Quyết định 4038/QĐ-BYT 2021 Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà

thuộc tính Quyết định 4038/QĐ-BYT

Quyết định 4038/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà”
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4038/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành:21/08/2021
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà
Ngày 21/08/2021, Bộ Y tế ra Quyết định 4038/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà”.

Người nhiễm COVID-19 thuộc đối tượng quản lý tại nhà khi không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng ở mức độ nhẹ; không có dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy; và đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí bổ sung: HOẶC tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng Covid-19 sau 14 ngày; HOẶC có đủ 03 yếu tố sau: (1) Tuổi: Trẻ em trên 1 tuổi, người lớn < 50 tuổi; (2) Không có bệnh nền theo quy định; (3) Không đang mang thai. Ngoài ra, người bệnh phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có phương tiện liên lạc và khả năng liên lạc, giao tiếp với nhân viên y tế; hoặc phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

Cơ sở quản lý người nhiễm tại nhà phải hướng dẫn bệnh nhân theo dõi sức khỏe. Yêu cầu người bệnh khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải báo cáo ngay cơ sở quản lý, trạm y tế xã, phường… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em: thở rên, rút lõm lồng ngực,…; Nhịp thở: ≥ 21 lần/phút (Người lớn); ≥ 40 lần/phút (Trẻ từ 1-dưới 5 tuổi); ≥ 30 lần/phút (Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi) (ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc);…

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần báo ngay khi có bất kỳ tình trạng bất ổn nào hoặc khi phát hiện một trong các dấu hiệu khác như: mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 lần/phút; huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo); đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật;…

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định4038/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 4038/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2021

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ”

____________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 30/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà”.

Điều 2. Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà” được áp dụng tại tuyến y tế cơ sở theo sự chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của địa phương.

Điều 3. Giao Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ diễn biến tình hình dịch COVID-19 tại địa phương, khi vượt quá khả năng đáp ứng về nguồn lực và khả năng thiết lập cơ sở thu dung, cách ly, quản lý, điều trị COVID-19 để tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thời điểm, địa điểm, phạm vi áp dụng “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà”.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 5. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- PTT. Vũ Đức Đam - Trưởng BCĐ PC dịch COVID-19 (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo)
- Các Thứ trưởng;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, website Cục QLKCB;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Trường Sơn

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21 tháng 08 năm 2021)

 

DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN

“HƯỚNG DẪN TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ”

 

Chỉ đạo biên soạn

 

PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn

Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19

Chủ biên

 

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,
Phó trưởng Tiểu ban Điều trị COVID-19

Đồng chủ biên

 

PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tham gia biên soạn và thẩm định

PTS.TS. Phạm Thị Ngọc Thảo

Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

BSCKII. Nguyễn Trung Cấp

Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

TS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu

Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh

BSCKII. Nguyễn Minh Tiến

Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh

ThS. Nguyễn Trọng Khoa

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

TS. Vương Ánh Dương

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

PGS.TS. Đỗ Duy Cường

Giám đốc Trung tâm Bệnh truyền nhiễm - BV Bạch Mai

PGS.TS Lê Thị Anh Thư

Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP Hồ Chí Minh

TS. Nguyễn Thành

Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115, thành phố Hà Nội

TS. Bùi Nghĩa Thịnh

Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Quận Thủ Đức thành  phố Hồ Chí Minh

ThS . Vũ Quang Hiếu

Chuyên gia Văn Phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam

TS . Dương Huy Lương

Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Chỉ đạo tuyến - Cục QLKCB

ThS. Nguyễn Thị Thanh Ngọc

Phụ trách Phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khoẻ cán bộ, Cục QLKCB

ThS. Hà Thị Kim Phượng

Trưởng Phòng Điều dưỡng - Dinh dưỡng và Kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục QLKCB - Bộ Y tế

TS. Tạ Anh Tuấn

Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa - BV Nhi trung ương

BSCKII. Đỗ Châu Việt

Trưởng khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh

BsCKII. Dư Tuấn Quy

Trưởng khoa Nhiễm -Thần kinh - Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM

BSCKII. Bùi Nguyễn Thành Long

Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh

TS . Nguyễn Quốc Thái

Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai

ThS. Trương Lê Vân Ngọc

Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khoẻ cán bộ, Cục QLKCB - Bộ Y tế

ThS. Cao Đức Phương

Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khoẻ cán bộ, Cục QLKCB - Bộ Y tế

Thư ký biên soạn

 

TS. Nguyễn Quốc Thái

Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai

ThS. Trương Lê Vân Ngọc

Cục QLKCB - Bộ Y tế

ThS. Nguyễn Thị Lệ Quyên

Cục QLKCB - Bộ Y tế

DS. Đỗ Thị Ngát

Cục QLKCB - Bộ Y tế

BS. Nguyễn Thị Dung

Cục QLKCB - Bộ Y tế

 

 

 

MỤC LỤC

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Mục đích

2. Đối tượng sử dụng

II. ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ TẠI NHÀ

1. Tiêu chí lâm sàng đối với người nhiễm COVID-19

2. Khả năng người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc

III. NHIỆM VỤ CỦA CƠ SỞ QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM TẠI NHÀ

1. Xác định, lập danh sách người nhiễm COVID-19 quản lý tại nhà

2. Hướng dẫn người nhiễm COVID-19 theo dõi sức khỏe tại nhà

2.1. Theo dõi sức khỏe:

2.2. Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt

2.3. Hướng dẫn thực hiện cách ly y tế tại nhà

3. Khám bệnh và theo dõi sức khỏe người nhiễm COVID-19

3.1. Theo dõi sức khỏe hàng ngày

3.2. Khám bệnh, kê đơn điều trị tại nhà

4. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19:

5. Xử trí cấp cứu, chuyển viện

PHỤ LỤC 01

PHỤ LỤC 02

PHỤ LỤC 03

 

 

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI

VỀ QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Mục đích

“Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà” được xây dựng với mục đích cung cấp các hướng dẫn và quy định về quản lý, hỗ trợ và chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2 và người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà (sau đây gọi chung là người nhiễm COVID-19).

2. Đối tượng sử dụng

a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Trạm y tế lưu động; Trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám; Trung tâm vận chuyển cấp cứu và các cơ sở được phân công tham gia công tác quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà (sau đây gọi tắt là Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà).

b) Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 xã, phường, thị trấn; Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận, huyện, thị xã.

c) Nhân viên tham gia công tác quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà.

II. ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ TẠI NHÀ

1. Tiêu chí lâm sàng đối với người nhiễm COVID-19

a) Là người nhiễm COVID-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi;

b) Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

c) Đáp ứng thêm, tối thiểu 1 trong 2 tiêu chí sau:

- Đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày, HOẶC

- Có đủ 03 yếu tố sau: (1) Tuổi: Trẻ em trên 1 tuổi, người lớn < 50 tuổi; (2) Không có bệnh nền (Danh mục các bệnh lý nền quy định tại Phụ lục 01); (3) Không đang mang thai.

2. Khả năng người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc

a) Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…

b) Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu: Có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính,…

c) Trường hợp người nhiễm COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí của mục a, b ở trên.

III. NHIỆM VỤ CỦA CƠ SỞ QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM TẠI NHÀ

1. Xác định, lập danh sách người nhiễm COVID-19 quản lý tại nhà

a) Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà hoặc cơ sở y tế được Sở Y tế phân công, thực hiện đánh giá người nhiễm theo các tiêu chí quy định tại mục 1 phần II.

b) Lập danh sách quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà (mẫu danh sách tại Phụ lục 02).

2. Hướng dẫn người nhiễm COVID-19 theo dõi sức khỏe tại nhà

2.1. Theo dõi sức khỏe:

a) Cơ sở quản lý sức khỏe người nhiễm COVID-19 hướng dẫn người nhiễm COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe (theo mẫu tại Phụ lục 03), 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị theo quy định tại mục c, phần 2.1.

b) Nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày

- Chỉ số: Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (nếu có thể) và huyết áp (nếu có thể).

- Các triệu chứng: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở đốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

c) Phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải báo cáo ngay với Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu,… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2) Nhịp thở

- Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút

- Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút,

- Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

(Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

3) SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7) Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật

8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9) Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban,...

10) Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng,...

11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

2.2. Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt

Người nhiễm COVID-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; Không bỏ bữa; Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

2.3. Hướng dẫn thực hiện cách ly y tế tại nhà

Thực hiện cách ly y tế tại nhà theo quy định tại mục 4 “Yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà” trong “Hướng dẫn tạm thời về cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch COVID-19 cho người tiếp xúc gần (F1) được ban hành tại Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế. Tuyệt đối không đi ra khỏi nhà trong suốt thời gian cách ly y tế tại nhà.

3. Khám bệnh và theo dõi sức khỏe người nhiễm COVID-19

3.1. Theo dõi sức khỏe hàng ngày

a) Ghi chép, cập nhật thông tin về tình trạng sức khỏe người nhiễm COVID-19 hàng ngày và ghi vào các Phiếu theo dõi sức khỏe người nhiễm COVID-19 (Phụ lục 03); hoặc phần mềm quản lý sức khoẻ người nhiễm COVID-19 .

b) Tiếp nhận các cuộc gọi điện thoại và tư vấn cho người nhiễm COVID-19, người chăm sóc.

c) Nhân viên của Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà có nhiệm vụ đến nhà người nhiễm COVID-19 để hỗ trợ trực tiếp, trong các trường hợp:

- Người nhiễm COVID-19 có tình trạng cấp cứu cần xác định mức độ để có hướng xử trí phù hợp.

- Không nhận được báo cáo về tình trạng sức khoẻ của người nhiễm COVID-19 và không liên lạc được với người nhiễm COVID-19 hoặc người chăm sóc.

3.2. Khám bệnh, kê đơn điều trị tại nhà

a) Điều trị triệu chứng: Kê đơn, cấp phát thuốc điều trị triệu chứng

- Sốt:

+ Đối với người lớn: > 38.50 C hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

+ Đối với trẻ em: > 38.50 C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để phối hợp xử lý.

- Ho: dùng thuốc giảm ho.

b) Kê đơn, cấp phát thuốc điều trị ngoại trú: thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới SARS-CoV-2 của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021.

c) Khám, chữa bệnh tại nhà bởi Trạm y tế lưu động hoặc đội y tế lưu động: Căn cứ vào số ca mắc và khu vực có ca mắc trên địa bàn phường, xã để thành lập các trạm y tế lưu động hoặc Đội y tế lưu động sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh tại nhà.

4. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19:

a) Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà (Realtime RT PCR; hoặc Test nhanh kháng nguyên) cho người nhiễm COVID-19 vào ngày 14 để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly.

b) Làm xét nghiệm cho người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người nhiễm khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19.

5. Xử trí cấp cứu, chuyển viện

a) Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà hướng dẫn người nhiễm khi có các cấu hiệu, triệu chứng cấp cứu, liên hệ ngay tới Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà hoặc Trung tâm vận chuyển cấp cứu để được hỗ trợ xử trí cấp cứu, chuyển viện.

b) Trong thời gian chờ đợi chuyển tuyến, Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 hướng dẫn, xử trí cấp cứu cho bệnh nhân.

 

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC CÁC BỆNH NỀN (CÓ NGUY CƠ GIA TĂNG MỨC ĐỘ NẶNG KHI MẮC COVID-19)

 

1. Đái tháo đường

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

4. Bệnh thận mạn tính

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

6. Béo phì, thừa cân

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

8. Bệnh lý mạch máu não

9. Hội chứng Down

10. HIV/AIDS

11. Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ)

12. Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác

13. Hen phế quản

14. Tăng huyết áp

15. Thiếu hụt miễn dịch

16. Bệnh gan

17. Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện

18. Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

19. Các bệnh hệ thống.

20. Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

 

 

PHỤ LỤC 02

DANH SÁCH QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ

 

Trang bìa

TÊN CƠ SỞ Y TẾ

……………….

 

 

 

 

 

 

DANH SÁCH QUẢN LÝ
NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 20…

 

Trang bên trái

DANH SÁCH QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ

 

STT

Họ và tên người nhiễm COVID-19

Ngày tháng năm sinh

Giới

Địa chỉ

Điện thoại người nhiễm COVID-19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang bên phải

DANH SÁCH QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ

 

Họ tên người nhà

Điện thoại người nhà

Ngày xác định nhiễm COVID-19

Ngày kết thúc quản lý tại nhà

Ngày chuyển viện và nơi chuyển đến

Tử vong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 03

BẢNG THEO DÕI SỨC KHOẺ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21 tháng 08 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Họ và tên: ______________________ Sinh ngày: __/__/_____ Giới tính: □ Nam. □ Nữ          Điện thoại: ______________

Họ và tên người chăm sóc: _____________________ Sinh ngày: __/__/_____    Số điện thoại: _____________________

TT

↓ Nội dung                      Ngày theo dõi →

1

2

3

4

5

6

7

8

8

10

11

12

13

14

 

 

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

 

Liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu có 1 trong số dấu hiệu sau: SpO2 ≤95%, nhịp thở ≥21 lần/phút, mạch <50 hoặc >120 lần/phút, huyết áp <90/60

1.

Mạch (lần/phút)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Nhiệt độ hằng ngày (độ C)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Nhịp thở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

SpO2 (%) (nếu có thể đo)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

Huyết áp tối đa (mmHg) (nếu có thể đo)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyết áp tối thiểu (mmHg) (nếu có thể đo)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

KHÔNG TRIỆU CHỨNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú ý đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy viết (C): hoặc (K) là KHÔNG bên dưới cho mỗi triệu chứng hằng ngày.

7.

Mệt mỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.

Ho

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.

Ho ra đờm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.

Ớn lạnh/gai rét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11.

Viêm kết mạc (mắt đỏ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.

Mất vị giác hoặc khứu giác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13.

Tiêu chảy (phân lỏng / đi ngoài)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu có một trong số các triệu chứng sau

14.

Ho ra máu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14.

Thở dốc hoặc khó thở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15.

Đau tức ngực kéo dài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16.

Lơ mơ, không tỉnh táo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Triệu chứng khác: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ… thêm vào phần “Ghi chú”

Ghi chú: …………………………………………………………..…………………………………

…………………………………………………………..……………………………..……………..

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 4038/QD-BYT

Hanoi, August 21, 2021

 

DECISION

On promulgating the "Temporary guidance on home-based management of people infected with COVID-19"

____________

THE MINISTER OF HEALTH

 

Pursuant to the 2007 Law on Prevention and Control of Infectious Diseases;

Pursuant to the 2009 Law on Medical Examination and Treatment;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017, defining the functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 170/QD-TTg dated January 30, 2020, on the establishment of the National Steering Committee for prevention and control of acute respiratory infections caused by a new strain of the Corona virus;

At the proposal of the Director of the Administration of Medical Examination and Treatment under the Ministry of Health.

 

HEREBY DECIDES:

 

Article 1. To promulgate together with this Decision the "Temporary guidance on home-based management of people infected with COVID-19".

Article 2. The "Temporary guidance on home-based management of people infected with COVID-19" shall be applied by the grassroots-level health sector under the direction of the Departments of Health of provinces and centrally run cities, and the local Steering Committees for COVID-19 Prevention and Control.

Article 3. To assign the Departments of Health of provinces and centrally-run cities, based on the developments of the COVID-19 pandemic in their respective localities when the capacity of providing resources and setting up facilities for receiving, quarantining, managing and treating COVID-19 patients is outpaced, to advise the Steering Committees for COVID-19 Prevention and Control of the provinces and centrally-run cities to decide on the time, place and scope of application of the "Temporary guidance on home-based management of people infected with COVID-19".

Article 4. This Decision takes effect from the date of its signing.

Article 5. The Chief of Office of the Ministry of Health, Chief Inspector of the Ministry of Health, General Directors of General Departments and Directors of Departments under the Ministry of Health, Directors of Health Departments of provinces and centrally-run cities, Directors of Hospitals directly run by the Ministry of Health, leaders in charge of health of all sectors shall be responsible for implementing this Decision./.

 

For the Minister

The Deputy Minister

NGUYEN TRUONG SON

 

 

 

THE TEMPORARY GUIDANCE

ON HOME-BASED MANAGEMENT OF PEOPLE INFECTED WITH COVID-19

(Issued together with the Decision No. 4038/QD-BYT dated August 21, 2021)

 

LIST OF THE EDITORIAL BOARD
OF THE “TEMPORARY GUIDANCE ON HOME-BASED MANAGEMENT OF PEOPLE INFECTED WITH COVID-19”

 

Compilation Director

 

Assoc. Prof., Ph.D. Nguyen Truong Son

Deputy Minister of Health, Deputy Head of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control

Chief author

 

Assoc. Prof., Ph.D. Luong Ngoc Khue

Director of the Administration of Medical Examination and Treatment under the Ministry of Health,
Deputy Head of the Sub-committee for COVID-19 Treatment

Co-editor

 

Assoc. Prof., Ph.D. Nguyen Lan Hieu

Director of the Hanoi Medical University Hospital

Members of compilation and evaluation teams

Assoc. Prof., Ph.D. Pham Thi Ngoc Thao

Deputy Director of Cho Ray Hospital

Level-2 Spec. Dr. Nguyen Trung

Deputy Director of the National Hospital for Tropical Diseases

Ph.D. Nguyen Van Vinh Chau

Director of the Ho Chi Minh City Hospital for Tropical Diseases

Level-2 Spec. Dr. Nguyen Minh Tien

Deputy Director of the Ho Chi Minh City Children's Hospital

MSc. Nguyen Trong Khoa

Deputy Director of the Administration of Medical Examination and Treatment

Ph.D. Vuong Anh Duong

Deputy Director of the Administration of Medical Examination and Treatment

Assoc. Prof., Ph.D. Do Duy Cuong

Director of the Center for Infectious Diseases of Bach Mai Hospital

Assoc. Prof. Dr. Le Thi Anh Thu

President of Ho Chi Minh City Infection Control Society

Ph.D. Nguyen Thanh

Director of 115 Emergency Center, Hanoi

Ph.D. Bui Nghia Thinh

Head of the Intensive Care Unit of Thu Duc District Hospital, Ho Chi Minh City 

MSc. Vu Quang Hieu

Expert from the Office of the World Health Organization in Vietnam

Ph.D. Duong Huy Luong

Head of the Division of Quality Management and Line Direction under the Administration of Medical Examination and Treatment

MSc. Nguyen Thi Thanh Ngoc

In charge of the Division for Professional Affairs, Inspection and Health Protection for Cadres under the Administration of Medical Examination and Treatment

MSc. Ha Thi Kim Phuong

Head of Division for Nursing, Nutrition and Infection Control under the Administration of Medical Examination and Treatment, the Ministry of Health

Ph.D. Ta Anh Tuan

Head of Internal Medicine Intensive Care Unit of the National Children's Hospital

Level-2 Spec. Dr. Do Chau Viet

Head of the Department of Infection under the Ho Chi Minh City Children's Hospital No. 2

Level-2 Spec. Dr. Du Tuan Quy

Head of the Department of Infection and Neurology under the Ho Chi Minh City Children's Hospital No. 1

Level-2 Spec. Dr. Bui Nguyen Thanh Long

Deputy Head of the Division for Health Professional Affairs under the Ho Chi Minh City Department of Health

Ph.D. Nguyen Quoc Thai

Center for Tropical Diseases of Bach Mai Hospital

MSc. Truong Le Van Ngoc

Deputy Head of the Division for Professional Affairs, Inspection and Health Protection for Cadres under the Administration of Medical Examination and Treatment

MSc. Cao Duc Phuong

Specialist of the Division for Professional Affairs, Inspection and Health Protection for Cadres under the Administration of Medical Examination and Treatment

Editorial Secretaries

 

Ph.D. Nguyen Quoc Thai

Center for Tropical Diseases of Bach Mai Hospital

MSc. Truong Le Van Ngoc

The Administration of Medical Management under the Ministry of Health

MSc. Nguyen Thi Le Quyen

The Administration of Medical Management under the Ministry of Health

Pharmacist Do Thi Ngat

The Administration of Medical Management under the Ministry of Health

Dr. Nguyen Thi Dung

The Administration of Medical Management under the Ministry of Health

 

 

 

TABLE OF CONTENTS

 

I. GENERAL INFORMATION

1. Purposes

2. Target users

II. SUBJECTS OF HOME-BASED MANAGEMENT

1. Clinical criteria for people infected with COVID-19

2. The self-care ability of people infected with COVID-19

III. DUTIES OF FACILITIES IN CHARGE OF MANAGING PEOPLE INFECTED WITH COVID-19 AT HOME

1. To identify and make lists of people infected with COVID-19 subject to their home-based management

2. To provide guidance to people infected with COVID-19 on monitoring their health at home

2.1. Guidance on health monitoring

2.2. Guidance on diet and daily routines

2.3. Guidance on performing medical quarantine at home

3. To conduct medical examination and health monitoring of people infected with COVID-19

3.1. Daily health monitoring

3.2. Checkup and prescription for home-based treatment

4. To take samples for COVID-19 test

5. To carry out emergency treatment and hospital transfer

APPENDIX 01

APPENDIX 02

APPENDIX 03

 

 

 

 

THE TEMPORARY GUIDANCE

ON HOME-BASED MANAGEMENT OF PEOPLE INFECTED WITH COVID-19

 

I. GENERAL INFORMATION

1. Purposes

“The temporary guidance on home-based management of people infected with COVID-19” was compiled with the aim of providing guidelines and regulations on the home-based management, support and care of people infected with SARS-CoV-2 and mild COVID-19 patients (hereinafter referred to as people infected with COVID-19).

2. Target users

a) Health stations of communes, wards and townships; Mobile health stations; District-level health centers and clinics; Emergency transportation centers and facilities assigned to manage people infected with COVID-19 at home (hereinafter referred to as facilities in charge managing people infected with COVID-19).

b) Steering Committees for COVID-19 prevention and control in communes, wards and townships; Steering Committees for COVID-19 prevention and control in districts and towns.

c) Employees involved in the home-based management of people infected with COVID-19.

II. SUBJECTS OF HOME-BASED MANAGEMENT

1. Clinical criteria for people infected with COVID-19

a) Being people infected with COVID-19 (with positive results of Real-time RT-PCR tests or rapid antigen tests) without clinical symptoms; or have mild clinical symptoms, such as fever, dry cough, sore throat, stuffy nose, fatigue, headache, muscle aches, or tongue numbness;

b) Showing no signs of pneumonia or lack of oxygen, respiratory rate ≤ 20 breaths/minute, SpO2 ≥ 96% when breathing air; no abnormal breathing, such as groaning while breathing, chest indrawing, nasal flapping, wheezing, inspiratory wheezing.

c) Satisfying at least one of the following two criteria:

- Having got full 2 doses, or 1 dose, of COVID-19 vaccines after 14 days, OR

Having full 03 following factors: (1) Age: Children over 1 year of age, adults < 50 years of age; (2) No underlying medical conditions (The list of underlying medical conditions is provided in Appendix 01); (3) Not pregnant.

2. The self-care ability of people infected with COVID-19

a) Being able to take care of themselves, such as eating, bathing, washing clothes, cleaning, etc.

b) Being able to contact medical staff for monitoring and supervision of them, and in emergency cases such as being able to communicate normally and having available means of communication, such as phones, computers, etc.

c) In cases where people infected with COVID-19 are unable to take care of themselves, their families must have caregivers who meet the criteria mention in the above Items a and b.

III. DUTIES OF FACILITIES IN CHARGE OF MANAGING PEOPLE INFECTED WITH COVID-19 AT HOME

1. To identify and make lists of people infected with COVID-19 subject to their home management

a) Facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home, or health facilities assigned by the provincial/municipal Departments of Health, shall evaluate the infected people based on the criteria specified in Section 1, Part II.

b) They shall make lists of people infected with COVID-19 subject to their home management (by using the form in Appendix 02).

2. To provide guidance to people infected with COVID-19 for monitoring their health at home

2.1. Guidance on health monitoring:

a) Facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home shall guide the people infected with COVID-19 to self-monitor their health and fill out the health monitoring sheets (made by using to the form in Appendix 03) twice a day in the morning and afternoon, or when they show signs and symptoms that require emergency hospital transfer and treatment as prescribed in Section c, Part 2.1.

b) Health conditions to be monitored daily

- Indicators: Respiratory rate, pulse rate, temperature, SpO2 (if possible) and blood pressure (if possible).

- Symptoms: Fatigue, cough, cough with mucus, chills/cold, conjunctivitis (pink eyes), loss of taste or smell, diarrhea (loose stools/liquid bowel movements); hemoptysis, shortness of breath or difficulty breathing, chest pain, drowsiness, narcolepsy; Other symptoms, such as sore throat, headache, dizziness, anorexia, nausea and vomiting, muscle aches, etc.

c) Upon detecting any one of the following signs, they must immediately report to the facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home; the health stations of communes and wards; or mobile health stations, emergency transportation centers, etc. to hospitalize them for emergency treatment and timely hospital transfer:

1) Shortness of breath, difficulty breathing, or children with signs of abnormal breathing: groaning while breathing, chest indrawing, nasal flapping, wheezing, inspiratory wheezing.

2) Respiration rate

- Adults: Respiration rate ≥ 21 breaths/minute

- Children from 1 to under 5 years of age: Respiration rate ≥ 40 breaths/minute,

- Children from 5 to under 12 years of age: Respiration rate ≥ 30 breaths/minute

(Note: For children, their breaths in 1 minute shall be counted when they stay still without crying).

3) SpO2 ≤ 95% (if it is possible to measure), (upon detecting abnormality, measure again after 30 seconds to 1 minute; it shall be measured at the same position).

4) Tachycardia > 120 BPM or bradycardia less than 50 BPM.

5) Low blood pressure: Systolic blood pressure < 90 mmHg, Diastolic blood pressure < 60 mmHg (if measurable).

6) Frequent chest pain, feeling of tightness in the chest and the pain that increases when taking a deep breath.

7) Changes in consciousness: Confusion, narcolepsy, lethargy, very tired/exhausted, children being fussy, anaemic, difficult to wake, or convulsions

8) Blue lips, peripheral cyanosis, pale skin, discolored lips, cold fingers and toes.

9) Inability to drink or poor/reduced suck reflex, poor appetite, vomiting (for children). Manifestations of multisystem inflammatory syndrome in children: High fever, pink eyes, red lips, strawberry tongue, swollen fingers and toes, erythema, etc.

10) Additional acute diseases: dengue fever, hand-foot-and-mouth disease, etc.

11) Any unhealthy condition of people infected with COVID-19 that needs to be reported to medical facilities.

2.2. Guidance on diet and daily routines

People infected with COVID-19 should rest and do light physical activities (suitable for their health conditions); practice breathing for at least 15 minutes a day; drink water regularly, not wait until they are thirsty; not skip meals; enhance nutrition: eat enough nutrients, eat fruits and drink fruit juice etc., think positively, and maintain the comfortable mentality.

2.3. Guidance on performing medical quarantine at home

Performing medical quarantine at home in accordance with the provisions of Section 4 "Requirements for people under home medical quarantine" in “Temporary guidance for home medical quarantine for people with close contacts (F1 cases) to prevent and control the COVID-19 pandemic”, which is promulgated together with the Ministry of Health’s Official Dispatch No. 5599/BYT-MT dated July 14, 2021. They are not allowed to go out of their houses during the home medical quarantine.

3. To conduct medical examination and health monitoring of people infected with COVID-19

3.1. Daily health monitoring

a) Recording and updating information on the health conditions of people infected with COVID-19 on a daily basis and recording it in the health monitoring sheets of such people (as in Appendix 03); or in the software for management of health of people infected with COVID-19.

b) Answering phone calls and advising people infected with COVID-19 and their caregivers.

c) The staff of facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home shall be responsible for going to the houses of such people to provide them direct support, in the following cases:

- The people infected with COVID-19 suffer emergency conditions, of which the situation needs to be determined to have appropriate treatment.

- They do not receive reports on health conditions from the people infected with COVID-19 and cannot contact such people.

3.2. Checkup and prescription for home treatment

a) Symptomatic treatment: Prescribing and offering medicines to treat symptoms

- Fever:

+ With regard to adults with body temperature > 38.5oC or getting headache, severe body aches: Take 1 tablet of antipyretics such as paracetamol 0.5g each time and can re-take the medicine after every 4-6h, with no more than 4 tablets in a day, drink oral rehydration solution (ORESOL) if suffering poor/reduced drinking ability or drink it instead of water.

+ With regard to children with body temperature > 38.50C: Take antipyretic medicines, such as paracetamol, at a dose of 10-15mg/kg/time, can re-take the dose after every 4-6 hours, with no more than 4 doses a day.

If after taking antipyretic medicines twice, the patients do not get better, please immediately notify the facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home for help.

- Cough: Take cough relievers.

b) Prescribing and offering medicines for outpatient treatment: Comply with the Guidance for diagnosis and treatment of COVID-19 caused by SARS-CoV-2, which is issued by the Ministry of Health together with Decision No. 3416/QD-BYT dated July 14, 2021.

c) Medical examination and treatment at home by mobile health stations/teams: Based on the number of cases and the area with cases in a ward or commune to establish mobile health stations/teams which are ready to provide emergency support to patients at their homes.

4. To take samples for COVID-19 test

a) Taking samples for home testing (by Real-time RT-PCR method; or Rapid Antigen Test) for people infected with COVID-19 on the 14th day to prepare for the end of home-based quarantine.

b) Carrying out tests for caregivers or people living in the same house with patients with symptoms suspected of COVID-19 infection.

5. To carry out emergency treatment and hospital transfer

a) Facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home shall guide the infected people when they suffer structural effects and emergency symptoms to immediately contact the facilities or emergency transportation centers for assistance in emergency hospitalization and hospital transfer.

b) While waiting for hospital transfer, the facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home shall provide the patients with guidelines and emergency treatment.

 

 

 

 

APPENDIX 01

LIST OF UNDERLYING HEALTH CONDITIONS (RISK OF INCREASING THE SEVERITY OF COVID-19)

 

1. Diabetes

2. Chronic obstructive pulmonary disease and other lung diseases

3. Cancers (especially hematological malignancies, lung cancer and other metastatic cancers)

4. Chronic kidney diseases

5. Organ transplant or hematopoietic stem cell transplant

6. Obesity, overweight

7. Cardiovascular diseases (heart failure, coronary artery disease or cardiomyopathy)

8. Cerebrovascular diseases

9. Down syndrome

10. HIV/AIDS

11. Neurological diseases (including dementia)

12. Sickle cell anemia, thalassemia, other chronic hematological diseases

13. Asthma

14. Hypertension

15. Immune deficiency

16. Liver diseases

17. Substance use disorder

18. Currently under treatment with corticosteroids or other immunosuppressive drugs.

19. Systemic diseases.

20. Other pathologies for children: Primary or secondary pulmonary hypertension, congenital heart disease, congenital inherited metabolic disorder, congenital/acquired endocrine disorders.


* Other Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 4038/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 4038/QD-BYT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất