Quyết định 27/QĐ-TANDTC Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành Luật Hòa giải
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 27/QĐ-TANDTC
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 27/QĐ-TANDTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Văn Du |
Ngày ban hành: | 25/02/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 25/02/2021, Tòa án nhân dân tối cao đã ra Quyết định 27/QĐ-TANDTC về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Theo đó, nội dung Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyền thông cùng cấp tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật và văn bản quy định chi tiết thi hành Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; Kiểm tra việc thực hiện các quy trình tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, xác định vụ việc đủ điều kiện hòa giải; Khảo sát hiện trạng trụ sở làm việc;…
Bên cạnh đó, các đoàn kiểm tra chủ động thời gian kiểm tra, xong trước ngày 06/3/2021. Mỗi đoàn kiểm tra gồm từ 3 đến 5 đồng chí do 01 đồng chí lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao hoặc 01 đồng chí Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng đoàn, đại diện Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Luật, đại diện Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Cục Kế hoạch – Tài chính, thư ký Thẩm phán là thành viên.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định27/QĐ-TANDTC tại đây
tải Quyết định 27/QĐ-TANDTC
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Số: 27/QĐ-TANDTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
_________________
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ngày 16 tháng 6 năm 2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHÁNH ÁN |
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
(Ban hành theo Quyết định số 27/QĐ-TANDTC ngày 25-02-2021 của Tòa án nhân dân tối cao)
___________________
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Kịp thời nắm bắt tiến độ và kết quả của Tòa án nhân dân các địa phương về việc thực hiện các nhiệm vụ triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (sau đây viết tắt là Luật) theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật ban hành kèm theo Quyết định số 187/QĐ-TANDTC ngày 17-7-2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
1.2. Đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm việc triển khai thi hành Luật được thực hiện đúng, kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
1.3. Khảo sát, đánh giá về thực tế và nhu cầu bố trí cơ sở vật chất phục vụ công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án kể từ thời điểm Luật có hiệu lực đến thời điểm kiểm tra.
2. Yêu cầu
2.1. Phản ánh đúng, trung thực, cụ thể tình hình thực hiện các nhiệm vụ triển khai thi hành Luật, đặc biệt là công tác lựa chọn, xem xét, bổ nhiệm Hòa giải viên, cơ sở vật chất phục vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án và công tác tuyên truyền, phổ biến Luật.
2.2. Kịp thời trao đổi các thông tin, đánh giá đầy đủ thực trạng, ưu điểm, hạn chế, khó khăn vướng mắc khi thực hiện các hoạt động triển khai thi hành Luật tại Tòa án nhân dân các địa phương.
2.3. Địa điểm kiểm tra là một số địa phương đại diện ba miền Bắc, Trung, Nam; chưa thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại; có nhiều vụ việc dân sự, hành chính; không thuộc những địa bàn đang có tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tạp.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Về công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, các hoạt động triển khai thi hành Luật
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyền thông cùng cấp tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật và văn bản quy định chi tiết thi hành Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy trình tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, xác định vụ việc đủ điều kiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án; phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại đối với mỗi vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; giao, nhận hồ sơ vụ việc trong quá trình hòa giải, đối thoại và trong quá trình xem xét công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án; hoạt động quản lý, theo dõi vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án; hoạt động quản lý, danh sách Hòa giải viên, việc, cấp và sử dụng thẻ của Hòa giải viên, kết quả giải quyết vụ việc của Hòa giải viên; hoạt động lưu trữ các giấy tờ, tài liệu trong quá trình hòa giải, đối thoại tại Tòa án và công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên tại Tòa án theo từng tháng.
2. Về công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
Kiểm tra tiến độ và kết quả công tác lựa chọn, quy trình xem xét, bổ nhiệm Hòa giải viên; kiểm tra số lượng, danh sách Hòa giải viên đã được bổ nhiệm.
3. Về công tác bố trí cơ sở vật chất
- Kiểm tra công tác thực hiện quy định của Luật về chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án, sắp xếp, bố trí diện tích phòng hòa giải, đối thoại và phòng làm việc của Hòa giải viên và các điều kiện cơ sở vật chất khác.
- Kiểm tra hoạt động thu tạm ứng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án, việc thu, chi và quyết toán chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
4. Khảo sát cơ sở, vật chất
- Khảo sát hiện trạng trụ sở làm việc, diện tích, việc bố trí thực hiện các hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
- Khảo sát thực trạng về tài sản của các đơn vị và nhu cầu về trang thiết bị làm việc của các Hòa giải viên và phục vụ hoạt động hòa giải, đối thoại.
- Khảo sát thực trạng và nhu cầu biên chế Hòa giải viên theo số lượng án thụ lý thực tế cần hòa giải, đối thoại tại địa phương.
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA
- Thời gian: các đoàn kiểm tra chủ động thời gian kiểm tra, xong trước ngày 06-3-2021.
- Địa điểm: Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố và 01 đến 02 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện của Tòa án nhân dân 10 tỉnh, thành phố gồm: 06 tỉnh miền Bắc (Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Nam Định - 03 đoàn), 02 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế - 02 đoàn) và 02 tỉnh miền Nam (Bạc Liêu, Bình Phước - 02 đoàn).
IV. SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
1. Số lượng: 07 đoàn kiểm tra.
2. Thành phần Đoàn kiểm tra: Mỗi đoàn kiểm tra gồm từ 3 đến 5 đồng chí do 01 đồng chí lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao hoặc 01 đồng chí Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng đoàn, đại diện Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Luật, đại diện Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Cục Kế hoạch - Tài chính, thư ký Thẩm phán là thành viên. Vụ Tổ chức - cán bộ, Vụ Giám đốc kiểm tra 2 hoặc Vụ Giám đốc kiểm tra 3 cử người tham gia các đoàn kiểm tra (nếu xét thấy cần thiết). Tòa án nhân dân tối cao mời đại diện của Bộ Tài chính tham gia một số đoàn kiểm tra.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây