Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 28/2007/TT-BLĐTBXH |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Huỳnh Thị Nhân |
Ngày ban hành: | 05/12/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư28/2007/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 28/2007/TT-BLĐTBXH
NGÀY 05 THÁNG 12 NĂM 2007
SỬA ĐỔI THÔNG TƯ SỐ 13/2003/TT-BLĐTBXH VÀ THÔNG TƯ SỐ 14/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2003 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 114/2002/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ TIỀN LƯƠNG
Thực hiện Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH) và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH).
Qua quá trình thực hiện, một số tỉnh, thành phố và một số doanh nghiệp có đề nghị quy định cụ thể hơn các nội dung về xây dựng thang lương, bảng lương, chế độ nâng bậc lương trong Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH nêu trên. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai thực hiện đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi của người lao động; sau khi trao đổi với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi như sau:
1. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH như sau:
“1/ Thang lương, bảng lương theo khoản 1 và khoản 3, Điều 5 Nghị định 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương, nâng bậc lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động.
b) Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:
- Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;
- Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
- Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
c) Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này hoặc áp dụng các phương pháp khác phù hợp để xây dựng thang lương, bảng lương.
d) Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp.
đ) Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương (kể cả thang lương, bảng lương được sửa đổi, bổ sung) với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động trước khi công bố áp dụng trong doanh nghiệp, cụ thể:
- Đối với doanh nghiệp mới thành lập sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương;
- Đối với doanh nghiệp đang hoạt động đã xây dựng thang lương, bảng lương nhưng chưa thực hiện đăng ký hoặc đã đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương nhưng thang lương, bảng lương xây dựng chưa đúng với quy định tại Thông tư này thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định.
Hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương gồm:
- Công văn đề nghị đăng ký;
- Hệ thống thang lương, bảng lương doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung;
- Bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương;
- Ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp.
e) Khi nhận đủ hồ sơ đăng ký, trong vòng 15 ngày (tính theo ngày làm việc), cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động phải có văn bản thông báo việc đã đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Trong thời hạn nêu trên, nếu phát hiện hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng, đăng ký không theo đúng quy định tại các khoản 1 và 2 mục III của Thông tư này thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp xây dựng lại theo đúng quy định. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bảo đảm bí mật hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp đã đăng ký.
2/ Phụ cấp lương
Doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các công ty nhà nước để thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm nghề, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điều kiện, môi trường lao động độc hại, nguy hiểm hơn nhưng chưa được xác định trong các mức lương của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng.
Doanh nghiệp đăng ký các khoản phụ cấp lương cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.”
2. Sửa đổi khoản 4, mục V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 4, mục V Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH như sau:
“4/ Chế độ nâng bậc lương
Chế độ nâng bậc lương theo khoản 2, Điều 6, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời xây dựng quy chế nâng bậc lương hàng năm trong doanh nghiệp. Quy chế nâng bậc lương phải bảo đảm công bằng, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp và công bố công khai trong doanh nghiệp.
Quy chế nâng bậc lương phải có các nội dung sau:
- Đối tượng được nâng bậc lương;
- Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;
- Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;
- Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động.
b) Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương, hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp.
c) Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.”
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ khoản 1, khoản 2 mục III và khoản 4, mục V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; khoản 1, khoản 2 mục III và khoản 4, mục V Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Huỳnh Thị Nhân
THE MINISTRY OF LABOR. WAR INVALIDS AND SOCIA L AFFAIRS | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
|
No. 28/2007/TT-BLDTBXH | Hanoi, December 5, 2007 |
CIRCULAR
AMENDING THE LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS MINISTRYS CIRCULAR No. 13/2003/TT-BLDTBXH AND CIRCULAR No. 14/2003/TT-BLDTBXH OF MAY 30, 2003, WHICH GUIDE THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENTS DECREE No. 114/2002/ND-CP OF DECEMBER 31, 2002, REGARDING WAGES
In furtherance of the Governments Decree No. 114/2002/ND-CP of December 31, 2002, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding wages, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs issued Circular No. 13/2003/TT-BLDTBXH of May 30, 2003, guiding the implementation of a number of articles of Decree No. 114/2002/ND-CP regarding wages of laborers working in enterprises operating under the Enterprise Law (below referred to as Circular No. 13/2003/TT-BLDTBXH for short), and Circular No. 14/2003/TT-BLDTBXH of May 30, 2003, guiding the implementation of a number of articles of Decree No. 114/2002/ND-CP regarding wages of laborers working in Vietnam-based foreign-invested enterprises and foreign or international agencies and organizations (below referred to as Circular No. 14/2003/TT-BLDTBXH for short).
In the course of implementation, some provinces, cities and enterprises have asked for more specific regulations on the formulation of wage scales and tables and increase of wage grades in the above Circular No. 13/2003/TT-BLDTBXH and Circular No. 14/2003/TT-BLDTBXH. In order to creat conditions for enterprises to strictly implement the provisions of law, ensuring laborer interests; after consulting the Vietnam General Labor Confederation, the Vietnam Chamber of Commerce and Industry and concerned ministries and branches, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guides amendments as follows:
1. To amend Clauses 1 and 2, Section III of Circular No. 13/2003/TT-BLDTBXH and Clauses 1 and 2, Section III of Circular No. 14/2003/ND-BLDTBXH as follows:
1. Wage scales and tables under Clauses 1 and 3, Article 5 of Decree No. 114/2002/ND-CP are specified as follows:
a/ Enterprises shall formulate wage scales and tables, technical criteria and grades, titles and professional criteria as a basis for signing labor contracts and collective labor agreements, identifying wage funds, paying wages, increasing wage grades and settling other benefits for laborers.
b/ The formulation of wage scales and tables must adhere to the principle prescribed in Clause 1, Article 5 of Decree No. 114/2002/ND-CP, specifically:
- The difference between two wage grades should encourage laborers to improve their professional and technical qualifications, accumulate their experience and develop their talent; the difference between two consecutive wage grades must be at least 5%;
- The lowest wage grade in a salary scale or table applicable to laborers practicing occupations or doing jobs that require skill training must be at least 7% higher than the region-based minimum wage level prescribed by the Government;
- The wage level applicable to hazardous and dangerous or extremely hazardous and dangerous occupations or jobs must be at least 5% higher than that applicable to occupations or jobs under normal working conditions. The list of hazardous and dangerous or extremely hazardous and dangerous occupations and jobs is provided by the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs.
c/ Enterprises shall select the method specified in Appendix 1 to this Circular (not printed herein) or apply other appropriate methods to formulate wage scales and tables.
d/ When formulating or modifying wage scales or tables, enterprises shall consult grassroots trade-union executive committees or provisional trade-union executive committees and publicize them within enterprises.
dd/ Enterprises shall register wage scales and tables (including modified ones) with stale management agencies in charge of labor in provinces or centrally run cities where they are headquartered before publicizing them within enterprises for application, specifically:
- Enterprises set up after the effective date of this Circular shall, within 6 months after starting operation, formulate and register their wage scales and tables;
- Operating enterprises which have formulated their wage scales and tables but not yet registered or have registered their wage scales and tables which, however, are inconsistent with the provisions of this Circular shall, within 3 months from the effective date of this Circular, register their wage scales and tables or modify and re-register them according to regulations.
A dossier of registration of wage scales and tables comprises:
- An official letter of application for registration;
- Wage scales and tables formulated or modified by the enterprise;
- A list of criteria and conditions for each title or group of titles of occupations and jobs in wage scales and tables;
- Opinions of the enterprises grassroots trade-union executive committee or provisional trade-union executive committee.
e/ Within 15 working days after receiving a complete registration dossier, the state management agency in charge of labor in the province or centrally run city where the enterprise is headquartered shall notify in writing that the enterprises wage scales and tables have been registered. Also within this time limit, if detecting that the enterprises wage scales and tables have been formulated and registered inconsistently with the provisions of Clauses 1 and 2, Section III of this Circular, the agency shall request in writing the enterprise to re-formulate those wage scales and tables according to regulations. The provincial/municipal state management agency in charge of labor shall keep secret the enterprises registered wage scales and tables.
2. Wage-based allowances
Enterprises may set wage-based allowances or apply the wage-based allowance regimes prescribed by the Government for state companies in order to attract or encourage laborers practicing occupations or doing jobs that require a higher responsibility or in more hazardous and dangerous working conditions or environment, which, however, have not set been specified in wage levels of wage scales and tables formulated by enterprises.
Enterprises shall register wage-based allowances together with their wage scales and tables with local state management agencies in charge of labor.
2. To amend Clause 4, Section V of Circular No. 13/2003/TT-BLDTBXH and Clause 4, Section V of Circular No. 14/2003/TT-BLDTBXH as follows:
4. Wage-grade increase
Wage-grade increase under Clause 2, Article 6 of Decree No. 114/2002/ND-CP is specified as follows:
a/ Enterprises shall coordinate with grassroots trade-union executive committees or provisional trade-union executive committees in elaborating regulations on annual wage-grade increase within enterprises. Those regulations must ensure fairness and incentive for laborers with high professional and technical qualifications and good skills and many contributions to enterprises, and be publicized within enterprises.
Wage-grade increase regulations must specify:
- Persons eligible for wage-grade increase;
- Conditions and criteria for wage-grade increase and ahead-of-time wage-grade increase; applicable to each title or each group of titles of occupations or jobs;
- Wage-grade increase duration applicable to each title or each group of titles of occupations or jobs;
- Time for consideration of annual wage-grade increase for laborers.
b/ Annually, based on wage-grade increase regulations, enterprises shall draw up wage-grade increase plans and increase wage grades for laborers and publicize them within enterprises.
c/ Regulations on wage-grade increase for laborers must be indicated in labor contracts and collective labor agreements.
3. This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
To annul Clauses 1 and 2, Section III, and Clause 4, Section V, of Circular No. 13/2003/TT-BLDTBXH of May 30, 2003, of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, guiding the implementation of a number of articles of the Governments Decree No. 114/2002/ND-CP of December 31, 2002, regarding wages of laborers working in enterprises operating under the Enterprise Law; Clauses 1 and 2, Section III, and Clause 4, Section V, of Circular No. 14/2003/TT-BLDTBXH of May 30, 2003. of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs, guiding the implementation of a number of articles of the Governments Decree No. 114/2002/ND-CP of December 31, 2002, regarding wages of laborers working in Vietnam-based foreign-invested enterprises and foreign or international agencies and organizations.
In the course of implementation, line management ministries, provincial/municipal Peoples Committees and enterprises should report arising problems to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and settlement.
| FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS STANDING |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây