Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi với NLĐ làm công việc sản xuất thời vụ, gia công theo đơn đặt hàng

thuộc tính Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/2021/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Văn Thanh
Ngày ban hành:15/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tổng số giờ làm thêm của người lao động tối đa 300 giờ/năm

Ngày 15/12/2021, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

Cụ thể, giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm của người lao động như sau: trong một ngày không quá 12 giờ; trong một tuần không quá 72 giờ; trong một tháng không quá 40 giờ; tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.

Người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục) hằng tuần. Đối với những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 04 ngày nghỉ cho người lao động.

Bên cạnh đó, hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm, người sử dụng lao động lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động theo các trường hợp sau: Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ; Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ; Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ; Cho nghỉ trọn ngày.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2022.

Xem chi tiết Thông tư18/2021/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

__________

Số: 18/2021/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng

_____________

Căn cứ khoản 2 Điều 68 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và hợp đồng lao động không xác định thời hạn làm công việc sau:
a) Sản xuất có tính thời vụ trong ngành nông - lâm - ngư - diêm nghiệp, đòi hỏi phải thu hoạch ngay hoặc sau khi thu hoạch phải chế biến ngay không để lâu dài được;
b) Gia công hàng theo đơn đặt hàng, bị phụ thuộc vào thời điểm chủ hàng yêu cầu.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động sử dụng người lao động làm các công việc nêu tại khoản 1 Điều này.
Điều 3. Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm
TQ = [TN - (Tt + Tp + TL)] x tn (giờ)
Trong đó:
- TQ: Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người lao động;
- TN: Số ngày trong năm tính theo năm dương lịch là 365 ngày hoặc là 366 ngày nếu là năm nhuận;
- Tt: Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm được xác định theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động;
- Tp: Số ngày nghỉ hằng năm là 12, 14 hoặc 16 ngày và được tăng theo thâm niên làm việc theo quy định tại Điều 113, Điều 114 của Bộ luật Lao động và Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- TL: Số ngày nghỉ lễ trong năm là 11 ngày theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động.
- tn: Số giờ làm việc bình thường trong một ngày là 8 giờ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động.
Điều 4. Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày
Hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) đã tính theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này, người sử dụng lao động lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động theo các trường hợp sau:
1. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ.
2. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ.
3. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn từ 4 giờ đến dưới 8 giờ
4. Cho nghỉ trọn ngày.
Điều 5. Nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn
1. Trong năm, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này (gồm cả thời giờ nghỉ ngơi trong ngày được tính là thời giờ làm việc) không được vượt quá quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) đã xác định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày ít hơn 8 giờ, nếu đã được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Thông tư này, thì người sử dụng lao động không phải trả lương ngừng việc cho người lao động.
3. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày đã được lập kế hoạch mà thực tế không bố trí cho người lao động làm việc, thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc cho người lao động.
4. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày nhiều hơn 8 giờ đã được xác định trong kế hoạch tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, thì số giờ chênh lệch đó không tính là thời giờ làm thêm.
5. Số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này, thì số giờ đó được tính là giờ làm thêm, đồng thời người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ và thực hiện các chế độ liên quan đến làm thêm giờ cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.
Điều 6. Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ.
2. Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng được quy định như sau:
a) Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ.
b) Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ.
c) Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định tại điểm a hoặc quy định tại điểm b khoản này, ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư này.
3. Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.
Điều 7. Thời giờ nghỉ ngơi
1. Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 04 ngày nghỉ cho người lao động.
2. Việc nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca đối với từng người lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
3. Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác; việc rút ngắn giờ làm việc và đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi; quyết định việc nghỉ không hưởng lương đúng theo quy định của Bộ luật Lao động.
Điều 8. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hằng năm chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc áp dụng chế độ thời giờ làm việc quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp quyết định thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Thông tư này thì phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau:
a) Lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Khi lập, điều chỉnh kế hoạch, phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Tham khảo các ví dụ tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Thông báo kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để người lao động biết, trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày; thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động;
c) Trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật lao động về tiền lương;
d) Báo cáo định kỳ hằng năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương về việc thực hiện Thông tư này trong báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn Thông tư này đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn.
2. Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Báo cáo định kỳ hằng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc thực hiện Thông tư này của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đóng trên địa bàn cùng với báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.
2. Thông tư số 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

-  Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

Văn phòng Quốc hội;

Văn phòng Tổng bí thư;

Văn phòng Chủ tịch nước;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Tòa án nhân dân tối cao;

Kiểm toán Nhà nước;

Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;

Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;

Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

Công báo;

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

Cổng Thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;

- Lưu: VT, ATLĐ (15 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

Lê Văn Thanh

PHỤ LỤC 1

MẪU KẾ HOẠCH THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

(Kèm theo thông tư số 18/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

CƠ QUAN QUẢN LÝ (1)

DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ (2)

_________

Số: ……          

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

…, ngày… tháng…. năm……

 

 

KẾ HOẠCH
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

NĂM ...

 

- Tên(2):...............................................................................................................         

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh (3):...................................................................

- Tinh chất hoạt động sản xuất kinh doanh (4)........................................................

1.  Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm........ tính bình quân cho một người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường:

TQ =

2. Lựa chọn áp dụng giới hạn giờ làm thêm theo tuần/tháng:

3. Kế hoạch phân bổ quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm:

Tháng

Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày

Số ngày làm việc trong tháng

Tổng số giờ làm việc

Ghi chú

a

b

c

d

đ

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

….

 

 

 

 

11

 

 

 

 

12

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Tq =

 

 

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký tên, đóng dấu)

 

Hướng dẫn cách ghi:

- Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (1):

Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty;

Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty;

Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương;

Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.

- Tên (2) và ngành nghề kinh doanh (3): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh (4): Ghi cụ thể đối tượng thuộc nhóm quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 2 của Thông tư

PHỤ LỤC 2

CÁC VÍ DỤ VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÁC CÔNG VIỆC SẢN XUẤT CÓ TÍNH THỜI VỤ, CÔNG VIỆC GIA CÔNG HÀNG THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG

(Kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

I. Ví dụ về lập kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm của Công ty

Ví dụ 1 - Tính toán TQ của Công ty X

1

Số ngày trong năm 2021 (theo dương lịch)

Tn =

365

2

Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm 2021

Tt =

52

3

Số ngày nghỉ hằng năm thấp nhất

Tp =

12

4

Số ngày nghỉ lễ

Tl =

11

5

Số giờ làm việc bình thường trong một ngày

tn =

8

Tq = [365 - (52 + 12 + 11)] x 8 = 2320 giờ

 

 

 

Vậy quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn chung của công ty X năm 2021 là 2320 giờ.

Ví dụ 2 - Lập bảng kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm của Công ty X (theo mẫu tại Phụ lục 1)

Tháng

Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày

Số ngày làm việc trong tháng

Tổng số giờ làm việc

Ghi chú

(a)

(b)

(c)

(d)

(đ)

1

8

25

200

Nghỉ 01 ngày tết dương lịch, 05 ngày nghỉ hằng tuần

2

7

8

56

Nghỉ 05 ngày tết âm lịch, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 11 ngày làm việc

3

7

27

189

Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

4

7

24

168

Nghỉ ngày Chiến thắng, ngày Giỗ tổ Hùng Vương, 04 ngày nghỉ hằng tuần

5

11 giờ từ thứ hai đến thứ năm, 10 giờ vào thứ sáu, thứ bảy hằng tuần

25

267

Nghỉ ngày Quốc tế lao động, 05 ngày nghỉ hằng tuần

6

11 giờ từ thứ hai đến thứ năm, 10 giờ vào thứ sáu, thứ bảy hằng tuần

26

282

Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

7

8

22

176

Bố trí 05 ngày nghỉ hằng năm; nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

8

8

19

152

Bố trí 07 ngày nghỉ hằng năm vào đầu tháng; nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần

9

6

19

120

Nghỉ 02 ngày Quốc khánh, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 5 ngày làm việc

10

10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần

26

250

Nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần

11

10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần

26

252

Nghỉ 4 ngày nghỉ hằng tuần

12

10 giờ tuần đầu tháng và

8 giờ vào ngày làm việc khác

25

208

Nghỉ trọn 02 ngày 30, 31 và nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

 

TỔNG

 

2320

 

 

II. Ví dụ về lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động

Ví dụ 3: Công nhân A làm việc 15 năm trong điều kiện lao động bình thường cho công ty X. Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn năm 2021 của công nhân A tính như sau:

Số ngày nghỉ hằng năm của công nhân A là: 2 +

15

= 15  ngày

5

Trong đó: 12 ngày được xác định theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật Lao động; 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động.

Lập bảng tính sau:

1

Số ngày trong năm 2021 (theo dương lịch)

Tn =

365

2

Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm 2021

Tt =

52

3

Số ngày nghỉ hằng năm

Tp =

15

4

Số ngày nghỉ lễ

Tl =

11

5

Số giờ làm việc bình thường trong một ngày

tn =

8

Tq = [365 - (52 + 15 + 11)] x 8 = 2296 giờ

 

 

 

Vậy quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của công nhân A năm 2021 là 2296 giờ.

Ví dụ 4: Công nhân B làm nghề đặc biệt nặng nhọc cho công ty Y đã 15 năm. Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn năm 2021 của công nhân B tính như sau:

Số ngày nghỉ hằng năm của công nhân B là: 16 +

15

 = 19  ngày

5

Trong đó: 16 ngày được xác định theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật Lao động; 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động.

Lập bảng tính sau:

1

Số ngày trong năm 2021 (theo dương lịch)

Tn =

365

2

Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm 2021

Tt =

52

3

Số ngày nghỉ hằng năm

Tp =

19

4

Số ngày nghỉ lễ

Tl =

11

5

Số giờ làm việc bình thường trong một ngày

tn =

6

Tq =[365 - (52 + 19 + 11)] x 6 = 1698 giờ

 

 

 

Vậy quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của công nhân B năm 2021 1698 giờ.

Ví dụ 5: Công nhân A theo ví dụ 3 có quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm 2021 2296 giờ. Công ty X phân bổ số giờ làm việc tiêu chuẩn làm hằng ngày của công nhân A năm 2021 như sau:

Các tháng (dương lịch)

Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày

Số ngày làm việc

Tổng số giờ làm

việc

Ghi chú

Tháng 1

8

25

200

Nghỉ 01 ngày tết dương lịch, 05 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 2

7

8

56

Nghỉ 05 ngày tết âm lịch, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 11 ngày làm việc

Tháng 3

7

27

189

Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 4

7

24

168

Nghỉ ngày Chiến thắng, ngày Giỗ tổ Hùng Vương, 04 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 5

11 giờ từ thứ hai đến Thứ Năm, 10 giờ vào Thứ Sáu, Thứ Bảy hằng tuần

25

267

Nghỉ ngày Quốc tế lao động, 05 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 6

11 giờ từ thứ hai đến Thứ Sáu, 10 giờ vào Thứ Bảy hằng tuần

26

282

Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 7

8

22

176

Bố trí 05 ngày nghỉ hằng năm vào cuối tháng; nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 8

8

16

128

Bố trí 10 ngày nghỉ hằng năm vào đầu tháng; nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 9

6

20

120

Nghỉ 02 ngày Quốc khánh, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 04 ngày làm việc

Tháng 10

10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần

26

250

Nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 11

10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần

26

252

Nghỉ 4 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 12

10 giờ tuần đầu tháng và

8 giờ vào ngày làm việc khác

25

208

Nghỉ trọn 02 ngày 30, 31 và nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

TỔNG

 

 

2296

 

 

III. Ví dụ về nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn

Ví dụ 6: Trong tháng 2, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 7 giờ/ngày trong 8 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 11 ngày làm việc. Công ty thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập nêu tại ví dụ 3 trên, như vậy:

- Số giờ làm việc ít hơn so với 8 giờ của ngày làm việc bình thường là:

8 giờ - 7 giờ = 1 giờ; 1 giờ này không phải trả lương ngừng việc;

- Số ngày nghỉ việc là 11 ngày cũng không phải trả lương ngừng việc.

Ví dụ 7: Tháng 3, do tình hình sản xuất kinh doanh công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 5 giờ/ngày trong 13 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 14 ngày làm việc. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 3 nêu tại ví dụ 3 trên, thì:

- Số giờ làm việc thực tế ít hơn so với số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày là:

7 giờ - 5 giờ = 2 giờ; 2 giờ này phải trả lương ngừng việc;

- Số ngày ngừng việc so với kế hoạch là 14 ngày; 14 ngày này phải trả lương ngừng việc.

Ví dụ 8: Trong tháng 9, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 8 giờ/ngày. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 9 tại ví dụ 5 nêu trên, thì số giờ làm việc nhiều hơn so với số giờ làm việc tiêu chuẩn là: 8 giờ - 6 giờ = 2 giờ; 2 giờ này được tính vào tổng số giờ làm thêm, công ty X phải trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định hiện hành.

Ví dụ 9: Trong tháng 10, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần theo đúng kế hoạch của công ty được nêu tại ví dụ 3 trên. Số giờ làm việc nhiều hơn so với 8 giờ làm việc bình thường là:

10 giờ - 8 giờ = 2 giờ; 2 giờ này không tính là giờ làm thêm.

IV. Ví dụ về giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và thời giờ làm thêm

Ví dụ 10: Do yêu cầu đột xuất, trong tháng 5 và tháng 6, công ty X nhu cầu phải làm thêm giờ. Công ty đã đăng ký giới hạn giờ làm thêm theo tháng. Công ty có thể bố trí làm thêm giờ với công nhân A như sau:

- Từ thứ Hai đến thứ Bảy đều làm việc 12 giờ/ngày.

- Tháng Năm làm thêm thêm 33 giờ; Tháng Sáu làm thêm thêm 30 giờ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

__________

No. 18/2021/TT-BLDTBXH

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

________________________

Hanoi, December 15, 2021

 

CIRCULAR

Prescribing working time and rest time for employees doing seasonal production jobs or processing goods under orders

_____________

Pursuant to Clause 2, Article 68 of the Government's Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding working conditions and industrial relations;

Pursuant to the Government's Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

At the request of the Director of the Department of Work Safety;

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs promulgates the Circular prescribing working time and rest time for employees doing seasonal production jobs or processing goods under orders.

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular prescribes the formulation of plan and implementation of working time and rest time for employees doing seasonal production jobs or processing goods under orders.

Article 2. Subjects of application

1. Employees working under labor contracts with a term of between 12 months and 36 months or indefinite-term labor contracts for the following jobs:

a) Seasonal production jobs in the fields of agriculture-forestry-fishery-salt production that require instant harvest or instant processing after harvest without delay;

b) Processing of goods under orders, depending on the time the goods owner requests.

2. Employers specified in Clause 2 Article 3 of the Labor Code use employees to do jobs mentioned in Clause 1 of this Article.

Article 3. Yearly standard working time

TQ = [TN - (Tt + Tp + TL)] x tn (hours)

In which:

- TQ: A employee’s standard working time in a year;

- TN: Number of days in a year, which is 365 days in a calendar year, or 366 days in a leap year;

- Tt: Total number of weekly days off in a year, determined under Article 111 of the Labor Code;

- Tp: Number of annual leave days, which is 12, 14 or 16 days and may be increased depending on working seniority under Articles 113 and 114 of the Labor Code and Article 66 of the Government's Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding working conditions and industrial relations

- TL: Number of holidays leave days in a year, which is 11 days under Article 112 of the Labor Code;

- tn: Number of daily normal working hours, which is 8 hours under Article 105 of the Labor Code.

Article 4. Making plan to determine the number of daily standard working hours

Annually, based on the standard working time in a year (TQ) calculated as prescribed in Article 3 of this Circular, employers shall make a plan to determine the number of daily standard working hours of each employee in the following cases:

1. The number of daily standard working hours is 8 hours.

2. The number of daily standard working hours may be more than 8 hours but must not exceed 12 hours.

3. The number of daily standard working hours may be from 4 hours to less than 8 hours.

4. A whole day-off is allowed.

Article 5. Using principles of the standard working time

1. In a year, the total number of standard working hours planned to determine under Article 4 of this Circular (including daily rest time calculated as working time) must not exceed the standard working time in the year (TQ) as determined in Article 3 of this Circular.

2. In case the number of daily standard working hours, which is fewer than 8 hours, has been planned to determine under Clauses 3 and 4, Article 4 of this Circular, job stoppage wage shall not be paid.

3. Job stoppage wage must be paid for the number of daily standard working hours already planned during which a company actually did not arrange work for its employees.

4. In case the number of daily standard working hours, which is more than 8 hours, has been determined under the plan mentioned in Clause 2 Article 4 of this Circular, such difference in hours shall not be counted as extra working time.

5. The number of actual daily working hours over the number of standard working hours already planned under Article 4 of this Circular shall be counted as extra working hours; at the same time, employers must pay overtime wages and implement overtime-related regimes for employees in accordance with the provisions of the Labor Code.

Article 6. Maximum daily standard working hours and extra working hours

1. The total number of standard working hours and extra working hours in a day must not exceed 12 hours.

2. Maximum weekly and monthly standard working hours and extra working hours shall be prescribed as follow:

a)  The total number of standard working hours and extra working hours in a week must not exceed 72 hours.

b) The total number of extra working hours in a month must not exceed 40 hours.

c) The employer shall choose to apply the provisions of Point a or b of this Clause and then record it into a plan for annual working time and rest time prescribed in Clause 2 Article 8 of this Circular.

3. The total number of extra working hours in a year of each employee must not exceed 300 hours.

Article 7. Rest time

1. Employees are entitled to at least one day off (24 consecutive hours) a week. In seasonal-work months or when goods must be urgently processed for export under orders, if weekly days off cannot be arranged, the employer must ensure at least 04 days off every month for employees.

2. Rest breaks during working hours and between-shift breaks for employees shall comply with the Labor Code and Decree No. 145/2020/ND-CP.

3. Employers must arrange for employees to take holidays, New Year's Day, annual leave, and other paid holidays; shorten working hours and ensure rest time for female employees, juvenile employees, and elderly employees; decide on unpaid leave in accordance with the provisions of the Labor Code.

Article 8. Employer’s responsibilities

1. Annually, based on their production and business plans, employers shall take the initiative in deciding to apply the regime of normal working time and rest time in accordance with the Labor Code or apply the regime of working time prescribed in this Circular.

2. In case the employer decides to implement the regime of working time and rest time according to this Circular, they must fully comply with the following contents:

a) Formulating and adjusting the plan on working time and rest time according to form in Appendix 1 to this Circular. The employer must consult grassroots trade union executive boards of their enterprises. The employer shall refer to the examples in Appendix 2 to this Circular during the formulation and implementation of the plan for working time and rest time;

b) The employer shall notify the plan, the plan to adjust the working time and rest time within the enterprise, agency, organization, cooperative, household, or individual for the employee to know at least 30 days before implementation; negotiate with employees when working overtime according to the provisions of the Labor Code.

c) The employee shall be paid wage according to the labor contract and the provisions of the labor law on wages.

d) The employer shall include the report on implementing this Circular in the annual report on occupational safety and hygiene to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs.

Article 9. Responsibilities of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs

1. Coordinate with related agencies in disseminating, guiding this Circular to enterprises, production and business establishments located in the area.

2. Regularly expedite, supervise, examine and inspect the implementation of regulations on working time and rest time at enterprises, production and business establishments; and handle violations against legislation according to the provisions of the law on labor.

3. Annual reports on the implementation of this Circular by enterprises, agencies, organizations, cooperatives, households or individuals in the area and reports on occupational safety and hygiene shall be sent to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

Article 10. Effect

1. This Circular takes effect on February 01, 2022.

2. The Circular No. 54/2015/TT-BLDTBXH dated December 16, 2015 of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, guiding the working time and rest time for employees doing seasonal production jobs or processing goods under orders shall cease to be effective from the effective date of this Circular.

3. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for consideration and settlement./.

For the Minister

The Deputy Minister

Le Van Thanh

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 18/2021/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 18/2021/TT-BLDTBXH PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất