructions for handling of wastes at high risk of infection before placing into the centralized treatment system.

- All solid waste generated in screening areas, isolation areas and areas related to patients with confirmed or suspected COVID-19 must be collected immediately into infectious waste containers, boxes or bags.

- Infectious waste containers at temporary storage area must be closed tightly, ensure waste are not dropped or leaked during the collection process to centralized storage areas within the healthcare facilities at least twice a day.

- Personnel in charge of collecting and transporting waste must wear protective equipment in accordance with regulations.

- Waste must be transported to the centralized waste storage in the hospital once containers become 3/4 full or more or at least twice a day and when required.


- Before transporting to the centralized waste storage in the hospital, waste must be sealed in yellow plastic bags right in the isolation rooms and labelled with “Potential COVID-19 Waste” then placed into another collection bag outside the isolation room.

- Once being transferred to the centralized waste storage in the hospital, waste is treated and disposed in a centralized manner like other highly infectious wastes. Never open these waste bags when storage, transportation and treatment are performed.

- Liquid wastes such as faeces, urine generated from isolation rooms or isolation areas need to be collected according to the general medical wastewater collection and treatment system of the hospital. In cases the healthcare facilities do not have the wastewater treatment system that meet environmental standards, liquid wastes generated from isolation areas must be collected and disinfected with chemicals containing 1.0% active chlorine before disposing to the environment.

- Respiratory secretions (sputum, saliva, throat fluid, bronchial fluid of patients must be thoroughly treated with solution of 1.0 % active chlorine in a 1: 1 ratio for at least 10 minutes after it is collected according to regulations in healthcare facility.

- At healthcare facilities with high-temperature autoclaves, solid waste and specimens generated from the laboratory should be steamed at 121oC for 20 minutes before waste is centralized and treated in accordance with regulations.

- Centralized transportation and treatment: Infectious waste containers must comply with the Joint Circular No. 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT dated 31 December 2015 of the Ministry of Health and the Ministry of Natural Resources and Environment stipulating regulations medical waste management with “Potential COVID-19 Waste” label, firm container wall, tightly covered lid and wheelchair. Infectious waste must be transported and treated immediately during the day. Time and path for waste transportation should avoid crowds.

- Linens, used clothes of patients with infected or suspected with COVID-19, personal protective equipment of healthcare workers and participants in medical waste management and environmental sanitation in screening, monitoring, isolation, care and treatment areas for patients with confirmed or suspected COVID-19 must be collected and treated as infectious waste stated above.

6. Inspection and surveillance

- Infection Control Department, Nursing Department, Head of Departments and Head Nurses of relevant departments are responsible for training, inspecting, monitoring and urging the strict implementation of waste management procedure for patients with confirmed or suspected COVID-19. Content of monitoring:

Vehicles for collection and transportation.

Practices of classification, collection, transportation and destruction

Amount of waste generated.

- Immediately report to Head of Departments, Head Nurses, the COVID-19 Epidemic Prevention Team and the hospital leaderships in cases of incidents or any problems related to spreading the source of contamination from waste.

 

 

                   COLLECTION, PACKAGING AND TRANSPORT OF SPECIMEN

 

All biological specimens from people with confirmed or suspected COVID-19 are potential and dangerous sources of infection for persons who sample, collect, transport and handle. Strict compliance with biosafety level 2 requirements is required when contacting and handling this source of specimen.

1. Objectives

- Prevention of COVID-19 infection through contact with specimens and people having contact with patient during the process of collecting, preserving, packaging and transporting, handling and performing specimen-related tests related to people with confirmed or suspected COVID-19.

- All sampling personnel must correctly and strictly follow the procedures and regulations when collecting, storing, and transporting specimens of people with confirmed or suspected COVID-19.

- Avoid spreading disease sources, ensuring safety for healthcare workers and the environment.

2. Principles of implementation

Prevention of contact-borne infection is a top priority in the procedure for sampling, preserving, packaging, transporting, handling specimen and doing tests related to specimens of people with confirmed or suspected COVID-19.

2.1. Requirements on persons sampling, preserving, packaging, transporting specimens of people with confirmed or suspected COVID-19

Persons who sample, store, pack, transport, handle and do tests related to patient specimens of people with confirmed or suspected COVID-19 must be the healthcare workers who are trained with good practice skills of directions on infection prevention.

- Strictly comply with biosafety regulations in collecting, preserving, packaging, transporting, handling and doing tests related to blood-borne specimen, transmission of airborne agents and the route of contact.

- Use personal protective equipment skilfully and properly

- Understand the risk of infection, have the ability to detect and assess risks for individuals, have knowledge of health control after performing tasks and handle themselves in accordance with the exposure procedure.

- It is ideal that healthcare workers who are monitoring and caring for suspected patients take specimens, minimizing the number of people having contact with patients.

2.2. Requirements for instruments

All instruments used to collect, store, package and transport specimens and all the testing instruments, redundant specimen of the people with confirmed or suspected COVID-19 are waste with high risk of infection and must be disinfected at the Laboratory before becoming infectious medical waste.

- Priority is given to use the disposable tools that are destroyed immediately after use as infectious waste.

- Instruments if reused, must be disinfected and sterilized in accordance with regulations, there must be separate treatment tanks to avoid infection to other patient's instruments.

- Instruments separately used for each patient must be collected and separately handled.

2.3. Requirements for sampling and testing areas

- The sampling and testing areas must be the isolation areas

3. Subjects and measures of application

- Healthcare workers must strictly follow regulations on biosafety and proficiently use the personal protective equipment.

- People with confirmed or suspected COVID-19 must be kept in the isolation areas.

- Sampling instruments and testing instruments and redundant specimens of people with confirmed or suspected COVID-19 must be treated as medical waste with high risk of infection.

4. Facilities

4.1. Personal protective equipment

- Anti-epidemic disposable clothes.

- Waterproof cape.

- Hood or cape covering head and neck with waterproof material.

- Mask with high filtration capacity (for example, N95), or mask with filter and breathing support component (boosting oxygen).

- Goggles or face shield.

- Double-layer gloves, first layer (inner layer) as medical gloves always kept clean, avoid contact with dirty equipment.

- Rubber boots/waterproof boots with high neck.

- Hand sanitizer containing alcohol/soap for hand hygiene.

4.2. Specimen taking instruments

- Sterile soft and hard handle cotton swabs

- Tongue depressors

- The collected specimens are contained in a 3 ml medium tube (VTM, UTM).

4.2.1. Respiratory specimens:

- Nasopharyngeal fluid: Sterile soft handle cotton swabs (as regulated by Laboratory).

- Throat fluid swab: Sterile hard handle cotton swabs to collect specimens (as regulated by Laboratory).

- Mouthwash fluid: physiological saline, sterile plastic beaker (specimens are collected into petri dishes or beaker and diluted in the specimen medium as regulated by Laboratory).

- Endotracheal/bronchial/alveolar/pleural fluid: specialized instruments

4.2.2. Blood specimen:

- Sterile 10ml syringe

- Blood collection tube with or without anticoagulant (as regulated by Laboratory)

- Tourniquet, cotton balls, alcohol, etc.

4.2.3. Specimen packaging:

- Plastic containers with tight lids, plastic racks or plastic bags for packaging patient specimens.

- Styrofoam cooler and container for specimen transportation.

- Antiseptic gauze (for handling of spillage or splashing of specimens)

4.3. Information on specimen tube

- Name of patient (or specimen code).

- Age.

- Date and time of specimen collection.

- Type of specimen.

4.4. Test request form and epidemiological investigation questionnaire

Complete information (as in the form prescribed in Decision 343/QD-BYT dated 07/02/2020 promulgating the provisional Guidance on surveillance, prevention and control of acute respiratory infections caused by new strains of Corona virus ).

5. Step of implementation

5.1. Wearing of personal protective equipment

Properly wearing of personal protective equipment (see also the Use of personal protective equipment). Pay attention to wearing mask N95 and 2-layer gloves when taking specimens.

5.2. Regulations on taking specimens

5.2.1. Specimens

For collection of specimen. It is obligatory to take 01 respiratory specimen; an additional blood specimen can be taken; the specimens are as follows:

- Upper respiratory tract specimens:

  • Nasopharyngeal fluid and throat fluid swab
  • Throat rinsing fluid

- Lower respiratory tract specimens:

  • Sputum
  • Alveolar fluid, endotracheal fluid, pleural fluid
  • Organization of lungs, bronchi, alveoli (when indicated)

- Blood specimen: 3-5 ml of venous blood with or without EDTA anticoagulant. Serum or plasma specimens are stored as required by the Laboratory (perform the test as required)

5.2.2. Time to collect specimens

The time of collection of respiratory specimens should be taken as soon as possible after the onset.

        Table 2. Time of collection of specimens for COVID-19 confirmation

Type of specimen

Appropriate time of specimen collection

Upper respiratory tract specimens (nasopharyngeal fluid, throat rinsing fluid)

 

On day  0 to  day 7 after onset of disease

Lower respiratory tract specimens (alveolar fluid, endothelial fluid, pleural fluid, etc.)

On day  0 to day 14 after onset of disease

Blood specimen of acute phase

At the same time of the upper respiratory specimen (on day 0 to day 7 after the onset of disease)

Blood samples of recovery phase

On day 14, 28 or 3 months after the onset of disease)

Alveolar organization

Where indicated

 

5.2.3. Specimen taking techniques

5.2.3.1. Nasopharyngeal fluid and throat fluid swab (use 02 cotton swabs for 2 types of specimen), are collected at the same time.

*. Throat fluid swab

- Ask the patient to open his mouth wide.

- Use the instrument to gently press the patient tongue.

- Insert the cotton swab into the oropharynx, rub and gently rotate 3-4 times at the 2 sides of the tonsils and the back wall of the throat to get fluids and cells.

- After taking the specimen, the cotton swab is put into a tube containing 3 ml of medium (VTM or UTM) for storage. Note, the cotton swab tip must be completely submerged in the medium, and if the cotton swab is longer than the medium canister, it is necessary to break/cut the swab handle to fit the length of the medium canister.

*. Nasopharyngeal fluid

- Ask patient to sit still, face slightly back, children must be kept by an adult

- The person taking specimen tilts the patient's head back about 70o, hands holding patient’s neck.

- Use the other hand to gently insert the cotton swab into one nostril, pushing and turning to make the cotton swab easier to go forward about ½ length from the nose edge to the earlobe of the same side.

Note: if you have not reached such a depth but feel a clear resistance, remove the cotton swab and try to get specimen from the other nostril. When you feel the cotton swab touch the back of the nose and throat, stop, turn and slowly withdraw the cotton swab.

- Hold the cotton swab at the sampling site for 5 seconds to ensure maximum infiltration

- Slowly turn and withdraw the cotton swab.

- Place the tip of a cotton swab in the medium canister and break the swab handle at the marking point to have a length consistent with the length of the medium canister. After taking nose swab specimen, the cotton swab will be put into the medium canister which also contains throat cotton swab.

- Recap, tighten and wrap with paraffin paper (if any).

Store the specimen at a temperature of 2-8° C before transportation to the laboratory. If the specimens are not transported to the laboratory within 48 hours after being taken, the specimens must be stored at minus 70°C (-70 ° C).

Note: For small children, let them sit on the parent's lap, the child's back is facing parent's chest. Parent need to hold the baby's body and arms tightly. Ask the parent to tilt the baby's head back.

5.2.3.2. Throat rinsing fluid

Patients gargle with 10 ml of washing solution (physiological saline). Throat rinsing fluid is collected into a beaker or petri dish and diluted at 1: 2 in a viral storage medium.

5.2.3.3. Endotracheal fluid

The patient is under mechanical ventilation and intubated. Use a suction tube, placed in the endotracheal route and use the syringe to suck the endotracheal fluid out along the intubation tube, put the endotracheal fluid into the viral storage medium tube.

5.2.3.4. Blood specimen taking:

Use a sterile needle and syringe to take 3ml-5ml of venous blood and transfer it into a tube (with or without EDTA anticoagulant) and store it at 4° C for 24 hours.

Note:

- Write the patient’s name, age and address, type of specimen, day of sampling on the specimen holding tube.

- Specimens collected in the lower respiratory tract (endotracheal, alveolar, pleural fluid) must be coordinated with clinicians during the collection of patient specimens.

5.2.4. Disinfection of instruments and specimen collection area.

- Instruments for sampling and personal protective equipment must be treated as infectious waste.

- Surfaces of specimen collection area must be disinfected as isolation room.

5.3. Regulations on specimen storage

Specimens after being collected should be transported to the Laboratory in the shortest possible time.

- Specimens are stored at 2°C-8°C, and transported to the Laboratory as soon as possible, ensure no more than 48 hours after collection.

- The specimens are stored at -70°C in the event that the expected time of transportation to the laboratory is later than 48 hours after collection.

- Do not store specimens in the freeze compartment of fridge or -20°C.

5.4. Regulations on specimen packaging

Specimens when being transported must be packaged by the 3-layer principle to ensure biosecurity.

- As stipulated in Circular No. 40/2018/TT-BYT on management of specimens.


5.4.1. Packaging specimen for transportation to perform routine tests.

- The innermost layer: the specimen vial as required by Laboratory. Do not allow the specimens to spill out.

Fig.13. Packaging specimen (3 layers) for transportation within hospital to perform routine tests

- Middle layer: plastic rack, styrofoam rack, plastic box to keep the specimen upright.

- Outer layer: rigid plastic box with lid and handle, labelled biohazard on the box

5.4.2. Packaging specimen for long-distance transportation to do tests for COVID-19 confirmation.

Transported specimens must be carefully packed in 3 protective layers as guided by the World Health Organization.

- Tube containing medium: directly containing specimen. Plastic tube with tight lid properly closed.

- Plastic box or rack: containing specimen tube.

Respiratory specimens and blood samples of the same patient are placed in a sealed plastic container with screw cap tightly closed or plastic rack for specimen tube.

- Container for specimen transportation: contains box (or rack) of specimen.

Reliable container with tight lid to ensure no break.

Temperature retention (use of cooler)

- Steps of specimen packaging and transportation

Note:

- Attach the test request form.

- Outside the specimen transportation container, there are WHO regulations logos (biohazard label, directional label and impact avoidance label) painted on it.

Fig 14. Sample of biohazard label, directional label and impact avoidance label

 (Issued together with Decree No. 92/2010/ND-CP dated 30/8/2010 by the Government)

5.5. Regulations on specimen transportation

- Notify the Laboratory of the day of sending and expected time of arrival to Laboratory.

- Specimens are transported to the Laboratory by road or air as soon as possible.

- Within the hospital, transporting specimens by hand. Do not use pneumatic specimen transport system.

- Absolutely avoid spillage and breakage of specimen tube during transportation.

- Ensure all staff transporting specimen are trained in safe handling practices and procedures for decontamination of blood and fluid spillage.

- Specimens should be stored at 4°C when transported to the Laboratory, avoiding the multiple thawing process, reducing the quality of the specimens.

- Specimens should be transported together with the test request Form with all prescribed information.

6. Inspection and surveillance

- Department of Infection Control, Nursing Department, relevant Heads of Department and Head Nurses are responsible for training, inspection, surveillance and urging of strict compliance with regulations on biosafety, skillful use of personal protective equipment during collection, storage, packaging, transport, handling and performance of tests related to COVID-19 specimens.

- Monitor the treatment of medical waste with high risk of infection for specimen collecting instruments, testing instruments and residue of specimen after testing.

- Monitor the treatment of areas of specimen collection, handling and performance of tests related to COVID-19 specimens.

See also Guidance on diagnosis and treatment of acute pneumonia caused by new strain of Corona virus (nCoV) issued under Decision No.125/QD-BYT dated 16/01/2020 and temporary Guidance on monitoring, prevention and control of acute respiratory infection caused by new strains of Corona virus (nCoV) issued in accordance with Decision No.343/QD-BYT dated 07/02/2020 by the Minister of Health.

 

 

                            

 

 

                    

PREVENTION OF COVID-19 INFECTION IN LABORATORY

 

1. Objectives

- To prevent the COVID-19 infection by droplets and contact from types of specimen and persons contacting patients during performance of specimen testing of persons confirmed or suspected of COVID-19.

- All staff in Laboratory must strictly and properly follow the procedures and regulations upon collection, storage and transport of specimen.

- To avoid spreading disease sources and ensure safety for healthcare workers and the environment.

2.  Subjects of application

- Laboratory staff must strictly follow regulations on biological safety and must proficiently use personal protective equipment.

- All specimens of persons confirmed or suspected of COVID-19 infection may come from outpatient department, A&E, department of infectious diseases, etc. or transported from other medical facilities.

3. Method of application

3.1. Specimen

- Specimens of upper respiratory tract.

- Specimens of lower respiratory tract.

- Serum specimen

3.2. Testing of suspected cases

- Hematological testing.

- Biochemical testing.

- Biological testing

  • Differential diagnosis:

Severe flu.

Atypical pneumonia.

Septicemia causing renal and respiratory failure.

Acute hand-foot-and-mouth disease with complications of respiratory and renal failure.

  • Other routine tests.

3.3. Testing for confirmation of COVID-19

  Detecting positive COVID-19 with the Real time RT-PCR or Next Generation Sequencing – NGS technique.

4. Requirements for biosafety assurance

Preventing the COVID-19 infection by droplets, contact and aerosol dispersion when performing aerosol manipulation is the first priority during testing for persons confirmed or suspected of COVID-19.

4.1. Material facilities

- Routine tests: Biosafety level II

- Tests for COVID-19 diagnosis: Biosafety level II

4.2. Equipment

- Ensure the requirements on equipment for Biosafety level II Laboratories

- Biosafety cabinet level II calibrated and certified.

- Personal protective equipment:

  • Routine tests: general personal protective equipment.
  • Tests for definitive diagnosis of COVID-19: with full personal protective equipment, including epidemic resistant costumes, powderless gloves, N95 mask, goggles or face shield.

4.3. Laboratory staff

- The Laboratory staff must be experienced and proficient when performing tests for persons confirmed or suspected of COVID-19. The specialized staff should be assigned to do such tests.

- Strictly follow the regulations on biosafety and use personal protective equipment properly and proficiently.

- When doing routine tests: wear the general personal protective equipment such as gloves, waterproof gown, face shields, goggles, masks.

- When performing tests for definitive diagnosis of COVID-19, wear all personal protective equipment, including epidemic resistant costumes, powderless gloves, N95 mask, goggles or face shield.

- While wearing gloves for testing related to specimen of persons confirmed or suspected of COVID-19 infection, do not touch the keyboard controlling machinery, doorknobs, phones, electrical switches, etc.

- Staff performing tests of persons confirmed or suspected of COVID-19 must not wear personal protective equipment when going out of COVID-19 Laboratory.

- Understand risks of infection, be able to detect and assess risks for individuals, have knowledge of health control after carrying out duties and handle themselves in accordance with the procedures in case of exposure.

- Absolutely do not contact bare hands with specimens and testing tools for persons confirmed or suspected of COVID-19.

- When performing tests related to specimens of patients with positive result of COVID-19 or suspected patients, do not touch face, nose, mouth.

5. Inspection and surveillance

The Department of infection control, Nursing Department, Heads of Departments and Head Nurses of the relevant departments are responsible for training, inspection, surveillance and urging of the strict compliance with procedures and regulations on biosafety when performing tests for patients confirmed or suspected of COVID-19.

- Surveil the medical operations on strict adherence to disinfecting tools and specimen collection areas.

- Surveil the surveillance of medical operations on strict adherence to regulations on biosafety and proficient use of personal protective equipment during the process of testing.

- Surveil the treatment of reused instruments after doing tests.

- Surveil the treatment of medical waste with high risk of infection for specimens after doing tests.

- Surveil the treatment of laboratory environment as an isolated area.

Note:

- Specimen collection area must be treated as an isolated area.

- Laboratory must ensure ventilation and must not exhaust gas to places where many people travel or go into corridor or other rooms.

Testing operations with risk of aerosolization, droplets should be carried out in a biosafety cabinet of level II, such as opening test tubes containing specimens; division and dilution of specimens; mixture of specimens (with vortex mixer); DNA/RNA extraction.

- Gloved hands for testing related to specimens of COVID-19 confirmed patients must not touch the keyboard controlling machinery, doorknobs, phones, electrical switches, etc.

- When putting off personal protective costumes (gloves, gown, mask, etc.), roll the dirty side (the outer side) inward to limit the risk of spreading the infectious agent to collection tools and means of transport.

- Instruments used for collecting specimens and specimens of COVID-19 confirmed or suspected persons must be treated as high-risk medical waste after doing tests.

 

 

 

 

TREATMENT OF CORPSE OF COVID-19 CONFIRMED OR SUSPECTED PATIENTS

 

1. Objective

- The healthcare worker must duly treat and strictly comply with the process and regulations in treatment of corpse of COVID-19 confirmed or suspected patients.

- Prevent COVID-19 infection to healthcare workers, patient families, funeral attendees and the community.

2. Scope of application

- The Department of Pathological Surgery, the Mortuary and clinical departments where a COVID-19 confirmed or suspected patient died.

- Healthcare workers and patient families who have direct contact with the corpse of a COVID-19 confirmed or suspected patient.

3. General principles

- Absolutely apply all measures of standard prevention and prevention by isolation over contact or droplets when a corpse is being transported and treated.

- Only authorized healthcare workers and patient families who have been educated and process of prevention and are fully equipped with appropriate personal protective equipment can join the treatment of the corpse of a COVID-19 confirmed or suspected patient.

- Ensure not to spread pathogen during the process of treatment, transportation, cremation and burial of corpse of a COVID-19 confirmed or suspected patient.

- Move the other isolated patient(s) in that room (if any) to another isolation room before treating the corpse.

- The corpse of COVID-19 confirmed or suspected corpse must be cremated. Burial can only be applied when cremation is impossible.

- A corpse must be shrouded as soon as possible and must be cremated or buried within 24 hours since the time of death.

- All wastes produced during the process of treatment, transportation, cremation or burial of a COVID-19 confirmed or suspected corpse must be treated like infectious wastes.

4. Vehicles

4.1. Vehicles used to transport, store and treat the corpse

- The coach or stretcher used to transport a corpse must be disinfected right after each time of use.

- Dedicated bags for corpse containing must be available. In case of not, there must have waterproof nylon bags having zip fastener, mechanically durable, having appropriate size and disposable bed-sheets.

- Cool room used for corpse storage or corpse keeping must be equipped with basin for hand-wash, chemical for disinfection of surface, floor and hygiene utensils for disinfection of surface.

4.2. Personal protective equipment, hand hygiene and waste collection

At the clinical department where there is a COVID-19 confirmed or suspected patient and at the Mortuary there must always have utensils for infection prevention practice, including:

- Hand hygiene utensils: hand-wash soap, alcohol-based hand hygiene solution.

- Personal protective equipment: are those disposable things (gloves, paper hats, medical masks, gowns, goggles, aprons). All of them must be waterproof.

- Utensils for waste collection: yellow bag and bin with size big enough to collect after-use personal protective equipment.

- Corpse disinfecting chemical: solutions having 0.5% active Chlorine.

- Utensils for environmental hygiene and disinfection: Towel used to clean surface, hand sprayer or hand spraying machine.

5. Execution

5.1. At the unit where a COVID-19 confirmed or suspected patient died

As soon as a COVID-19 confirmed or suspected patient died, the healthcare staff who directly treat and care that patient must execute the following tasks:

- Not to arrange another patient (including a COVID-19 confirmed or suspected patient) in the room having the corpse. In case that room has another patient, that patient must be moved to another room immediately.

- Make a telephone call and send a written request to ask the Mortuary to assign staff to come and transport the corpse to the Mortuary.

- Unauthorized persons and patient families are strictly prohibited to get into the room.

- Explain the patient families about the risk of infection and instruct them the regulations and the infection prevention measures that must be applied when having contact with the corpse and during the shrouding and visiting.

- No things are allowed to be brought out of the room if this room has not been disinfected for the last time.

- While waiting for the Mortuary staff to come and transport the corpse, the department’s staff must cover the corpse with a bed sheet and must clean all the surfaces where the patient lies with solution of 0.5 active Chlorine.

- The Mortuary staff must wear all personal protective equipment during corpse treatment. Details of personal protective equipment are mentioned in Appendix 3.

- The corpse is isolated in the following steps:

  • The corpse must be closely covered in a corpse bag with waterproof material lining inside to prevent the outward leakage of body fluids.
  • Spray disinfectant chemical of 0.5% (5,000 ppm) active Chlorine outside the first layer of bag. Do the same with the second layer of corpse bag. The corpse bag must be made from waterproof material which is opaque, firm, not easily torn/pierced; the bag wall must be ≥ 150μm in thickness; the zip fastener must be tight and firm.
  • In case there is no corpse bag, the corpse must be closely wrapped up with 02 thick layers of cotton fabric. Spray disinfectant chemical of 0.5% (5,000 ppm) active Chlorine outside the first layer of nylon. Do the same with the second layer of nylon.
  • After the corpse bag is tightly closed, use a tag or sticker of biological harmful symbol (as the form in Regulations of medical waste management enacted with the Decision 43/2007/QD-BYT) to label outside the bag.
  • Spread out a clean bed sheet on the corpse transporting vehicle, put the corpse on the clean bed sheet, move towards the room and put off personal protective equipment (put inside the patient room), disinfect hands and get out of the patient room.
  • The Mortuary staff wearing all personal protective equipment receives the corpse at the outer of the patient room and transport it to the Mortuary.

- Repeat disinfecting the entire patient room and the corridor after treatment.

- During the time since the death of the patient until the corpse is brought out, the healthcare staff at the department where the patient died must watch and advise all persons getting into the patient room to duly execute the regulations on infection prevention.

5.2. Transport the corpse from the patient room to the Mortuary

- During the corpse transportation, the healthcare staff must fully wear personal protective equipment (surgical mask, gloves, paper gown, hat and boots). Details of personal protective equipment for corpse treating staff are mentioned in Appendix 3.

- Transport the corpse on the isolation way and the disinfection spraying must be done immediately after; In case the corpse is transported in the elevator, other person(s) must not be accompanied; if the patient family request an accompaniment, he/she must fully wear personal protective equipment. The corpse should not be transported through crowed places.

- Right after the corpse is moved into the storage room, the Mortuary staff transporting it must spray the vehicle with disinfectant solution of 0.05% active Chlorine and must not use it in 30 minutes, then put off personal protective equipment as order, discard them into the yellow nylon bag, carefully wash hands and do personal hygiene before doing other tasks.

5.3. Corpse shrouding         

The shrouding process must comply with the special procedure of dangerous epidemic:

- Shrouding must be executed as soon as possible.

- Corpse shrouding must be executed at the Hospital Mortuary. The shrouding attendees must be minimized.

- The staff directly executing shrouding must fully wear personal protective equipment (surgical mask, gloves, paper gown, hat and boots). Clean hands with alcohol-based solution and carefully wash hands with soap.

- The patient families must absolutely not be allowed to visit the corpse during the time of storage until the shrouding is completed.

- Corpse shrouding process:

  • On the bottom of the coffin, put a nylon sheet large enough to cover the corpse.
  • Wrap the corpse closely with the underlying nylon sheet.
  • Tightly shut the coffin. Check and seal all coffin gaps (if any) with waterproof adhesive tape.

- The Funeral Home staff must spray disinfectant over the entire surface of the shrouding room and the coffin surface with solution of 0.05% active Chlorine.

  • Put off all personal protective equipment (surgical mask, gloves, paper gown, hat and boots) and discard them into the yellow nylon bag.
  • Clean hands with alcohol-based solution and carefully wash hands with soap.
  • Have shower and body cleaning before doing other tasks.

5.4. Visit, treat the corpse of a COVID-19 confirmed or suspected patient

- Visitors are not encouraged. Visitors must wear mask, must not touch the coffin and must have their hands cleaned with alcohol-based solution after visiting.

- The corpse must not be transported out of the province. The corpse must be transported in a dedicated vehicle directly to the cremation site. Patient families must not gen on the corpse-carrying vehicle. The corpse-carrying vehicle driver must fully wear personal protective equipment.

- The corpse of a COVID-19 confirmed or suspected patient should be cremated as soon as possible. It must not be laid more than 24 hours since the moment of death.

- Right after the coffin is transported to the cremation site or burial site, the coffin-carrying vehicle must be disinfected with disinfectant solutions that are certified to be circulated by the Ministry of Health.

- In case there is a demand to transport the corpse, remains across the border, it must be executed under the Decree 89/2018/ND-CP dated June 25, 2018 by the Government stipulating details to execute articles of Law on Prevention and Control of Infectious Diseases in health quarantine at border.

6. Examination, supervision and duties

- The Department of Infection Control, Nursing Department, Heads of Department and Head Nurses of the relevant departments have the duty to train, examine, supervise and encourage the strict execution of corpse treatment process and regulations on COVID-19 confirmed or suspected patient.

- The unit where the patient died: ensure to abide by regulations of infection prevention and control at the area under its management.

- The Funeral Home: receive and transport the corpse to the Mortuary, have it shrouded and organize the visit and treatment of corpse as regulated.

- The Service Unit: arrange vehicle to transport the corpse and implement the regulations during the time the corpse is being transported to the cemetery. A certain number of personal protective equipment should be available to transfer to the patient families for use if necessary.

- The General Planning Department: monitor the examination, reception and report to ask for the Hospital Management to resolve problems arising during the execution of this regulation.

- The Department of Infection Control: examine and monitor the proper execution.

- Make the list of all healthcare staff, patient families, etc. who attend to treat and shroud the corpse for report and monitoring within 14 days as regulated and instruct them the symptoms that require detection, report and examination.

 

 

 

 

 

 

 

GUIDANCES ON PREVENTION OF COVID-19 INFECTION OVER PATIENT FAMILIES AND VISITORS

 

Patient families and visitors are the subjects having risks of being confirmed and spreading the source of infection to the community. All medical facilities must carry out the propagation of limited visit and must provide personal protective equipment to such subjects.

1. Objectives

- Preventing infection to visitors, patient families when contacting the persons confirmed or suspected of COVID-19.

- Ensure the safety for community to avoid wide spread of COVID-19.

2. Principles of implementation

- Absolutely do not let close contact or visit when the confirmed or suspected persons are under isolation for treatment and monitoring at medical facilities.

- Do not permit visit at the isolation area when performing procedures which can create close aerosols, droplets to prevent dangerous infection.

- Maximally limit visit to the isolation area to prevent spread of disease to community.

- In case of compulsory visit or contact with patients, all visitors must comply with the preventive principles at the isolation area. The visitors should be instructed on how to wear or remove the personal protective equipment before coming to the isolation area.

- Upon permission for patient visiting, do not let visitors closely contact patients (within 2 meters).

- Children of breastfeeding mothers confirmed or suspected of COVID-19 must be isolated from their mothers to prevent spread and do not let children breastfeed their mothers until the primary doctor gives indications.

When going out of the isolation area after visiting, comply with the procedures for removal all personal protective equipment and hand hygiene properly before leaving the isolation area. Provide all personal information and keep regular contact with the medical authorities as instructed for post-contact exposure monitoring.

- There should be healthcare workers escorting and guiding visitors to strictly comply with regulations and write names for further monitoring.

3. Subjects and scope of application: All visitors, patient families, healthcare workers having close contact with patients at any time of isolation.

4. Implementation

4.1. Before entering isolation room

- Patient families and visitors before entering the isolation area must be instructed and properly wear the personal protective equipment, especially paying attention to the personal protective equipment to prevent infection via respiratory tract.

- Healthcare workers will be present to instruct visitors to follow steps of wearing and removing personal protective equipment and monitor the visitors’ actions.

- Healthcare workers will check the compliance with instructions and understanding of requirements on prevention of infection before allowing visitors into the isolation area.

4.2. In the isolation room

- All visitors must comply with the instructions and surveillance of the healthcare workers at the isolation area, do not arbitrarily touch all items in the isolation area, and not directly contact patients (embracing, kissing, shaking hand).

- Keep a distance of at least 2 meters from the patient.

4.3. Going out of isolation room

- Remove all protective costumes as instructed by the healthcare workers right at the buffer area of isolation area.

- Do not bring any item or personal protective equipment in the isolation area after use to other places.

- Make a list of close contact with persons confirmed or suspected of COVID-19 and inform the local preventive medical agencies for proper health monitoring and handling.

- Give advice to patient families and visitors to proactively declare all personal information for monitoring and self-monitoring of symptoms after leaving the isolation area within 14 days. When there are abnormal signs of health, immediately go to the nearest medical facility for report and advice.

- Inspection and surveillance:

+ Department of infection control, Nursing Department, Heads of Department and Head Nurses of relevant departments are responsible for training are responsible for training, inspection, surveillance and urging of the strict compliance with procedures and regulations on involvement in care for patients with COVID-19 confirmed or suspected, including:

+ Supervise whether the healthcare workers provide training, instructions and monitor patient families and visitors or not.

 

 

 

 

APPENDIXES

Appendix 1

FLOWCHART OF RECEPTION OF COVID-19 SUSPECTED PATIENTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                     Appendix 2

FLOW CHART OF INFECTION PREVENTION AND CONTROL

FOR EACH STAGE OF DIAGNOSIS

                                                       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Appendix 3

USE OF PERSON PROTECTIVE EQUIMENT (PPE) FOR HEALTHCARE WORKERS IN THE PREVENTION AND CONTROL OF COVID-19

 

Location, Procedure

Use of PPE

Gown

Apron

Gloves

Medical mask

N95 respirators

Goggles/

Face shield

Reception area

 

 

+/-

+

 

 

Screening area

+

 

+

+

+/-

+

Isolation area in the hospital

+

+/-

+

 

+

+

Laboratory

+

+/-

+

 

+

+

Patient transportation

+

+/-

+

+

+/-

+

Corpse management and storage area

+

+/-

+

+

+/-

+

Notes:         (+) Need to use.

(+/-) Consider to use case by case.

 

Appendix 4:

CHEMICALS USED IN PREVENTION AND CONTROL OF EPIDEMIC

 

The epidemic has become more and more unpredictable, many countries around the world are experiencing the emergence and increase of emerging and dangerous epidemics. During outbreaks, it is important to use chemicals to disinfect contaminated items and areas, which can prevent the spread of epidemic and reduce the number of victims.

There are many types of disinfectants used in healthcare facilities, users must be fully informed about those chemicals, chemicals must ensure the high efficiency during the stages of environmental, school, room air, medical equipment and waste treatment. Here are some chemicals commonly used to prevent and control epidemics in healthcare facilities nowadays:

1. Chemical group commonly used for skin disinfection and hand hygiene

1.1. Alcohols

1.1.1. General characteristics 

In disinfection, alcohols used are either Ethyl alcohol 700 or Isopropyl alcohol 500. The antiseptic effect of alcohols is often highly recommended. In hand hygiene preparations, alcohol is at 60% -80%. The higher the concentration of alcohol, the faster its evaporation, thus it may reduce the antiseptic effect.

1.1.2. Mechanism of action

Alcohols may denature the proteins of bacteria and viruses that have an effect on vegetative cells (including BK (Bacille de Koch) - mycobacterium tuberculosis, virus with lipid envelope, fungi) but have no effect on spores.

Alcohol destroys the lipid structures of virus, thus virus will be killed within several tens of seconds after exposure.

1.1.3. Instructions for use

Alcohols and alcohol preparations are used for hand hygiene during the process of putting on and taking off personal protective equipment (PPE). In addition, alcohols can also be used to disinfect devices such as thermometers, retinal endoscopes, rubber stoppers of multi-dose vials or vaccine bottles, ambu bags, ultrasound devices or devices used for drug preparation.

Alcohol is flammable so it should be stored in a cool environment with good ventilation. Alcohol evaporates quickly so alcohol-containing containers must have lids, and devices need to be disinfected must be immersed completely in alcohol.

1.2. Chlorhexidine gluconate-containing solutions

1.2.1. General characteristics

Chlorhexidine-containing solutions have a fast, strong, broad-spectrum antibacterial effect with additional emollients and moisturizers in the composition. The antibacterial effect lasts longer than solutions containing alcohol and iodophor, and does not cause skin irritation.

1.2.2. Mechanism of action

Chlorhexidine is effective on a wide range of Gram (+) and Gram (-) bacteria, yeasts, dermatophytes and lipophilic viruses. This chemical has no effect on the spores.

1.2.3. Instructions for use

Chlorhexidine solution 2% is used to disinfect skin like bathing, hand hygiene, and disinfect mucous membranes such as aerosols for oral inhalation.

Chlorhexidine solution 4% is used for hand hygiene before surgery or delivery.

1.3. Iodophor compounds

1.3.1. General characteristics

Iodophor antiseptics used in healthcare facilities such as Povidone-Iodine (a combination of Polyvinylpyrrolidone and Iodine) are able to kill bacteria and viruses but unable to kill spores, this chemical cause less skin irritation and does not leave colour after use.

1.3.2. Mechanism of action

Iodophor compounds are able to penetrate very quickly into the cell walls of microorganisms and destroy their protein and nucleic acid structure.

1.3.3. Instructions for use

Iodophor chemicals are used in skin disinfection, wound dressing and disinfection of non-invasive medical instruments and equipment such as thermometers, stethoscope, sphygmomanometer, etc.

2. Chemical group commonly used in environmental treatment

2.1. Chlorine and Chlorine compounds

2.1.1. General characteristics

Chlorine and chlorine compounds are most commonly used in epidemic prevention and control at healthcare facilities. This chemical exists in two forms: liquid (Javel) or solid (Calcium Hypochloride). Chlorine disinfectants have broad antibacterial spectrum, fast antibacterial effect and low cost. However, the limitation of this chemical is the erosion of medical instruments and equipment upon contact and the decreased activity in the presence of organic substances.

Chlorine-releasing compounds used in hospitals include two types: Chloramine B (Chlorine Dioxide) and Chloramine T.

2.1.2. Mechanism of action

The presence of chlorine compounds inhibits the reactions of necessary enzymes involved in the virus replication process, alters the protein nature and inactivates viral nucleic acids.

2.2.3. Instructions for use

Chlorine disinfectants should reach a minimum concentration of 0.05% (500 ppm) after mixing. 0.05% diluted solution is used to decontaminate surfaces such as floors, walls, ceilings, etc. For transportation vehicles such as ambulances, stretchers, and other items must be sprayed with disinfectants after transporting.

Solutions diluted from chlorine-containing chemicals on the market currently are at concentrations of 0.05, 0.5%, 1% and 1.25% active chlorine depending on the purpose and method of disinfection. The calculation of solution concentration must be based on activate chlorine. Because different chemicals have different concentrations of active chlorine, it is necessary to calculate the fully amount of chemicals needed to achieve the solution with the desired concentration of active chlorine.

The amount of chlorine-containing chemicals required to mix the litres of solution with the required concentration of active chlorine is calculated by the following formula:

Amount of chemicals (gam)

=

Active chlorine concentration of solution to be mixed (%) x number of litres

x 1.000

Active chlorine concentration of chemicals used (%)

* Active chlorine concentration of chemicals used is always stated by the manufacturer on the label, packaging or instruction sheet of products.

For example:

- To mix 10 litres of solution with 0.5% active chlorine from Chloramine B powder with 25% active chlorine, we need: (0.5 x 10/25) x 1000 = 200 grams.

- To mix 10 litres of solution with 0.5% active chlorine concentration from calcium hypochlorite powder with 70% active chlorine, we need: (0.5 x 10/70) x 1000 = 72 grams.

To mix 10 litres of solution with 0.5% active chlorine from sodium dichloroisocyanurate powder of 60% active chlorine, we need: (0.5 x 10/60) x 1000 = 84 grams.

Table 1. Amount of chlorine-containing chemicals to mix 10 litres of solution with the concentration of active chlorine commonly used in cleaning surface environment in the hospitals

Name of chemical (concentration of active chlorine)

Amount of chemicals needed to mix 10 litres of solution with active chlorine concentration

How to mix

0,05%

0,25%

0,5%

1,25%

2,5%

Cloramin B 25%

20g

100g

200g

500g

1000g

Completely mix the amount of chemicals needed to make up to 10 litters of clean water, at room temperature.

Calcium Hypochlorite 70%

7,2g

36g

72g

180g

360g

Sodium dichloroisocyanurate powder 60%

8,4g

42g

84g

210g

420g

Cholorine is commonly used in water disinfection. The use of chlorine in high concentrations significantly reduces the number of bacteria in polluted water sources.

Chlorine disinfectants will reduce its effects quickly over time, thus it should be only mixed into the required amount and must be used as soon as possible after mixing. Ideally it should be only mixed and used during the day, should not be prepared for storage. Mixed solutions should be stored in a cool, dry place, tightly closed, and protected from light.

2.2. Quaternary ammonium compounds

Quaternary ammonium compounds are used as disinfectants in the hospitals, they have the ability to kill fungi, bacteria, lipophilic viruses but unable to kill spores. This type of compound is only used as a disinfectant chemical but not used as an antiseptic for body skin or tissues.

Quaternary ammonium compounds are very good cleaning agents, but for COVID-19, the effect is not high so it is not recommended.

3. Chemical group used for disinfection and sterilization of devices

3.1. Glutaraldehyde

3.1.1. General characteristics

The essence of Glutaraldehyde is saturated Dialdehydes. Glutaraldehyde is used as a high level disinfection and sterilization chemicals. Glutaraldehyde solution is acidic and unable to kill spores. Only when the solution is activated by alkalinizing agents at pH from 7.5 to 8.5, it shall be able to kill spores.

Glutaraldehyde is widely used in healthcare facilities for the following reasons:

Good antibacterial activity;

The antibacterial activity is not changed even in the presence of organic substances (sputum, blood, pus, etc.).

No causing corrosion with all types of devices.

3.1.2. Mechanism of action

The antibacterial activity of Glutaraldehyde is achieved by alkalinizing: sulfhydryl, hydroxyl, carboxyl and amino groups of microorganisms. This is the cause of changes in DNA and RNA structure and changes in protein synthesis of microorganisms.

3.1.3. Instructions for use

≥ 2% alkaline glutaraldehyde solution is often used for high level disinfection of poor heat-resistant devices such as endoscopes, anaesthesia devices, spirometer and other devices used in the diagnosis and treatment of respiratory diseases.

Device after being soaked in solution must be thoroughly rinsed with sterile distilled water and dried before using.

Healthcare workers may develop dermatitis, irritation of nasal and ocular mucosa, etc. due to exposure to Glutaraldehyde when the solution stored in the soaking basin is not covered tightly or a ventilation system in the instrument handling area does not qualify. In such cases, the concentration of Glutaraldehyde may reach 0.05 ppm. To minimize the risk of exposure to Glutaraldehyde solution during use, the solution should be stored in sealed containers. The air exchange rate of ventilation system in the instrument sterilization area must reach 7-15 air changes per hour.

Glutaraldehyde concentration decreases during use, thus it is required to check the sterilization effect of solution regularly.

3.2. Hydrogen peroxide

3.2.1. General Characteristics

Hydrogen peroxide has good antibacterial activity, and is able to kill bacteria, viruses, fungi and spores.

3.2.2. Mechanism of action

Hydrogen peroxide destroys free hydroxyl radicals, resulting in changes in the lipid membrane structure, DNA and other essential components of microorganism cells. This chemical has the ability to inhibit the production of catalase (enzymes help to protect microbial cells against the effect of hydrogen peroxide by degrading hydrogen peroxide into oxygen and water).

3.2.3. Instructions for use

6% -25% Hydrogen peroxide solution has a sterilizing effect. Commonly used products on the market currently are solutions containing 7.5% Hydrogen peroxide and 0.85% Phosphoric Acid (helping solution to maintain low pH). 5% Hydrogen peroxide solution will inactivate 105 multi-drug resistant tuberculosis bacteria after 10 minutes, inactivate polio virus, hepatitis A virus after 30 minutes. 10% Hydrogen peroxide solution was compared with antibacterial effect of 2% Glutaraldehyde solution within 20 minutes.

Hydrogen peroxide concentration greatly decreases during use, so it is necessary to check the disinfectant effectiveness of activated solution regularly.

3.3. Orthophthaldehyde

3.3.1. General characteristics

Orthophthaldehyde (OPA) is a compound containing 0.55% 1.2 Benzendicarboxyl-aldehyde. OPA has good antibacterial ability, its anti-TB characteristic is better than Glutaraldehyde.

3.3.2. Mechanism of action

The mechanism of action currently has not been clearly defined.

3.3.3 Instructions for use

OPA solution is often used to disinfect endoscopic devices. The antibacterial activity of OPA is stable within pH range 3-9. It is not required to activate solution before use. OPA has a rapid antibacterial effect (immerse devices completely in solution for 5 minutes, take it out and rinse with sterile water the dry before use).

3.4. Peracetic acid

3.4.1. General characteristics

Peracetic acid or peroxyacetic acid is a compound with rapid antibacterial effect, and broad antibacterial spectrum. The decomposition products after use such as acetic acid, water, oxygen, hydrogen peroxide are not harmful to users and do not affect the environment.

Peracetic acid can erode, and cause the loss of metal device’s shine. Mixed peracetic acid solution (1%) does not have high stability due to the occurrence of hydrolysis in the solution. 40% solution reduces 1-2% active ingredients within one month.

3.4.2. Mechanism of action

Peracetic acid oxidizes sulphur bonds in the protein molecules of microorganisms that change its protein molecular structure.

3.4.3. Instructions for use

Peracetic acid solution with a concentration of 0.2 - 0.35% has a very good antibacterial and antispore effect, often used to sterilize surgical and endoscopic instruments. The stability of this solution is very low, the shelf life does not exceed 24 hours.

Table 2. Viral inactivation efficacy of disinfectant chemicals

Type of antibacterial chemical

Minimum concentration to inactivate 105 - 107 viruses within 10 minutes

Virus in lipophilic group

(Adeno, Herpes, Influenza, etc.)

Virus in hydrophilic group

(EBOLA, Coxsackie, ECHO, etc.)

Sodium hypochlorite (Javel)

200 ppm

200 ppm

Iodophor

75 - 150 ppm

150 ppm

Formalin

2%

2-8%

Glutaraldehyde

0.02%

1-2%

Ethyl alcohol

30-50%

50 -70%

Isopropyl alcohol

20-50%

90% (Echo 6)

95%

Phenol

1-5%

5%

Phenylphenol

0.12%

12%

 

         

Table 3. Chlorine-containing disinfectants used in COVID-19 prevention and control at healthcare facilities.

Location, moments

Concentration of active chlorine

Notes

Cleaning of the surface of general areas (floors, walls, items)

0,05%

Minimum concentration of 0.05%, wipe, spray on the surface that cannot be wiped

Cleaning of the surface of isolation area

0,05%

Surface of facilities and equipment in isolation room

0,05%

Wipe, spray (depending on location)

Patient transportation vehicles and equipment

0,05%

Minimum concentration of 0.05%, wipe, spray on the surface that cannot be wiped

Spillage of blood and fluid

0,5%

 

Waste (urine, faeces, vomitus, suction fluid, etc.)

1,0%

Mix in a 1: 1 ratio, then pour into the waste for at least 30 minutes

Testing table and laboratory equipment

0,5%

Refer to the instructions of device manufacturer

Handling of corpses

0,5%

Wrap the body in the first dedicated bag, spray the first time outside the first bag. Immediately after bring the corpse out of the isolation room, continue to wrap the corpse in the second dedicated bag, spray the second time outside the second bag.

Disinfect instruments, surfaces of surgical tables, operating rooms, equipment related to shrouding and autopsy

Patient utensils

0,05%

Soaking

Linens

0,01%-0,05%

Depending on the level of blood, fluid contamination and linen material

 

Note: Depending on the level of chemical use, users must wear adequate and appropriate personal protective equipment to avoid side effects for their body.

 

 

REFERENCE DOCUMENTS

 

  1. Interim guidance on surveillance, prevention and control of COVID-19 acute respiratory disease, the Decision No. 181/QD-BYT dated January 21, 2020 by Minister of Health.
  2. Interim guidance on surveillance, prevention and control of COVID-19 acute respiratory disease, the Decision No. 343/QD-BYT dated February 07, 2020.
  3. Guidance on diagnosis and treatment of COVID-19 acute respiratory disease, the Decision No. 125/QD-BYT dated January 16, 2020 by Minister of Health.
  4. Guidebook for prevention of transmission of Middle East Respiratory Syndrome of Coronavirus (MERS-CoV), Medical Service Administration, Ministry of Health, 2015.
  5. Decision No. 3671/QD-BYT dated September 27, 2012 by Minister of Health promulgating guidance for control of infection in healthcare establishments.
  6. Decision No. 3916/QD-BYT dated August 28, 2017 by Minister of Health promulgating guidance for control of infection in healthcare establishments. Novel Coronavirus (COVID-19) v3, World Health Organization, Last Update: 7 February 2020.
  7.  Laboratory biosafety guidance related to the novel coronavirus (2019-nCoV), World Health Organization, Interim guidance 12 February 2020.
  8.  Infection prevention and control of epidemic and pandemic-prone acute respiratory infections in health care, World Health Organization, 2014.
  9.  Infection prevention and control during health care when novel coronavirus (nCoV) infection is suspected, Interim guidance, January 2020, WHO/2019-nCoV/IPC/v2020.1.
  10.  Advice on the use of masks the community, during home care and in health care settings in the context of the novel coronavirus (2019-nCoV) outbreak, Interim guidance 29 January 2020, WHO/nCov/IPC_Masks/2020.1.
  11.  Transmission of Novel Coronavirus (2019-nCoV)| CDC". www.cdc.gov. 27 January 2020. Archived from the original on 28 January 2020. Retrieved 29 January 2020.
  12.  "China confirms human-to-human transmission of new coronavirus"Canadian Broadcasting Corporation. 20 January 2020. Archived from the original on 20 January 2020. Retrieved 21 January 2020.
  13.  Guidance for Isolation Precautions: Preventing Transmission of Infectious Agents in Healthcare Settings (2007). Last update: July 2019.
  14.  Guidance for Disinfection and Sterilization in Healthcare Facilities, 2008, CDC, Update: May 2019.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 468/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp