Quyết định 15/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 15/2008/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 15/2008/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/01/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định15/2008/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 15/2008/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 15/2008/QĐ-TTg NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2008
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 71/2005/QĐ-TTg
NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VỐN CHO VAY CỦA QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Qũy quốc gia về việc làm như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
"Điều 6. Điều kiện được vay vốn
1. Đối với các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 5:
a) Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan thực hiện chương trình địa phương nơi thực hiện dự án;
c) Đối với dự án có mức vay tiền 30 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Đối với các đối tượng vay vốn nêu tại khoản 2 Điều 5:
a) Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới;
b) Dự án phải có xác nhận của chính quyền hoặc cơ quan thực hiện chương trình địa phương nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án".
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 1, Điều 8 như sau:
"Điều 8. Mức vốn, thời hạn và lãi suất vay
1. Mức vốn vay:
a) Đối với các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 5, mức vay tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án và không quá 20 triệu đồng/1 lao động được thu hút mới;
b) Đối với các đối tượng nêu tại khoản 2 Điều 5, mức vay tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ gia đình".
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
"Điều 9. Xây dựng dự án, thẩm định dự án và quyết định phê duyệt dự án
1. Xây dựng dự án:
Các đối tượng vay vốn quy định tại Điều 5, khi có nhu cầu vay vốn phải xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách Xã hội ở địa phương.
2. Thẩm định dự án:
Ngân hàng Chính sách Xã hội địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định bảo đảm các chỉ tiêu về tạo việc làm mới và bảo tồn vốn, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án.
3. Thẩm quyền phê duyệt dự án:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan Trung ương thực hiện Chương trình ra quyết định phê duyệt các dự án vay vốn từ Quỹ;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan Trung ương thực hiện Chương trình thực hiện phân cấp cho cơ quan cấp dưới ra quyết định phê duyệt các dự án theo hướng dẫn của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bảo đảm nhanh chóng, thuận lợi cho các đối tượng vay vốn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là liên Bộ) chịu trách nhiệm quy định việc xây dựng dự án, thẩm định và phân cấp phê duyệt dự án; quy định rõ thời hạn các cơ quan thẩm định, phê duyệt dự án phải hoàn thành công việc và trả lời đối tượng vay vốn".
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
"Điều 11. Thu hồi và sử dụng vốn thu hồi
1. Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương xây dựng kế hoạch thu nợ, tiến hành thu hồi nợ cả vốn gốc và lãi khi đến hạn; người vay có thể trả vốn trước hạn. Trong quá trình cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương kiểm tra nếu phát hiện người vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì báo cáo với cơ quan phê duyệt dự án ra quyết định thu hồi nợ trước thời hạn.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng vốn thu hồi để cho vay các dự án đã được phê duyệt, không để vốn tồn đọng.
3. Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh nguồn vốn cho vay giữa các địa phương, các cơ quan Trung ương thực hiện Chương trình hoặc thu hồi về Trung ương, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có quyết định xử lý. Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm chuyển vốn theo quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Gia hạn nợ: Đối với các dự án đến hạn trả nợ, nhưng do nguyên nhân khách quan gặp khó khăn về tài chính dẫn đến người vay chưa có khả năng trả nợ và có nhu cầu gia hạn, phải làm đơn giải trình rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục gửi đến Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi cho vay để xem xét, giải quyết. Căn cứ đơn xin gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương kiểm tra, xem xét, giải quyết gia hạn nợ. Sau khi gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả với cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội và cơ quan thực hiện chương trình cùng cấp để tổng hợp báo cáo liên Bộ".
5. Sửa đổi, bổ sung điều 12 như sau.
"Điều 12. Xử lý nợ quá hạn
1. Nợ quá hạn không phải do các nguyên nhân bất khả kháng và không thuộc đối tượng được giải quyết cho gia hạn nợ, người vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi về Ngân hàng Chính sách Xã hội. Đến hạn cuối cùng, người vay không làm thủ tục đề nghị và không được cho gia hạn nợ thì Ngân hàng Chính sách Xã hội chuyển sang nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện việc đôn đốc và phối hợp với các cơ quan liên quan thu hết nợ. Trường hợp khó khăn trong việc thu hồi, Ngân hàng Chính sách Xã hội báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án để có biện pháp thu hồi tích cực hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để xử lý thu hồi theo luật định.
2. Đối với các dự án bị rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng được thực hiện theo Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách Xã hội và Thông tư số 65/2005/TT-BTC ngày 16 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách Xã hội".
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
"Điều 13. Kinh phí quản lý Quỹ cho vay giải quyết việc làm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp được bố trí trong dự toán chi quản lý hành chính hàng năm của các cơ quan theo phân cấp ngân sách hiện hành. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các khoản, mục chi, định mức chi để làm căn cứ cho các cơ quan lập và xét duyệt dự toán".
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
"Điều 14. Các hoạt động phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội trong quá trình thực hiện từ xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, phối hợp thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn của các cơ quan liên quan được hưởng phí do Ngân hàng Chính sách Xã hội chi trả theo hướng dẫn của Bộ Tài chính".
8. Sửa đổi Điều 18 như sau:
"Điều 18. Các cơ quan Trung ương thực hiện Chương trình
1. Xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm và 5 năm, kế hoạch sử dụng Quỹ; tổ chức thực hiện, quản lý và điều hòa nguồn vốn của Quỹ đã được Chính phủ giao.
2. Chỉ đạo cấp dưới thực hiện đúng cơ chế, chính sách cho vay từ Quỹ; kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; báo cáo định kỳ quý, 6 tháng và hàng năm theo quy định của liên Bộ".
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
"Điều 19. Ngân hàng Chính sách Xã hội
1. Chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội địa phương tổ chức, hướng dẫn người vay vốn tiến hành xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn tổ chức thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt dự án.
2. Hướng dẫn quy trình, thủ tục giải ngân thu hồi vốn, xử lý nợ đảm bảo chặt chẽ, đơn giản, tránh phiền hà cho người vay. Thực hiện việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.
3. Báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng và năm về tình hình và kết quả thực hiện cho vay từ Qũy theo quy định của Liên Bộ.
4. Hướng dẫn bảo đảm tiền vay cho các dự án vay vốn giải quyết việc làm".
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
"Điều 20. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm và 5 năm, kế hoạch sử dụng Quỹ; tổ chức thực hiện, quản lý và điều hòa Quỹ đã được Chính phủ giao; chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn xây dựng dự án vay vốn theo quy định; quyết định phê duyệt và phân cấp phê duyệt dự án; đồng thời chịu trách nhiệm về tính hiệu quả, các chỉ tiêu về tạo việc làm mới và bảo tồn vốn của dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
2. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cơ quan thực hiện chương trình và Ngân hàng Chính sách Xã hội địa phương thực hiện đúng cơ chế, chính sách cho vay từ Quỹ; kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; báo cáo định kỳ quý, 6 tháng và năm theo quy định của Liên Bộ.
3. Chỉ đạo các cơ quan lao động địa phương lập kế hoạch cho vay và kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm, kiểm tra giám sát đánh giá chỉ tiêu tạo việc làm mới và các hoạt động cho vay vốn".
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
"Điều 21. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Thông tư Liên tịch số 08/1999/TTLT ngày 15 tháng 3 năm 1999, Thông tư Liên tịch số 16/2000/TTLT ngày 05 tháng 7 năm 2000 và Thông tư Liên tịch số 06/2002/TTLT ngày 10 tháng 4 năm 2002 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định số 97/2001/QĐ-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2001 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế phân phối và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan quản lý vốn ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây