Quyết định 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chế Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

thuộc tính Quyết định 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH

Quyết định 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chế Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1635/1999/QĐ-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành:13/12/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 -------------------------

Số: 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Ngày 13 Tháng 12 năm 1999

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

-----------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 07/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 về việc thành lập Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Đào tạo Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Điều 2. Bản Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kế từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và Giám đốc các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI




Nguyễn Thị Hằng

 

 

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 13/12/1999).

 

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhằm chủ động bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, uy tín của đội ngũ lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.

Điều 2. Đối tượng đào tạo và giáo dục định hướng bao gồm tất cả những người lao động (kể cả lao động theo hình thức tu nghiệp sinh và chuyên gia được tuyển chọn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Điều 3. Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được thực hiện tại các Trường, Trung tâm dạy nghề và đào tạo (sau đây gọi tắt là Cơ sở đào tạo) thuộc các Bộ, ngành, địa phương có giấy phép hoạt động hợp pháp.

Điều 4. Nội dung chương trình đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động gồm:

1. Dạy ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động (theo hợp đồng).

2. Giáo dục định hướng những hiểu biết cần thiết có liên quan:

Luật Lao động, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Xuất - Nhập cảnh và Cư trú của Việt Nam và pháp luật của nước nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân thủ pháp luật;

Phong tục, tập quán, điều kiện làm việc và sinh hoạt, quan hệ cư xử giữa chủ và thợ của nước nhận lao động, kinh nghiệm giao tiếp;

Nội dung hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký với đối tác nước ngoài và nội dung sẽ ký với người lao động, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người lao động trong việc thực hiện các điều cam kết đã ký trong hợp đồng;

Trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động; trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp; trách nhiệm của người lao động với Nhà nước;

Kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp.

Những quy định, quy phạm về an toàn lao động trong xí nghiệp, công, nông trường và trên các phương tiện vận tải biển, tầu cá.

3. Dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao trlnh độ nghề theo hợp đồng cung ứng lao động đối với từng nước.

4. Chương trình đào tạo và giáo dục định hướng cho các chuyên gia, kỹ thuật viên và sỹ quan thủy thủ do Bộ chủ quản quy định.

Điều 5. Nghiêm cấm các lớp đào tạo lợi dụng việc dạy nghề, đào tạo và giáo dục định hướng để tuyên truyền, quảng cáo lừa gạt người lao động.

 

Chương 2. NGHĨA VỤ, QUYỀN LỢI CỦA NGƯƠI LAO ĐỘNG ĐƯỢC THAM GIA ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG

 

Điều 6. Nghĩa vụ:

1. Chấp nhận sự bố trí, tổ chức đào tạo của doanh nghiệp được phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Nghiêm túc thực hiện nội quy của cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

3. Trực tiếp đóng góp phí đào tạo nghề (nếu có), phí đào tạo và giáo dục định hướng cho doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 7. Quyền lợi:

1. Được học tập đầy đủ các nội dung về đào tạo và giáo dục định hướng quy định tại Điều 4 Quy chế này.

2. Được cấp chứng chỉ khi đạt kết quả kiểm tra kết thúc khóa học nghề, khóa đào tạo và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài.

 

Chương 3. TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ GIỮA CÁC TỔ CHỨC TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

 

Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp:

1. Có văn bản nêu rõ nội dung, số lượng lao động, thời gian, mục đích yêu cầu đào tạo gửi đến một trong các cơ sở đào tạo nêu tại Điều 3 của Quy chế rlày.

2. Trực tiếp thu, thanh toán phí học nghề (nếu có) và giáo dục định hướng.

3. Trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở đào tạo.

4. Thanh lý hợp đồng khi kết thúc khóa học đào tạo và giáo dục định hướng.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng:

1. Trực tiếp ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

2. Tổ chức đào tạo theo đúng nội dung chương trình đào tạo và giáo dục định hướng theo quy định hiện hành và hợp đồng đào tạo đã ký với doanh nghiệp.

3. Cấp chứng chỉ nghề, chứng chỉ đào tạo và giáo dục định hướng cho người hoàn thành khóa học theo quy định hiện hành.

4. Cơ sở đào tạo không được thu thêm của người lao động bất cứ khoản phí nào ngoài quy đlnh về đào tạo và giáo dục định hướng.

Điều 10. Trách nhiệm của Cục Quản lý lao động với nước ngoài:

1. Ban hành nội dung chương trình đào tạo và giáo dục định hướng.

2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy chế về đào tạo và giáo dục định hướng.

3. Phối hợp với Tổng cục Dạy nghề thống nhất chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Điều 11.Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề: Ban hành nội dung chương trình đào tạo, nâng cao trình độ nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thẩm quyền.

2. Phối hợp với Cục Quản lý lao động với nước ngoài hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, kiểm tra đôl với các khóa đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động tại các cơ sở đào tạo.

3. Quy định và hướng dẫn các khoản chi về đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động bao gồm: Thù lao cho giảng viên; chi phí cho công tác tổ chức đào tạo (nơi ăn, nghỉ, sinh hoạt, hội trường, phòng học cho học viên, chi phí công tác kiểm tra đánh giá chất lượng) và các chi phí có liên quan tới xây dựng giáo trình tài liệu, biên soạn bài giảng của giáo viên.

Điều 12. Các Bộ, ngành, địa phương có cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình, nội dung đào tạo và kiểm tra cuối khóa học.

Điều 13. Cục Quản lý lao động với nước ngoài phôí hợp với Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm hướng dẫn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

Điều 14. Cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế này và hợp đồng đào tạo và giáo dục đlnh hướng ký kết với doanh nghiệp. Mọi vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật./.

 

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




Nguyễn Thị Hằng

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 1635/1999/QD-BLDTBXH
Hanoi, December 13, 1999
 
DECISION
ISSUING THE REGULATION ON ORIENTED TRAINING AND EDUCATION FOR VIETNAMESE LABORERS WORKING ON TERMS ABROAD
THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
Pursuant to Decree No. 96/CP of December 7, 1993 of the Government on the functions, tasks, power and organization of the apparatus of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to Decree No. 152/1999/ND-CP of September 20, 1999 of the Government providing for Vietnamese laborers and specialists working on terms abroad;
Pursuant to Decree No. 33/1998/ND-CP of May 23, 1998 on the creation of the General Job Training Department under the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
At the proposal of the Head of the Organization, Personnel and Training Department, the General Director of the General Job Training Department, and the Head of the Department for Managing Vietnamese Laborers Working Abroad,
DECIDES:
Article 1.-To issue together with this Decision the Regulation on Oriented Training and Education for Vietnamese Laborers Working on Terms Abroad.
Article 2.-This Regulation takes effect 15 days after its signing. Earlier stipulations which are contrary to this Regulation are now annulled.
Article 3.-The Director of the Ministry Office, the head of the Organization, Personnel and Training Department, the general director of the General Job Training Department, the head of the Department for Managing Vietnamese Laborers Working Abroad, the heads of the related agencies and units, the heads of the units providing oriented training and education for Vietnamese laborers working on terms abroad, and the directors of the enterprises which send laborers to work abroad shall have to implement this Decision.
 

 
MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang
 
REGULATION
ON ORIENTED TRAINING AND EDUCATION FOR VIETNAMESE LABORERS WORKING ON TERMS ABROAD
(Issued together with Decision No. 1635/1999/QD-BLDTBXH of December 13, 1999)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-To provide oriented training and education for Vietnamese laborers working on terms abroad is aimed at taking the initiative in fostering a source of high-quality manpower with high reliability of the Vietnamese labor force on the international labor market.
Article 2.-Eligible for oriented training and education are all laborers (including laborers being students of refresher courses) and specialists who are selected to work on terms abroad.
Article 3.-Oriented training and education for Vietnamese laborers working on terms abroad shall be performed at the Job Training and Training Schools and Centers (hereafter called Training Establishments for short) under the ministries branches and localities, which have legal operating permits.
Article 4.-The program of oriented training and education for laborers shall comprise:
1. Teaching foreign languages to meet the requirements of the countries receiving laborers (according to the contracts).
2. Oriented education on necessary related knowledge:
- The Labor Law, the Criminal Law, the Civil Law, the Law on Emigration and Immigration and Residence of Vietnam and the law of the countries receiving laborers, the obligation of observing and abiding by law;
- Customs, habits, working and living conditions, behavioral relations between employer and employees in the labor receiving country and communication experiences;
- The terms of the contract signed between the enterprise and the foreign partner and the terms to be signed with the laborer, the rights and interests, obligations and legal responsibility of the laborer in the fulfillment of the commitments in the contract.
- Responsibility of the enterprise toward the laborer; responsibility of the laborer toward the enterprise; responsibility of the laborer toward the State.
- Industrial labor discipline and style; prescriptions and regulations on labor safety at the enterprise, construction site and agricultural farm, on sea transport means and fishing trawlers.
3. Job training and fostering and promotion of professional skills according to the contracts on supply of laborers for each country.
4. The program of oriented training and education for specialists and technicians, officers and sailors shall be prescribed by the controlling ministry.
Article 5.-The training courses are strictly forbidden to misuse job training, oriented training and education to carry out misguiding propaganda and publicity to deceive laborers.
Chapter II
OBLIGATIONS, RIGHTS AND INTERESTS OF THE LABORERS ASSIGNED TO TAKE PART IN ORIENTED TRAINING AND EDUCATION
Article 6.-Obligations:
1. To accept the arrangement and organization of training of the enterprise allowed to send laborers to work abroad.
2. To seriously carry out the rules of the oriented training and education establishment which is allowed to send laborers to work on terms abroad.
3. To directly contribute the job training tuition (if any), or the charge on oriented training and education, to the enterprise as currently prescribed by the State.
Article 7.-Rights and interests:
1. To receive full education in the contents of the oriented training and education stipulated in Article 4 of this Regulation.
2. To be issued with a certificate if he/she achieves the desired result during the examinations at the end of the job training, oriented training and education course before going to work abroad.
Chapter III
RESPONSIBILITIES AND RELATIONS AMONG THE ORGANIZATIONS IN THE PROCESS OF ORIENTED TRAINING AND EDUCATION FOR VIETNAMESE LABORERS TO BE SENT TO WORK ON TERMS ABROAD
Article 8.- Responsibility of the enterprise:
1. To make a formal document stating clearly the contents, number of laborers, time, aim and requirements of the training and to send it to one of the training establishments stated in Article 3 of this Regulation.
2. To directly receive and account for the oriented training and education tuition (if any).
3. To directly sign the contract with the training establishment.
4. To clear the contract at the end of the oriented training and education course.
Article 9.-Responsibility of the oriented training and education establishment:
1. To directly sign the training contract with the enterprise allowed to send Vietnamese laborers to work abroad.
2. To organize the training according to the program of oriented training and education as currently prescribed and according to the contract signed with the enterprise.
3. To issue the job certificate, the oriented training and education certificate to the trainees having completed the course as currently prescribed.
4. The training establishment must not collect from the laborer any charge other than those prescribed for oriented training and education.
Article 10.-Responsibility of the Department for Managing Laborers Working Abroad:
1. To publicize the contents of the program of oriented training and education.
2. To inspect the organization of the implementation of the regulations on oriented training and education.
3. To coordinate with the General Job Training Department in order to uniformly direct the units to elaborate their plans and contents of training Vietnamese laborers to be sent to work on terms abroad.
Article 11.-Responsibility of the General Job Training Department:
1. To publicize the contents of the program of training and raising the professional skills of the laborers sent to work abroad according to its competence.
2. To coordinate with the Department for Managing Laborers Working Abroad in guiding the organization of training, and inspect the oriented training and education courses for the laborers at the training establishments.
3. To prescribe and guide the spendings of the oriented training and education tuition for the laborers including: payment to the teachers, cost of training organization (places for dining, rest, meeting hall, classrooms for the trainees, cost of inspection and quality assessment) and cost related to the elaboration of the curriculum, teaching materials and the preparation of lessons by the teachers.
Article 12.-The ministries, branches and localities and oriented training and education establishments which send Vietnamese laborers to work on terms abroad shall have to direct, manage, inspect and supervise the implementation of the program and contents of training and to conduct a control test at the end of the training course.
Article 13.-The Department for Managing Laborers Working Abroad shall have to coordinate with the General Job Training Department in directing, monitoring and inspecting the implementation of this Regulation.
Article 14.-The oriented training and education establishments shall have to seriously carry out this Regulation together with the oriented training and education contract signed with the enterprise. Any violation shall, depending on its seriousness, be dealt with according to prescriptions of law.

  
MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS



Nguyen Thi Hang

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1635/1999/QD-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

Thông tư liên tịch 29/1999/TTLT-BLĐTBXH-BQP của Bộ Lao động, Thươngbinh và Xã hội và Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn về khai trình việc sử dụng lao động khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, báo cáo sử dụng lao động trong quá trình doanh nghiệp hoạt động và báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động đối với doanh nghiệp trong quân đội

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất