Thông tư 19/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường cho người bị tai nại lao động

thuộc tính Thông tư 19/LĐTBXH-TT

Thông tư 19/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường cho người bị tai nại lao động
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:19/LĐTBXH-TT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Đình Hoan
Ngày ban hành:02/08/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 19/LĐTBXH-TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 19/LĐTBXH-TT NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

 

Căn cứ Điều 107 Bộ Luật lao động và Điều 11 Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động và vệ sinh lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường cho người bị tai nạn lao động như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BỒI THƯỜNG TAI NẠN LAO ĐỘNG:

 

Đối tượng được bồi thường tai nạn lao động là người lao động (bao gồm cả người học nghề, tập nghề) bị tai nạn trong quá trình lao động hoặc các hoạt động gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là bị chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên do tai nạn lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau đây:

- Các doanh nghiệp Nhà nước;

- Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác;

- Các cá nhân có sử dụng lao động để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giúp việc gia đình;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

- Các đơn vị kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân; các doanh nghiệp của lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân;

- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp;

- Các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân;

- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

Người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

 

 

 

II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI
BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG:

 

1. Người sử dụng lao động (người trực tiếp ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động) thuộc các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định ở mục I nói trên có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ Luật Lao động và Điều 11 Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ.

2. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tại nạn lao động cho người lao động tại các cơ quan bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường thay cho người sử dụng lao động. Trong trường hợp số tiền mà cơ quan bảo hiểm bồi thường cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức Bộ Luật Lao động quy định thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động được bồi thường ít nhất cũng bằng mức quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ Luật Lao động.

3. Trường hợp bị tai nạn lao động ngoài phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà do lỗi của người khác gây ra, thì người gây ra tai nạn phải bồi thường cho người bị tai nạn lao động tương ứng với mức độ lỗi của mình theo quy định tại Chương V phần thứ 3 của Bộ Luật Dân sự. Người sử dụng lao động của người bị nạn có trách nhiệm yêu cầu người gây ra tai nạn thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với người bị tai nạn; nếu mức bồi thường thấp hơn mức Bộ luật Lao động quy định hoặc người gây ra tai nạn không có khả năng bồi thường đầy đủ thì người sử dụng lao động phải bồi thường phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động được bồi thường ít nhất cũng bằng mức quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

4. Trường hợp bị tai nạn lao động do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hoả hoạn hoặc các trường hợp rủi ro khác hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết toàn bộ chi phí y tế và bồi thường cho người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

 

III. MỨC BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ
TAI NẠN LAO ĐỘNG:

 

1. Mức bồi thường thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 107 của Bộ luật Lao động và Điều 11 Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động và vệ sinh lao động cụ thể như sau:

- Mức bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương.

Tiền lương làm căn cứ để tính chế độ bồi thường cho người bị tai nạn lao động thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương, là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền trước khi tai nạn lao động xảy ra, gồm: lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ và phụ cấp chức vụ (nếu có). Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ để tính chế độ bồi thường cho người bị tai nạn lao động là tiền lương bình quân tương ứng với thời gian làm việc của các tháng trước khi xảy ra tai nạn;

- Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 23 của Bộ luật Lao động, nếu bị tai nạn lao động, thì mức bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương tối thiểu cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người bị chết do tai nạn lao động mà không do lỗi của người học nghề, tập nghề. Trường hợp do lỗi của người học nghề, tập nghề thì cũng trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xẩy ra tai nạn lao động.

2. Chi phí bồi thường cho người bị tai nạn lao động được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp được tính vào chi phí thường xuyên của cơ quan.

 

IV. THỦ TỤC BỒI THƯỜNG TAI NẠN LAO ĐỘNG

 

1. Thủ tục, hồ sơ làm căn cứ để người sử dụng lao động bồi thường cho người bị tai nạn lao động:

a. Đối với người bị chết vì tai nạn lao động là biên bản điều tra tai nạn lao động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định chết do tai nạn lao động.

b. Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên gồm:

- Biên bản điều tra tai nạn lao động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định là tai nạn lao động;

- Giấy xác định mực độ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên của Hội đồng giám định y khoa.

2. Tiền bồi thường cho người bị tai nạn lao động phải được thanh toán một lần cho người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động trong thời hạn 5 ngày kể từ khi có đầy đủ các thủ tục, hồ sơ quy định trên.

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định khác về bồi thường tai nạn lao động trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Các vụ tai nạn lao động xảy ra từ ngày 01/01/1995 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa được bồi thường, thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị tai nạn lao động theo các quy định tại Thông tư này.

Các đối tượng được bồi thường tai nạn lao động theo Thông tư này vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động (nếu có tham gia bảo hiểm xã hội) quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội thì chỉ được thanh toán các khoản chi phí về y tế và bồi thường tai nạn lao động theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành ở Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn thực hiện Thông tư này cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý;

3. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 19/LDTBXH-TT
Hanoi, August 2, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE COMPENSATION REGIME FOR LABOR ACCIDENT VICTIMS
Pursuant to Article 107 of the Labor Code and Article 11 of Decree No.06-CP of January 20, 1995 of the Government prescribing in details a number of Articles of the Labor Code on labor safety and labor sanitation, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs provides the following guidances for the implementation of the regime of compensations for labor accident victims:
I. SUBJECTS ELIGIBLE FOR LABOR ACCIDENT COMPENSATION
Subjects eligible for labor accident compensations are laborers (including apprentices and probationers) who suffer labor accidents while working or being involved in activities related to the performance of their assigned tasks and are certified by a competent agency to have died or lost their working acity by 81% or more due to labor accidents in the following enterprises, agencies and organizations:
- State enterprises;
- Production, business or service enterprises and establishments of other economic sectors;
- Individuals who employ laborers for their production, business or service activities or house work;
- Foreign-invested enterprises, enterprises in export processing zones, industrial parks and high-technology zones;
- Business or service units of administrative and non-business agencies, socio-political organizations, mass organizations; enterprises of the peoples army and the peoples police force;
- Administrative and non-business agencies;
- Agencies, socio-political organizations and mass organizations;
- Foreign or international agencies and organizations in Vietnam employing Vietnamese laborers.
Foreigners working for enterprises, organizations and other individuals on the Vietnamese territory shall be regulated by this Circular, except otherwise provided for by international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
II. RESPONSIBILITY TO COMPENSATE FOR LABOR ACCIDENT VICTIMS:
1. Employers (who directly sign labor contracts under the provisions of the Labor Code) of enterprises, agencies and organizations defined in Section I above shall compensate employees who have lost their working acity by 81% or higher, or the next of kin of persons who have died, due to labor accidents as provided for in Clause 3, Article 107 of the Labor Code and Article 11 of Decree No.06-CP of January 20, 1995 of the Government.
2. In cases where employers have bought labor accident insurance from insurance agencies for their laborers, such insurance agencies shall have to make compensations on behalf of the employers. If the compensation amounts paid by the insurance agencies to the labor accident victims are lower than the level prescribed in the Labor Code, the employers shall have to pay the deficit so that the total compensation amounts paid to the labor accident victims, or their next of kin, shall be at least equal to the level prescribed in Clause 3, Article 107 of the Labor Code.
3. If an employee suffers a labor accident outside his/her enterprise, office or organization due to the fault of another person, the accident causer shall have to compensate the labor accident victim according to the extent of his/her fault as prescribed in Chapter V, Part 3 of the Civil Code. The employer of the victim shall request the accident causer to fulfill all his/her liabilities towards the victim as prescribed by the Civil Code; if the compensation amount is lower than the level prescribed in the Labor Code, or the person who has caused the accident is in able of making full compensation, the employer shall pay the deficit so that the total compensation amount paid to the labor accident victim or the next of kin of labor accident victim shall be at least equal to the level prescribed in Clause 3, Article 107 of the Labor Code.
4. In cases where labor accidents occur due to objective causes such as natural calamities, fire or other risks or to the failure to identify the persons causing such accidents, the employer shall have to pay all medical expenses and make compensations for the labor accident victims, or their next of kin as prescribed in Clause 3, Article 107 of the Labor Code.
III. COMPENSATION AMOUNTS PAID TO LABOR ACCIDENT VICTIMS:
1. The amounts of labor accident compensation shall comply with Clause 3, Article 107 of the Labor Code and Article 11 of Decree No.06-CP of January 20, 1995 of the Government, which prescribes in detail a number of Articles of the Labor Code on labor safety and labor sanitation, more specifically:
- The compensation amount shall be at least equal to 30 months wages for the laborer who has lost his/her working acity by 81% or more or the next of kin of the person who died in a labor accident not due to the fault of the laborer. If the laborer is at fault, he/she shall be given an allowance at least equal to 12 months wages.
The wage used as basis for calculating the compensation amount paid to a labor accident victim under Article 13 of Decree No.197-CP of December 31, 1994 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Labor Code on wages, shall be the wage agreed in the labor contract and calculated according to the average wage of the latest six consecutive months before the labor accident occurs, including: rank and post wages, territorial allowance, cost-of-living allowance and title allowance (if any). If the victim laborer has only worked for less than 6 months, the average wage for his/her working period before the accident occur shall serve as basis for the calculation of compensation;
- If an apprentice or a work probationer to be employed by an enterprise under Clause 2, Article 23 of the Labor Code suffers a labor accident and loses his/her working acity by 81% or higher, or has died, but not due to his/her faults, the amounts of compensation paid to him/her or his/her next of kin shall be at least equal to 30 months minimum wages; if he/she is at fault, the apprentice or probationer shall still be entitled to an allowance at least equal to 12 months minimum wages in accordance with provisions of the Government at the moment the labor accident occur.
2. The expense on compensation for labor accident victims shall be accounted for in production costs or circulation fees of enterprises or production and business establishments. For administrative or non-business agencies, such costs and fees shall be accounted into regular spendings by such agencies.
IV. THE PROCEDURES FOR MAKING LABOR ACCIDENT COMPENSATIONS
1. The procedures and documents used as basis for the employers to make compensation for labor accident victims are:
a/ For a person who died due to a labor accident, the required document shall be the report on the labor accident investigation made by the competent State agency determining that he/she died due to such labor accident.
b/ For a person who has lost his/her working acity by 81% or higher, the required documents shall include:
- The report on labor accident investigation made by the competent State agency ascertaining the labor accident;
- The paper issued by a medical evaluation board certifying the working acity loss of 81% or higher.
2. The labor accident compensation must be paid in one installment to the labor accident victim or their next of kin within 5 days after completing the above-said procedures and dossiers.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION:
1. This Circular takes effect 15 days after its signing. The other stipulations on labor accident compensation which are contrary to this Circular are now annulled.
The employers shall have to compensate the victims of labor accidents that have occurred in the period from January 1st, 1995 to the effective date of this Circular, who have not been compensated for in accordance with the provisions of this Circular.
Subjects eligible for labor accident compensation under this Circular shall still be entitled to social insurance for labor accidents (if they have been participating in social insurance) as prescribed in Decree No.12-CP of January 26, 1995 of the Government issuing the Regulation on Social Insurance. If they have not participated in the social insurance, they shall only be paid the medical expenses and labor accident compensation in accordance with Article 107 of the Labor Code.
2. The Services of Labor, War Invalids and Social Affairs of the provinces and cities directly under the Central Government, the ministries and branches of central level shall have to disseminate and guide the implementation of this Circular among enterprises, agencies and organizations under their respective charge;
3. Problems arising in the course of implementation shall be reported by the ministries, branches and localities to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and solution.
 

 
THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Tran Dinh Hoan
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 19/LDTBXH-TT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất