Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

thuộc tính Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH

Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/2003/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành:18/04/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Ngày 18/04/2003, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH, về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định dưới đây làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được bồi thường: tai nạn lao động xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do các yếu tố điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động theo danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. (Phụ lục 1). Mức bồi thường: ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% sau đó nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư10/2003/TT-BLĐTBXH tại đây

tải Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
SỐ 10/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2003
VỀ HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG VÀ TRỢ CẤP
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG,
BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Thi hành Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Y Tế, Bộ Tài Chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Đối tượng áp dụng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ bao gồm:
1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
a. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
b. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
c. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
d. Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ. Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
e. Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính;
g. Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;
h. Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
i. Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
k. Các tổ chức khác có sử dụng lao động là những tổ chức chưa quy định tại điểm 1 này.
2. Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức.
3. Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
4. Người lao động quy định tại điểm 1, điểm 2, điểm 3 mục này bao gồm cả người học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cũng thuộc đối tượng thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
II. CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP
1. Chế độ bồi thường:
a. Tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định dưới đây làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được bồi thường:
- Tai nạn lao động xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hai trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc).
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do các yếu tố điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động theo danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. (Phụ lục 1).
b. Điều kiện để người lao động được bồi thường:
- Đối với tai nạn lao động:
Người lao động bị tai nạn lao động theo quy định tại Khoản a, điểm 1 nêu trên nếu nguyên nhân tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động.
Việc bồi thường được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
- Đối với bệnh nghề nghiệp:
Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản a, điểm 1 nêu trên được bồi thường theo kết luận của biên bản kết luận của cơ quan Pháp y hoặc của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền trong các trường hợp:
+ Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu.
+ Thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế) để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.
Việc bồi thường bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:
Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động lần khám đầu và sau đó kể từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng hơn so với lần trước liền kề.
c. Mức bồi thường:
Mức bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản b nêu trên được tính như sau:
- ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% sau đó nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Cách tính mức bồi thường:
- Cách tính mức bồi thường đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% được tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tính mức bồi thường, trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động từ 5% đến tử vong (Phụ lục 2).
Tbt = 1,5 + ((a - 10) x 0,4}
Trong đó:
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng lương và phụ cấp lương nếu có);
1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
a: Tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Ví dụ:
Ông A, bị bệnh nghề nghiệp, sau khi giám định lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường được tính như sau:
Mức bồi thường lần thứ nhất cho Ông A là:
Tbt = 1,5 + ((15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng lương và phụ cấp lương nếu có).
Định kỳ, ông A giám định sức khoẻ lần thứ hai mức suy giảm khả năng lao động là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%).
Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:
Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (tháng lương và phụ cấp lương nếu có).
2. Chế độ trợ cấp:
a. Người lao động bị tai nạn lao động trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:
- Tai nạn lao động theo quy định tại Khoản a, điểm 1 nêu trên nhưng do lỗi trực tiếp của người lao động theo kết luận của Biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc.
Việc trợ cấp được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
b. Mức trợ cấp:
Mức trợ cấp tai nạn lao động được tính như sau:
- ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;
- ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì theo công thức dưới đây hoặc tra bảng tính bồi thường, trợ cấp theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% đến tử vong (Phụ lục 2).
Cách tính mức trợ cấp:
(Như tính mức bồi thường và nhân kết quả tính mức bồi thường với 0,4).
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng lương và phụ cấp nếu có);
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng lương và phụ cấp lương nếu có);
Ví dụ:
Ông B, bị tai nạn lao động (nguyên nhân: lỗi trực tiếp do ông B đã vi phạm quy định về an toàn), sau khi giám định lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức trợ cấp được tính như sau:
Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là:
Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 = 1,4 (tháng lương và phụ cấp lương nếu có).
Lần thứ hai ông B bị tai nạn xảy ra khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (tai nạn được coi là tai nạn lao động), sau khi giám định sức khỏe lần thứ hai mức suy giảm khả năng lao động là 20%.
Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:
Ttc = 5,50 x 0,4 = 2,20 (tháng lương và phụ cấp lương nếu có).
3. Các mức bồi thường, trợ cấp theo quy định là tối thiểu, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở mức cao hơn.
4. Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường hoặc trợ cấp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi được xác định bị bệnh nghề nghiệp, gồm lương cấp bậc, chức vụ. phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) theo quy định hiện hành.
Trường hợp thời gian làm việc không đủ 6 tháng thì lấy mức tiền lương của tháng liền kề hoặc tiền lương theo hình thức trả lương tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động, xác định bị bệnh nghề nghiệp để tính bồi thường, trợ cấp.
5. Các đối tượng được bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Thông tư này vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
III. HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC
1. Lập hồ sơ và thủ tục:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động theo quy định sau:
- Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định hiện hành của Pháp luật (Phụ lục 3 và Phụ lục 4);
- Biên bản giám định (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền.
- Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động (Phụ lục 5).
b) Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đối với người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định sau:
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật (phụ lục 6);
- Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan Pháp y hoặc biên bản giám định xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp của Hội đồng giám định Y khoa có thẩm quyền;
- Quyết định bồi thường của người sử dụng lao động (Phụ lục 7).
c) Hồ sơ được lập thành 3 bản:
+ Người sử dụng lao động giữ một bản
+ Người lao động (hoặc thân nhân của người lao động bị chết) bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp giữ một bản;
+ Một bản gửi Sở LĐTB và XH địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính.
2. Thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp:
- Quyết định bồi thường trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có biên bản giám định của Hội đồng giám định Y khoa hoặc của cơ quan Pháp y;
- Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định của người sử dụng lao động.
3. Chi phí bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp được tính vào kinh phí thường xuyên của cơ quan. Đối với hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm chi bồi thường, trợ cấp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
- Tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, biện pháp phòng ngừa, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức để hạn chế tối đa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể sảy ra đối với người lao động.
- Thường xuyên chăm lo sức khỏe đối với người lao động, khám sức khỏe định kỳ; nếu phát hiện trường hợp bị mắc bệnh nghề nghiệp phải thực hiện điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng đối với người bị bệnh. Tổ chức khám, đưa đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động; thực hiện bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp (nếu có).
- Thực hiện đúng chính sách, quy định về bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động hoặc thân nhân của người lao động bị chết vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Thực hiện định kỳ báo cáo tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 6 tháng và 1 năm theo báo cáo chung của Sở LĐTB và XH, liên đoàn Lao động địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính.
2. Các Sở LĐTB và Xã hội phối hợp với liên đoàn Lao động các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định tại thông tư này, nếu phát hiện sai sót thì hướng dẫn người sử dụng lao động chấp hành đúng quy định, nếu vi phạm nghiêm trọng thì phải xử lý nghiêm minh.
3. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện thông tư này đến từng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý.
4. Các đối tượng đã xác định bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp từ ngày 01 tháng 01 năm 2003, thì được hưởng chế độ bồi thường và trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp theo quy định tại thông tư này.
5. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Bãi bỏ Thông tư số 19/ LĐTBXH-TT ngày 02/8/1997 do Bộ lao động TB và XH ban hành về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường cho người bị tai nạn lao động.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ảnh về Bộ LĐTB và XH để nghiên cứu, giải quyết.

PHỤ LỤC 1
DANH MỤC 21 BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC BỒI THƯỜNG

(Ban hành kèm theo các Thông tư Liên bộ số 08/TTLB
ngày 19/5/1976, Thông tư Liên bộ số 29/TT-LB ngày 25/12/1991 và
Quyết định số 167/BYT-QĐ ngày 4/2/1997 của Bộ Y Tế)

Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản

1.1 Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp

1.2. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng)

1.3. Bệnh bụi phổi bông

1.4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

2.1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì

2.2. Bệnh nhiễm độc Benzen và các hợp chất đồng đẳng của Benzen

2.3. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân

2.4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan

2.5. Bệnh nhiễm độc TNT ( trinitro toluen)

2.6. Bệnh nhiễm độ asen và các chất asen nghề nghiệp

2.7. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp

2.8. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý

3.1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ

3.2. Bệnh điếc do tiếng ồn

3.3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

3.4 Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp

Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp

4.1. Bệnh sạm da nghề nghiệp

4.2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc

Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp

5.1. Bệnh lao nghề nghiệp

5.2. Bệnh viêm gan vi rút nghề nghiệp

5.3. Bệnh do soắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp

PHỤ LỤC 2
BẢNG TÍNH MỨC BỒI THƯỜNG TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG,
BỆNH NGHỀ NGHIỆP

(Ban hành kèm theo thông tư số 10/2003/BLĐTBXH-TT
ngày 18 tháng 4 năm 2003 về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường,
trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)
 

Số TT

 

Mức  suy giảm khả năng lao động (%)

 

Mức bồi thường ít nhất Tbt (tháng lương)

 

Mức trợ cấp ít nhất Ttc (tháng lương)

 

1

 

Từ 5 đến 10

 

1,50

 

0, 60

 

2

 

11

 

1,90

 

0,76

 

3

 

12

 

2,30

 

0,92

 

4

 

13

 

2,70

 

1,08

 

5

 

14

 

3,10

 

1,24

 

6

 

15

 

3,50

 

1,40

 

7

 

16

 

3,90

 

1,56

 

8

 

17

 

4,30

 

1,72

 

9

 

18

 

4,70

 

1,88

 

10

 

19

 

5,10

 

2,04

 

11

 

20

 

5,50

 

2,20

 

12

 

21

 

5,90

 

2,36

 

13

 

22

 

6,30

 

2,52

 

14

 

23

 

6,70

 

2,68

 

15

 

24

 

7,10

 

2,84

 

16

 

25

 

7,50

 

3,00

 

17

 

26

 

7,90

 

3,16

 

18

 

27

 

8,30

 

3,32

 

19

 

28

 

8,70

 

3,48

 

20

 

29

 

9,10

 

3,64

 

21

 

30

 

9,50

 

3,84

 

22

 

31

 

9,90

 

3,96

 

23

 

32

 

10,30

 

4,12

 

24

 

33

 

10,70

 

4,28

 

25

 

34

 

11,10

 

4,44

 

26

 

35

 

11,50

 

4,60

 

27

 

36

 

11,90

 

4,76

 

28

 

37

 

12,30

 

4,92

 

29

 

38

 

12,70

 

5,08

 

30

 

39

 

13,10

 

5,24

 

31

 

40

 

13,50

 

5,40

 

32

 

41

 

13,90

 

5,56

 

33

 

42

 

14,30

 

5,72

 

34

 

43

 

14,70

 

5,88

 

35

 

44

 

15,10

 

6,04

 

36

 

45

 

15,50

 

6,20

 

37

 

46

 

15,90

 

6,36

 

38

 

47

 

16,30

 

6,52

 

39

 

48

 

16,70

 

6,68

 

40

 

49

 

17,10

 

6,84

 

41

 

50

 

17,50

 

7,00

 

42

 

51

 

17,90

 

7,16

 

43

 

52

 

18,30

 

7,32

 

44

 

53

 

18,70

 

7,48

 

45

 

54

 

19,10

 

7,64

 

46

 

55

 

19,50

 

7,80

 

47

 

56

 

19,90

 

7,96

 

48

 

57

 

20,30

 

8,12

 

49

 

58

 

20,70

 

8,28

 

50

 

59

 

21,10

 

8,44

 

51

 

60

 

21,50

 

8,60

 

52

 

61

 

21,90

 

8,76

 

53

 

62

 

22,30

 

8,92

 

54

 

63

 

22,70

 

9,08

 

55

 

64

 

23,10

 

9,24

 

56

 

65

 

23,50

 

9,40

 

57

 

66

 

23,90

 

9,56

 

58

 

67

 

24,30

 

9,72

 

59

 

68

 

24,70

 

9,88

 

60

 

69

 

25,10

 

10,04

 

61

 

70

 

25,50

 

10,20

 

62

 

71

 

25,90

 

10,36

 

63

 

72

 

26,30

 

10,52

 

64

 

73

 

26,70

 

10,68

 

65

 

74

 

27,10

 

10,84

 

66

 

75

 

27,50

 

11,00

 

67

 

76

 

27,90

 

11,16

 

68

 

77

 

28,30

 

11,32

 

69

 

78

 

28,70

 

11,48

 

70

 

79

 

29,10

 

11,64

 

71

 

80

 

29,50

 

11,80

 

72

 

81 đến tử vong

30,00

12,00

PHỤ LỤC 3
ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ
(TW hoặc tên địa phương)
Số..................../

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________
............ngày..... tháng........ năm

 

Biên bản điều tra tai nạn lao động
......(chết người hoặc nặng)......

(Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 03/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 26/3/1998
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn lao động Việt nam)

1. Tên cơ sở xảy ra tai nạn lao động:

- Địa chỉ:

2. Ngành quản lý:

3. Địa phương:

4. Thành phần đoàn điều tra (họ tên, chức vụ, cơ quan công tác của từng người)..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

5. Những người tham gia điều tra (ghi rõ họ tên, chức vụ, cơ quan công tác của từng người):

................................................................................................................................

6. Sơ lược lý lịch của người bị nạn:

- Họ và tên:                                 Nam, nữ:                      Tuổi

- Nghề nghiệp:                             Năm công tác:

- Thang, bậc lương:                     Tuổi nghề:

- Loại hợp đồng lao động (không xác định thời hạn; có thời hạn; thời vụ):

- Nơi làm việc:

- Hoàn cảnh gia đình:

...............................................................................................................................

- Đã huấn luyện KTAT hay chưa:

- Tên cơ sở, địa phương quản lý người bị nạn:

7. Tai nạn lao động xảy ra hồi:............. giờ...........phút, ngày....tháng.....năm ..... sau khi làm việc được...... giờ, tại:.....................

8. Diễn biến của vụ tai nạn lao động:................................

.................................................................................................................................

9. Tình trạng thương tích:.......................................................................................

10. Nơi điều trị và phương pháp xử trí ban đầu:.....................................................

11. Nguyên nhân gân ra tai nạn lao động:..........................................................

12. Chi phí và thiệt hại do tai nạn lao động:

- Chi phí do quỹ BHXH trả:

- Chi phí do người sử dụng lao động trả:

- Thiệt hại tài sản:

13. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn tương tự hoặc tái diễn mà cơ sở phải thực hiện:

- Nội dung công việc:

.................................................................................................................................

- Thời gian hoàn thành:

14. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:

................................................................................................................................

Người sử dụng lao động
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))

Trưởng đoàn điều tra TNLĐ
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC 4
TÊN CƠ SỞ
Số..................../

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________

............ngày..... tháng........ năm

 

Biên bản điều tra tai nạn lao động
.....(nhẹ hoặc nặng)......

(Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 03/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
ngày 26/3/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế -
Tổng Liên đoàn lao động Việt nam)

1. Tên cơ sở xảy ra tai nạn lao động:

- Địa chỉ:

2. Ngành quản lý:

3. Địa phương:

4. Những người tham gia điều tra (họ tên, chức vụ, cơ quan công tác của từng người)...............................................................................................................................

.................................................................................................................................

5. Sơ lược lý lịch của người bị nạn:

- Họ và tên:                               Nam, nữ:                      Tuổi

- Nghề nghiệp:                          Năm công tác:

- Thang, bậc lương:                   Tuổi nghề:

- Loại hợp đồng lao động (không xác định thời hạn; có thời hạn; thời vụ):

- Nơi làm việc:

- Hoàn cảnh gia đình:

...............................................................................................................................

- Đã huấn luyện KTAT hay chưa:

6. Tai nạn lao động xảy ra hồi:..............giờ...........phút, ngày....tháng.....năm ..... sau khi làm việc được...... giờ, tại:.....................

7. Diễn biến của vụ tai nạn lao động:................................

................................................................................................................................

8. Tình trạng thương tích:

................................................................................................................................

9. Nơi điều trị và phương pháp xử trí ban đầu:

.................................................................................................................................

10. Nguyên nhân gân ra tai nạn lao động:

................................................................................................................................

11. Chi phí và thiệt hại do tai nạn lao động:

- Chi phí do quỹ BHXH trả:

- Chi phí do người sử dụng lao động trả:

- Thiệt hại tài sản:

12. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn tương tự hoặc tái diễn mà cơ sở phải thực hiện:

- Nội dung công việc:

................................................................................................................................

Thời gian hoàn thành:

- Người có trách nhiệm thi hành:

13. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:

................................................................................................................................

Những người tham gia
Điều tra TNLĐ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện BCH CĐ cơ sở
(Ký, ghi rõ họ tên và
đóng dấu (nếu có))

Người sử dụng lao động

(Ký, ghi rõ họ tên và
đóng dấu (nếu có))

----------------------------------------------------------------------

* Biên bản điều tra tai nạn lao động phải được lưu giữ tại cơ sở xảy ra tai nạn lao động và cơ quan tham gia đoàn điều tra.

Hoàn thành điều tra tai nạn lao động (kể từ khi xảy ra tai nạn lao động) trong thời hạn:

- Không quá 24 giờ đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ;

- Không quá 48 giờ đối với các vụ tai nạn lao động nặng;

- Không quá 20 ngày đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

- Không quá 40 ngày đối với các vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật để xác định nguyên nhân.

Trường hợp phải kéo dài thời gian điều tra so với quy định trên, đoàn điều tra tai nạn lao động phải báo cáo và xin phép người ra quyết định thành lập đoàn điều tra.

Phụ lục 5

(Ban hành kèm theo thông tư số 10/2003/ BLĐTBXH-TT
ngày 18 tháng 4 năm 2003 về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường,
trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

 

TÊN CƠ SỞ

Số............../

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc
__________________

...........ngày..... tháng........ năm

QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG (TRỢ CẤP)
TAI NẠN LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 110/2002/ NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động;

Căn cứ  Thông tư số 10/2003/ BLĐTBXH-TT ngày 18 tháng 4 năm 2003 về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp);

Căn cứ biên bản điều tra tai nạn lao động số .......ngày............tháng.............năm;

Căn cứ biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số .....ngày.......tháng......năm của Hội đồng Giám định Y khoa;

Theo đề nghị của ông, Bà trưởng phòng (chức năng, nghiệp vụ)

................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: ông, Bà ...................................................................

Sinh  ngày .......................tháng....................năm..............................................

Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ........................................................

Cơ quan, đơn vị..................................................................................................

Bị tai nạn lao động ngày....................................................................................

Mức suy giảm khả năng lao động: ............................................................... %

Tổng số tiền bồi thường hoặc trợ cấp: .......................................................đồng

(Số tiền bằng chữ..............................................................................................)

...........................................................................................................................

Nơi nhận bồi thường hoặc trợ cấp.....................................................................

Điều 2: Các ông, Bà trưởng phòng chức năng, nghiệp vụ...........và ông, Bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

(Thủ trưởng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.......)

(Ký tiên đóng dấu)

PHỤ LỤC 6
BỘ HỒ SƠ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2003/ BLĐTBXH-TT
ngày 18 tháng 4 năm 2003 về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường,
trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc khám bệnh nghề nghiệp, bồi thường cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động do bị bệnh nghề nghiệp. Hồ sơ của người lao động bị bệnh nghề nghiệp bao gồm:

- Giấy giới thiệu người lao động đi khám và giám định xác định bệnh nghề nghiệp của đơn vị sử dụng lao động;

- Hồ sơ sức khoẻ bao gồm: hồ sơ khám tuyển và khám định kỳ;

- Kết quả đánh giá môi trường lao động;

- Những hồ sơ bệnh án và điều trị bệnh (nếu có).

- Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ qun Pháp y hoặc biên bản giám định xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền.

Người lao động khi phát hiện bị bệnh nghề nghiệp phải được cách ly môi trường lao động gây bệnh nghề nghiệp để theo dõi, điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng và hoàn thiện hồ sơ để thực hiện chế độ bồi thường và các chế độ liên quan khác.

Hồ sơ của người bị bệnh nghề nghiệp phải có 02 tập, một tập do người sử dụng lao động quản lý, một tập do người lao động quản lý có giá trị như nhau.

PHỤ LỤC 7

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2003/ BLĐTBXH-TT
ngày 18 tháng 4 năm 2003 về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường,
trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

TÊN CƠ SỞ

Số..................../

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________

............ngày..... tháng........ năm

QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 110/2002/ NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động;

Căn cứ  Thông tư số 10/2003/ BLĐTBXH-TT ngày 18 tháng 4 năm 2003 về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp);

Căn cứ Bộ hồ sơ bệnh nghề nghiệp của ông, Bà....................................................

Căn cứ biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số .......ngày.........tháng.........năm ..........của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan Pháp y số ........ngày............tháng..............năm ....................;

Theo đề nghị của ông, Bà trưởng phòng (chức năng, nghiệp vụ)

...............................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: ông, Bà ........................................................................

Sinh  ngày .......................tháng....................năm..................................................

Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ.............................................................

Cơ quan, đơn vị......................................................................................................

Bị bệnh nghề nghiệp (nêu tên loại bệnh nghề nghiệp đã mắc phải) ....................................................................................................................

Mức suy giảm khả năng lao động:...................................................................%

Tổng số tiền bồi thường: .............................................................................đồng

(Số tiền bằng chữ ............................................................................................)

Được hưởng từ ngày...............................................................................................

Nơi nhận bồi thường...............................................................................................

Điều 2: Các ông, Bà trưởng phòng chức năng, nghiệp vụ...........và ông, Bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

(Thủ trưởng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.......)

(Ký tiên đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 10/2003/TT-BLDTBXH

Hanoi, April 18, 2003

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF COMPENSATION AND ALLOWANCE REGIMES FOR LABORERS GETTING LABOR ACCIDENTS OR OCCUPATIONAL DISEASES

In furtherance of the Government's Decree No. 110/2002/ND-CP of December 27, 2002 amending and supplementing the Government's Decree No. 06/CP of January 20, 1995 detailing a number of articles of the Labor Code regarding labor safety and hygiene; after obtaining the opinions of the Ministry of Health, the Ministry of Finance, Vietnam Labor Confederation and concerned agencies, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby guides the implementation as follows:

I. SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION

The subjects of application of the regimes of compensation and allowance for labor accidents and occupational diseases prescribed in Clause 4, Article 1 of Decree No. 110/2002/ND-CP of December 27, 2002 include:

1. Laborers working under labor contracts in the following enterprises, agencies and organizations:

a/ Enterprises established and operating under the State Enterprise Law, including production and business enterprises; public-utility enterprises and enterprises of the armed forces;

b/ Enterprises established and operating under the Enterprise Law, including limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and private enterprises;

c/ Enterprises established and operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam, including joint-venture enterprises and enterprises with 100% foreign-invested capital;

f/ Administrative, non-business agencies, political organizations, socio-political organizations, professional socio-political organizations, other social organizations, armed forces, including organizations and units permitted to conduct production, business and/or service activities, which belong to administrative, non-business agencies, Party and mass organizations as well as self-financing mass associations;

g/ Semi-public, people-founded and private establishments in the cultural, medical, educational, training, scientific, sport and physical training and other non-business sectors;

Vietnam, except otherwise provided for by international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to;

2. Officials, public employees and servants under the Ordinance on Officials and Public Employees.

3. Laborers and cooperative members who work and enjoy remuneration under labor contracts in cooperatives set up and operating under the Cooperative Law.

4. Laborers specified at Points 1, 2 and 3 of this Section also include job trainees and apprentices for working at enterprises, agencies or organizations shall also enjoy the regimes of compensation and allowance for labor accidents and occupational diseases.

II. COMPENSATION AND ALLOWANCE REGIMES

1. The compensation regime:

a/ For laborers who get labor accidents or occupational diseases prescribed below and, therefore, suffer from a working capacity decline of 5% or more or die, they shall be compensated as follows:

- If labor accidents occur because of dangerous and/or hazardous factors in labor, which cause injury to any body part or function of laborers or cause their death in the laboring process associated with the performance of the jobs or labor tasks (including the time for settling essential needs during the working time as prescribed in the Labor Code, such as breaks, time for having mid-shift meals and additional food, menstrual hygiene, washing, baby breast feeding, toilet, work preparation and completion time).

- Occupational diseases are diseases contracted because of hazardous working condition factors of the laborers' occupations, which are on the list of occupational diseases promulgated jointly by the Ministry of Health and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (Appendix 1).

- For labor accidents:

Laborers get labor accidents under the provisions at Item a of Point 1 above, and such labor accidents occur at the employers' fault according to the conclusions made in the labor accident investigation records.

Compensation shall be paid in lump sum for each accident. It is forbidden to pay aggregate compensation for many accidents that have occurred.

- For occupational diseases:

Laborers who suffer from occupational diseases under the provisions at Item a, Point 1 above shall be compensated according to the conclusions of the conclusion records of the competent forensic medicine agencies or Medical Expertise Councils in the following cases:

+ They die from occupational diseases while still working or before changing to other jobs, before quitting or loosing their jobs or before retirement.

+ Through regular checks of occupational diseases (according to the Health Ministry's regulations) which determine the degree of working capacity decline.

The compensation for occupational diseases shall be made in lump sum for each time according to the following provisions:

The first-time compensation shall be based on the percentage (%) of working capacity decline at the first-time health check, and the second-time and subsequent compensations shall be based on the percentage (%) of increasing working capacity decline so as to compensate for the increased capacity labor decline percentage (%) compared to the preceding decline.

The levels of compensation for labor accidents or occupational diseases under the provisions at Item b above are calculated as follows:

- Being equal to at least 30 months' salary and salary -based allowance (if any) for laborers who suffer from working capacity decline of 81% or higher or die in labor accidents or from occupational diseases.

- Being equal to at least one and a half months' salary and salary -based allowance (if any) for those who suffer from working capacity decline of between 5% and 10%; if they later suffer from working capacity decline of between over 10% and under 81%, they shall enjoy an additional 0.4 month's salary and salary-based allowance (if any) per increased 1%.

Method of calculating compensation levels:

- The compensation levels for laborers who suffer from working capacity decline of between over 10% and

Tbt = 1.5 + {(a-10) x 0.4} of which:

Tbt is the compensation level for laborers suffering from working capacity decline of over 10% or higher (calculation unit: one month's salary and salary -based allowance, if any);

1.5 is the compensation level for working capacity decline of between 5% and 10%;

0.4 is the compensation co-efficient per increased 1% of working capacity decline.

Example:

Mr. A suffers from an occupational disease. His first health check shows that his working capacity decline is 15%. His compensation level is calculated as follows:

The first-time compensation level for Mr. A is:

Tbt = 1.5 + {(15-10) x 0.4} = 3.5 (months' salary and salary -based allowance, if any).

Mr. A's second regular health check shows that his working capacity decline is 35% (his working capacity decline increases over the first-time check by 20%).

The second compensation level for Mr. A is:

Tbt = 20 x 0.4 = 8.0 (months' salary and salary -based allowance, if any).

2. The allowance regime:

- Labor accidents specified at Item a, Point 1 above, which, however, occur due to the laborers' fault according to the conclusions of the labor accident investigation records;

- Accidents regarded as labor accidents are those occur to laborers who are going from home to working place or vice versa or accidents due to objective causes such as natural calamity, fire and other risks associated with the performance of their jobs or labor tasks, or accidents occurring at working places but their causers are unidentifiable.

Allowance shall be paid in lump sum for each time. Allowance shall be paid per accident and it is not allowed to pay aggregate allowance for many accidents which have occurred.

The levels of allowance for labor accidents are calculated as follows:

- Being equal to at least 12 months' salary and salary -based allowance (if any) for laborers who suffer from working capacity decline of 81% or higher or die in labor accidents.

- Being equal to at least 0.6 month's salary and salary -based allowance (if any) for those who suffer from working capacity decline of between 5% and 10%; if they later suffer from working capacity decline of between over 10% and under 81%, use the following formula or refer to the table for calculation of compensation and allowance levels based on the working capacity decline percentage of between 5% and death (Appendix 2).

Method of calculating allowance levels

(

Ttc = Tbt x 0.4.

Ttc is the allowance level for laborers suffering from working capacity decline of 10% or higher (calculation unit: one month's salary and salary-based allowance, if any).

Tbt: is the compensation level for laborers suffering from working capacity decline of 10% or higher (calculation unit: one month's salary and salary-based allowance, if any).

Example:

Mr. B gets a labor accident (due to his fault of violating safety regulations). His first-time health check shows that his working capacity decline is 15%. His allowance level is calculated as follows:

The first-time allowance level for Mr. B is:

Ttc = Tbt x 0.4 = 3.5 x 0.4 = 1.4 (months' salary and salary -based-allowance, if any).

Mr. B gets the second accident while going home from his working place (this is regarded as labor accident) and his second health check shows that his working capacity decline is 20%.

The second-time allowance for Mr. B is:

Ttc = 5.50 x 0.4 = 2.20 (months' salary and salary-based allowance, if any).

3. The prescribed compensation and allowance levels are minimum

4. Salaries used as a basis for calculating compensation or allowance amounts are those stated in labor contracts, calculated as an average salary of the six months preceding the time when labor accidents occur or occupational diseases are determined, including rank or position salary, region-based allowance and/or position allowance (if any) according to the current regulations.

If laborers have worked for less than six months only, the salary of the preceding month or the salary paid at the time when labor accidents occur or occupational diseases are identified shall be used for calculating compensation and/or allowance amounts.

5. The subjects enjoying compensations and/or allowances for labor accidents or occupational diseases under this Circular shall still enjoy the regime of social insurance for labor accidents and occupational diseases (if they participate in compulsory social insurance) prescribed in the Government's Decree No. 12/CP of January 26, 1995 promulgating the Social Insurance Regulation.

III. DOSSIERS AND PROCEDURES

1. Compilation of dossiers and procedures:

- The labor accident investigation record according to the current provisions of law;

- The examination record (written certification of the working capacity decline due to labor accident) of the competent Medical Examination Council;

- The employer's decision on payment of compensation or allowance.

- The laborer's occupational disease dossiers according to the current provisions of law.

- The forensic medicine agency's record confirming the laborer's death due to occupational disease or the competent Medical Examination Council's record certifying the working capacity decline caused by occupational disease;

- The employer's decision on payment of compensation or allowance.

- One copy is kept by the employer;

- One copy is kept by the laborer (or a next of kin of the dead laborer) who gets a labor accident or an occupational disease;

+ One copy is sent to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service of the locality where the enterprise, agency or organization is headquartered.

2. Time limit for payment of compensation or allowance:

- The employer's decisions on paying compensation or allowance to people who have labor accidents or occupational diseases must be issued within five days after the examination records of the Medical Examination Council or forensic medicine agency are available;

- Compensation and allowance money must be paid in lump sum to people who get labor accidents or occupational diseases within five days after the employer's decisions are issued.

3. Expenditures on compensations and allowances for people who get labor accidents or occupational diseases shall be accounted in the product costs or circulation costs of production and business enterprises or establishments. Administrative and non-business agencies may account such expenditures into their regular expenditures. Households and individuals shall have to pay compensations and allowances.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Employers shall have to:

- Enhance measures to improve the working conditions, to prevent and propagate and educate to raise awareness so as to minimize possible labor accidents and occupational diseases for laborers.

- Regularly take care of laborer's health and provide regular health checks; if detecting any cases of suffering from occupational diseases, provide treatment and functional rehabilitation convalescence for the patients. Organize examinations or seek for expertise on the working capacity decline levels; pay compensation to laborers suffering from occupational diseases (if any).

- Properly implement policies and regulations on compensation for labor accidents and occupational diseases and allowances for labor accidents to laborers or next of kin of laborers who die in labor accidents or from occupational diseases.

- Biannually and annually send a general report on the situation of labor accidents and occupational diseases and on the implementation of the regime of compensation and allowance for labor accidents and occupational diseases to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services and Labor Federations of the localities where their enterprises, agencies or organizations are headquartered.

2. The provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall coordinate with the Labor Federations of the localities in regularly inspecting and overseeing the implementation of policies and regimes on labor safety and hygiene as well as the provisions of this Circular; if detecting any mistakes, they shall guide the employers to correctly implement the provisions; serious violations shall be strictly handled.

3. The ministries, the ministerial-level agencies, and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall popularize, and guide the implementation of, this Circular for every enterprise, agency and/or organization under their respective management.

4. The subjects determined as having got labor accidents or occupational diseases as from January 1, 2003 shall enjoy the regime of compensation and allowance for labor accidents and occupational diseases under the provisions of this Circular.

5. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. To repeal Circular No. 19/LDTBXH-TT of August 2, 1997 promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the implementation of the regime of compensation for labor accident victims.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study and settlement.

 

MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

 

 

APPENDIX 1

LIST OF OCCUPATIONAL DISEASES ENTITLED TO (Promulgated together with Joint Circular No. 08/TTLB of May 19, 1976 and Joint Circular No. 09/TTLB of December 25, 1991 and the Health Minister's Decision No. 167/BYT-QD of February 4, 1997)

Group I: Dust diseases and bronchitis

1.1. Occupational silicosis

1.2. Asbestosis

1.3. Cotton dust disease

1.4. Occupational chronic bronchitis

Group II: Occupational intoxication diseases

2.1. Intoxication of lead and lead compounds

2.2. Intoxication of benzene and benzene compounds

2.3. Intoxication of mercury and mercury compounds

2.4. Intoxication of manganese and manganese compounds

2.5. Intoxication of TNT (trinitrotoluence)

2.6 Occupational intoxication of arsenic and arsenic matters

2.7. Occupational intoxication of nicotine

2.8. Occupational intoxication of pesticides

Group III: Occupational diseases due to physical elements

3.1. Diseases due to X-ray and radioactive substances

3.2. Deafness caused by noise

3.3. Occupational vibration disease

3.4. Occupational chronic low-pressure disease

Group IV: Occupational skin diseases

4.1. Occupational skin tanning disease

4.2. Skin ulcer, nasal septum ulcer, dermatitis, contact eczema.

Group V: Occupational infectious diseases

5.1. Occupational tuberculosis

5.2. Occupational viral hepatitis

5.3. Occupational leptospirosis

 

APPENDIX 2

TABLE FOR CALCULATION OF COMPENSATION LEVELS PAID BY EMPLOYERS TO LABORERS GETTING LABOR ACCIDENTS OR OCCUPATIONAL DISEASES
(Promulgated together with Circular No. 10/2003/TT-BLDTBXH of April 18, 2003 guiding the implementation of compensation and allowance regimes for laborers getting labor accidents or occupational diseases).

Ordinal number

Level of working capacity decline (%)

Minimum compensation level Tbt (monthly salary)

Minimum allowance level Ttc (monthly allowance)

1

Between 5 and 10

1.50

0.60

2

11

1.90

0.76

3

12

2.30

0.92

4

13

2.70

1.08

5

14

3.10

1.24

6

15

3.50

1.40

7

16

3.90

1.56

8

17

4.30

1.72

9

18

4.70

1.88

10

19

5.10

2.04

11

20

5.50

2.20

12

21

5.90

2.36

13

22

6.30

2.52

14

23

6.70

2.68

15

24

7.10

2.84

16

25

7.50

3.00

17

26

7.90

3.16

18

27

8.30

3.32

19

28

8.70

3.48

20

29

9.10

3.64

21

30

9.50

3.80

22

31

9.90

3.96

23

32

10.30

4.12

24

33

10.70

4.28

25

34

11.10

4.44

26

35

11.50

4.60

27

36

11.90

4.76

28

37

12.30

4.92

29

38

12.70

5.08

30

39

13.10

5.24

31

40

13.50

5.40

32

41

13.90

5.56

33

42

14.30

5.72

34

43

14.70

5.88

35

44

15.10

6.04

36

45

15.50

6.20

37

46

15.90

6.36

38

47

16.30

6.52

39

48

16.70

6.68

40

49

17.10

6.84

41

50

17.50

7.00

42

51

17.90

7.16

43

52

18.30

7.32

44

53

18.70

7.48

45

54

19.10

7.64

46

55

19.50

7.80

47

56

19.90

7.96

48

57

20.30

8.12

49

58

20.70

8.28

50

59

21.10

8.44

51

60

21.50

8.60

52

61

21.90

8.76

53

62

22.30

8.92

54

63

22.70

9.08

55

64

23.10

9.24

56

65

23.50

9.40

57

66

23.90

9.56

58

67

24.30

9.72

59

68

24.70

9.88

60

69

25.10

10.04

61

70

25.50

10.20

62

71

25.90

10.36

63

72

26.30

10.52

64

73

26.70

10.68

65

74

27.10

10.84

66

75

27.50

11.00

67

76

27.90

11.16

68

77

28.30

11.32

69

78

28.70

11.48

70

79

29.10

11.64

71

80

29.50

11.80

72

81 to death

30.00

12.00

 

 

MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 10/2003/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất