Quyết định 255/2006/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 255/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 255/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/11/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định255/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 255/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 255/2006/QĐ-TTg NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2006
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA Y TẾ DỰ PHÒNG VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
a) Dự phòng tích cực, chủ động là nhiệm vụ trọng tâm để bảo đảm công bằng, hiệu quả trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
b) Dự phòng toàn diện và có trọng điểm, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh mới phát sinh, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng ở trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích, bệnh nghề nghiệp. Chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, các bệnh do lối sống có hại cho sức khoẻ.
c) Nhà nước bảo đảm nguồn tài chính chủ yếu cho lĩnh vực y tế dự phòng nhằm đẩy mạnh sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.
d) Thực hiện công tác y tế dự phòng là trách nhiệm của chính quyền các cấp, các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và của mỗi người dân, đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế dự phòng trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn kỹ thuật.
đ) Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về y tế dự phòng.
2. Mục tiêu Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010
a) Mục tiêu chung
Giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng; phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện chất lượng giống nòi.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đổi mới nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng và của mỗi người dân về phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ.
- Hạn chế, tiến tới loại trừ các yếu tố nguy cơ liên quan đến các bệnh truyền nhiễm.
- Hàng năm giảm 10% số mắc và tử vong do bệnh truyền nhiễm gây dịch so với số mắc và tử vong trung bình giai đoạn 2001 - 2005. Không để dịch lớn xảy ra; giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ mắc xuống 0,04/100.000 dân. Phấn đấu loại trừ bệnh sởi, bệnh bạch hầu, giảm tỷ lệ mắc các bệnh này xuống 0,1/100.000 dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh ho gà xuống 0,05/100.000 dân.
- Chủ động đối phó và khống chế kịp thời các bệnh dịch nguy hiểm mới xuất hiện; khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% dân số và giảm dần số người nhiễm mới trong cộng đồng dân cư.
- Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng, sức khoẻ môi trường, bệnh tật học đường, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, các bệnh không lây nhiễm, các bệnh do hành vi, lối sống ảnh hưởng có hại cho sức khoẻ.
3. Định hướng đến năm 2020
a) Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm khống chế, loại trừ tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành như các bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, giun, sán...); các bệnh do côn trùng truyền (sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản...); bệnh dại. Đồng thời áp dụng các biện pháp tích cực để ngăn chặn có hiệu quả các bệnh dịch nguy hiểm và các bệnh mới xuất hiện (HIV/AIDS, SARS, cúm A(H5N1),...); sẵn sàng chủ động đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học, hoá học.
b) Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván trẻ sơ sinh. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm loại trừ và thanh toán các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, viêm gan vi rút..., đồng thời mở rộng việc sử dụng vắc-xin để phòng ngừa các bệnh khác.
c) Chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan tới môi trường, nghề nghiệp, học đường, chế độ dinh dưỡng, lối sống có hại, tai nạn và thương tích.
d) Nâng cao năng lực mạng lưới y tế dự phòng theo hướng hiện đại hoá. Xây dựng và củng cố trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện.
4. Các giải pháp
a) Nhóm giải pháp về chính sách và xã hội
- Khẳng định và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác y tế dự phòng, đưa công tác y tế dự phòng trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra công tác y tế dự phòng; tổ chức, khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác y tế dự phòng.
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về y tế dự phòng. Xây dựng dự thảo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm trình Quốc hội. Xây dựng chế độ ưu đãi đặc thù cho cán bộ công tác trong hệ y tế dự phòng như phụ cấp phòng, chống dịch, phụ cấp làm việc trong môi trường độc hại, vùng sâu, vùng xa; có chính sách khen thưởng, tôn vinh đối với những người có thành tích xuất sắc, hỗ trợ kịp thời đối với người bị bệnh, tật hoặc hy sinh khi tham gia công tác phòng, chống bệnh dịch nguy hiểm và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
- Phát huy vai trò phối hợp và chỉ đạo liên ngành trong lĩnh vực y tế dự phòng của Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ thuộc Ủy ban nhân dân các cấp. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động phối hợp liên ngành nhằm huy động mọi nguồn lực và các thành phần xã hội cùng tham gia thực hiện việc phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Triển khai hiệu quả chương trình kết hợp quân dân y trong lĩnh vực y tế dự phòng ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Phát động phong trào toàn dân tham gia tập thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần. Lồng ghép hoạt động y tế dự phòng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm đổi mới nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của công tác y tế dự phòng. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để mọi người, mọi gia đình, cộng đồng có thể chủ động trong phòng, chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe; phòng, chống các bệnh liên quan đến lối sống; chuyển đổi hành vi nhằm xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng. Vận động người dân không hút thuốc lá, giảm tỷ lệ hút thuốc lá, đặc biệt ở lứa tuổi thanh, thiếu niên.
b) Nhóm giải pháp chuyên môn kỹ thuật
- Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho y tế dự phòng. Nâng cấp các viện nghiên cứu trong hệ y tế dự phòng để đáp ứng tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, áp dụng khoa học công nghệ mới. Xây dựng hệ thống phòng xét nghiệm tiên tiến, hiện đại phù hợp với nhu cầu phòng bệnh theo vùng, miền. Chú trọng đầu tư phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III, cấp IV; phòng xét nghiệm định lượng chất độc và các chất tồn dư trong thực phẩm, trong cơ thể người và môi trường sống; đầu tư công nghệ sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế; đầu tư các trang thiết bị nghiên cứu hiện đại về sinh học phân tử trong lĩnh vực y tế dự phòng.
- Đẩy mạnh các hoạt động giám sát để phát hiện sớm các bệnh dịch mới phát sinh, tổ chức dập dịch kịp thời. Ứng dụng công nghệ thông tin để củng cố hệ thống báo cáo, giám sát và hiện đại hoá hệ thống quản lý số liệu thống kê, dự báo dịch, bệnh. Ưu tiên nghiên cứu các yếu tố nguy cơ phục vụ công tác giám sát, dự báo và can thiệp nhằm khống chế, bao vây dập dịch. Cung cấp trang thiết bị giám sát và phát hiện sớm dịch bệnh cho trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, tuyến tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. Triển khai thực hiện các chương trình phòng, chống các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường....
- Duy trì thường xuyên các hoạt động phòng, chống dịch để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch như: tả, sốt xuất huyết, sốt rét, thương hàn, viêm não do vi rút, dại. Loại trừ bệnh mắt hột gây mù ở cấp huyện, giảm tỷ lệ mắt hột hoạt tính và giảm tỷ lệ quặm do mắt hột.
- Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em như: phòng, chống suy dinh dưỡng, phòng, chống tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, thấp tim và phòng, chống giun sán; chương trình sức khoẻ vị thành niên và y tế học đường. Triển khai các hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng tại cộng đồng, cung cấp vitamin A để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Duy trì công tác phòng, chống bướu cổ nhằm thanh toán các rối loạn do thiếu i ốt. Giảm tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt.
- Tăng cường hoạt động vì sức khoẻ môi trường và sức khoẻ nghề nghiệp. Triển khai các hoạt động giám sát môi trường lao động; phòng, chống bệnh nghề nghiệp. Ưu tiên giám sát và đề xuất các biện pháp xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khoẻ người dân như chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, hoá chất bảo vệ thực vật, v.v….
- Đẩy mạnh các hoạt động và kiện toàn mạng lưới y tế trong các trường học; khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho học sinh. Giảm tỷ lệ mắc các bệnh răng, miệng, cong vẹo cột sống và cận thị tuổi học sinh.
- Xây dựng các phương án đề phòng và khắc phục hậu quả của thảm hoạ, thiên tai; phòng, chống tai nạn và thương tích, nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tai nạn, thương tích.
- Triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh ung thư; làm giảm sự tác động của yếu tố môi trường độc hại tới sức khoẻ con người.
c) Nhóm giải pháp về hệ thống tổ chức, đầu tư và hợp tác quốc tế
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức; nâng cao năng lực quản lý nhà nước và chuyên môn kỹ thuật của hệ thống y tế dự phòng từ trung ương đến địa phương. Thiết lập, hoàn chỉnh hệ thống giám sát và cảnh báo sớm dịch bệnh, ứng dụng có hiệu quả công nghệ tin học trong quản lý, giám sát dịch, bệnh.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và ưu tiên thực hiện nhiệm vụ đào tạo bác sĩ y tế dự phòng trong các trường Đại học Y, đồng thời chú trọng thực hiện việc đào tạo lại và bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ làm công tác y tế dự phòng nhằm đáp ứng và từng bước phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống y tế dự phòng cả về số lượng và chất lượng.
- Xây dựng các viện quốc gia chuyên ngành y tế dự phòng. Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Trung tâm nghiên cứu y sinh học quốc tế bảo đảm đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam.
- Quy hoạch lại hệ thống sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế. Xây dựng chính sách phù hợp về sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế trong nước. Đầu tư phát triển công nghệ sinh học để nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm vắc-xin mới bảo đảm nhu cầu sử dụng trong nước, tiến tới xuất khẩu.
- Triển khai thực hiện hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống y tế dự phòng cấp tỉnh nhằm đáp ứng kịp thời và hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Xây dựng đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện. Tăng cường hoạt động y tế dự phòng tuyến cơ sở.
- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác y tế dự phòng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ưu tiên đầu tư cho những thành phố, vùng có mật độ dân số cao, có nhiều nguy cơ lây nhiễm một số bệnh, dịch như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và những vùng mà hệ thống y tế dự phòng còn kém phát triển như vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền núi phía Bắc.
- Tăng cường huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác, đặc biệt từ nguồn của tư nhân và các tổ chức quốc tế.
- Tăng cường hợp tác quốc tế toàn diện về y tế dự phòng. Chú trọng mục đích chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đào tạo cán bộ, hợp tác nghiên cứu khoa học, đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật cao.
Điều 2. Các chương trình hành động
1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động về y tế dự phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
a) Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.
b) Chương trình hành động quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người.
c) Chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em và phòng, chống các rối loạn do thiếu i ốt.
2. Xây dựng các chương trình hành động mới trình Thủ tướng Chính phủ
a) Chương trình tăng cường năng lực trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện.
b) Chương trình tăng cường hệ thống giám sát và đáp ứng nhanh nhằm ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh truyền nhiễm.
c) Chương trình phòng, chống một số bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường ....
d) Chương trình phòng, chống tai nạn và thương tích.
đ) Chương trình phòng, chống bệnh, tật học đường.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai thực hiện Chiến lược; xây dựng các chương trình hành động, dự án được quy định trong nội dung chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ. Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện Chiến lược, đồng thời chịu trách nhiệm điều phối, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chiến lược theo phạm vi, thẩm quyền được giao. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho y tế dự phòng. Chỉ đạo ngành y tế và các ngành khác tại địa phương phối hợp chặt chẽ trong nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống lành mạnh. Phát động và chỉ đạo Chương trình phối hợp hoạt động đẩy mạnh chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí vốn để thực hiện Chiến lược này theo kế hoạch hàng năm và dài hạn. Huy động các nguồn viện trợ, nguồn vốn vay, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho công tác y tế dự phòng.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách bảo vệ và phòng, chống ô nhiễm môi trường nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh, tật; phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
5. Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm nhằm hạn chế tác hại và sự gia tăng của dịch HIV/AIDS.
6. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan tăng cường xây dựng và thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông nhằm khống chế và giảm thiểu tai nạn, thương tích.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan tăng cường xây dựng và thực hiện các chính sách về việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và các giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động; bảo đảm chăm sóc sức khoẻ học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh việc thực hiện chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường; quản lý, giám sát sử dụng hoá chất trong nông nghiệp.
9. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng, chống dịch, bệnh.
10. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo cán bộ hệ y tế dự phòng; kiện toàn mạng lưới y tế trong các trường học; tích cực triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh, tật liên quan đến học đường, đưa chương trình giáo dục sức khỏe vào nhà trường phù hợp với từng cấp học.
12. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để quản lý, ngăn chặn việc nhập khẩu, lưu thông hàng hoá, thực phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng gây hại tới sức khoẻ người sử dụng và môi trường.
13. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức và xây dựng các chính sách, chế độ phù hợp đối với người làm công tác y tế dự phòng.
14. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh trong quân đội; thực hiện tốt chương trình kết hợp quân - dân y và sẵn sàng tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ để ngăn ngừa dịch bệnh.
15. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội khác phối hợp với Bộ Y tế triển khai thực hiện Chiến lược thuộc các lĩnh vực liên quan.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 255/2006/QD-TTg | Hanoi, November 09, 2006 |
DECISION
APPROVING THE VIETNAM NATIONAL STRATEGY ON PREVENTIVE MEDICINE TO 2010 AND ORIENTATIONS TOWARDS 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 30, 1989 Law on Protection of the People's Health;
Pursuant to the Government's Decree No. 49/2003/ND-CP of May 15, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the proposal of the Minister of Health,
DECIDES:
Article 1.- To approve the Vietnam national strategy on preventive medicine to 2010 and orientations towards 2020 with the following principal contents:
1. Viewpoints:
a/ Active and proactive preventive medicine is the central task to ensure equity and efficiency in the cause of protection, care and improvement of the people's health.
b/ Preventive medicine must be comprehensive and have focuses with priority given to the prevention and combat of contagious diseases which may cause dangerous epidemics, especially the newly arising ones, HIV/AIDS and child malnutrition; prevention and combat of injuries and occupational diseases. It is also necessary to prevent and combat non-contagious diseases and diseases caused by unhealthful lifestyles.
c/ The State shall assure main financial sources for preventive medicine in order to promote the country's sustainable development and bring about socio-economic benefits.
d/ Preventive medicine is the responsibility of administrations at all levels, of ministries, branches, mass organizations, political organizations, socio-political organizations and every citizen. To boost the socialization of preventive medicine with the healthcare sector playing the key role in professional and technical aspects.
e/ To enhance and expand international cooperation on preventive medicine.
2. Objectives of the Vietnam national strategy on preventive medicine to 2010
a/ General objectives
To reduce risk factors affecting community health; to early detect and promptly control epidemics, preventing the widespread occurrence of epidemics; to reduce the morbidity and mortality rates of diseases; to contribute to improving physical and mental strengths, increasing life expectancy, improving the quality of life and our race.
b/ Specific objectives
- To change awareness and raise the sense of responsibility for disease prevention and health protection of Party Committees and administrations at all levels, mass organizations, community and every citizen.
- To limit and proceed to eliminating all risk factors related to contagious diseases.
- To reduce by 10% annually the morbidity and mortality rates of contagious diseases as compared to the average rates of the 2001-2005 period. To prevent major epidemics; to firmly maintain the outcomes of the elimination of poliomyelitis and the eradication of neonatal tetanus, reducing the morbidity rate of these diseases to 0.04/100,000 people. To strive to eliminate measles and diphtheria, reducing the morbidity rate of these diseases to 0.1/100,000 people; to reduce the morbidity rate of whooping cough to 0.05/100,000 people.
- To take the initiative in coping with and controlling new dangerous epidemics; to keep the HIV/AIDS prevalence rate at under 0.3% of the population and gradually reduce the number of newly infected persons among the population.
- To limit and proceed to controlling risk factors related to nutrition, health, environment, school diseases, occupational diseases, injuries, non-contagious diseases and diseases caused by unhealthful behaviors or lifestyles.
3. Orientations towards 2020
a/ To continue carrying out activities in order to control and eliminate, then proceed to eradicating current contagious diseases which may cause epidemics such as digestive diseases (cholera, dysentery, typhoid, helminthiasis ...); insect-borne diseases (petechial fever, malaria, Japanese encephalitis...); and rabies. At the same time, to apply active measures to effectively prevent dangerous epidemics and newly arising diseases (HIV/AIDS, SARS, avian influenza (H5N1)...); to get ready and take the initiative in coping with the threat of biological and chemical terrorism.
b/ To firmly maintain the outcomes of the elimination of poliomyelitis and the eradication of neonatal tetanus. To further promote activities of the expanded vaccination program in order to eradicate and eliminate common contagious childhood diseases such as measles, diphtheria, whooping cough, Japanese encephalitis, viral hepatitis... while expanding the use of vaccines to prevent other diseases.
c/ To take the initiative in preventing and combating non-contagious diseases and diseases related to the environment, occupations, school, nutrition, harmful lifestyles, accidents and injuries.
d/ To strengthen the preventive medicine network towards modernization. To set up and consolidate provincial and district preventive medicine centers.
4. Solutions
a/ Group of policy and social solutions
- To confirm and enhance the Party Committees' leadership over preventive medicine, making preventive medicine an important objective in the socio-economic development strategy.
- To raise the sense of responsibility of administrations at all levels in the direction, urging, monitoring and inspection of preventive medicine activities; to organize and encourage the active and proactive participation of mass organizations, social organizations and community in this work.
- To formulate, amend and supplement in order to complete a system of legal documents and regulations on preventive medicine. To draft a law on prevention and combat of contagious diseases for submission to the National Assembly. To adopt a particular preferential treatment regime for preventive medicine personnel such as allowances for epidemic prevention and combat, allowances for working in a hazardous environment and in deep-lying or remote areas; to adopt policies on reward, commendation and honoring of people with outstanding achievements, provide timely supports for people who suffer from diseases or disabilities or for families of those who die while participating in the prevention and combat of dangerous diseases or in the overcoming of consequences of natural calamities or disasters.
- To bring into play the inter-branch coordination and direction role of the Healthcare Steering Boards under the People's Committees at all levels in the domain of preventive medicine. To raise the effectiveness of inter-branch coordination in order to involve all resources and social strata in the disease prevention and care for the people's health.
- To effectively implement the program on cooperation between civil and military health services in the domain of preventive medicine in mountainous, deep-lying, remote, border areas and islands.
- To launch a mass movement of physical training and sport activities to improve the people's physical and mental health. To integrate preventive medicine activities to care for and protect the people's health in the movement "The entire population unites to build a cultured lifestyle."
- To accelerate communication and education work so as to raise public awareness about the importance and benefits of preventive medicine. To foster knowledge and skills in the people, families and community so that they can proactively prevent and combat diseases and improve their health, prevent and combat lifestyle-related diseases, and change their behaviors in order to build a healthy lifestyle in the community. To encourage people not to smoke, reduce the number of smokers, especially among adolescents and children.
b/ Group of professional and technical solutions
- To invest in the development of modern sciences, techniques and technologies for preventive medicine. To upgrade research institutes in the preventive medicine system so as to properly satisfy the requirements of scientific research, training and application of new sciences and technologies. To establish a system of advanced and modern laboratories to meet the demand for region-based prevention of diseases. To attach importance to investment in grade-III and -IV laboratories for bio-safety test; laboratories for test of toxic substances and residues in foodstuff, in human bodies and the living environment; to invest in technologies for the production of vaccines and medical bio-products; to invest in modern equipment for molecular biological research in the domain of preventive medicine.
- To promote surveillance activities to early detect newly arising diseases and promptly stamp out epidemics. To apply information technology for strengthening the reporting and surveillance system and modernizing the system of management of statistical data, epidemic and disease forecasts. To prioritize research into risk factors to serve surveillance, forecast and intervention work for controlling and stamping out epidemics. To supply epidemic surveillance and early detection equipment to provincial and district preventive medicine centers.
- To continue effectively implementing projects under the national target program on elimination of a number of social diseases, dangerous epidemics and HIV/AIDS. To organize the implementation of programs against such non-contagious diseases as cardiovascular diseases, cancer, diabetes...
- To maintain regular anti-epidemic activities so as to reduce the morbidity and mortality rates of contagious diseases such as cholera, petechial fever, malaria, viral encephalitis and rabies. To eliminate at the district level blindness-causing trachoma; to reduce the prevalence of active trachoma and trachoma-related upper eyelid cicatricial entropion.
- To carry out child healthcare programs such as programs against malnutrition, diarrhea, acute respiratory infection, heart disease and helminthiasis; programs on adolescent and school healthcare. To conduct community-based activities of preventing and combating malnutrition and supplying vitamin A to reduce the under-five malnutrition rate. To continue the prevention and combat of goiter so as to settle iodine deficiency disorders. To reduce the rate of pregnant women suffering from anemia due to iron deficiency.
- To enhance activities for environmental and occupational health. To carry out activities of supervising the working environment, preventing and combating occupational diseases. To prioritize the supervision of, and the suggestion of measures to treat, polluting and harmful wastes such as hospital wastes, industrial wastes, plant protection chemicals, etc.
- To accelerate the operation of and consolidate the school healthcare network; to organize annual health checks-up for pupils. To reduce the prevalence of dental and mouth diseases, deformed spinal column and shortsightedness among pupils.
- To elaborate schemes for prevention and overcoming of consequences of natural calamities and disasters; prevention and control of accidents and injuries, especially traffic accidents, labor accidents and occupational diseases. To further promote the prevention and control of accidents and injuries.
- To carry out activities of cancer prevention and combat; to reduce impacts of hazardous environmental factors on human health.
c/ Group of solutions on organizational system, investment and international cooperation
- To perfect the organization and raise the state management capacity and technical professional capacity of the preventive medicine system at the central and local levels. To establish and complete a system for surveillance and early warning of epidemics and effectively apply information technology to the management and surveillance of epidemics and diseases.
- To elaborate plannings and plans on and prioritize the training of preventive medicine physicians at medical universities while attaching importance to professional training and retraining of preventive medicine personnel so as to satisfy the requirements of, and step by step develop human resources for, the preventive medicine system both quantitatively and qualitatively.
- To build national hospitals specialized in preventive medicine. To work out and submit to the Prime Minister a scheme on setting up an international bio-medicine research center to satisfy the country's disease prevention and combat requirements.
- To re-plan the system of production of vaccines and medical biologicals. To formulate appropriate policies on the domestic production of vaccines and medical biologicals. To invest in the development of bio-technologies for research, production and testing of new vaccines in order to satisfy the domestic demand and then the export demand.
- To implement the planning on the provincial-level preventive medicine system so as to promptly and effectively satisfy the requirements of epidemic prevention and combat.
- To formulate a scheme on support for development of district-level preventive medicine centers. To enhance preventive activities at the grassroots level.
- To increase state budget investment in preventive medicine commensurate with the country's socio-economic development rate. To prioritize investment in densely populated cities and regions which are highly exposed to a number of epidemics and diseases such as Hanoi, Ho Chi Minh City and in those areas where the preventive medicine system remains inadequate such as the Central Highlands, the central costal region, the Mekong river delta region and the northern mountainous region.
- To enhance the mobilization of other lawful financial sources, especially from the private sector and international organizations.
- To enhance comprehensive international cooperation on preventive medicine. To pay attention to information and experience sharing, personnel training, cooperation in scientific research and investment in the development of high technologies.
Article 2.- Programs of action
1. To continue effectively implementing programs of action on preventive medicine which have been approved by the Prime Minister
a/ The national target program on prevention and combat of a number of social diseases and epidemics and HIV/AIDS.
b/ The national program of action on prevention and combat of human influenza pandemic.
c/ The program on prevention and combat of child malnutrition and iodine deficiency disorders.
2. To work out new programs of action to be submitted to the Prime Minister
a/ A program on strengthening the capacity of provincial and district-level preventive medicine centers.
b/ A program on enhancing the system of surveillance and quick response to promptly prevent contagious diseases.
c/ A program on prevention and combat of a number of non-contagious diseases such as cardiovascular diseases, cancer and diabetes...
d/ A program on prevention and combat of accidents and injuries.
e/ A program on prevention and combat of school diseases and disabilities.
Article 3.- Organization of implementation
1. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches, localities, mass organizations and social organizations in, implementing the strategy; elaborate programs of action and projects defined in the strategy for submission to the Prime Minister; elaborate annual and long-term plans for implementation of the strategy, concurrently take responsibility for coordination and supervision of the implementation results and annually report to the Prime Minister thereon.
2. Provincial/municipal People's Committees shall, within the ambit of their assigned powers, elaborate plans and organize the implementation of the strategy; enhance the investment of resources in preventive medicine; direct the healthcare sector and other sectors in localities to closely coordinate with one another in disease and epidemic prevention and combat, environmental protection and building of a healthy lifestyle; launch and direct the implementation of a program on coordination in accelerating the care for and protection of the people's health in the movement "The entire population unites to build a cultured lifestyle."
3. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall arrange capital for the implementation of this strategy under annual and long-term plans; mobilize aid sources, loans and official development assistance for preventive medicine.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and concerned ministries and branches in, formulating policies on environmental protection, prevention and control of environmental pollution so as to prevent risks of diseases and disabilities; closely coordinate with the Health Ministry in organizing the implementation of the Vietnam national strategy on preventive medicine to 2010 and orientations towards 2020 as well as the national strategy on environmental protection to 2010 and orientations towards 2020.
5. The Ministry of Public Security, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health shall, according to their functions and tasks, coordinate with concerned ministries and branches in further enhancing the prevention and combat of drug addiction and prostitution so as to restrict the harms and spread of the HIV/AIDS epidemic.
6. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, the Ministry of Public Security and concerned ministries and branches in, enhancing the formulation and implementation of solutions to ensure traffic safety so as to restrict and minimize accidents and injuries.
7. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, the Ministry of Finance and concerned ministries and branches in, formulating and implementing policies on employment, ensuring social welfare and solutions to the management of labor sanitation; ensuring healthcare for pupils and students at vocational training institutions.
8. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, the Ministry of Natural Resources and Environment in, accelerating the implementation of the program on clean water and environmental sanitation; managing and supervising the use of chemicals in agriculture.
9. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and concerned ministries and branches in, directing and carrying out the work of communication and education about health, prevention and combat of epidemics and diseases.
10. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and concerned ministries and branches in, formulating national standards in the domain of preventive medicine.
11. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in, elaborating and implementing a program on training of preventive medicine personnel; consolidating the school healthcare network; actively applying measures for prevention and combat of diseases and disabilities in schools, incorporating the health education program into school programs suitable to each grade.
12. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, managing and preventing the import and circulation of goods and food which are counterfeit or of inferior quality and may cause harms to the health of consumers and the environment.
13. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and concerned ministries and branches in, further consolidating the organizational apparatus and elaborating appropriate policies and regimes for preventive medicine personnel.
14. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in, assuring epidemic prevention and combat in the army; properly implementing the program on coordination between civil and military health services and assuring readiness to participate in overcoming consequences of calamities and disasters in order to prevent epidemics.
15. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, socio-political organizations and other social organizations shall coordinate with the Ministry of Health in implementing the strategy in their relevant domains.
Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 5.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây