Thông tư 8-LĐTBXH/TT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương năm 1991 đối với cán bộ, viên chức Nhà nước

thuộc tính Thông tư 8-LĐTBXH/TT

Thông tư 8-LĐTBXH/TT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương năm 1991 đối với cán bộ, viên chức Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:8-LĐTBXH/TT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Đình Hoan
Ngày ban hành:28/09/1991
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 8-LĐTBXH/TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THôNG Tư

Số 8-LĐTBXH/TT NGàY 28 THáNG 9 NăM 1991

HướNG DẫN THựC HIệN CHế độ NâNG BậC LươNG NăM 1991

đốI VớI CáN Bộ, VIêN CHứC NHà NướC.

 

Tại Công văn số 3005-PPLT ngày 13 tháng 9 năm 1991 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng thông báo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc nâng bậc lương năm 1991 đối với cán bộ, viên chức Nhà nước, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính và Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Chế độ nâng bậc lương.

Điều kiện thời gian xét nâng bậc lương: đủ 3 năm (tròn 36 tháng) công tác trở lên chưa được nâng bậc lương.

Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thực hiện như điểm một Công văn số 4092/LĐ-TBXH-TL ngày 23 tháng 11 năm 1989 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nâng bậc lương cho cán bộ, viên chức.

2. Chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung trước thời hạn.

Cán bộ, viên chức đã đạt bậc lương cao nhất của chức vụ hiện giữ (tột bậc khung lương), đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn xét nâng bậc lương nói trên, thì được xem xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% của bậc lương đang hưởng.

Đối với cán bộ, viên chức được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trước thời hạn (đã thực hiện từ năm 1990), thì từ sau đó cứ mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%. Cán bộ, viên chức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đúng thời hạn (60 tháng tròn), mức phụ cấp vẫn thực hiện theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng.

3. Chỉ tiêu số người được nâng bậc lương và hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trước thời hạn không quá 20% tổng số cán bộ, viên chức theo biên chế năm 1991 của Bộ, ngành, địa phương được Nhà nước duyệt.

4. Việc nâng bậc lương năm 1991 được thực hiện từ ngày 1 tháng 9 năm 1991 đến ngày 31 tháng 12 năm 1991. Những trường hợp quyết định nâng bậc lương hoặc hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trước thời hạn, tính đến tháng 9 năm 1991 đủ 36 tháng trở lên chưa được nâng bậc lương, thì hưởng lương mới từ tháng 9 năm 1991; trường hợp đến tháng 10, 11 hoặc tháng 12 năm 1991 mới đủ 36 tháng chưa được nâng bậc lương, thì hưởng lương mới từ tháng 10, 11, hoặc tháng 12 năm 1991.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị thủ trưởng các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chặt chẽ việc thi hành chế độ nâng bậc lương năm 1991 đối với cán bộ, viên chức của cơ quan địa phương mình.

Để thi hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bảo đảm việc nâng lương có tác dụng động viên những người làm việc tốt, có năng suất và hiệu quả công tác, nghiêm cấm việc nâng lương tràn lan ảnh hưởng đến tác dụng của nâng bậc và đến chi ngân sách, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có kế hoạch phối hợp cùng Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ, Uỷ ban thanh tra Nhà nước và các Bộ ngành liên quan kiểm tra việc thi hành chế độ nâng bậc xếp lương ở một số Bộ ngành ở địa phương, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra việc nâng bậc, xếp lương ở các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý. Nơi nào nâng bậc, xếp lương sai quy định của Nhà nước thì phải sửa đổi lại cho đúng, đồng thời có hình thức xử lý hành chính và kinh tế đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm sai đó, sau đó báo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong quá trình thực hiện nếu có đơn vị vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất