Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Bùi Hồng Lĩnh; Trịnh Quân Huấn |
Ngày ban hành: | 10/01/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Buộc cơ quan, doanh nghiệp thực hiện an toàn - vệ sinh lao động
Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong cơ sở lao động.
Thông tư quy định cơ sở lao động phải thành lập bộ phận ATVSLĐ và có ít nhất 01 cán bộ ATVSLĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; trường hợp không thành lập được bộ phận ATVSLĐ thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ ATVSLĐ. Cán bộ ATVSLĐ phải có chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn, kỹ thuật phòng, chống cháy nổ, kỹ thuật môi trường, vệ sinh lao động và phải có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ của cơ sở.
Bên cạnh đó, cơ sở lao động sử dụng số lao động trực tiếp từ 500 đến 1.000 người thì phải có ít nhất 01 nhân viên y tế có trình độ trung học chuyên ngành y; trên 1.000 người cùng làm việc trên địa bàn thì phải tổ chức trạm y tế hoặc phòng hoặc ban y tế có ít nhất 01 y sĩ hoặc 01 bác sỹ đa khoa. Trường hợp không thành lập được bộ phận y tế hoặc có tổng số lao động trực tiếp nhỏ hơn 500 người thì phải có hợp đồng chăm sóc sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn hoặc phòng khám đa khoa khu vực hoặc bệnh viện cấp huyện hoặc trung tâm y tế huyện.
Kinh phí để thực hiện công tác ATVSLĐ được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp…
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2011; bãi bỏ Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT tại đây
tải Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ Số: 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2011 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG CƠ SỞ LAO ĐỘNG
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn và vệ sinh lao động; Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP;
Sau khi có ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, Liên bộ: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động như sau:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Kinh phí để thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ
Bộ phận an toàn - vệ sinh lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn - vệ sinh lao động.
- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động;
- Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động;
- Xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động hằng năm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn - vệ sinh lao động của Nhà nước, của cơ sở lao động trong phạm vi cơ sở lao động;
- Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động;
- Kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động theo định kỳ ít nhất 1 tháng/1 lần các bộ phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăn công nghiệp); theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe lao động.
Tùy đặc điểm, điều kiện thực tế của cơ sở lao động, Hội đồng bảo hộ lao động có thể có thêm các thành viên khác có liên quan nhưng số lượng không được vượt quá 09 người.
KẾ HOẠCH AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
TỰ KIỂM TRA AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
THỐNG KÊ, BÁO CÁO, SƠ KẾT, TỔNG KẾT
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2011.
Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
PHỤ LỤC SỐ 1
PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÁC PHÒNG (BAN) NGHIỆP VỤ Ở MỘT DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế)
1. Trách nhiệm của quản đốc phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương (sau đây gọi chung là quản đốc phân xưởng)
a) Tổ chức huấn luyện kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới được chuyển đến làm việc tại phân xưởng về biện pháp làm việc an toàn trước khi giao việc cho họ;
b) Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức an toàn - vệ sinh lao động đạt yêu cầu;
c) Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, không sử dụng đầy đủ thiết bị an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát;
d) Thực hiện, kiểm tra và đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp làm việc an toàn và vệ sinh;
đ) Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, xử lý kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của phân xưởng;
e) Thực hiện khai báo, báo cáo kịp thời mọi tai nạn lao động xảy ra trong phân xưởng theo quy định;
g) Phối hợp với Chủ tịch Công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức tự kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động ở cơ sở lao động, tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên trong phân xưởng hoạt động có hiệu quả;
h) Quản đốc phân xưởng có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ và tạm đình chỉ công việc đối với người lao động tái vi phạm các quy định bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
2. Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương)
a) Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý sử dụng tốt phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị an toàn và thiết bị cấp cứu y tế;
b) Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động; kết hợp với an toàn - vệ sinh viên thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an toàn và sức khỏe phát sinh trong quá trình lao động sản xuất;
c) Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời;
d) Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn - vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ;
đ) Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận người không có đủ trình độ chuyên môn và kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động vào làm việc; từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của tổ viên và báo cáo kịp thời với cấp trên để xử lý.
3. Nhiệm vụ của Phòng hoặc Ban kế hoạch hoặc cán bộ phụ trách công tác kế hoạch
a) Tổng hợp các yêu cầu về nguyên vật liệu, nhân lực và kinh phí của kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh (hoặc kế hoạch công tác) của cơ sở lao động và tổ chức thực hiện;
b) Phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện các nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, bảo đảm cho kế hoạch được thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ.
4. Nhiệm vụ của Phòng hoặc ban kỹ thuật và cơ điện hoặc cán bộ kỹ thuật, cán bộ cơ điện
a) Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh để đưa vào kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động; hướng dẫn, giám sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện làm việc;
b) Biên soạn, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với các máy, thiết bị, hóa chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố; tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động và phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động huấn luyện cho người lao động tại cơ sở lao động.
c) Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn - vệ sinh lao động và tham gia điều tra tai nạn lao động có liên quan đến kỹ thuật an toàn;
d) Phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động tham gia theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động.
5. Trách nhiệm của Phòng hoặc Ban tổ chức hoặc cán bộ phụ trách tổ chức lao động
a) Tham mưu đề xuất các thành phần tham gia Hội đồng BHLĐ, cán bộ làm công tác BHLĐ, đội PCCC … phù hợp với quy mô, đặc thù của đơn vị.
b) Phối hợp với các phân xưởng và các bộ phận có liên quan tổ chức và huấn luyện lực lượng phòng chống tai nạn và sự cố trong sản xuất phù hợp với đặc điểm của cơ sở lao động.
c) Phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động và các phân xưởng tổ chức thực hiện các chế độ bảo hộ lao động: đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp với huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội …;
d) Bảo đảm việc cung cấp đầy đủ nhân lực để thực hiện các nội dung, biện pháp đề ra trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động.
6. Trách nhiệm của Phòng hoặc Ban tài chính hoặc cán bộ phụ trách tài chính của cơ sở lao động
a) Lập dự toán kinh phí kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động trong tổng dự toán kinh phí chung của cơ sở lao động trong kỳ kinh doanh.
b) Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ kinh phí cho công tác an toàn - vệ sinh lao động tại cơ sở lao động.
c) Thực hiện thanh quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành.
PHỤ LỤC SỐ 2
NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế)
1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ
a) Chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ nhằm mục đích che, chắn, hãm, đóng, mở các máy, thiết bị, bộ phận, công trình, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây sự cố, tai nạn lao động;
b) Các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm;
c) Hệ thống chống sét, chống rò điện;
d) Các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động …
đ) Đặt biển báo;
e) Mua sắm, sản xuất các thiết bị, trang bị phòng cháy chữa cháy;
g) Tổ chức lại nơi làm việc phù hợp với người lao động;
h) Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy nổ ra xa nơi có nhiều người qua lại;
i) Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động;
k) Các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
2. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường:
a) Lắp đặt các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc;
b) Nâng cấp, hoàn thiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, ồn và các yếu tố độc hại lan truyền;
b) Xây dựng, cải tạo nhà tắm;
c) Lắp đặt máy giặt, máy tẩy chất độc;
d) Đo đạc các yếu tố môi trường lao động;
đ) Thực hiện việc xử lý chất thải nguy hại;
e) Nhà vệ sinh;
g) Các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
3. Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân:
a) Dây an toàn; mặt nạ phòng độc; tất chống lạnh; tất chống vắt; ủng cách điện; ủng chịu axít; mũ bao tóc, mũ chống chấn thương sọ não; khẩu trang chống bụi; bao tai chống ồn; quần áo chống phóng xạ, chống điện từ trường, quần áo chống rét, quần áo chịu nhiệt v.v….
b) Các trang thiết bị khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
4. Chăm sóc sức khỏe người lao động:
a) Khám sức khỏe khi tuyển dụng;
b) Khám sức khỏe định kỳ;
c) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
d) Bồi dưỡng bằng hiện vật;
đ) Điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao động; …
5. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động:
a) Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động;
b) Chiếu phim, tham quan triển lãm an toàn - vệ sinh lao động;
c) Tổ chức thi an toàn - vệ sinh viên giỏi;
d) Tổ chức thi viết, thi vẽ đề xuất các biện pháp tăng cường công tác an toàn - vệ sinh lao động;
đ) Kẻ pa nô, áp phích, tranh an toàn lao động; mua tài liệu, tạp chí an toàn - vệ sinh lao động;
e) Phát các bản tin về an toàn - vệ sinh lao động trên các phương tiện truyền thông của cơ sở lao động.
g) Các biện pháp, hình thức tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
PHỤ LỤC SỐ 3
NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ TỔ CHỨC TỰ KIỂM TRA
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế)
1. Nội dung kiểm tra
a) Việc thực hiện các quy định về an toàn - vệ sinh lao động như: khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động …;
b) Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị;
c) Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành;
d) Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước …;
đ) Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế;
e) Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động;
g) Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;
h) Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại;
i) Kiến thức an toàn - vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động.
k) Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe người lao động;
l) Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về an toàn - vệ sinh lao động của người lao động;
m) Trách nhiệm quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động và phong trào quần chúng về an toàn - vệ sinh lao động.
n) Các nội dung khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
2. Hình thức kiểm tra
a) Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn - vệ sinh lao động có liên quan đền quyền hạn của cấp kiểm tra;
b) Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động
c) Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày;
d) Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão;
đ) Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;
e) Kiểm tra định kỳ để nhắc nhở hoặc chấm điểm để xét duyệt thi đua;
g) Các hình thức kiểm tra khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
3. Tổ chức việc kiểm tra
Để việc tự kiểm tra có hiệu quả, tránh hình thức, đối phó cần phải chuẩn bị chu đáo và thực hiện nghiêm chỉnh các bước sau:
a) Thành lập đoàn kiểm tra: ở cấp doanh nghiệp và cấp phân xưởng khi tự kiểm tra nhất thiết phải tổ chức đoàn kiểm tra, những người tham gia kiểm tra phải là những người có trách nhiệm của cơ sở lao động và của công đoàn, có hiểu biết về kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động;
b) Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra;
c) Thông báo lịch kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ chức sản xuất;
d) Tiến hành kiểm tra:
- Quản đốc phân xưởng (nếu là kiểm tra ở phân xưởng) phải báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động với đoàn kiểm tra và đề xuất các kiến nghị, biện pháp khắc phục thiếu sót tồn tại ngoài khả năng tự giải quyết của phân xưởng; dẫn đoàn kiểm tra đi xem xét thực tế và trả lời các câu hỏi, cũng như tiếp thu các chỉ dẫn của đoàn kiểm tra;
- Mọi vị trí sản xuất, kho tàng đều phải được kiểm tra.
đ) Lập biên bản kiểm tra:
- Đoàn kiểm tra ghi nhận xét và kiến nghị đối với đơn vị được kiểm tra; ghi nhận các vấn đề giải quyết thuộc trách nhiệm của cấp kiểm tra vào sổ biên bản kiểm tra của đơn vị được kiểm tra;
- Trưởng đoàn kiểm tra và trưởng bộ phận được kiểm tra phải ký vào biên bản kiểm tra.
e) Xử lý kết quả sau kiểm tra:
- Đối với các đơn vị được kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót tồn tại thuộc phạm vi của đơn vị giải quyết, đồng thời gửi cấp kiểm tra để theo dõi thực hiện;
- Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở lao động; tổng hợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối với cấp dưới và giao các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện.
g) Thời hạn tự kiểm tra ở cấp doanh nghiệp và cấp phân xưởng.
Tùy theo tính chất sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động quy định các hình thức tự kiểm tra và thời hạn tự kiểm tra ở cấp doanh nghiệp và cấp phân xưởng. Tuy nhiên, định kỳ tự kiểm tra toàn diện phải được tiến hành ít nhất 6 tháng/1 lần ở cấp doanh nghiệp và 3 tháng/1 lần ở cấp phân xưởng.
h) Tự kiểm tra ở tổ sản xuất:
Việc tự kiểm tra ở tổ phải tiến hành vào đầu giờ làm việc hàng ngày và trước khi bắt đầu vào một công việc mới, vì vậy cần phải được làm nhanh, gọn theo trình tự sau đây:
- Mỗi cá nhân trong tổ, vào đầu giờ làm việc hàng ngày có nhiệm vụ quan sát tình trạng an toàn - vệ sinh lao động của máy, thiết bị, điện, mặt bằng sản xuất, dụng cụ phương tiện phòng cháy chữa cháy, dụng cụ phương tiện cấp cứu sự cố v.v…. và báo cáo tổ trưởng những thiếu sót hoặc các nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe (nếu có);
- Tổ trưởng sau khi nhận được các thông tin về tình trạng mất an toàn có nhiệm vụ kiểm tra lại các tồn tại được tổ viên phát hiện, hướng dẫn hoặc bàn bạc với công nhân trong tổ các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra tai nạn lao động;
- Đối với những nguy cơ mà tổ không có khả năng tự giải quyết được thì phải thực hiện các biện pháp tạm thời để phòng tránh xảy ra tai nạn lao động, sau đó ghi vào sổ kiến nghị và báo cáo ngay với quản đốc phân xưởng để được giải quyết.
k) Lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động - vệ sinh lao động:
- Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động là hồ sơ gốc của hoạt động tự kiểm tra an toàn - vệ sinh lao động, là chế độ công tác của cán bộ quản lý sản xuất các cấp để thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc cũng như tranh thủ sự đóng góp phản ánh của cấp dưới về tình hình an toàn và vệ sinh lao động, là hồ sơ theo dõi việc giải quyết các thiếu sót tồn tại. Vì vậy, việc lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra là yêu cầu bắt buộc ở mọi cấp trong doanh nghiệp;
- Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn và vệ sinh lao động phải được đóng dấu giáp lai và quản lý, lưu giữ theo chế độ quản lý tài liệu hiện hành để truy cứu khi cần thiết;
- Mọi trường hợp phản ánh kiến nghị đề xuất và tiếp nhận kiến nghị đề xuất đều phải được ghi chép và ký nhận vào sổ kiến nghị về an toàn - vệ sinh lao động để có cơ sở xác định trách nhiệm.
PHỤ LỤC SỐ 4
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế)
ĐỊA PHƯƠNG: ……………
DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ:
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố ………………
BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo: ………………… năm …………..
Tên1: ....................................................................................................................................
Nghề nghiệp sản xuất kinh doanh2: .........................................................................................
Loại hình3: ............................................................................................................................
Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý4: .......................................................................................
Địa chỉ: (Số nhà, đường phố, quận, huyện, thị xã) ...................................................................
TT |
Các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo |
ĐVT |
Số liệu |
1 |
Lao động |
|
|
1.1. Tổng số lao động |
Người |
|
|
- Trong đó: Tổng số lao động nữ |
Người |
|
|
1.2. Số Lao động trực tiếp |
Người |
|
|
- Trong đó: + Tổng số lao động nữ |
Người |
|
|
|
+ Lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV, V, VI) |
Người |
|
2 |
Tai nạn lao động |
|
|
- Tổng số vụ tai nạn lao động |
Vụ |
|
|
+ Trong đó, số vụ có người chết |
Vụ |
|
|
- Tổng số người bị tai nạn lao động |
Người |
|
|
+ Trong đó, số người chết vì tai nạn lao động |
Người |
|
|
- Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp …) |
Triệu đồng |
|
|
- Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền) |
Triệu đồng |
|
|
- Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động |
Ngày |
|
|
3 |
Bệnh nghề nghiệp |
|
|
- Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại thời điểm báo cáo |
Người |
|
|
Trong đó, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp |
Người |
|
|
- Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp |
Ngày |
|
|
- Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề nghiệp |
Người |
|
|
- Tổng chi phí cho người bị bệnh nghề nghiệp phát sinh trong năm (Các khoản chi không tính trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động như: điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp …) |
Triệu đồng |
|
|
4 |
Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động |
|
|
+Loại I |
Người |
|
|
+ Loại II |
Người |
|
|
+ Loại III |
Người |
|
|
+ Loại IV |
Người |
|
|
+ Loại V |
Người |
|
|
5 |
Huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động |
|
|
- Tổng số người sử dụng lao động được huấn luyện/ tổng số người sử dụng lao động hiện có |
Người/ người |
|
|
- Tổng số cán bộ an toàn - vệ sinh lao động được huấn luyện/Tổng số cán bộ an toàn - vệ sinh lao động hiện có |
Người/ người |
|
|
- Tổng số an toàn - vệ sinh viên được huấn luyện/Tổng số ATVSV hiện có |
Người/ người |
|
|
- Số người lao động được cấp thẻ an toàn/Tổng số người lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động |
Người/ người |
|
|
- Tổng số người lao động được huấn luyện |
Người |
|
|
- Tổng chi phí huấn luyện: (Chi phí này nằm trong Chi phí tuyên truyền, huấn luyện nêu tại Điểm 10) |
Triệu đồng |
|
|
6 |
Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ |
|
|
- Tổng số |
Cái |
|
|
- Trong đó: +Số đã được đăng ký + Số đã được kiểm định |
Cái Cái |
|
|
7 |
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi |
|
|
- Số giờ làm thêm bình quân/ngày, người |
Giờ |
|
|
- Số ngày làm thêm bình quân/6 tháng (hoặc cả năm)/ 1 người |
Ngày |
|
|
8 |
Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật |
|
|
- Tổng số người |
Ngày |
|
|
- Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong Chi phí chăm sóc sức khỏe nêu tại Điểm 10) |
Triệu đồng |
|
|
9 |
Tình hình đo đạc môi trường lao động |
|
|
- Số mẫu đo môi trường lao động |
Mẫu |
|
|
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn |
Mẫu |
|
|
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo + Nhiệt độ + Bụi + Ồn + Rung + Hơi khí độc + … |
Mẫu/mẫu |
|
|
10 |
Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động |
|
|
- Các biện pháp kỹ thuật an toàn |
Triệu đồng |
|
|
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh |
Triệu đồng |
|
|
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân |
Triệu đồng |
|
|
- Chăm sóc sức khỏe người lao động |
Triệu đồng |
|
|
- Tuyên truyền, huấn luyện |
Triệu đồng |
|
|
- Chi khác |
Triệu đồng |
|
|
….., ngày … tháng … năm ... |
____________
Hướng dẫn cách ghi:
- Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Loại hình doanh nghiệp (3): Ghi theo đối tượng áp dụng của Thông tư này, cụ thể:
o Doanh nghiệp nhà nước
o Công ty Trách nhiệm hữu hạn/ Công ty TNHH 01 thành viên
o Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51% vốn thuộc sở hữu Nhà nước
o Doanh nghiệp tư nhân
o Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài
o Công ty hợp danh
o Hợp tác xã …
o Khác
- Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):
o Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty;
o Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty;
o Ghi tên Sở, Ban, Ngành, nếu trực thuộc Sở Ban ngành tại địa phương;
o Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
o Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.
PHỤ LỤC SỐ 5
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế)
UBND TỈNH, THÀNH: ……………
SỞ LĐTBXH: ……………………..
Kính gửi: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN
Năm …………………..
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Loại hình |
|||||||
DN Nhà nước |
Cty TNHH |
C.ty cổ phần |
DN tư nhân |
Doanh nghiệp FDI |
HTX |
Đơn vị sự nghiệp |
khác |
|||
1 |
Số đơn vị báo cáo |
Đơn vị |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1. Tổng số lao động |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: + Lao động nữ |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Lao động trực tiếp |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trong đó: + Lao động nữ |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV, V, VI) |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Tai nạn lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số vụ: |
Vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó, số vụ có người chết |
Vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số người bị TNLĐ |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Số người chết |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng chi phí TNLĐ |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thiệt hại do tai nạn lao động (tính bằng tiền) |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số ngày công nghỉ vì TNLĐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Bệnh nghề nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại thời điểm báo cáo |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó, số người mắc mới BNN |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số người công nghỉ vì BNN |
Ngày |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề nghiệp |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng chi phí cho người bị BNN phát sinh trong năm |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Loại I |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Loại II |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Loại III |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Loại IV |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Loại V |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số NSDLĐ được huấn luyện/ Tổng số NSDLĐ hiện có |
Người/ người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số cán bộ ATVSLĐ được huấn luyện/Tổng số cán bộ hiện có |
Người/ người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số ATVSV được huấn luyện/Tổng số ATVSV hiện có |
Người/ người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số NLĐ được cấp thẻ an toàn/Tổng số người làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ |
Người/ người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số người lao động được huấn luyện |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng chi phí huấn luyện |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số |
Cái |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số đã được đăng ký |
Cái |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số đã được kiểm định |
Cái |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số giờ làm thêm bình quân/ngày |
Giờ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số ngày làm thêm bình quân/6 tháng (hoặc cả năm)/người |
Ngày |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số người |
Ngày |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng chi phí |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Tình hình đo đạc môi trường lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số mẫu đo môi trường lao động |
Mẫu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn |
Mẫu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo + Nhiệt độ + Bụi + Ồn + … |
Mẫu/ mẫu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Các biện pháp kỹ thuật an toàn |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh |
-nt- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trang bị PTBVCN |
-nt- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chăm sóc sức khỏe người lao động |
-nt- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tuyên truyền, huấn luyện |
-nt- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chi khác |
-nt- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………., ngày … tháng … năm .... |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây