Thông tư 05/1999/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và cấp giấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động

thuộc tính Thông tư 05/1999/TT-BYT

Thông tư 05/1999/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và cấp giấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/1999/TT-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Văn Thưởng
Ngày ban hành:27/03/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ ngày 15/02/2021, Thông tư này hết hiệu lực bởi Thông tư 29/2020/TT-BYT.

Xem chi tiết Thông tư05/1999/TT-BYT tại đây

tải Thông tư 05/1999/TT-BYT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/1999/TT-BYT

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 1999

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 05/1999/TT-BYT NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 1999

HƯỚNG DẪN VIỆC KHAI BÁO, ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐƯỢC SỬ DỤNG CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT

VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

nhayGiấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động quy định tại Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế được thay thế bằng điều kiện kinh doanh không cần giấy phép, quy đinh tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04/06/2002.
nhay

- Căn cứ vào Điều 96, Điều 185 và 186 của Bộ Luật lao động ngày 23 tháng 06 năm 1994.

- Căn cứ Khoản 2 Điều 19 Nghị định 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ Y tế xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống qui phạm vệ sinh lao động.

- Căn cứ Nghị định 68/CP ngày 11 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế.

Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và cấp giấy chứng nhận sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân (gọi tắt là cơ sở) dưới đây có sử dụng, lưu giữ, vận chuyển, sản xuất kinh doanh (gọi chung là sử dụng) các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động thuộc danh mục do Bộ Y tế quy định phải thực hiện việc khai báo, đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận được sử dụng với cơ quan Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động thuộc Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:                      
    - Các doanh  nghiệp Nhà nước;
   - Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các hợp tác xã, tổ sản xuất, các tổ chức cá nhân;
   - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp;
   - Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam;    
   - Các đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị xã hội khác.
II. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI  CÁC
CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
1. Khái niệm các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động: là các chất độc hại và nguy hiểm trong qúa trình tiếp xúc gây nhiễm độc mãn, nhiễm độc cấp có thể dẫn tới tử vong, gây ung thư, biến đổi gien, tác hại tới qúa trình sinh sản và gây các bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Danh mục các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động do Bộ Y tế qui định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục này sẽ được bổ sung khi có yêu cầu. Tiêu chuẩn cho phép các chất trong môi trường lao động theo các quy định của  Bộ Y tế.
2. Mục đích quản lý các chất này nhằm phòng ngừa trước mắt và lâu dài các tai biến, thảm hoạ về hoá chất, bảo vệ sức khoẻ người lao động, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho cộng đồng.
3. Các chất này phải được khai báo, đăng ký và kiểm tra theo định kỳ, đột xuất; được sử dụng, bảo quản, lưu giữ và vận chuyển theo quy định về an toàn vệ sinh lao động. Trong qúa trình sản xuất và sử dụng, các cơ sở phải có phương án tối ưu nhằm đề phòng, xử lý sự cố.
III. KHAI BÁO, ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐƯỢC SỬ DỤNG CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT
VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
1. Khai báo các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động.
a/ Khai báo là sự kê khai , báo cáo các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động với cơ quan Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động thuộc Thanh tra Nhà nước về Y tế cấp Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung ương (gọi tắt Thanh tra Bộ Y tế hoặc Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
b/ Các chất phải khai báo:  Là các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động được đưa vào sử dụng và phát sinh trong qúa trình sản xuất, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển thuộc danh mục qui định tại phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư này. Các chất này phải được khai báo về số lượng, nồng độ và mục đích sử dụng các chất đó (theo phụ lục số 2).
c/ Thủ tục khai báo: Các cơ sở phải khai báo các chất thuộc danh mục các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động loại I và II với Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thanh tra Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo các chất thuộc danh mục các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động loại I với Thanh tra Bộ Y tế.
2. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động.
2.1. Việc đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động (gọi tắt là giấy chứng nhận) là thủ tục hành chính bắt buộc đối với các cơ sở sử dụng các chất thuộc danh mục qui định của Thông tư này.
2.2. Thanh tra Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động thuộc loại I và II của danh mục kèm theo Thông tư này.
2.3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu được qui định như sau:
Cơ sở gửi hồ sơ đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận tới cơ quan Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đã nhận bản khai báo các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động của cơ sở. Hồ sơ đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận bao gồm:
- Đơn xin đăng ký và cấp giấy chứng nhận gửi Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (phụ lục 3).
- Tóm tắt lý lịch các chất xin cấp giấy chứng nhận (phụ lục 4).
- Kết qủa thẩm định các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động do các cơ quan có thẩm quyền cấp (phụ lục 7).
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận, các cơ quan Thanh tra  Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và cấp giấy chứng nhận (theo mẫu tại phụ lục 8) cho cơ sở có yêu cầu. Giấy chứng nhận có giá trị 36 tháng.
Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, sau 10 ngày cơ quan Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do để cơ sở khắc phục các sai sót.
2.4. Gia hạn giấy chứng nhận:
Trước khi giấy chứng nhận hết hạn một tháng cơ sở gửi hồ sơ xin gia hạn giấy chứng nhận tới cơ quan Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đã cấp giấy chứng nhận lần gần nhất. Hồ sơ xin gia hạn giấy chứng nhận gồm:
- Đơn xin gia hạn giấy chứng nhận (phụ lục 5).  
- Giấy chứng nhận  đã đựơc cấp lần gần nhất.
- Kết qủa thẩm định các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động do các cơ quan có thẩm quyền cấp (phụ lục 7).
2.5.  Cấp lại giấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao  động.
a/ Việc cấp lại giấy chứng nhận áp dụng cho các trường hợp sau:
- Sau khi thay đổi nồng độ các chất đang sử dụng, thay đổi chất mới, thay đổi qui trình công nghệ, thay đổi địa điểm, cải tạo nhà xưởng, kho tàng lưu giữ .
- Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận.
b/  Cơ sở  xin cấp lại giấy chứng nhận gửi hồ sơ tới Thanh tra Sở Y tế tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đã nhận bản khai báo các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động của cơ sở. Hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận (phụ lục 3).
- Giấy chứng nhận đã cấp lần gần nhất.
- Tóm tắt lý lịch các chất xin cấp giấy chứng nhận (phụ lục 4)
- Kết qủa thẩm định các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động (phụ lục 7).
c/ Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận thực hiện theo qui định tại điểm 2.3 mục 2 của Thông tư này.
2.6.  Trong qúa trình được phép sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động, hàng năm các cơ sở đều phải thực hiện đánh giá môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo các qui định của pháp luật hiện hành. Những cơ sở không thực hiện theo đúng các qui định ghi trong Thông tư này đều bị thu hồi giấy chứng nhận sử dụng.
Trong thời gian xét được cấp giấy chứng nhận, các cơ sở phải thực hiện theo các kiến nghị của cơ quan thẩm định đối với người lao động trực tiếp và cộng đồng. Trong trường hợp chưa khắc phục được các yếu tố có nguy cơ đến sức khỏe người lao động và cộng đồng xung quanh, Thanh tra Sở Y tế tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động và thông báo việc không xét cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đó biết.
3. Thẩm định các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động.
a/ Các cơ quan thẩm định các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động gồm:
- Các Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Y tế lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các Viện thuộc hệ Y tế dự phòng của Bộ Y tế.
- Các Trung tâm Y tế lao động các Bộ, ngành và các đơn vị khác được Bộ Y tế chấp thuận. Đối với các đơn vị này khi tiến hành thẩm định bắt buộc phải có sự phối hợp của Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b/ Trong trường hợp có khiếu nại về kết quả  thẩm định thì các Viện khu vực thuộc hệ Y tế dự phòng của Bộ Y tế thẩm định lại; nếu vẫn còn tiếp tục khiếu nại về kết quả thẩm định lại của Viện khu vực thì  kết quả do Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường thuộc Bộ Y tế là kết quả cuối cùng.  
c/ Hồ sơ xin thẩm định gồm:
- Đơn xin thẩm định các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động (phụ lục 6) gửi cho một trong các cơ quan nêu ở điểm a trên.
- Tóm tắt lý lịch các chất xin thẩm định (phụ lục 4)
- Bản kết quả khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân.
- Giấy chứng nhận (hoặc hợp đồng huấn luyện) đã tập huấn cho người lao động về sử dụng an toàn và vệ sinh lao động trong việc sử dụng hóa chất do các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
- Hồ sơ vệ sinh lao động cơ sở và kết qủa đo đạc môi trường lao động trong 12 tháng gần nhất.
d/ Thời hạn thẩm định: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin thẩm định, các cơ quan được phép phải thẩm định xong và trả lời kết qủa thẩm định cho cơ sở (phụ lục 7).
e/ Mọi chi phí cho việc thẩm định và cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo các qui định hiện hành của Nhà nước.
4. Thu hồi giấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động.
Việc thu hồi giấy chứng nhận được áp dụng trong các trường hợp như sau:
a/ Cơ sở không thực hiện đúng mọi qui định, có nguy cơ gây tác hại đối với sức khỏe người lao động, cộng đồng.
b/ Có nguy cơ xảy ra sự cố.
c/ Khai báo và đăng ký các chất không đúng với giấy chứng nhận đã được cấp.
Các cơ quan được phép thu hồi giấy chứng nhận sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra  Bộ Y tế.
Đối với cơ sở sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động khi để xảy ra sự cố gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản phải chịu trách nhiệm theo qui định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, Ngành có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở thuộc quyền thực hiện việc khai báo, đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận theo đúng qui định của Thông tư này.
2. Thanh tra Bộ Y tế, Vụ Y tế dự phòng có trách nhiệm:
a/  Tổ chức hướng dẫn thực hiện việc khai báo, đăng ký và cấp giấy chứng nhận theo thẩm quyền được giao tại Thông tư này .
b/ Định kỳ tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế về tình hình khai báo, đăng ký và cấp giấy chứng nhận trong phạm vi cả nước.
3. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm  chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a/  Tổ chức triển khai thực hiện việc khai báo, đăng ký, thẩm định và cấp giấy chứng nhận theo thẩm quyền được giao tại Thông tư này.
b/  Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc khai báo, đăng ký và  cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở trên địa bàn địa phương.
c/  Định kỳ báo cáo 6 tháng trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 1 năm sau cho Bộ Y tế (Thanh tra Bộ Y tế, Vụ Y tế dự phòng) về tình hình khai báo, đăng ký và cấp giấy chứng nhận ở địa phương (phụ lục 9).
4. Các cơ sở sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động phải thực hiện đúng mọi qui định tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong qúa trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị các Sở Y tế phản ảnh về Bộ Y tế (Thanh tra Bộ Y tế  và Vụ Y tế dự phòng) để nghiên cứu giải quyết.

                                                                                                          Nguyễn Văn Thưởng

                                                                                                         (Đã ký)

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999)

DANH MỤC CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG PHẢI KHAI BÁO, ĐĂNG KÝ VÀ XIN CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG

I. DANH MỤC CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG LOẠI I

1. 2-Acetylaminofluorene .

2. 4-Aminobiphenyl ( M3).

3. Arsenic và các hợp chất của arsenic ( 1A).

4. Asbestos (amosite va chrysotil).

5. Benzene (T1,M1).

6. Benzidine (1A).

7. Bis (chloromethyl)ether.

8. 1,4-Butanediol dimethanesufonate (M3).

9. Cyclophosphamide (T2, M2 ).

10. Diamino-4,4’ diphenyl.

11. Diethylstilboestrol .

12. 4- Dimethylaminoazobenzene.

13. Naphthylamine (a và b).

14. Thorium dioxide.

15. 4-Amino 10-methyl formic acid (T1 ).

16. Dinitrogen pentoxide (T1 ).

17. 2,4 DB.

18. 2,4 DP.

19. 2,4,5 D.

20. 2,4,5 T.

21. Các hoá chất bảo vệ thực vật trong danh mục hạn chế sử dụng ở Việt nam (Theo danh mục của Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn)

II. DANH MỤC CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG LOẠI II

1) Acetothioamide.

2) Acrylic amide.

3) Alachlor

4) Allyl catechol methylene ether

5) 2-Aminofluorene

6) 3-Amino 1,2,4-triazole

7) Aniline và các hợp chất

8) Antimony và các hợp chất (1B)

9) Aziridine

10) Benzidine dihydro chloride

11) 2,3-Benzofluoroethene

12) 2,3- Benzophenanthrene.

13) Benzo (a) pyrene (C2).

14) (Bis (Chloro-2 ethyl) amino) phenyl butyric acid (T3)

15) Bis chloroethyl nitroso urea (T3 M3).

16) Benomyl.

17) Benzyl chloride

18) Beryllium và các hợp chất.

19) Boric acid và các borate

20) Bromodichloromethane.

21) Cadmium và các hợp chất (1A)

22) Calcium cyanide.

23) Carbondisulfide(T3, A800).

24) Carbon monoxide

25) Carbon tetrachloride

26) Chloroethyl ether

27) Chloromethyl ether

28) Chloropicrine

29) Chromium và các hợp chất ( C1 )

30) Coal tar ( hắc ín) (C1 ).

31) Dactinomycin.

32) Daunorubicin ( T3 ).

33) Demention (o & s).

34) Dieldrin

35) Di-sec-octyl phthalate

36) Dibez (A-H) anthracene

37) 1,4- Dichlorobenzene.

38) Diethylstilboestrol.

39) Dimethylformamide

40) 1,4- Dioxane ( C1).

41) Dimethyl mercury.

42) Dinitro toluene (DNT).

43) Dinitrogen pentoxide.

44) Dioxin và dẫn xuất.

45) Endosulfan

46) Epichlorohydrin ( C3 , 1A)

47) Epoxy 1-propanol.

48) Ethylene dibromide (C2)

49) Ethylene dichloride.

50) Ethylene dioxide (C2 , 1A)

51) Fluorouracil.

52) Formalin.

53) Formaldehyde (1A)

54) Hexa methyl phosphoramide(C2).

55) Hydrazine và hydrazine hydrate, hydrazine sulfate (1A).

56) Lead (chì) và các hợp chất chứa chì.

57) Mechloethamine,

58) Mechloethamine hydrochloride(C2 , T2 , A0600 , A0800)

59) Melfalan (A0600, A0800).

60) Mercury và các hợp chất.

61) Endrine.

62) Methallyl chloride

63) 2-Methyl aziridine Mercury và các hợp chất ( 1A )

64) Methylazoxy methanol B-D-Glucosite.

65) Methyl bromide.

66) Methyl chroride.

67) Methylen chloride.

68) Nickel (carbonyl, dioxide, disulfide, monoxide) (C2 )

69) N-Nitrosodiisopropylamine

70) Nitrosomorpholine

71) Ortho-amino azotoluene

72) Perchloropentacyclodecane.

73) Phosphine.

74) Phosphorus ( vàng)

75) Polychlorinated biphenyls.

76) Procarbazine hydrochloride.

77) Propyl thiouracil.

78) Sodium cyanide.

79) Stibine.

80) Thallium và các hợp chất.

81) Thionyl chloride.

82) Thiophosphamide.

83) Toluene ( o,m,p).

84) Uracil mustard

85) Urethane ( C1 , M2 )

86) Vinyl chloride.

87) Vinyl cylohexene dioxide.

88) Xylene (o,m,p)

Ghi chú: Các ký hiệu dùng kèm theo các chất như sau:

C1: Đã thấy gây ung thư trên người

C2: Đã thấy gây ung thư trên động vật,

nghi ngờ có thể tác hại trên người

C3: Nghi ngờ có gây ung thư trên động vật

M1: Đã thấy gây biến đổi gen trên người

M2: Đã thấy gây biến đổi gien trên động

vật, nghi ngờ có thể tác hại trên người

M3: Nghi ngờ gây biến đổi gien hại trên động vật

T1: Đã thấy gây quái thai trên người

T2: Đã thấy gây quái thai trên động vật,

nghi ngờ có thể tác hại trên người

T3: Nghi ngờ có gây quái thai trên động vật

A0600: Gây rối loạn sinh dục nam

A0800: Gây bất thường cho tinh trùng

A1000: Qua nhau thai, gây độc phôi,

trứng ở người

1A: Vật liệu rất độc có hậu quả tức thời

và trầm trọng

1B: Vật liệu độc có hậu quả tức thời

và trầm trọng

2A: Vật liệu rất độc có các tác hại khác

2B: Vật liệu độc có các tác hại khác

DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HẠN CHẾ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 29/1999/QĐ-BNN-BCTV ngày 04 tháng 02 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNN)

 

Tên hoạt chất
(Common Name)

Tên thương mại
(Trade Name)

Tổ chức xin đăng ký
(Application)

I. Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:

 

1. Thuốc trừ sâu:

 

 

1

Carbofuran

Furadan 3 G

FMC

2

Deltamethrin 2% +

Dichlovos 13%

Sát trùng linh 15 EC

Công ty thuốc trừ sâu - Bộ Quốc phòng

3

Dichlovos

Demon 50 EC

Connel Bros

4

Dicotol

Kelthane 18.5 EC

Rohm and Haas PTE Ltd.

5

Dicrotophos

Bidrin 50 EC

Công ty vật tư KTNN Cần Thơ

6

Endosulfan

Endosol 35 EC

Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn

 

 

Thiodan 35 EC

AgrEvo AG

 

 

Thiodol 35 ND

Công ty vật tư KTNN Cần Thơ

 

2. Thuốc trừ bệnh hại cây trồng:

 

1

MAFA

Dinasin 6.5 SC

Công ty sát trùng Việt Nam

 

3. Thuốc trừ cỏ:

 

 

1

Paraquat

Gramoxone 20 SL

Zeneca Agrochemical

 

4. Thuốc trừ chuột:

 

 

1

Zinc Phosphide

Fokeba 1%, 5%, 20%

Công ty thuốc sát trung Việt Nam

 

 

QT - 92 18%

Hội chăn nuôi Việt Nam

 

 

Zinphos 20%

Công ty TTS Sài Gòn

II. THUỐC TRỪ MỐI:

1.

Na2SiF5 50% +

HBO3 30% + CuSO4 30%

PMC 90 bột

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Chèm - Từ Liêm - Hà Nội

2

Na2SiF5 80% +

ZnCl2 20%

PMs 100 bột

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Chèm - Từ Liêm - Hà Nội

3

Na2SIF5 75 % +

C5Cl5ONa 15%

PMD 90 bột

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Chèm - Từ Liêm - Hà Nội

III. THUỐC BẢO QUẢN LÂM SẢN

 

 

 

1

Methylene bis Thiocyanate 5% + Quatemary ammonium compounds 25%

Celbrite MT 30

Celcure(M) Sdn Bhd

2

Sodium Pencachlorophenate monohydrate

Copas NAP 90 G

Celcure(M) Sdn Bhd

3

Sodium Tetraboratedecahydrate 54% + Boric acid 36%

Celbor 90 SP

Celcure(M) Sdn Bhd

4

Tribromophenol

Injecta AB 30 L

Moldrup System PTE Ltd

5

Tributyl tin naphthenate

Timber life 16 L

Jardine Davies ins (Philippines)

6

CuSO4 50 % +

K2Cr2O7 50%

XM5 100 boojt

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Chèm - Từ Liêm - Hà Nội

7

ZnSO4.7H2O 60% +

NaF 30% + phụ gia 10%

LN5 90 bột

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Chèm - Từ Liêm - Hà Nội

8

C5Cl5Na 60% +

NaF 30% + phụ gia 10%

P - NaF 90 bột

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Chèm - Từ Liêm - Hà Nội

9

C5Cl5ONa 50% + Na2B4O7 25% - H3BO4 25%

PBB 100 bột

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Chèm - Từ Liêm - Hà Nội

10

SO4(NH4)2 92% +

NaF 8%

PCC 100 bột

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Chèm - Từ Liêm - Hà Nội

11

C5Cl5OH 5% +

C5H4O5N2 2%

CMM 7 dầu lỏng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Chèm - Từ Liêm - Hà Nội

IV. THUỐC KHỬ TRÙNG KHO:

 

 

 

1

Aluminium Phosphide

Celphos 56%

Excel Industries Ltd India

 

 

Gastoxin 56.8 GE

Helm Ag

 

 

Fumitoxin 55% tablets

Vietnam Fumigation Co.,

 

 

Phostoxin 56% viên tròn, viên dẹt

Vietnam Fumigation Co.,

 

 

Quickphos 56 viên

United Phosphorus Ltd

2

Magnesium phosphide

Magtoxin 66 tablet, pellet

Detia Degesch GmbH

3

Methyl Bromide

Brom - O - Gas 98%

Vietnam Fumigation Co.,

 

 

Dowfome 98%

Công ty TNHH Thần Nông

 

 

Meth - O - gas 98%

Công ty vật tư KTNN Cần Thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CẤM SỬ DỤNG

TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 29/1999/QĐ-BNN-BVTV ngày 4 tháng 2 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

No

TÊN CHUNG (COMMON NAMES - TÊN THƯƠNG MẠI (TRADE NAMES)

 

THUỐC TRỪ SÂU - INSECTICIDES

1

Aldrin (Aldrex, Aldrite...)

2

BHC, Lindane (Gamma - BHC, Gamma - HCH, Gamatox 15 EC, 20 EC, Lindafor, Carbadan 4/4 G; Sevidol 4/4G ...)

3

Cadmium compound (Cd)

4

Chlordane (Chlorotox, Octachlor, Pentichlor...)

5

DDT (Neocid, Pentachlorin, Chlorophenothane...)

6

Dieldrin (Dieldrex, Dieldrite, Octalox...)

7

Eldrin (Hexadrin...)

8

Heptachlor (Drimex, Heptamul, Heptox...)

9

Isobenzen

10

Isodrin

11

Lead compound (Pb)

12

Methamidophos: (Dynamite 50 SC, Filitox 70 SC, Master 50 EC, 70 SC, Monitor 50 EC, 60 SC, Isometha 50 DD, 60 DD, Isosuper 70 DD, Tamaron 50 EC);

13

Methyl Parathion (Danacap M 25, M 40; Folidol-M 50 EC; Isomethyl 50 ND;

Metaphos 40 EC, 50 EC; (Methyl Parathion) 20 EC, 40 EC, 50 EC; Milion 50 EC

Proteon 50 EC; Romethyl 50 ND; Wofatox 50 EC)

14

Monocrotophos: (Apadrin 50 SL, Magic 50 SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515 DD)

15

Parathion Ethyl (Alkexon, Orthophos, Thiopphos...)

16

Phosphamidon (Dimecron 50 SCW/DD)

17

Polychlorocamphene (Toxaphene, Camphechlor...)

18

Strobane (Polychlorinate of camphene)

 

THUỐC TRỪ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG - FUNGICIDES

1

Arsenic compound (As) except Neo - Asozin, Dinasin

2

Captan (Captane 75 WP, Mepan 75 WP ...)

3

Captatol (Difolatal 80 WP, Folcid 80 WP ...)

4

Hexachlorobenzene (Anticaric, HCB...)

5

Mercury compound (Hg)

6

Selenium compound (Se)

 

THUỐC TRỪ CHUỘT - RODENTICIDE

1

Talium compound (Tl)

 

THUỐC TRỪ CỎ - HERBICIDE

1

2, 4, 5 T (Brochtox, Decamine, Veon...)

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999)

Đơn vị: ....................

................................

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà nội, ngày tháng năm 199

BẢN KHAI BÁO CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG HIỆN ĐANG SỬ DỤNG

Kính gửi: Thanh tra ...........

Căn cứ vào Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế qui định về việc khai báo sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động.

Tên cơ sở:......................................................................

Địa chỉ :.........................................................................

Số điện thoại:..............................Số FAX:........................

Xin khai báo các chất hiện đang sử dụng tại cơ sở như sau:

TT

Tên chất

Số lượng

Nồng độ sử dụng

Mục đích sử dụng

 

 

 

 

 

Phần cam đoan: Nếu có gì sai sót cơ sở xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 3.

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999)

Đơn vị: ....................

................................

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà nội, ngày tháng năm 1999

ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐƯỢC SỬ DỤNG CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

Kính gửi: Thanh tra Sở Y tế ............

Căn cứ vào Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế qui định về việc đăng ký xin cấp giấy chứng nhận sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động.

Tên cơ sở.......................................................................

Địa chỉ :.........................................................................

Số điện thoại:............................Số FAX:........................

Đăng ký xin cấp giấy chứng nhận sử dụng các chất như sau:

TT

Tên chất

Số lượng

Nồng độ tại nơi làm việc

Mục đích sử dụng

Số người tiếp xúc

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ của từng loại hóa chất gửi kèm theo văn bản này.

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999)

TÓM TẮT LÝ LỊCH CÁC CHẤT * CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

1. Tên hoá chất

Tên khoa học:.................................................................................

Tên thương mại:..............................................................................

Công thức hoá học:

2. Công dụng:

3. Nước sản xuất: ngày tháng năm

4. Ký hiệu trên nhãn:

5. Chất lượng:

6. Các vị trí công việc phải tiếp xúc:

-

-

-

7. Tính chất độc hại

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

Biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động.

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

9. Phương án xử lý sự cố, cấp cứu.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Ghi chú: * Mỗi một chất phải có 1 bản lý lịch riêng.

Thủ trưởng đơn vị
( Ký tên và đóng dấu )

PHỤ LỤC 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999)

Đơn vị: ....................

................................

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...... ngày tháng năm 1999

ĐƠN XIN GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐƯỢC SỬ DỤNG CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

Kính gửi: Thanh tra Sở Y tế ............

Căn cứ vào Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế qui định về việc đăng ký xin cấp giấy chứng nhận sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động.

Tên cơ sở.......................................................................

Địa chỉ :.........................................................................

Số điện thoại:............................Số FAX:........................

Xin gia hạn giấy chứng nhận sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động.

Số giấy chứng nhận đã cấp lần gần nhất: ngày tháng năm

Thời hạn:

Các chất xin gia hạn:

TT

Tên chất

Số lượng

Nồng độ tại nơi làm việc

Mục đích sử dụng

Số người tiếp xúc

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ của từng loại hoá chất gửi kèm theo văn bản này.

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 6

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999)

Đơn vị: ....................

................................

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..........., ngày tháng năm 199

ĐƠN XIN THẨM ĐỊNH CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

Kính gửi:...........................

Căn cứ vào Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế qui định về việc thẩm định các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động.

Tên cơ sở.......................................................................

Địa chỉ :.........................................................................

Số điện thoại:............................Số FAX:........................

Xin thẩm định các chất như sau:

TT

Tên chất

Số lượng

Nồng độ tại nơi làm việc

Mục đích sử dụng

Số người tiếp xúc

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ kèm theo bao gồm:

Hồ sơ của từng loại hóa chất.

Kết qủa đo môi trường lao động.

Kết qủa khám sức khỏe định kỳ.

Giấy chứng nhận ( hoặc bản hợp đồng) tập huấn về an toàn hóa chất.

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 7

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999)

Sở y tế

Tỉnh, thành phố/Viện

...................................

Trung tâm y tế dự phòng

...................................

Số: ..................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày tháng năm 199..

KẾT QỦA THẨM ĐỊNH CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

Căn cứ đơn xin thẩm định các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động ngày.....tháng...năm....của.............

...............................................................................................................

Cơ quan thẩm định ( tên cơ quan):.......................................................

Địa chỉ: ......................................................................................................

Điện thoại:...............................................Fax:............................................

Cơ sở được thẩm định (tên cơ sở):..........................................................

Địa điểm: xã/phường..................................................................................

Huyện/ quận............................tỉnh/thành phố.............................

Điện thoại:...............................................Fax:............................................

Nội dung thẩm định bao gồm:

I/ Thẩm định điều kiện vệ sinh lao động.

1. Biện pháp xử lý sự cố các chất: có : – không –

Đạt yêu cầu : – Không đạt yêu cầu –

2. Nhà tắm: có : – không –

Đạt yêu cầu : – Không đạt yêu cầu –

3. Phòng nghỉ giữa ca: Đạt yêu cầu : – Không đạt yêu cầu –

3. Bảo hộ lao động: có: – không –

Đạt yêu cầu : – Không đạt yêu cầu –

4. Các thuốc cấp cứu : có – không –

Đạt yêu cầu : – Không đạt yêu cầu –

5. Huấn luyện cấp cứu : có : – không –

Đạt yêu cầu : – Không đạt yêu cầu –

Nhận xét : Có /không đủ điều kiện lao động sử dụng các chất :

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

II. Thẩm định sức khỏe người tiếp xúc

- Tổng số người tiếp xúc: ............ trong đó số nữ tiếp xúc :..........

- Hồ sơ sức khỏe khi tuyển dụng :

Đủ hồ sơ – Không đủ –

- Tình hình sức khỏe người tiếp xúc khám định kỳ:

- Tên bệnh và danh sách người bị bệnh : có – không –

- Số người mắc bệnh mãn tính:............

- Số người không đủ sức khỏe:.............

- Kết qủa khám phân loại:

Phân loại sức khỏe

Loại I

Loại II

Loại III

Loại IV

Loại v

Tổng số:

Trong đó nữ:

 

 

 

 

 

III. Thẩm định về nồng độ các chất có yêu cầu nghiêm ngặt.

TT

Tên các chất

Nồng độ

Đạt

TCVS

Không đạt TCVS

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

...

 

 

 

 

III. Kết luận:

Đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận sử dụng các chất sau:

-

-

Không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận sử dụng các chất sau:

-

IV. Kiến nghị:

Thủ trưởng đơn vị
(kí tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 8

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999)

 

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

(Trang 1)

SỞ Y TẾ TỈNH, THÀNH PHỐ... CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thanh tra nhà nước Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

về y tế

Số:........./TTr

 

Dấu Quốc huy

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐƯỢC SỬ DỤNG CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT
VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động được quy định tại Bộ Luật lao động.

- Căn cứ vào quyết định số 332/BYT-QĐ ngày 3 tháng 3 năm1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Thanh tra vệ sinh.

- Căn cứ kết qủa thẩm định các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động số.......... ngày..... tháng... năm.... do cơ quan..........cấp

Sau khi xem xét hồ sơ của đơn vị:................................................

Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động

CHỨNG NHẬN

 

Đơn vị:..................................................................................

Địa chỉ:.................................................................................

Điện thoại:.......................................Fax:..............................

Được phép sử dụng tổng số............các chất như sau:

-

-

-

 

Giấy này có giá trị từ ngày... tháng... năm.... đến... ngày... tháng... năm.....

Đơn vị phải thực hiện đúng các quy định của Pháp luật hiện hành và chấp hành kiểm tra định kỳ, đột xuất của các cơ quan có thẩm quyền.

 

Ngày.... tháng.... năm 199....

Chánh thanh tra Sở Y tế

(Ký tên và đóng dấu)

 

PHẦN GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG CÁC CHẤT
CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

 

(Trang 2)

 

Lần 1

Lần 2

 

Được gia hạn đến ngày... tháng... năm...

 

..., ngày... tháng... năm...

Chánh thanh tra Sở Y tế

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Được gia hạn đến ngày... tháng... năm...

 

..., ngày... tháng... năm...

Chánh thanh tra Sở Y tế

(Ký tên, đóng dấu)

Lần 3

Lần 4

 

Được gia hạn đến ngày... tháng... năm...

 

..., ngày... tháng... năm...

Chánh thanh tra Sở Y tế

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Được gia hạn đến ngày... tháng... năm...

 

..., ngày... tháng... năm...

Chánh thanh tra Sở Y tế

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 9

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999)

 

SỞ Y TẾ

........................................

Số:..................

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày... tháng... năm 199...

 

BÁO CÁO

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG
CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

(Báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 15/7;
Báo cáo năm gửi trước ngày 15/1 của năm sau)

Kính gửi: Thanh tra Bộ Y tế

Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế

Sở Y tế tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương).....................................................

báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động như sau:

1. Tổng số đơn vị khai báo:...................

2. Tổng số đơn vị đăng kí cấp giấy:...................

3. Tổng số đơn vị xin thẩm định:.......................

4. Tổng số giấy chứng nhận đã cấp:..................

Trong đó: Loại I:.......................

Loại II:......................

5. Tên các chất đã cấp giấy chứng nhận:

TT

Tên các chất

Tổng số giấy chứng nhận

Tổng số
đơn vị

Ghi chú

1)

 

 

 

 

2)

 

 

 

 

3)

 

 

 

 

4)

 

 

 

 

5)

 

 

 

 

6)

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

Nhận xét: GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ

(Ký tên đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 05/1999/TT-BYT
Hanoi, March 27, 1999

 
CIRCULAR
GUIDING THE DECLARATION, REGISTRATION AND ISSUE OF CERTIFICATES OF ELIGIBILITY FOR USE OF SUBSTANCES SUBJECT TO STRICT LABOR SANITATION REQUIREMENTS
Pursuant to Articles 96, 185 and 186 of the Labor Code of June 23, 1994;
Pursuant to Clause 2, Article 19 of the Government’s Decree No.06/CP of January 20, 1995 defining the Ministry of Health’s responsibility for elaborating, issuing and uniformly managing the system of labor sanitation regulations;
Pursuant to Decree No.68/CP of October 11, 1993 of the Government defining tasks, functions and powers of the Ministry of Health;
The Ministry of Health hereby guides the declaration, registration and issue of certificates of eligibility for use of substances subject to strict labor sanitation requirements:
I. OBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION
This Circular shall apply to enterprises, agencies, organizations, collectives and individuals (called establishments for short) that use, store, transport, produce and/or trade in (referred to collectively as use) substances subject to strict labor sanitation requirements, which, as defined in the Health Ministry’s list, must be declared, registered and go through the application for certificates of eligibility for use with the labor sanitation State inspectorates under the Health Ministry or Health Services of the provinces or centrally-run cities, including:
- State enterprises;
- Enterprises of other economic sectors, cooperatives, production groups, organizations and individuals;
- Foreign-invested enterprises, enterprises in export-processing zones and industrial parks;
- Foreign agencies and organizations and international institutions based in Vietnam;
- Non-business units, armed forces and other socio-political organizations.
II. DEFINITION AND PURPOSE OF MANAGEMENT OF SUBSTANCES SUBJECT TO STRICT LABOR SANITATION REQUIREMENTS
1. Definition of substances subject to strict labor sanitation requirements: They are noxious and dangerous substances, which, through the process of contact therewith, cause chronic or acute poison and may thereby lead to death, cancer or gene deformation, thus adversely affecting the reproductive process and causing occupational diseases to laborers. The list of substances subject to strict labor sanitation requirements is provided for by the Ministry of Health in Appendix 1 enclosed herewith. This list shall be supplemented when necessary. The permitted norms of such substances in the labor environment shall comply with the stipulations of the Health Ministry.
2. The management of the said substances aims to prevent in the immediate or long future chemical accidents and disasters and to protect the laborers’ health, the environment as well as the health of the community.
3. The said substances must be declared, registered and inspected periodically and extraordinarily; be used, preserved, stored and transported in accordance with the regulations on labor safety and sanitation. In the course of producing and using such substances, establishments shall have to work out optimum measures to prevent and handle accidents.
III. DECLARATION, REGISTRATION AND ISSUE OF CERTIFICATES OF ELIGIBILITY FOR USE OF SUBSTANCES SUBJECT TO STRICT LABOR SANITATION REQUIREMENTS
1. Declaration of substances subject to strict labor sanitation requirements
a/ Declaration means declaring and reporting on substances subject to strict labor sanitation requirements with the State inspection agency in charge of labor sanitation under the State Inspectorate of the Health Ministry or Health Service of the province or centrally-run city (called the Health Ministry’s Inspectorate or the Health Service’s inspectorate of the province or centrally-run city for short).
b/ Substances which must be declared: are those subject to strict labor sanitation requirements, which are used and generated in the course of production, preservation, storage and/or transport as defined in the list in Appendix 1 enclosed herewith. These substances must be declared in term of their quantity, concentration and use purposes.
c/ Declaration procedures: Establishments shall have to declare substances which are on the list of substances of categories I and II, which are subject to strict labor sanitation requirements, with the Health Services’ inspectorates of the provinces and centrally-run cities.
The Health Services’ inspectorates in the provinces and centrally-run cities shall have to report to the Health Ministry’s Inspectorate on the substances on the list of category-I substances subject to strict labor sanitation requirements.
2. Registration and issue of certificates of eligibility for use of substances subject to strict labor sanitation requirements
2.1. The registration and application for certificates of eligibility for use of substances subject to strict labor sanitation requirements (called certificates for short) are the compulsory administrative procedures for the establishments that use the substances specified on the list attached herewith.
2.2. The Health Services’ inspectorates of the provinces and centrally-run cities shall organize the registration and issue of certificates of eligibility for use of category-I and-II substances subject to strict labor sanitation requirements, which are on the list enclosed herewith.
2.3. Procedures for the issue of certificates for the first time are stipulated as follows:
The establishment shall send the dossier of registration and application for certificate to the Health Service’s inspectorate of the province or centrally-run city, which has received its declaration on the substances subject to strict labor sanitation requirements. The dossier of registration and application for certificate shall include:
- The application for registration and the certificate, sent to the Health Service’s inspectorate of the province or centrally-run city.
- The brief description of the substances subject to the application for certificate.
- The results of expertise of the substances subject to strict labor sanitation requirements, given by the competent agencies.
Within 30 days after receiving full dossiers of registration and application for certificates, the Health Services’ inspectorates of the provinces and centrally-run cities shall consider and issue certificates to the concerned establishment applicants. Such a certificate shall be valid for 36 months.
Where an establishment is not qualified for the certificate, the Health Service’s inspectorate of the province or centrally-run city shall, within 10 days after receiving the dossier, have to notify the establishment thereof, clearly stating the reasons therefor so that the latter shall overcome its errors.
2.4. Certificate extension:
One month before the certificate expires, the establishment shall have to send a dossier of application for certificate extension to the Health Service’s inspectorate of the province or centrally-run city that has granted it the latest certificate. A dossier of application for certificate extension shall include:
- The application for certificate extension
- The latest certificate
- The results of expertise of the substances subject to strict labor sanitation requirements, given by the competent agencies.
2.5. Re-issue of certificates of eligibility for use of substances subject to strict labor sanitation requirements
a/ The certificates shall be re-issued in the following cases:
- After altering the concentration of the substances in use, putting into use new substances, changing technological processes, changing the location, or upgrading workshops and/or warehouses.
- After having the certificate withdrawn.
b/ The establishment applying for the re-issue of certificate shall send a dossier to the Health Service’s inspectorate of the province or centrally-run city, which has received its declaration on the substances subject to strict labor sanitation requirements. A dossier of application for re-issue of certificate shall include:
- The application for certificate
- The latest certificate
- The brief description of the substances subject to the application for certificate
- The results of expertise of the substances subject to strict labor sanitation requirements.
c/ Procedures for the re-issue of certificates shall comply with the provisions at Point 2.3, Item 2, this Circular.
2.6. In the course of using substances subject to strict labor sanitation requirements, establishments shall annually have to conduct the labor environment assessment, periodical health check and examination for detection of occupational diseases of laborers as provided for by the current provisions of law. Establishments that fail to comply with the stipulations of this Circular shall all have their certificates of eligibility withdrawn.
Pending the granting of certificates, establishments shall have to abide by the expertizing agency’s suggestions related to the direct laborers and the community. Where factors that threaten the health of laborers as well as the surrounding community have not yet been overcome, the Health Service’s inspectorate of the province or centrally-run city shall have to report thereon to the competent agency for the temporary suspension of the establishment�s activities and notify such establishment of the non-granting of certificate.
3. Expertise of substances subject to strict labor sanitation requirements
a/ The agencies expertizing substances subject to strict labor sanitation requirements include:
- The prophylactic health centers or the labor health centers of the provinces and centrally-run cities.
- The institutes in the prophylactic health system of the Health Ministry.
- The labor health centers of the ministries, branches and other units accepted by the Health Ministry. For these units, when conducting an expertise they must coordinate with the prophylactic health centers or the labor health centers of the provinces and centrally-run cities.
b/ Where the expertise results are complained about, the regional institutes in the prophylactic health system of the Health Ministry shall conduct the re-expertise; if the re-expertise results presented by the regional institutes are still complained about, the expertise results of the Labor Medicine and Environmental Sanitation Institute under the Health Ministry shall be the final ones.
c/ A dossier of application for expertise shall include:
- The application for expertise of substances subject to strict labor sanitation requirements, sent to one of the agencies mentioned in Point a above.
- The brief description of the substances subject to the application for expertise
- The report on the results of the recruitment health check and periodical health check for workers.
- The certificates (or training contracts) of the laborers’ training in labor safety and sanitation in the use of chemicals, issued by the prophylactic health centers of the provinces or centrally-run cities.
- The establishment’s labor sanitation dossier and the results of measurement of the labor environment in the latest 12 months.
d/ Expertise duration: Within 30 days after receiving a full dossier of application for expertise, the authorized agencies shall have to complete the expertise and notify the concerned establishment of the expertise results.
e/ All costs of expertise and issue of certificates shall comply with the State’s current regulations.
4. Withdrawal of certificates of eligibility for use of substances subject to strict labor sanitation requirements.
Such certificates shall be withdrawn in the following cases:
a/ The establishment fails to strictly comply with the regulations, portending harms to the health of laborers and the community.
b/ There exists a danger of accident occurrence.
c/ The establishment has declared and registered substances not compatible to the certificates.
Agencies entitled to withdraw certificates of eligibility for use of substances subject to strict labor sanitation requirements are the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the inspectorates of the Health Services of the provinces and centrally-run cities and the Health Ministry’s inspectorate.
Establishments that use substances subject to strict labor sanitation requirements, if letting accidents occur which cause human and material losses, shall have to take responsibility as prescribed by law.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the ministries and branches shall have to direct establishments under their respective management to declare and register substances and apply for certificates in strict compliance with this Circular.
2. The Health Ministry’s Inspectorate and the Prophylactic Health Department shall have:
a/ To organize and guide the declaration and registration of substances and issue of certificates according to their competence defined herein.
b/ To make sum-up periodical reports on the situation of substances declaration and registration and issue of certificates throughout the country and submit them to the Health Ministry.
3. The Health Services of the provinces and centrally-run cities shall have to direct their inspectorates and prophylactic health centers in the provinces and centrally-run cities in:
a/ Organizing the substances declaration, registration and expertise as well as the issue of certificates according to their competence defined in this Circular.
b/ Guiding, urging and inspecting the substances declaration, registration by and issue of certificates for, the establishments in the localities.
c/ Submitting biannual reports before July 15 and annual reports before January 15 of the following year to the Ministry of Health (the Inspectorate and the Prophylactic Health Department) on the situation of substances declaration and registration as well as the issue of certificates in the localities.
4. Establishments using substances subject to strict labor sanitation requirements shall have to strictly comply with all the provisions of this Circular.
This Circular takes effect 15 days after its signing. If any problems arise in the course of implementation, the provincial/municipal Health Services are requested to report them to the Health Ministry (the Inspectorate and the Reserve Health Department) for study and settlement.
 

 
THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH




Nguyen Van Thuong
 
APPENDIX 1
LIST OF SUBSTANCES SUBJECT TO STRICT LABOR SANITATION REQUIREMENTS WHICH MUST BE DECLARED, REGISTERED AND SUBJECT TO APPLICATION FOR CERTIFICATES OF ELIGIBILITY FOR USE
(Issued together with Circular No.05/1999/TT-BYT of March 27, 1999)
I. LIST OF CATEGORY I- SUBSTANCES SUBJECT TO STRICT LABOR SANITATION REQUIREMENTS
1. 2- Acetylaminofluorene
2. 4- Aminobiphenyl (M3)
3. Arsenic and arsenic compounds (1A)
4. Asbestos (amosite and chrysotil)
5. Benzene (T1, M1)
6. Benzidine (1A)
7. Bis (chloromethyl) ether
8. 1, 4- Butanediol dimethanesufonate (M3)
9. Cyclophosphamide (T2, M2)
10. Diamino- 4,4 diphenyl
11. Diethylstilboestrol
12. 4- Dimethylaminoazobenzene
13. Naphthylamine (A and B)
14. Thorium dioxide
15. 4- Amino 10- methyl formic acid (T1)
16. Dinitrogen pentoxide (T1)
17. 2,4 DB
18. 2,4 DP
19. 2,4,5 D
20. 2,4,5 T
21. Plant protection chemicals on the list of those restricted for use in Vietnam (according to the list issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development)
II. LIST OF CATEGORY II- SUBSTANCES SUBJECT TO STRICT LABOR SANITATION REQUIREMENTS
1. Acetothioamide
2. Acrylic amide
3. Alachlor
4. Allyl catechol methylene ether
5. 2- Aminofluorene
6. 3- Amino 1,2,4- triazole
7. Aniline and its compounds
8. Antimony and its compounds (1B)
9. Aziridine
10. Benzidine dihydro chloride
11. 2, 3- Benzofluoroethene
12. 2, 3- Benzophenanthrene
13. Benzo (a) pyrene (C2)
14. (Bis (Chloro- 2 ethyl) amino) phenyl butyric acid (T3)
15. Bis chloroethyl nitroso urea (T3 M3)
16. Benomyl                                           
17. Benzyl chloride
18. Beryllium and its compounds
19. Boric acid and borates
20. Bromodichloromethane
21. Cadmium and its compounds (1A)
22. Calcium cyanide
23. Carbondisulfide (T3, A800)
24. Carbon monoxide
25. Carbon tetrachloride
26. Chloroethyl ether
27. Chloromethyl ether
28. Chloropicrine
29. Chromium and its compounds (C1)
30. Coal tar (C1)
31. Dactinomycin
32. Daunorubicin (T3)
33. Demention (o & s)
34. Dieldrin
35. Di-sec-octyl phthalate
36. Dibez (A-H) anthracene
37. 1, 4- Dichlorobenzene
38. Diethylstilboestrol
39. Dimethylformamide
40. 1, 4- Dioxane (C1)
41. Dimethyl mercury
42. Dinitro toluene (DNT)
43. Dinitrogen pentoxide
44. Dioxin and its derivatives
45. Endosulfan
46. Epichlorohydrin (C3, 1A)
47. Epoxy 1- propanol
48. Ethylene dibromide (C2)
49. Ethylene dichloride
50. Ethylene dioxide (C2, 1A)
51. Fluorouracil
52. Formalin
53. Formaldehyde (1A)
54. Hexa methyl phosphoramide (C2)
55. Hydrazine and hydrazine hydrate, hydrazine sulfate (1A)
56. Lead and compounds containing lead
57. Mechloethamine
58. Mechloethamine hydrochloride (C2, T2, A0600, A0800)
59. Melfalan (A0600, A0800)
60. Mercury and its compounds
61. Endrine
62. Methallyl chloride
63. 2- Methyl aziridine Mercury and its compounds (1A)
64. Methylazoxy methanol B-D- Glucosite
65. Methyl bromide
66. Methyl chroride
67. Methylen chloride
68. Nickel (carbonyl, dioxide, disulfide, monoxide) (C2)
69. N- Nitrosodiisopropylamine
70. Nitrosomorpholine
71. Ortho-amino azotoluene
72. Perchloropentacyclodecane
73. Phosphine
74. Phosphorus (yellow)
75. Polychlorinated biphenyls
76. Procarbazine hydrochloride
77. Propyl thiouracil
78. Sodium cyanide
79. Stibine
80. Thallium and its compounds
81. Thionyl chloride
82. Thiophosphamide
83. Toluene (o, m, p)
84. Uracil mustard
85. Urethane (C1, M2)
86. Vinyl chloride
87. Vinyl cylohexene dioxide
88. Xylene (o, m, p)
Notes: The symbols used in attachment with the above substances are construed as follows:
C1: Found to cause cancer to human beings
C2: Found to cause cancer to animals, suspected of being able to cause harms to human beings
C3: Suspected of causing cancer to animals
M1: Found to cause gene deformation to human beings
M2: Found to cause gene deformation to animals, suspected of being able to cause harms to human beings
M3: Suspected of causing harmful gene deformation to animals
T1: Found to cause teras to human beings
T2: Found to cause teras to animals, suspected of being able to cause harms to human beings
T3: Suspected of causing teras to animals
A0600: Causing genital disorders to human beings
A0800: Causing sperm malformation
A1000: Through placentas, poisoning human embryos and ova
1A: Very poisonous material, which can lead to immediate and serious consequences
2A: Very poisonous material, which can do other harms
1B: Poisonous material, which can lead to immediate and serious consequences
2B: Poisonous material, which can do other harms.-
 

 
THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH




Nguyen Van Thuong

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 05/1999/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất