Thông tư 109/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý tài chính hoạt động Hội thi tay nghề.

thuộc tính Thông tư liên tịch 109/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH

Thông tư 109/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý tài chính hoạt động Hội thi tay nghề.
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:109/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Công Nghiệp; Nguyễn Lương Trào
Ngày ban hành:10/11/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý tài chính - Ngày 10/11/2003, Bộ tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 109/2003/TTLT/BTC-BLĐTBXH, hướng dẫn quản lý tài chính hoạt động Hội thi tay nghề. Thông tư này áp dụng cho Hội thi tay nghề cấp cơ sở, cấp quốc gia và khu vực ASEAN. Mức chi như sau: Tổ chức hội nghị, hội thảo, họp: 50.000đồng/người/buổi, Biên soạn đề thi theo các môđun: không quá 500.000 đồng/môđun... Hỗ trợ cho các thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng thi, các đoàn dự thi, giám thị: Tiền ăn: 40.000 đồng/người/ngày, Tiền ở: 90.000 đồng/người/ngày... Ngoài ra các thí sinh đạt giải tại Hội thi tay nghề quốc gia được thưởng các mức như sau: nhất: 600.000 đồng, nhì: 400.000... Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng luyện thi cho thí sinh đạt giải: nhất: 500.000 đồng, nhì: 300.000 đồng... Đối với các thí sinh đạt giải cấp ASEAN: Huy chương vàng: 10 triệu đồng, Bạc: 7 triệu đồng... Chuyên gia trực tiếp bồi dưỡng: Vàng: 5 triệu đồng, Bạc: 3,5 triệu đồng... Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch109/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH tại đây

tải Thông tư liên tịch 109/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH &
Xà HỘI SỐ 109/2003/TTLT/BTC-LĐTBXH NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG HỘI THI TAY NGHỀ

 

- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

- Căn cứ Công văn số 4572/VPCP-VX ngày 19/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi tay nghề toàn quốc và cử đoàn Việt Nam tham dự Hội thi tay nghề ASEAN theo định kỳ.

Để đảm bảo thống nhất nội dung và quản lý chi tiêu tài chính đối với các hoạt động tổ chức thi tay nghề, Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

 

A- PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 

Thông tư này áp dụng cho Hội thi tay nghề cấp cơ sở, cấp quốc gia và khu vực ASEAN.

- Hội thi tay nghề cấp cơ sở: Do các bộ, ngành, địa phương tổ chức hàng năm, để tuyển chọn thí sinh tham dự Hội thi tay nghề cấp quốc gia.

- Hội thi tay nghề cấp quốc gia: Do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, tổ chức theo định kỳ 2 năm 1 lần, để tuyển chọn thí sinh tham gia luyện thi, lựa chọn đội tuyển Quốc gia tham dự Hội thi tay nghề ASEAN.

- Hội thi tay nghề ASEAN: Được tổ chức 2 năm 1 lần luân phiên giữa các nước tham gia.

 

B- NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI

 

I- HỘI THI TAY NGHỀ CẤP QUỐC GIA:

 

1. Chi cho công tác chuẩn bị:

1.1. Tổ chức hội nghị, hội thảo, họp: mức chi 50.000đồng/người/buổi.

1.2. Công tác phí cho các thành viên Ban tổ chức, Hội đồng thi, Ban giám khảo, giáo viên, chuyên gia thực hiện theo chế độ công tác phí hiện hành. Trường hợp cần thiết đi công tác bằng máy bay, đối với những người không đủ tiêu chuẩn theo quy định do Trưởng Ban tổ chức Hội thi quyết định.

1.3. Ra đề thi:

- Biên soạn đề thi theo các mô đun, bao gồm cả hướng dẫn chấm và biểu điểm (đề thi của 1 nghề không quá 5 mô đun), mức chi không quá 500.000 đồng/mô đun.

- Lấy ý kiến 03 chuyên gia (kể cả ngoài Hội đồng thi nếu cần) bằng văn bản cho một đề thi, mức chi không quá 300.000 đồng/người/đề thi.

- Chi cho Hội đồng duyệt đề thi (không quá 3 lần), mức chi theo mức quy định tại mục 1.1 nêu trên.

- Sao in, đóng gói, niêm phong đề thi theo số lượng đề sử dụng, mức chi không quá 15.000 đồng/một đề thi. Những bản vẽ trong đề thi được thanh toán theo thực tế.

1.4. Biên dịch:

- Từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt: không quá 35.000 đồng/trang (300 từ của văn bản gốc);

- Từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài: không quá 40.000 đồng/trang (300 từ của văn bản gốc).

2. Tổ chức thi quốc gia:

2.1. Chi thuê địa điểm (gồm phòng thi, sân bãi, nhà xưởng), phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ,... phục vụ thi và chấm thi.

Theo hợp đồng thực tế và được lựa chọn phù hợp với môi trường học nghề và dạy nghề ở Việt Nam và khu vực ASEAN. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải mua trang thiết bị, máy móc, dụng cụ…, do Trưởng Ban tổ chức Hội thi quyết định.

2.2. Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ Hội thi.

Theo tiêu chuẩn định mức đối với từng nghề, do Trưởng Ban tổ chức Hội thi quyết định.

2.3. Chấm thi, xét kết quả thi và tổng hợp báo cáo:

- Chấm thi: Mỗi nghề dự thi có một Ban giám khảo chấm thi, số thành viên Ban giám khảo không quá 5 người, mức chi tối đa 10.000 đồng/môđun/thí sinh/người chấm thi;

- Xét kết quả thi và xét thưởng, mức chi không quá 50.000 đồng/người/buổi;

- Chi công tác tổng hợp, báo cáo kết quả kỳ thi, mức chi không quá 200.000 đồng/nghề.

2.4. Chi cho các thành viên Ban Tổ chức hội thi, Chủ tịch, Phó chủ tịch, thư ký, thành viên Hội đồng thi, giám thị trong thời gian Hội thi (tối đa không quá 7 ngày):

- Thành viên Ban Tổ chức, Chủ tịch, Phó chủ tịch, thư ký Hội đồng thi: 100.000 đồng/người/ngày;

- Thành viên Hội đồng thi, giám thị: 50.000 đồng/người/ngày.

2.5. Hỗ trợ tiền ăn, ở cho thành viên Ban Tổ chức, thành viên Hội đồng thi, thành viên các đoàn dự thi, giám thị trong thời gian Hội thi (tối đa không quá 7 ngày):

- Tiền ăn: 40.000 đồng/người/ngày;

- Tiền ở: 90.000 đồng/người/ngày.

Những người đã được hưởng khoản hỗ trợ này thì không được thanh toán chế độ công tác phí ở cơ quan, đơn vị cử đi .

2.6. Chi cho người làm công tác thanh tra, kiểm tra:

- Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, mức chi 30.000 đồng/người/ngày;

- Phó đoàn thanh tra, kiểm tra và các thành viên trong đoàn, mức chi 25.000 đồng/người/ngày.

2.7. Chi cho nhân viên y tế, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ, lái xe, bảo vệ trong thời gian diễn ra Hội thi, mức chi: 25.000 đồng/người/ngày.

3. Chi khen thưởng:

Thưởng cho thí sinh đạt giải, giáo viên trực tiếp bồi dưỡng luyện thi cho thí sinh đạt giải tại Hội thi tay nghề quốc gia:

Giải thưởng

Nhất

Nhì

Ba

Khuyến khích

1. Thí sinh đạt giải

600.000đ

400.000đ

200.000đ

100.000đ

2. Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng thí sinh đạt giải

500.000đ

300.000đ

200.000đ

100.000đ

Giáo viên chỉ được hưởng theo giải thưởng cao nhất.

4. Các khoản chi khác: Theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp chưa có quy định trong Thông tư này hoặc trong các văn bản pháp quy khác thì được thực hiện theo quyết định của Trưởng Ban tổ chức Hội thi.

Các mức chi nêu trên đây là mức chi tối đa, hàng năm căn cứ vào khả năng kinh phí được giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định mức chi cho phù hợp.

 

II. HỘI THI TAY NGHỀ CẤP CƠ SỞ:

 

Trên cơ sở các nội dung chi và mức chi quy định đối với Hội thi tay nghề cấp quốc gia nêu trên, thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương và đơn vị cơ sở quy định các nội dung chi và mức chi cụ thể cho Hội thi tay nghề cấp cơ sở theo khả năng nguồn kinh phí của đơn vị, nhưng không vượt quá các mức chi quy định cho Hội thi tay nghề cấp quốc gia.

 

III. CHI CHO ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM THAM DỰ HỘI THI
TAY NGHỀ ASEAN:

 

1. Công tác chuẩn bị có liên quan đến nước ngoài:

- Trước năm tổ chức Hội thi được cử 03 người tham dự cuộc họp tổ chức tại nước đăng cai để chuẩn bị cho Hội thi năm sau;

- Trong năm tổ chức Hội thi, cử đoàn tham gia cuộc họp kỹ thuật lần 1 tại nước đăng cai Hội thi, số người tham dự tối đa 02 chuyên gia kỹ thuật cho một nghề dự thi và 03 người trong Ban tổ chức.

2. Chi tổ chức luyện thi cho đội tuyển Việt Nam (thời gian tối đa 60 ngày):

2.1. Chi thuê địa điểm (gồm phòng thi, sân bãi, nhà xưởng), phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ,... phục vụ luyện thi.

Theo hợp đồng thực tế và được lựa chọn phù hợp với môi trường học nghề và dạy nghề ở Việt Nam và khu vực ASEAN. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải mua trang thiết bị, máy móc, dụng cụ…, do Trưởng Ban tổ chức Hội thi quyết định.

2.2. Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ luyện thi:

Theo tiêu chuẩn định mức đối với từng nghề, do Trưởng Ban tổ chức Hội thi quyết định.

2.3. Hỗ trợ tiền ăn, ở, tiêu vặt trong suốt thời gian luyện thi cho thí sinh, cán bộ quản lý và chuyên gia trực tiếp hướng dẫn luyện thi.

- Tiền ăn: 40.000 đồng/người/ngày;

- Tiền ở: 90.000 đồng/người/ngày;

- Thanh toán tiền đi, về (một lần) cho thí sinh và chuyên gia trong cả đợt luyện thi theo chế độ công tác phí hiện hành.

Những người đã được hưởng khoản hỗ trợ này sẽ không được thanh toán chế độ công tác phí ở cơ quan, đơn vị cử đi.

2.4. Thù lao cho chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn luyện thi, mức chi 70.000 đồng/tiết.

2.5. Chi cho người làm công tác thanh tra, kiểm tra:

- Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, mức chi 30.000 đồng/người/ngày;

- Phó đoàn thanh tra, kiểm tra và các thành viên trong đoàn, mức chi 25.000 đồng/người/ngày.

2.6. Chi cho cán bộ quản lý (mỗi nghề có 01 người), nhân viên y tế, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ, lái xe, bảo vệ trong thời gian diễn ra Hội thi, mức chi: 25.000 đồng/người/ngày thực tế làm việc.

3. Chi cho đoàn Việt Nam đi dự Hội thi tay nghề ASEAN:

3.1. Công tác chuẩn bị trước khi đi và chi phí đón đoàn về:

- Họp tổ kỹ thuật, họp đoàn trước khi đi: mỗi cuộc họp không quá 01 ngày, mức chi theo mức quy định tại mục 1.1 nêu trên;

- Chi ăn, ở cho đoàn trước khi đi không quá 03 ngày, mức chi ăn, ở như quy định trong thời gian luyện thi;

- Trang phục cho đoàn (1 bộ đồng phục/người cho cả đoàn và thêm 2 bộ bảo hộ lao động cho mỗi thí sinh dự thi), mức chi theo thực tế nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/bộ đồng phục và 150.000 đồng /bộ bảo hộ lao động;

- Thanh toán tiền cước vận chuyển trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho cuộc thi mang đi nước ngoài theo thực tế phát sinh;

- Chi thông tin, tuyên truyền… cho đoàn đi và đón đoàn về phù hợp với từng cuộc thi.

3.2. Phiên dịch (thuê ngoài), mức chi không quá 500.000 đồng/người/1 ngày làm việc (8 giờ).

3.3. Chi cho đoàn trong thời gian ở nước ngoài:

- Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài và Thông tư số 108/1999/TT-BTC ngày 4/9/1999 hướng dẫn bổ sung một số điểm Thông tư số 45/1999/TT-BTC;

- Trường hợp phải mua công cụ, dụng cụ, thuê ô tô, phương tiện... phục vụ cho đoàn dự thi, trưởng đoàn được quyết định mua trong dự toán kinh phí được duyệt.

4. Chi tổng kết, khen thưởng:

4.1. Chi tổ chức tổng kết Hội thi: Theo chế độ chi tiêu hội nghị hiện hành.

4.2. Chi thưởng cho thí sinh và chuyên gia trực tiếp bồi dưỡng thí sinh đạt giải tại Hội thi tay nghề ASEAN:

 

Giải thưởng

Huy chương vàng

Huy chương bạc

Huy chương đồng

Khuyến khích

1. Thí sinh đạt giải

10.000.000đ

7.000.000đ

3.000.000đ

1.000.000đ

2. Chuyên gia trực tiếp bồi dưỡng thí sinh đạt giải

5.000.000đ

3.500.000đ

1.500.000đ

500.000đ

 

Chuyên gia chỉ được hưởng theo giải thưởng cao nhất.

Ngoài mức tiền thưởng nêu trên, những thí sinh và giáo viên được Thủ tướng Chính phủ cấp bằng khen còn được hưởng chế độ khen thưởng theo Nghị định số 56/1998/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ.

 

C- NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUẢN LÝ KINH PHÍ

 

1. Kinh phí của "Hội thi tay nghề cấp cơ sở" do cơ quan chủ quản và đơn vị có thí sinh dự thi đảm bảo. Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, được ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hàng năm; đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động, được hạch toán vào giá thành, phí lưu thông hoặc khoản mục tương đương.

2. Kinh phí của Hội thi tay nghề cấp quốc gia, kinh phí tổ chức luyện thi cho thí sinh và kinh phí của Hội thi tay nghề ASEAN do ngân sách Nhà nước đảm bảo. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán chi theo định kỳ 2 năm 1 lần ngoài kinh phí chi thường xuyên theo định mức.

Ngoài các nguồn kinh phí trên đây, các cơ quan và đơn vị tổ chức Hội thi các cấp được phép huy động và sử dụng kinh phí từ các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ cho Hội thi.

3. Lập dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí Hội thi tay nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước.

 

D- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ để bổ sung, sửa đổi kịp thời.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

Thông tư liên tịch 107/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Xuất nhập khẩu, Lao động-Tiền lương

văn bản mới nhất