Thông tư 02/2017/TT-BTP quản lý công chức thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 02/2017/TT-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2017/TT-BTP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 23/03/2017 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Cán bộ-Công chức-Viên chức, Dân sự |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Có hiệu lực từ ngày 07/05/2017, Thông tư số 02/2017/TT-BTP ngày 23/03/2017 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, quy định thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại là 05 năm tính từ ngày bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và được ghi trong quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn từ đủ 02 năm đến dưới 05 năm công tác, nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn giữ chức vụ được tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu; trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác thì không phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại.
Về bổ nhiệm thẩm tra viên thi hành án dân sự, Thông tư quy định, chỉ bổ nhiệm với công chức hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và công chức các cơ quan khác được tiếp nhận về hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên tại các vị trí việc làm có yêu cầu trình độ Cử nhân Luật. Đặc biệt, không được bổ nhiệm ngạch thẩm tra viên thi hành án dân sự với công chức đang giữ ngạch thấp hơn…
Văn bản này đã hết hiệu lực một phần bởi Thông tư 18/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp.
Xem chi tiết Thông tư02/2017/TT-BTP tại đây
tải Thông tư 02/2017/TT-BTP
BỘ TƯ PHÁP Số: 02/2017/TT-BTP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2017 |
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Căn cứ Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, gồm các nội dung sau:
Thông tư này áp dụng đối với:
CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THUỘC CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự ngoài bảo đảm các tiêu chuẩn riêng cho từng chức danh tương ứng phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung sau đây:
Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền hoặc công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có tiêu chuẩn ngoại ngữ nêu trên;
Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền hoặc công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có tiêu chuẩn ngoại ngữ nêu trên;
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Trường hợp đặc biệt, do nhân sự tại chỗ không đáp ứng yêu cầu để bổ nhiệm vào các vị trí còn thiếu, phải lựa chọn nhân sự từ cơ quan khác chưa có trong quy hoạch chức danh dự kiến bổ nhiệm thì phải được sự đồng ý về chủ trương của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (đối với Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục và Lãnh đạo các Cục Thi hành án dân sự), của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục, lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự) trước khi bổ nhiệm.
Khi xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý, cơ quan, người có thẩm quyền phải thực hiện việc đánh giá công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nhân sự thuộc đối tượng phải báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp theo quy định tại Thông tư này, đơn vị chủ trì thực hiện quy trình báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thi hành án dân sự cho ý kiến trước khi trình Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.
Chủ trì Hội nghị: Lãnh đạo Bộ Tư pháp (đối với việc bổ nhiệm Tổng cục trưởng); Tổng Cục trưởng (đối với việc bổ nhiệm Phó Tổng Cục trưởng);
Thành phần: Tập thể lãnh đạo Bộ (đối với việc bổ nhiệm Tổng cục trưởng); Tập thể lãnh đạo Tổng cục (đối với việc bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng);
Nội dung: Xác định nhu cầu, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với vị trí dự kiến bổ nhiệm;
Kết quả Hội nghị: Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp (đối với việc bổ nhiệm Tổng cục trưởng), Tổng cục trưởng (đối với việc bổ nhiệm Phó Tổng Cục trưởng) báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.
- Chủ trì Hội nghị: Tổng Cục trưởng;
- Kết quả Hội nghị, Tổng cục Thi hành án dân sự có Tờ trình đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Nhân sự được giới thiệu phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo Tổng cục tán thành.
- Chủ trì Hội nghị: Lãnh đạo Bộ hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp (đối với trường hợp bổ nhiệm Tổng Cục trưởng), Tổng Cục trưởng (đối với trường hợp bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng);
- Thành phần Hội nghị, gồm: Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng cục, Đảng ủy Tổng cục, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cơ quan Tổng cục, các Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (đối với trường hợp bổ nhiệm Tổng Cục trưởng);
- Nội dung: Thông báo, quán triệt chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ; thông báo danh sách cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm trình bày chương trình hành động về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan; lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm.
Đối với việc bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng: Trên cơ sở kết quả Hội nghị cán bộ chủ chốt của Tổng cục, Tổng cục trưởng thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm của các Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm (qua đường công văn, bảo đảm sự bảo mật).
- Nhận xét, đánh giá kết quả lấy phiếu tín nhiệm;
- Xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có);
- Thảo luận, biểu quyết nhân sự;
- Lấy ý kiến của Đảng ủy Bộ Tư pháp; gửi hồ sơ đề nghị các ban của Trung ương Đảng tham gia thẩm định đối với chức danh Tổng cục trưởng theo quy định.
Trên cơ sở đề xuất của đơn vị có cấp trưởng cần bổ nhiệm hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự, Tổng cục trưởng tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo Tổng cục để xác định nhu cầu, thống nhất và đề xuất chủ trương bổ nhiệm Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục.
Kết quả Hội nghị, Tổng cục có Tờ trình đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.
Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động của đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch, bảo đảm sự bảo mật, được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự), Tổng cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Tổng cục để thảo luận, lựa chọn và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp.
Kết quả Hội nghị, Tổng cục có Tờ trình báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm.
- Nội dung: Thông báo, quán triệt chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ; thông báo danh sách cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự được giới thiệu bổ nhiệm.
Sau Hội nghị, lãnh đạo Tổng cục hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy hoặc tổ chức Đảng của đơn vị thuộc Tổng cục có cấp trưởng cần bổ nhiệm.
- Thành phần Hội nghị, gồm: Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng cục, Đảng ủy Tổng cục, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội thuộc Tổng cục. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp.
- Nội dung: Thông báo, quán triệt chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ; thông báo danh sách cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm trình bày chương trình hành động về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan; lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm.
- Nhận xét, đánh giá kết quả lấy phiếu tín nhiệm;
- Xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có);
- Thảo luận, biểu quyết nhân sự.
Trên cơ sở cơ cấu, số lượng lãnh đạo của từng đơn vị, Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị để xác định nhu cầu, thống nhất về số lượng, dự kiến phân công công tác đối với vị trí dự kiến bổ nhiệm.
Kết quả Hội nghị, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm có Tờ trình đề nghị lãnh đạo Tổng cục phê duyệt chủ trương bổ nhiệm. Trường hợp cần thiết, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự có Tờ trình đề nghị lãnh đạo Tổng cục phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.
Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm của lãnh đạo Tổng cục, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động của đơn vị (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động do Thủ trưởng đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch, bảo đảm sự bảo mật, được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo đơn vị), Thủ trưởng đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị để thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự.
Kết quả Hội nghị, đơn vị có Tờ trình báo cáo lãnh đạo Tổng cục phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm.
Trường hợp đơn vị thay đổi tên gọi thì Tổng cục trưởng xem xét, quyết định hoặc phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ theo phân cấp.
- Nội dung: Thông báo, quán triệt chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ; thông báo danh sách cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự được giới thiệu bổ nhiệm.
- Thành phần Hội nghị, gồm: Tập thể lãnh đạo Cục, lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục, cấp ủy Cục, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cơ quan Cục. Hội nghị mời đại diện cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở cấp tỉnh tham dự.
- Nội dung: Thông báo, quán triệt chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ; thông báo danh sách cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm trình bày chương trình hành động về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan; lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm.
Trường hợp cấp ủy tỉnh có ý kiến khác, Tổng cục báo cáo Ban cán sự Đảng để cho ý kiến.
Trên cơ sở cơ cấu, số lượng lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, xác định nhu cầu và dự kiến phân công công tác đối với vị trí dự kiến bổ nhiệm.
Kết quả Hội nghị, Cục trưởng có Tờ trình đề nghị Tổng cục phê duyệt chủ trương bổ nhiệm. Trường hợp cần thiết, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự có Tờ trình đề nghị lãnh đạo Tổng cục phê duyệt chủ trương bổ nhiệm. Đối với việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục có Tờ trình đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.
Trên cơ sở phê duyệt chủ trương bổ nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động của Cục (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động do Cục trưởng thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch, bảo đảm sự bảo mật, được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự), Cục trưởng chủ trì Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.
Kết quả Hội nghị, Cục trưởng báo cáo Tổng cục phê duyệt hoặc trình Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm bao gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm; Biên bản Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục; Sơ yếu lý lịch của nhân sự được giới thiệu theo mẫu của Bộ Nội vụ.
Trên cơ sở Tờ trình của Cục Thi hành án dân sự, Tổng cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Tổng cục để cho ý kiến về phương án nhân sự theo đề xuất của Cục. Đối với việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục có Tờ trình đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Tổng cục thông báo kết quả bằng văn bản cho Cục Thi hành án dân sự.
Sau Hội nghị, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đề nghị cấp ủy Cục có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
Đối với việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện như đối với quy trình bổ nhiệm Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục quy định tại các khoản 6, 7 Điều 28 Thông tư này.
Trường hợp cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến khác, Cục trưởng báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự để cho ý kiến.
Trường hợp đơn vị thay đổi tên gọi thì thực hiện như quy định tại Điều 30 Thông tư này.
Trường hợp giao quyền cấp trưởng, Tổng cục Thi hành án dân sự trình Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ký Công văn trao đổi, lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp tỉnh về nhân sự dự kiến.
Trên cơ sở cơ cấu, số lượng lãnh đạo của đơn vị cấp Phòng thuộc Cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, xác định nhu cầu, thống nhất chủ trương và dự kiến phân công công tác đối với vị trí dự kiến bổ nhiệm.
Trên cơ sở thống nhất chủ trương bổ nhiệm tại bước 1, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động của Cục (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động do Cục trưởng thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch của đơn vị, bảo đảm sự bảo mật, được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự), Cục trưởng chủ trì Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.
Trường hợp đơn vị thay đổi tên gọi thì Cục trưởng xem xét, quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Phòng theo tên gọi mới.
Trên cơ sở đề xuất của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Cục trưởng tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, xác định nhu cầu, thống nhất chủ trương bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc.
Trên cơ sở thống nhất chủ trương bổ nhiệm tại bước 1, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thuộc Chi cục (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động do Cục trưởng thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch và phải bảo đảm sự bảo mật và được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự), Cục trưởng chủ trì Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.
Đối với nguồn nhân sự từ cơ quan khác, căn cứ kết quả cuộc họp, Cục trưởng báo cáo để Tổng cục phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm bao gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm; Biên bản Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục; Sơ yếu lý lịch của nhân sự được giới thiệu theo mẫu của Bộ Nội vụ. Trên cơ sở Tờ trình của Cục Thi hành án dân sự, Tổng cục trưởng cho ý kiến về phương án nhân sự theo đề xuất của Cục và thông báo kết quả bằng văn bản cho Cục Thi hành án dân sự.
- Thành phần Hội nghị, gồm: Tập thể lãnh đạo Chi cục, cấp ủy Chi cục, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cơ quan Chi cục. Hội nghị mời đại diện cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở cấp huyện tham dự.
- Nội dung: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 Thông tư này.
Trường hợp cấp ủy cấp huyện có ý kiến khác, Cục trưởng báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự để cho ý kiến.
Trên cơ sở cơ cấu, số lượng lãnh đạo của Chi cục, Chi cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Chi cục để thảo luận, xác định nhu cầu và dự kiến phân công công tác đối với vị trí dự kiến bổ nhiệm.
Kết quả Hội nghị, Chi cục trưởng có Tờ trình đề nghị Cục trưởng phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.
Trên cơ sở phê duyệt chủ trương bổ nhiệm của Cục Thi hành án dân sự, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chi cục (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động do Chi Cục trưởng thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch và phải bảo đảm sự bảo mật và được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự), Chi cục trưởng chủ trì Hội nghị tập thể lãnh đạo Chi cục để thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.
Kết quả Hội nghị, Chi cục trưởng báo cáo để Cục trưởng phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm bao gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương bổ nhiệm; Biên bản Hội nghị tập thể Lãnh đạo Chi cục; Sơ yếu lý lịch của nhân sự được giới thiệu theo mẫu của Bộ Nội vụ.
Trên cơ sở Tờ trình của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để cho ý kiến về phương án nhân sự theo đề xuất của Chi cục và thông báo kết quả bằng văn bản cho Chi cục Thi hành án dân sự.
- Thành phần Hội nghị, gồm: Tập thể lãnh đạo Chi cục, cấp ủy Chi cục, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cơ quan Chi cục. Hội nghị mời đại diện cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở cấp huyện tham dự.
- Nội dung: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 Thông tư này.
Trường hợp cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến khác, tập thể lãnh đạo Cục xem xét, quyết định.
Trường hợp đơn vị thay đổi tên gọi thì Tổng cục trưởng xem xét, quyết định bổ nhiệm Chi cục trưởng; Cục trưởng xem xét, quyết định bổ nhiệm Phó Chi cục trưởng theo tên gọi mới.
Trường hợp giao quyền cấp trưởng, Cục Thi hành án dân sự ký Công văn trao đổi, lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp huyện về nhân sự dự kiến.
Chậm nhất là 90 ngày tính đến ngày hết thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo theo quy định, cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý công chức, viên chức phải thực hiện các quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại. Quyết định bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo phải được thực hiện trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp vì lý do khách quan mà chưa thực hiện xong thì cấp có thẩm quyền quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Đối với các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự lấy ý kiến Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho ý kiến trước khi trình Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương bổ nhiệm lại.
TỔ CHỨC THI TUYỂN VÀO NGẠCH CHẤP HÀNH VIÊN SƠ CẤP, HỒ SƠ BỔ NHIỆM CHẤP HÀNH VIÊN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT, ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI CHẤP HÀNH VIÊN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM THẨM TRA VIÊN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Việc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp (sau đây gọi chung là thi tuyển) được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và cạnh tranh. Nguyên tắc cạnh tranh không áp dụng đối với thi tuyển Chấp hành viên trong quân đội.
Nội quy kỳ thi và quy chế thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp thực hiện như quy định hiện hành của Bộ Nội vụ về thi nâng ngạch chuyên viên chính.
Đơn đăng ký tham dự thi tuyển theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng thực hiện sơ tuyển đối với những người được đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thuộc Phòng Thi hành án cấp quân khu.
Người đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải tham gia các bài thi, bao gồm:
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp phải có đủ các điều kiện sau đây:
Tổng Điểm chung = (Điểm bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự) x 2 + Điểm Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân sự.
Công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đăng ký dự thi tuyển làm Chấp hành viên sơ cấp tại Cơ quan thi hành án dân sự ở biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cộng thêm 10 Điểm vào tổng Điểm chung để xác định người trúng tuyển.
Trường hợp công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này được xác định trúng tuyển tại cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định điều động, đồng thời bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.
Trường hợp công chức không thuộc các cơ quan thi hành án dân sự trúng tuyển, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định tiếp nhận, đồng thời bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.
THẺ CHẤP HÀNH VIÊN, THẺ THẨM TRA VIÊN VÀ TRANG PHỤC, PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU
Phía trên góc trái có dòng chữ “BỘ TƯ PHÁP”, dưới dòng chữ là hình biểu trưng ngành Tư pháp, dưới biểu trưng ngành là ảnh của Chấp hành viên mặc trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của ngạch Chấp hành viên đang giữ, cỡ 2 x 3 cm, có giáp lai bằng dấu nổi ở góc dưới bên phải ảnh, dưới ảnh là các nội dung về số hiệu thẻ.
Phía trên cùng bên phải là Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dưới Quốc hiệu có dòng chữ “THẺ CHẤP HÀNH VIÊN”; tiếp theo là các nội dung về họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; chức danh, chức vụ; đơn vị công tác; ngày, tháng, năm cấp Thẻ; chữ ký, họ tên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Phía trên góc trái có dòng chữ “BỘ TƯ PHÁP”, dưới dòng chữ là hình biểu tượng ngành Tư pháp, dưới biểu trưng ngành là ảnh của Thẩm tra viên cỡ 2 x 3 cm, có giáp lai bằng dấu nổi ở góc dưới bên phải ảnh, dưới ảnh là các nội dung về số hiệu thẻ.
Phía trên cùng bên phải là Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dưới Quốc hiệu có dòng chữ “THẺ THẨM TRA VIÊN”; tiếp theo là các nội dung về họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; chức danh, chức vụ; đơn vị công tác; ngày, tháng, năm cấp Thẻ; chữ ký, họ tên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Các loại trang phục khác gồm có dép da, tất chân, áo mưa, cặp da đựng tài liệu do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với công chức cơ quan Tổng cục Thi hành án dân sự), Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với công chức thuộc các cơ quan thi hành án dân sự địa phương) quyết định phù hợp với đặc điểm của từng địa phương theo mức, khung giá do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Đối với trường hợp đổi Thẻ, sau khi nhận Thẻ mới, người được đổi Thẻ có trách nhiệm giao lại Thẻ cũ cho Thủ trưởng cơ quan nơi mình công tác để tiêu hủy;
Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của người làm công tác thi hành án dân sự bị hư hỏng, bị mất vì lý do khách quan thì được cơ quan cấp bổ sung. Trường hợp bị hư hỏng, bị mất vì lý do khác thì được cơ quan cấp nhưng người làm công tác thi hành án dân sự phải chịu toàn bộ kinh phí mua sắm.
Niên hạn bảng tên trên ngực áo là 03 năm 01 cái, lần đầu được cấp 03 cái.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Trường hợp đặc biệt do nhu cầu cấp thiết kiện toàn chức vụ lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự mà nhân sự dự kiến bổ nhiệm có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của các luật, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ Nội vụ có liên quan, nhưng chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Bộ Tư pháp tại Thông tư này, thì cơ quan có thẩm quyền báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp (đối với Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục và Lãnh đạo các Cục Thi hành án dân sự), Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục, lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự) xem xét, quyết định.
Mẫu các văn bản áp dụng trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức được thực hiện theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục số 1:
MẪU VĂN BẢN ÁP DỤNG THỐNG NHẤT TRONG CÔNG TÁC BỔ NHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số ....../2017/TT-BTP ngày ..... tháng .... năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Mẫu số: 01a/BNCB
Tên đơn vị ............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........... |
......., ngày .... tháng .... năm.... |
TỜ TRÌNH
V/v: Đề nghị phê duyệt chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với vị trí bổ nhiệm công chức lãnh đạo
Kính gửi: ........................
Các nội dung chủ yếu của Tờ trình:
1. Báo cáo về cơ cấu, số lượng công chức lãnh đạo đối với vị trí dự kiến xin chủ trương bổ nhiệm.
..........
2. Tóm tắt về tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; thực trạng lực lượng cán bộ lãnh đạo hiện có của đơn vị và yêu cầu cần phải bổ nhiệm lãnh đạo.
.........
3. Dự kiến số lượng bổ nhiệm và dự kiến phân công công tác đối với vị trí bổ nhiệm.
.........
4. Đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương để triển khai quy trình tiếp theo./.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Mẫu số: 01b/BNCB
Tên đơn vị ............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........... |
......., ngày .... tháng .... năm.... |
TỜ TRÌNH
V/v: Đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự đề nghị bổ nhiệm chức vụ………..
Kính gửi: ........................
Các nội dung chủ yếu của Tờ trình:
1. Báo cáo về kết quả xin chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với vị trí bổ nhiệm công chức lãnh đạo
..........
2. Kết quả họp giới thiệu nhân sự bổ nhiệm (kèm theo biên bản họp); dự kiến phân công công tác đối với công chức bổ nhiệm (trường hợp bổ nhiệm cấp Phó).
3. Tóm tắt lý lịch, quá trình công tác của cán bộ.
..........
4. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo về công chức đề xuất chủ trương bổ nhiệm theo các nội dung sau:
4.1. Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc trong từng vị trí, từng thời gian; tinh thần trách nhiệm trong công tác;
4.2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
a) Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của đơn vị.
b) Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác;
c) Tinh thần học tập, nâng cao trình độ; tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự phê bình và phê bình;
d) Đoàn kết, quan hệ trong công tác; mối quan hệ, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
4. 3. Việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo dự kiến bổ nhiệm.
4.4. Chiều hướng và triển vọng phát triển.
........
5. Đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương để triển khai quy trình bổ nhiệm./.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |


Mẫu số: 02/BNCB
Đơn vị ............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
......., ngày .... tháng .... năm.... |
BIÊN BẢN HỘI NGHỊ
(Sử dụng cho các Hội nghị)
Các nội dung chủ yếu của Biên bản:
I. Thành phần Hội nghị
1. Thành phần tham gia dự họp theo quy định:
- Tổng số: .... người.
- Số có mặt .... người, đạt tỷ lệ ….%.
- Số vắng mặt: …người, trong đó:
+ Có lý do: ……
+ Không có lý do: ......
2. Thành phần mời họp
.................
II. Chủ trì Hội nghị
.................
III. Thư ký Hội nghị
...............
IV. Nội dung Hội nghị
…………………………………………………………………………….............……………………
………………………………………………………...
Ý kiến của các đại biểu dự Hội nghị (ghi tóm tắt từng ý kiến phát biểu):
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm:.......
Người chủ trì kết luận Hội nghị.
Hội nghị kết thúc vào giờ, ngày ..... tháng .... năm ...
THƯ KÝ |
CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ |
Mẫu số 03/BNCB
TÊN ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU LẤY Ý KIẾN BỔ NHIỆM CHỨC VỤ
...................................................... CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Tại hội nghị ..........................................................................................................................
(Ngày ............. tháng ............. năm ..............)
Số TT |
Họ và tên |
Chức vụ hiện tại |
Đơn vị công tác |
Trình độ chuyên môn |
Chức vụ dự kiến bổ nhiệm |
Ý kiến đề nghị bổ nhiệm |
|
Đồng ý |
Không đồng ý |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
* Ý kiến khác: ……………………………..………....…………………….............................................
…………………………………………………………….......................................………………………
……………………………………………………..............................................................………….…
* Ghi chú:
- Trong cột “Ý kiến đề nghị bổ nhiệm”, nếu đồng ý bổ nhiệm hoặc không đồng ý bổ nhiệm đề nghị đánh dấu “X” vào cột tương ứng.
- Nếu đề nghị nhân sự khác ngoài danh sách trên thì ghi vào mục “ý kiến khác”.
Mẫu số 04/BNLCB
TÊN ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU LẤY Ý KIẾN BỔ NHIỆM LẠI CHỨC VỤ
...................................................... CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Tại hội nghị ......................................................................................................................................
(Ngày ............. tháng ............. năm ..............)
Số TT |
Họ và tên |
Chức vụ hiện tại |
Đơn vị công tác |
Trình độ chuyên môn |
Chức vụ dự kiến bổ nhiệm lại |
Ý kiến đề nghị bổ nhiệm lại |
|
Đồng ý |
Không đồng ý |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
* Ý kiến khác: ……………………………..………....……………………......................................................
……………………………………………………………....................................………………
……………………………………………………...................................................…………...
* Ghi chú:
- Trong cột “Ý kiến đề nghị bổ nhiệm”, nếu đồng ý bổ nhiệm hoặc không đồng ý bổ nhiệm lại đề nghị đánh dấu “X” vào cột tương ứng.
- Nếu có ý kiến khác thì ghi vào mục “ý kiến khác”.
Mẫu số: 05/BNCB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
Vào hồi ... ngày .... tháng ... năm, tại .... đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm chức danh ....
I. Thành phần tổ kiểm phiếu
1. ........................................................................... Tổ trưởng.
2. ................................................................ .......... Tổ viên kiêm thư ký
3. ............................................................................ Tổ viên.
............
II. Tình hình phát, thu hồi phiếu
1. Số phiếu phát ra: ...................
2. Số phiếu thu về: ...................
3. Số phiếu hợp lệ: ...................
4. Số phiếu không hợp lệ: .........
III. Kết quả tín nhiệm
STT |
Họ và tên |
Chức vụ, đơn vị công tác hiện tại |
Chức vụ dự kiến bổ nhiệm |
Kết quả tín nhiệm |
|
Số phiếu |
Tỷ lệ (%) |
||||
1 |
... |
|
|
|
|
2 |
... |
|
|
|
|
3 |
... |
|
|
|
|
(có biểu tổng hợp phiếu tín nhiệm theo mẫu số 04/BNCB)
Biên bản được lập thành ... bản./.
THÀNH VIÊN TỔ KIỂM PHIẾU |
TRƯỞNG BAN KIỂM PHIẾU |
Mẫu số 06/BNCB
Đơn vị ............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............ |
......., ngày .... tháng .... năm.... |
Kính gửi: ..............................................
Các nội dung chủ yếu của văn bản hiệp y:
1. Căn cứ pháp lý để triển khai công tác bổ nhiệm
........
2. Báo cáo về chủ trương bổ nhiệm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
.........
3. Tóm tắt về lý lịch cán bộ và nhận xét, đánh giá của đơn vị về cán bộ đề nghị hiệp y bổ nhiệm.
..........
4. Thông báo kết quả lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm.
..........
5. Thời hạn đề nghị hiệp y./.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ [2] |
Ghi chú: [1], [2]: nếu là cấp uỷ đảng hiệp y thì thể thức văn bản được thực hiện theo quy định của Đảng (ví dụ: thay Quốc hiệu bằng “Đảng cộng sản Việt Nam”; thay Thủ trưởng đơn vị bằng đại diện cấp uỷ của đơn vị,...).
Mẫu số 07/BNCB
Đơn vị ............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............ |
......., ngày .... tháng .... năm.... |
TỜ TRÌNH
V/v: Đề nghị bổ nhiệm công chức lãnh đạo
Kính gửi: …………………..
Các nội dung chủ yếu của Tờ trình:
1. Căn cứ triển khai công tác bổ nhiệm.
............
2. Báo cáo tóm tắt về việc triển khai quy trình bổ nhiệm.
.............
3. Nhận xét, đánh giá về cán bộ đề nghị bổ nhiệm (bao gồm cả việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định).
...........
4. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
.............
5. Kết quả hiệp y của cấp uỷ đảng (nếu có).
...........
6. Ý kiến đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm./.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Mẫu số 08
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….., ngày ….. tháng ….. năm 20……
ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ THI TUYỂN CHẤP HÀNH VIÊN SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2017/TT-BTP ngày .. tháng .. năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Kính gửi: Cục Thi hành án dân sự ................
Họ và tên: Nam, nữ:
Ngày, tháng, năm sinh:
Quê quán:
Hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện nay:
Nghề nghiệp hiện nay (nếu có):
Cơ quan, đơn vị công tác (nếu có):
Điện thoại liên lạc:
Dân tộc:
Trình độ và chuyên ngành đào tạo:
Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp của …………… (2), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển chấp hành viên sơ cấp. Vì vậy, tôi làm đơn này đăng ký dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp theo thông báo của quý cơ quan.
Nếu trúng tuyển tôi sẽ chấp hành các quy định của Nhà nước và của cơ quan có thẩm quyền tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
Tôi gửi kèm theo đơn này hồ sơ dự tuyển, gồm (3):
1. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập, gồm: …………… (4)
2. Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội;
3. Tài liệu, giấy tờ để xác định thời gian làm công tác pháp luật;
4. 02 phong bì ghi rõ địa chỉ liên lạc, 2 ảnh cỡ 4 x 6.
Tôi cam đoan hồ sơ dự tuyển của tôi là đúng sự thật, sau khi nhận được thông báo trúng tuyển tôi sẽ hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định. Nếu sai sự thật thì kết quả thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp của tôi sẽ bị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ và tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Kính đơn |
Ghi chú:
(1) Ghi rõ tên Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
(2) Ghi đúng tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có thông báo tuyển Chấp hành viên sơ cấp;
(3) Đối với người dự tuyển chưa phải là công chức;
(4) Ghi rõ tên của các bản sao gửi kèm đơn đăng ký dự tuyển công chức.
Phụ lục số 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….., ngày ….. tháng ….. năm 20……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM CHẤP HÀNH VIÊN KHÔNG QUA THI TUYỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2017/TT-BTP ngày .. tháng .. năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Kính gửi: Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên ..........
Họ và tên: Nam, nữ:
Ngày, tháng, năm sinh:
Quê quán:
Hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện nay:
Nghề nghiệp hiện nay:
Cơ quan, đơn vị công tác:
Điện thoại liên lạc:
Dân tộc:
Trình độ và chuyên ngành đào tạo:
Sau khi nghiên cứu điều kiện tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển, tôi thấy có đủ điều kiện để được tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển. Vì vậy, tôi làm đơn này với nguyện vọng được cơ quan có thẩm quyền xem xét, tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên ..... (2).
Nếu được bổ nhiệm, tôi cam kết tình nguyện công tác tại cơ quan thi hành án dân sự từ 05 năm trở lên theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Tôi gửi kèm theo đơn này hồ sơ dự tuyển, gồm:
1. Sơ yếu lý lịch theo mẫu của Bộ Nội vụ ban hành;
2. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
3. Bản kê khai tài sản theo mẫu của Thanh tra Chính phủ;
4. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (3).
Tôi cam đoan hồ sơ dự tuyển của tôi là đúng sự thật. Nếu sai sự thật thì kết quả tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên của tôi sẽ bị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ và tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Kính đơn |
Ghi chú:
(1) Ghi rõ Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
(2) Ghi rõ Chấp hành viên sơ cấp hoặc Chấp hành viên trung cấp;
(3) Ghi rõ tên của các bản sao gửi kèm đơn đăng ký dự tuyển công chức.
Phụ lục số 04
Mẫu thẻ CHẤP HÀNH VIÊN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
|
|
Mặt trước |
Mặt sau |
Phụ lục số 05
Mẫu thẻ THẨM TRA VIÊN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
|
|
Mặt trước |
Mặt sau |
Phụ lục số 6
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BTP ngày 23/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
MẪU CƠ LA VÁT
MẪU ÁO LỄ PHỤC VÀ QUẦN LỄ PHỤC MÙA ĐÔNG - NAM
MẪU ÁO LỄ PHỤC VÀ QUẦN LỄ PHỤC MÙA ĐÔNG - NỮ
MẪU ÁO LỄ PHỤC VÀ VÁY LỄ PHỤC MÙA HÈ - NỮ
MẪU ÁO LỄ PHỤC VÀ QUẦN LỄ PHỤC MÙA HÈ - NỮ
MẪU ÁO LỄ PHỤC VÀ QUẦN LỄ PHỤC MÙA HÈ - NAM
MẪU MŨ KÊ PI
MẪU ÁO SƠ MI LỄ PHỤC MÙA ĐÔNG - NAM
MẪU ÁO SƠ MI LỄ PHỤC MÙA ĐÔNG - NỮ
MẪU ÁO THU ĐÔNG VÀ QUẦN THU ĐÔNG - NAM
MẪU ÁO CHỐNG RÉT MÙA ĐÔNG - NAM
MẪU ÁO CHỐNG RÉT MÙA ĐÔNG - NỮ
MẪU ÁO XUÂN HÈ VÀ VÁY XUÂN HÈ - NỮ
MẪU ÁO KHOÁC NGOÀI MÙA ĐÔNG - NAM
MẪU ÁO KHOÁC NGOÀI MÙA ĐÔNG - NỮ
MẪU ÁO XUÂN HÈ VÀ QUẦN XUÂN HÈ - NAM
MẪU ÁO XUÂN HÈ VÀ QUẦN XUÂN HÈ - NỮ
MẪU ÁO SƠ MI TRANG PHỤC MÙA ĐÔNG - NAM
MẪU ÁO SƠ MI TRANG PHỤC MÙA ĐÔNG - NỮ
MẪU ÁO THU ĐÔNG VÀ QUẦN THU ĐÔNG - NỮ
Phụ lục số 7
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BTP ngày 23/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
MẪU BẢNG TÊN TRÊN NGỰC ÁO
A. Nguyên liệu
- Đồng vàng tấm dầy 0.6 mm
- Kim cài bằng hợp kim không gỉ.
- Trọng lượng: 10g ± 1
B. Kiểu dáng
- Bảng tên hình chữ nhật có kích thước:
+ Dài = 81 mm
+ Rộng = 23 mm
- Nền bảng tên sơn màu xanh lam, xung quanh có đường viền màu vàng.
- Bên trái bảng tên là hình biểu trưng ngành Thi hành án dân sự
- Bên phải bảng tên là dòng chữ họ và tên.
Phụ lục số 8
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BTP ngày 23/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
MẪU CÀNH TÙNG ĐƠN TRÊN VE ÁO
A. Nguyên liệu
- Đồng vàng tấm dầy 0.6 mm
- Chân gài bằng đồng 15 mm x 3 mm
B. Mạ
- Màu: Mạ màu vàng
- Qui trình mạ: Mạ đồng lót ==> mạ Niken ==>mạ vàng
MẪU CẤP HIỆU TRÊN VE ÁO
Chất liệu: - Nền cấp hiệu bằng vải xanh
- Cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng
- Logo và viền cấp hiệu bằng đồng vàng tấm.
MẪU CẤP HIỆU TRÊN VE ÁO
Chất liệu: - Nền cấp hiệu bằng vải xanh
- Cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng
- Logo cấp hiệu bằng đồng vàng tấm.
MẪU CỐT NỀN CẤP HIỆU TRÊN CẦU VAI ÁO
(CẤP HIỆU CHƯA GẮN SAO)
Chất liệu: - Nền cấp hiệu bằng băng vải dệt sợi polieste màu xanh và màu xanh sọc vàng. Viền lé vải màu đỏ.
- Cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng
MẪU CÚC GẮN TRÊN CẤP HIỆU
A. Nguyên liệu
- Đồng vàng tấm dầy 0.6 mm
B. Mạ
- Màu: Mạ màu vàng
- Qui trình mạ: Mạ đồng lót ==> mạ Niken ==>mạ vàng
MẪU SAO GẮN TRÊN CẤP HIỆU
A. Nguyên liệu
- Đồng vàng tấm dầy 0.4 mm
B. Mạ
- Màu: Mạ màu vàng
- Qui trình mạ: Mạ đồng lót ==> mạ Niken ==>mạ vàng
MẪU CÀNH TÙNG GẮN TRÊN CẤP HIỆU
A. Nguyên liệu
- Đồng vàng tấm dầy 0.6 mm
B. Mạ
- Màu: Mạ màu vàng
- Qui trình mạ: Mạ đồng lót ==> mạ Niken ==> mạ vàng
MẪU VẠCH PHÂN CẤP GẮN TRÊN CẤP HIỆU
A. Nguyên liệu
- Đồng vàng tấm dầy 0.6 mm
B. Mạ
- Màu: Mạ màu vàng
- Qui trình mạ: Mạ đồng lót ==> mạ Niken ==> mạ vàng
MẪU CẤP HIỆU CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA VỤ TRƯỞNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA PHÓ VỤ TRƯỞNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA CỤC TRƯỞNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA PHÓ TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA CHẤP HÀNH VIÊN CAO CẤP THUỘC HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA CHẤP HÀNH VIÊN TRUNG CẤP THUỘC HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA CHẤP HÀNH VIÊN SƠ CẤP THUỘC HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA THẨM TRA VIÊN CAO CẤP, CHUYÊN VIÊN CAO CẤP VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA THẨM TRA VIÊN CHÍNH, CHUYÊN VIÊN CHÍNH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA THẨM TRA VIÊN, CHUYÊN VIÊN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
MẪU CẤP HIỆU CỦA CÔNG CHỨC KHÁC, VIÊN CHỨC KHÁC, NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây