Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 01/2020/TT-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 01/2020/TT-BTP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 03/03/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cụ thể, Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều về chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật; chứng thực hợp đồng, giao dịch và thẩm quyền chứng thực tại các huyện đảo.
Theo đó, lời chứng phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực hoặc trang liền sau của trang giấy tờ, văn bản có chữ ký được chứng thực. Trường hợp lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì phải đóng dấu giáp lai giữa giấy tờ, văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng.
Trường hợp giấy tờ, văn bản có nhiều người ký thì phải chứng thực chữ ký của tất cả những người đã ký trong giấy tờ, văn bản đó.
Một quy định mới đáng chú ý đó là, hàng năm, Phòng Tư pháp có trách nhiệm rà soát lại danh sách cộng tác viên dịch thuật. Trường hợp cộng tác viên không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn hoặc không làm cộng tác viên dịch thuật tại Phòng Tư pháp đó từ 12 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng thì Phòng Tư pháp có văn bản đề nghị Sở Tư pháp ra quyết định xóa tên người đó khỏi danh sách cộng tác viên dịch thuật.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/4/2020.
Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Xem chi tiết Thông tư01/2020/TT-BTP tại đây
tải Thông tư 01/2020/TT-BTP
BỘ TƯ PHÁP -------------- Số: 01/2020/TT-BTP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2020 |
THÔNG TƯ
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật; chứng thực hợp đồng, giao dịch và thẩm quyền chứng thực tại các huyện đảo.
Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu lời chứng chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản, từ chối nhận di sản của từ hai người trở lên cùng khai nhận di sản, từ chối nhận di sản.
Ví dụ: ông A yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính 03 (ba) loại giấy tờ: chứng minh nhân dân mang tên ông Nguyễn Văn A, chứng minh nhân dân mang tên bà Nguyễn Thị B và sổ hộ khẩu của hộ gia đình ông Nguyễn Văn A. Khi lấy số chứng thực, bản sao chứng minh nhân dân mang tên ông Nguyễn Văn A được ghi một số, bản sao chứng minh nhân dân mang tên bà Nguyễn Thị B được ghi một số và bản sao sổ hộ khẩu của hộ gia đình ông Nguyễn Văn A được ghi một số. Như vậy, cơ quan thực hiện chứng thực sẽ lấy 03 (ba) số chứng thực khác nhau cho 03 (ba) loại giấy tờ.
Ví dụ 1: Ông Trần Văn H yêu cầu chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân và giấy ủy quyền nhận lương hưu, thì phải ghi thành 02 (hai) số chứng thực khác nhau. 01 (một) số đối với chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân và 01 (một) số đối với chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền nhận lương hưu.
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch (theo mẫu chữ ký người dịch đã đăng ký với Phòng Tư pháp) đối với 03 (ba) loại giấy tờ: bản dịch hộ chiếu, bản dịch thư mời hội nghị và bản dịch hợp đồng. Mỗi loại bản dịch phải ghi 01 (một) số chứng thực. Trong trường hợp này, Phòng Tư pháp sẽ lấy 03 (ba) số chứng thực, không được ghi gộp 03 (ba) việc thành 01 (một) số chứng thực cho một người.
Ví dụ: ông Lê Văn H và bà Nguyễn Thị M yêu cầu chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chứng thực hợp đồng cho thuê cửa hàng. Trong trường hợp này phải lấy 01 (một) số chứng thực cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và 01 (một) số chứng thực cho hợp đồng thuê cửa hàng.
Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.
Sau khi ban hành quyết định hủy bỏ giấy tờ, văn bản chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng tải thông tin về giấy tờ, văn bản đã được chứng thực nhưng không có giá trị pháp lý lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Khi tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, người tiếp nhận hồ sơ (công chức của Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Người tiếp nhận hồ sơ phải bảo đảm người yêu cầu chứng thực chữ ký minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có năng lực hành vi dân sự, tự nguyện giao kết hợp đồng, giao dịch.
CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH
Bản sao từ bản chính để chứng thực phải gồm đầy đủ số trang có thông tin của bản chính.
Ví dụ: chứng thực bản sao từ bản chính sổ hộ khẩu thì phải chụp đầy đủ trang bìa và các trang của sổ đã ghi thông tin về các thành viên có tên trong sổ; chứng thực hộ chiếu thì phải chụp cả trang bìa và toàn bộ các trang của hộ chiếu có ghi thông tin.
CHỨNG THỰC CHỮ KÝ TRÊN GIẤY TỜ, VĂN BẢN
Khi chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài, nếu người tiếp nhận hồ sơ, người thực hiện chứng thực không hiểu rõ nội dung của giấy tờ, văn bản thì đề nghị người yêu cầu chứng thực nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt của giấy tờ, văn bản. Bản dịch ra tiếng Việt không phải công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch, nhưng người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
CHỨNG THỰC CHỮ KÝ NGƯỜI DỊCH
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có trình độ thạc sỹ Luật quốc tế tại Trung Quốc, chương trình học bằng tiếng Trung Quốc, nên ông A có đủ tiêu chuẩn để dịch tiếng Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn B là cử nhân kinh tế tại Nhật Bản nhưng chương trình học bằng tiếng Anh, nên ông B đủ tiêu chuẩn để dịch tiếng Anh.
Ngôn ngữ không phổ biến là ngôn ngữ ít được thể hiện trên giấy tờ, văn bản sử dụng tại Việt Nam và ít người có thể dịch được ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. Ví dụ: tiếng Mông Cổ, tiếng Ấn Độ...
Trường hợp dịch giấy tờ, văn bản cho người khác, kể cả người thân thích trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc dịch có thù lao theo thỏa thuận với cá nhân, tổ chức thì phải do người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp thực hiện.
Cộng tác viên dịch thuật khi ký hợp đồng với Phòng Tư pháp phải đăng ký chữ ký mẫu theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp muốn thay đổi chữ ký thì cộng tác viên phải có văn bản đề nghị đăng ký lại chữ ký mẫu và ký 03 (ba) chữ ký trong Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu. Việc ký 03 (ba) chữ ký mẫu được thực hiện trước mặt Trưởng phòng Tư pháp.
CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH
Trường hợp người giao kết hợp đồng, giao dịch là đại diện của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực, thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng, giao dịch. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu chữ ký trong hợp đồng, giao dịch với chữ ký mẫu. Nếu thấy chữ ký trong hợp đồng, giao dịch khác chữ ký mẫu, thì yêu cầu người đó ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.
Người tiếp nhận hồ sơ phải chịu trách nhiệm về việc các bên đã ký trước mặt mình.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Đối với huyện đảo mà ở đó không có Ủy ban nhân dân cấp xã thì Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ; - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, Cục HTQTCT. |
BỘ TRƯỞNG
Lê Thành Long |
PHỤ LỤC
MẪU LỜI CHỨNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/TT-BTP ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch)
I. Lời chứng chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
1. Lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản
Ngày............... tháng.................. năm............... (Bằng chữ........................................... )(1)
Tại..................................................................................................................... (2).
Tôi (3)..................................................................... , là (4).....................................................
Chứng thực
Ông/bà ............................. Giấy... tờ tùy thân (6) số ........................................ cam đoan đã
hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt ông/bà........ là... người tiếp nhận hồ sơ.
Số chứng thực................................. quyển số............................ (8) - SCT/CK, ĐC
Người tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ, tên (9) |
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10) |
2. Lời chứng chứng thực chữ ký của nhiều người trong một giấy tờ, văn bản
Ngày............... tháng................... năm.............. (Bằng chữ........................................... )(1)
Tại ……………………………………………………………..…(2).
Tôi (3) ……………………………………, là (4) ………………………......
Chứng thực
Các ông/bà có tên sau đây:
1. Ông/bà.................................. Giấy tờ tùy thân (6) số............................
2. Ông/bà.................................. Giấy tờ tùy thân (6) số............................
...............
Các ông/bà có tên trên cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã cùng ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt ông/bà .................. là người tiếp nhận hồ sơ.
Số chứng thực........................... quyển số.................................... (8) - SCT/CK, ĐC
Người tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ, tên (9) |
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10) |
II. Lời chứng chứng thực trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng khai nhận di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế
1. Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng khai nhận di sản)
Ngày............... tháng.................. năm.............. (Bằng chữ............................................ )(1)
Tại...................................................................................................................... (2).
Tôi (3)..................................................................... ,... là (4)..................................................
Chứng thực
- Văn bản khai nhận di sản này được lập bởi các ông/bà có tên sau :
1. Ông/bà.................................. Giấy tờ tùy thân (6) số............................
2. Ông/bà.................................. Giấy tờ tùy thân (6) số............................
.............
- Các ông/bà có tên trên cam đoan không bỏ sót người thừa kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai nhận di sản.
- Tại thời điểm chứng thực, những người khai nhận di sản hoàn toàn minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện khai nhận di sản và đã cùng ký/điểm chỉ (7) vào văn bản khai nhận di sản này trước mặt tôi.
Văn bản khai nhận di sản này được lập thành ..................................... bản... chính (mỗi bản chính gồm ...... tờ, trang); cấp cho:
+............................................ bản;
+............................................ bản;
+............................................ bản;
Lưu tại....................................................... (2) 01 (một) bản.
Số chứng thực................... quyển số ............(8) - SCT/HĐ,GD
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10)
2. Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng từ chối nhận di sản thừa kế)
Ngày......................... tháng.................. năm.................... (Bằng chữ......................... )(1)
Tại......................................................................................................................... (2).
Tôi (3)........................................................................... ,... là (4) ............................
Chứng thực
- Văn bản từ chối nhận di sản này được lập bởi các ông/bà có tên sau:
1. Ông/bà.................................. Giấy tờ tùy thân (6) số.............................
2. Ông/bà.................................. Giấy tờ tùy thân (6) số.............................
...............
- Các ông/bà có tên trên cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản từ chối nhận di sản.
- Tại thời điểm chứng thực, những người từ chối nhận di sản minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện từ chối nhận di sản và đã cùng ký/điểm chỉ (7) vào văn bản từ chối nhận di sản này trước mặt tôi.
Văn bản từ chối nhận di sản này được lập thành ............................... bản chính (mỗi bản chính gồm ... tờ, .... trang), giao cho:
+.............................................. bản;
+.............................................. bản;
+.............................................. bản;
Lưu tại.................................................... (2) 01 (một) bản.
Số chứng thực.......................... quyển số.................... (8) - SCT/HĐ,GD
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10)
III. Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
1. Lời chứng chứng thực hợp đồng
Ngày............... tháng................ năm..................... (Bằng chữ....................................... )(1)
Tại...................................................................................................................... (2).
Tôi (3)................................................................ , là (4)...................................................
Chứng thực
- Hợp đồng............................................................. (5) được giao kết giữa:
Bên A: Ông/bà: .......................................................................................................
Giấy tờ tùy thân (6) số.......................................
Bên B: Ông/bà: .......................................................................................................
Giấy tờ tùy thân (6) số.......................................
- Các bên tham gia hợp đồng cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của hợp đồng.
- Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu và chứng thực, các bên tham gia
hợp đồng minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; tự nguyện thỏa thuận giao kết hợp đồng và đã cùng ký/điểm chỉ (7) vào hợp đồng này trước mặt ông/bà là người tiếp nhận hồ sơ.
Hợp đồng này được lập thành............................ bản chính (mỗi bản chính gồm ... tờ, ... trang), cấp cho:
+................................... bản chính;
+................................... bản chính;
Lưu tại............................................. (2) 01 (một) bản chính.
Số chứng thực ...................... quyển số .............. (8) - SCT/HĐ,GD
Người tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ, tên (9) |
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10) |
2. Lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Ngày............... tháng............... năm........................ (Bằng... chữ.................................. )(1)
Tại...................................................................................................................... (2).
Tôi (3)............................................................... , là (4).......................................................
Chứng thực
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản được lập bởi các ông/bà có tên sau đây:
1. Ông/bà............. Giấy tờ tùy thân (6) số.........................................
2. Ông/bà............. Giấy tờ tùy thân (6) số........................... ,
..............
- Các ông/bà có tên trên cam đoan không bỏ sót người thừa kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
- Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu và chứng thực, những người thỏa thuận phân chia di sản minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện thỏa thuận phân chia di sản và đã cùng ký/điểm (7) chỉ vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản này trước mặt ông/bà .......................... là người tiếp nhận hồ sơ.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản này được lập thành .................................... bản chính (mỗi bản chính gồm ... tờ, ... trang), cấp cho:
+........................................... bản;
+........................................... bản;
+........................................... bản;
Lưu tại................................................... (2) 01 (một) bản.
Số chứng thực ...................... quyển số .................(8) - SCT/HĐ,GD
Người tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ, tên (9) |
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10) |
3. Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp một người khai nhận di sản)
Ngày............... tháng............. năm........................ (Bằng chữ....................................... )(1)
Tại....................................................................................................................... (2).
Tôi (3)................................................................... , là (4)...................................................
Chứng thực
- Văn bản khai nhận di sản này được lập bởi ông/bà................................................... Giấy tờ tùy thân (6) số
- Ông/bà ..................... cam đoan là người thừa kế duy nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai nhận di sản.
- Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu và chứng thực, ông/bà ....................................... minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện khai nhận di sản và đã ký/điểm chỉ (7) vào văn bản khai nhận di sản này trước mặt ông/bà ...................................... là người tiếp nhận hồ sơ.
Văn bản khai nhận di sản này được lập thành .................................. bản chính (mỗi bản chính gồm ... tờ, trang); cấp cho người khai nhận di sản ........................................................ bản, lưu tại .............................. (2) 01 bản.
Số chứng thực............................. quyển số.......... (8) - SCT/HĐ,GD
Người tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ, tên (9) |
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10) |
4. Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng khai nhận di sản)
Ngày............... tháng............... năm................. (Bằng chữ............................................ )(1)
Tại....................................................................................................................... (2).
Tôi (3)..................................................................... ,... là (4) ....................................
Chứng thực
- Văn bản khai nhận di sản này được lập bởi các ông/bà có tên sau:
1. Ông/bà................................ Giấy tờ tùy thân (6) số..............................
2. Ông/bà................................ Giấy tờ tùy thân (6) số..............................
- Các ông/bà có tên trên cam đoan không bỏ sót người thừa kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai nhận di sản.
- Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu và chứng thực, những người khai nhận di sản hoàn toàn minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện khai nhận di sản và đã cùng ký/điểm chỉ (7) vào văn bản khai nhận di sản này trước mặt ông/bà ................................ là người tiếp nhận hồ sơ.
Văn bản khai nhận di sản này được lập thành .................................... bản chính (mỗi bản chính gồm ... tờ, trang); cấp cho:
+............................................. bản;
+............................................. bản;
+............................................. bản;
Lưu tại....................................................... (2) 01 (một) bản.
Số chứng thực........................... quyển... số............ (8) - SCT/HĐ,GD
Người tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ, tên (9) |
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10) |
5. Lời chứng chứng thực di chúc
Ngày............... tháng............... năm..................... (Bằng chữ........................................ )(1)
Tại....................................................................................................................... (2).
Tôi (3)................................................................ ,... là (4)...................................................
Chứng thực
- Ông/bà............................................... Giấy tờ tùy thân (6) số.......................... cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của di chúc.
- Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu và chứng thực, ông/bà ..................................... minh mẫn, sáng suốt, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện lập di chúc và đã ký/điểm chỉ (7) vào di chúc này trước mặt ông/bà .................................... là người tiếp nhận hồ sơ.
Di chúc này được lập thành........................ bản chính (mỗi bản chính gồm ..... tờ, ....trang); giao cho người lập di chúc.................................................................. bản; lưu tại ............................ (2) 01 (một) bản.
Số chứng thực........................ quyển số.................. (8) - SCT/HĐ,GD
Người tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ, tên (9) |
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10) |
6. Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (trong trường hợp một người từ chối nhận di sản)
Ngày.............. tháng................ năm..................... (Bằng chữ....................................... )(1)
Tại........................................................................................................................ (2).
Tôi (3)........................................................... , là (4)......................................................
Chứng thực
- Văn bản từ chối nhận di sản này được lập bởi ông/bà ........................................ Giấy tờ tùy thân (6) số ....................;
- Ông/bà ........................ cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản từ chối nhận di sản.
- Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu và chứng thực, ông/bà ................................... minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện từ chối nhận di sản và đã ký/điểm chỉ (7) vào văn bản từ chối nhận di sản này trước mặt ông/bà .................................. là người tiếp nhận hồ sơ.
Văn bản từ chối nhận di sản này được lập thành ................................ bản chính (mỗi bản chính gồm ....... tờ, ...... trang), giao cho người từ chối nhận di sản ............. bản; lưu tại ................................ (2) 01 (một) bản.
Số chứng thực........................ quyển số.................. (8) - SCT/HĐ,GD
Người tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ, tên (9) |
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10) |
7. Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng từ chối nhận di sản)
Ngày......................... tháng.................. năm.................... (Bằng chữ......................... )(1)
Tại........................................................................................................................ (2)
Tôi (3)........................................................................... ,... là (4) ..............................
Chứng thực
- Văn bản từ chối nhận di sản này được lập bởi các ông/bà có tên sau:
1. Ông/bà................................. Giấy tờ tùy thân (6) số............................
2. Ông/bà................................. Giấy tờ tùy thân (6) số............................
- Các ông/bà có tên trên cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản từ chối nhận di sản.
- Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu và chứng thực, những người từ chối nhận di sản minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện từ chối nhận di sản và đã cùng ký/điểm chỉ (7) vào văn bản từ chối nhận di sản này trước mặt ông/bà .................................. là người tiếp nhận hồ sơ.
Văn bản từ chối nhận di sản này được lập thành ................................ bản chính (mỗi bản chính gồm .......... tờ, ............ trang), giao cho:
+............................................. bản;
+............................................. bản;
+............................................. bản;
Lưu tại.................................................... (2) 01 (một) bản.
Số chứng thực......................... quyển số..................... (8) - SCT/HĐ,GD
Người tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ, tên (9) |
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10) |
Chú thích:
(1) Ghi rõ ngày, tháng, năm thực hiện chứng thực. Đối với trường hợp chứng thực ngoài trụ sở thì ghi rõ thời gian (giờ, phút), ngày, tháng, năm mà người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch được chứng thực.
(2) Ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực (ví dụ: UBND xã A, huyện B, tỉnh C). Đối với trường hợp chứng thực ngoài trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực thì ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực ngoài trụ sở.
(3) Ghi rõ họ, chữ đệm và tên của người thực hiện chứng thực.
(4) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực (ví dụ: Chủ tịch UBND xã A, huyện B, tỉnh C; Trưởng phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C).
(5) Ghi rõ tên của hợp đồng, giao dịch được chứng thực (ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho xe ô tô).
(6) Ghi rõ loại giấy tờ tùy thân là chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
(7) Nếu ký thì ghi “ký”, nếu điểm chỉ thì ghi “điểm chỉ”.
(8) Ghi số quyển, năm thực hiện chứng thực và ký hiệu sổ chứng thực (ví dụ: quyển số 01/2019-SCT/HĐ,GD); trường hợp sổ sử dụng cho nhiều năm thì ghi số thứ tự theo từng năm (ví dụ: quyển số 01/2019 + 01/2020 -SCT/HĐ,GD).
(9) Công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
(10) Nếu thực hiện tại Phòng Tư pháp thì Trưởng phòng/Phó trưởng phòng ký, đóng dấu Phòng Tư pháp; nếu thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên ký, đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng; nếu thực hiện tại Cơ quan đại diện thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký, đóng dấu Cơ quan đại diện. Người thực hiện chứng thực ghi rõ họ, chữ đệm và tên./.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây