Nghị định 72/CP của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm

thuộc tính Nghị định 72/CP

Nghị định 72/CP của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:72/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:31/10/1995
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 72/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 72/CP NGÀY 31-10-1995 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦABỘ LUẬT LAO ĐỘNG
VỀ VIỆC LÀM

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội;

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM

 

Điều 1.- Chương trình việc làm theo khoản 1, Điều 15 của Bộ luật lao động bao gồm: Mục tiêu, chỉ tiêu tạo việc làm mới, các chính sách, nguồn lực, hệ thống tổ chức và các biện pháp để đảm bảo thực hiện chương trình.

Xây dựng chương trình phải bảo đảm được tính hệ thống, phải gắn bó giữa mục tiêu và điều kiện thực hiện mục tiêu.

 

Điều 2.-

1. Chỉ tiêu tạo việc làm mới theo Điều 14 của Bộ luật lao động được quy định là số lao động mới cần phải tuyển thêm vào làm việc thường xuyên tại các tổ chức, đơn vị và cho cá nhân sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế do các nhu cầu mới thành lập, mở rộng thêm về quy mô và các mặt hoạt động, sắp xếp lại lao động.

2. Trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của các cấp, các ngành, các chương trình - mục tiêu nhất thiết phải có chỉ tiêu tạo việc làm mới.

 

Điều 3.- Bộ lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu phương án xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình việc làm quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Điều 4.- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch hàng năm và 5 năm trình Chính phủ quyết định.

Bộ lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới hàng năm và 5 năm.

 

Điều 5.-

1. Hàng năm, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan lập kế hoạch thực hiện chương trình việc làm quốc gia và quỹ quốc gia về việc làm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định vào kỳ họp cuối năm của Quốc hội.

2. Bộ lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chương trình việc làm quốc gia.

 

Điều 6.-

1. Quỹ quốc gia về việc làm theo khoản 1, Điều 15 của bộ luật lao động được thành lập từ các nguồn sau:

a) Dành một khoản chi từ ngân sách Nhà nước hàng năm;

b) Các nguồn khác ngoài ngân sách Nhà nước gồm: trợ giúp của các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài; của các đơn vị và cá nhân trong nước hỗ trợ giải quyết việc làm.

2. Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng vào các mục đích sau:

a) Hỗ trợ các tổ chức dịch vụ việc làm;

b) Hỗ trợ các đơn vị gặp khó khăn tạm thời để tránh cho nhiều người lao động không bị mất việc làm;

c) Hỗ trợ các đơn vị nhận người lao động đang bị mất việc làm theo đề nghị của cơ quan lao động Thương binh và Xã hội địa phương.

d) Cho vay với lãi suất thấp để hỗ trợ giải quyết việc làm cho một số đối tượng thuộc diện chính sách xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

đ) Hỗ trợ quỹ việc làm cho người tàn tật.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xây dựng và ban hành Quy chế quản lý quỹ quốc gia về việc làm, hướng dẫn các địa phương xây dựng và thực hiện quy chế quản lý quỹ giải quyết việc làm của địa phương.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện quy chế quản lý quỹ quốc gia về việc làm.

 

Điều 7.-

1. Hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó; đồng thời báo cáo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định hướng, hỗ trợ, kiểm tra chương trình việc làm của cấp huyện, cấp xã.

3. Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Dành một khoản chi từ ngân sách địa phương, do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định;

b) Khoản hỗ trợ từ quỹ quốc gia về việc làm;

c) Các nguồn khác.

4. Quỹ giải quyết việc làm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải sử dụng đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm của tỉnh, thành phố và hỗ trợ cho chương trình giải quyết việc làm của của cấp huyện. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở lao động Thương binh và Xã hội, Uỷ ban kế hoạch tỉnh, Sở tài chính và các tổ chức khác tổ chức hiện hiện chương trình giải quyết việc làm và quản lý quỹ giải quyết việc làm của địa phương.

 

Điều 8.- Tổ chức dịch vụ việc làm theo khoản 1 Điều 18 và Điều 156 của Bộ Luật Lao động được gọi tên thống nhất là "Trung tâm Dịch vụ việc làm", kèm theo tên địa phương hoặc tên tổ chức.

 

Điều 9.- Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, do Nhà nước hoặc các đoàn thể, hội quần chúng thành lập.

 

Điều 10.-

1- Trung tâm dịch vụ việc làm có nhiệm vụ:

a) Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách lao động và việc làm; hướng nghiệp và đào tạo nghề;

b) Giới thiệu người lao động đến những nơi đang cần người làm việc và học nghề ở những nơi phù hợp;

c) Tổ chức cung ứng lao động cho người sử dụng lao động là người Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ở Việt Nam;

d) Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động là người Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ở Việt Nam; cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động và việc làm theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trung tâm Dịch vụ việc làm được quyền: a) Tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm;

b) Tổ chức sản xuất để tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết hợp lý thuyết với thực hành, giải quyết việc làm tại chỗ theo quy định của pháp luật;

c) Thu lệ phí, học phí, phí theo quy định của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và những hướng dẫn cụ thể của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Điều 11.-

1. Việc thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi có sự nhất trí của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Việc thành lập và giải thể Trung tâm Dịch vụ việc làm của các cơ quan đoàn thể, hội quần chúng do Thủ trưởng cơ quan Trung ương của các đoàn thể, hội quần chúng quyết định sau khi có sự nhất trí của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Việc thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm đặc thù ở một số Bộ do Bộ trưởng quyết định sau khi có sự nhất trí của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Điều 12.- Hồ sơ xin thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm gồm có:

1. Đơn xin thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm;

2. Đề án thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ và các điều kiện để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.

 

Điều 13. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có quyết định thành lập, Trung tâm Dịch vụ việc làm phải đăng trên báo địa phương 5 số liền về: tên Trung tâm, địa điểm, số điện thoại, tài khoản, giám đốc, ngày thành lập, ngày bắt đầu hoạt động, lĩnh vực hoạt động chính.

Quyết định thành lập Trung tâm phải gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, mỗi nơi một bản chính.

 

Điều 14.-

1. Nguồn thu, chi của Trung tâm Dịch vụ việc làm gồm có:

a) Nguồn thu:

- Lệ phí, học phí, phí;

- Các hợp đồng đặt hàng của Nhà nước, của các đơn vị và cá nhân;

- Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước;

- Tài trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước;

- Các nguồn khác.

b) Nguồn chi:

- Chi xây dựng, duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật;

- Chi nguyên, vật liệu phục vụ cho dạy nghề;

- Chi lương cho cán bộ bộ máy quản lý;

- Chi khác.

2. Hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm được xét giảm, miễn thuế theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các Trung tâm Dịch vụ việc làm phù hợp với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

Điều 15.- Các Trung tâm xúc tiến việc làm đã thành lập trước ngày ban hành Nghị định này đều phải thành lập lại theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Điều 16.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý Nhà nước theo khoản 3 Điều 18 của Bộ Luật Lao động đối với tổ chức dịch vụ việc làm trong cả nước theo các nội dung sau đây:

1. Ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm;

2. Chấp thuận việc thành lập các Trung tâm Dịch vụ việc làm;

3. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm Dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật;

4. Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định, các chính sách đối với các Trung tâm Dịch vụ việc làm.

 

Điều 17.-

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ tài chính; chính sách giảm, miễn thuế để khuyến khích người lao động tự giải quyết việc làm và tạo việc làm cho nhiều người lao động.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách cho vay vốn để khuyến khích người lao động tự giải quyết việc làm và tạo việc làm cho nhiều người lao động.

3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích phát triển và áp dụng công nghệ mới, nghề mới, để tạo việc làm cho nhiều người lao động và khuyến khích người lao động tự tạo việc làm.

 

Điều 18.- Uỷ ban Dân tộc và Miền núi chủ trì, cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.

 

CHƯƠNG II
TUYỂN LAO ĐỘNG VÀ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM
DO THAY ĐỔI CƠ CẤU HOẶC CÔNG NGHỆ

 

Điều 19.-

1. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

2. Hồ sơ xin việc làm gồm có: đơn xin việc làm, sổ lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong trường hợp người lao động chưa có sổ lao động thì phải có sơ yếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ nghề nghiệp và các giấy tờ có liên quan khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

 

Điều 20.- Khi tuyển lao động, người sử dụng lao động phải thông báo đầy đủ điều kiện tuyển dụng, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình làm việc.

 

Điều 21.- Việc tuyển người lao động Việt Nam theo quy định tại khoản 1, Điều 132 của Bộ Luật lao động vào làm việc cho các doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, hoặc làm việc cho cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam, được tiến hành theo quy định dưới đây:

1. Phải thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm quy định tại Điều 10, Nghị định này để tuyển lao động hoặc giới thiệu theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Lệ phí trả cho việc tuyển lao động hoặc giới thiệu chỉ được thu một lần do người sử dụng lao động trả theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không vượt quá:

- 5% mức lương một tháng đầu ghi trong hợp đồng lao động đối với mỗi trường hợp tuyển được qua giới thiệu.

- 8% mức lương một tháng đầu ghi trong hợp đồng lao động đối với mỗi trường hợp tuyển được theo uỷ thác.

Thủ tục, hồ sơ tuyển lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định:

Việc tuyển lao động vào làm việc cho các cơ quan đoàn ngoại giao do liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ngoại giao quy định.

2. Trong trường hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm xác nhận không đáp ứng được yêu cầu tuyển lao động hoặc giới thiệu lao động thì doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có quyền trực tiếp tuyển lao động và phải báo cho Sở lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Sau mỗi đợt tuyển lao động, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo kết quả với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Điều 22.- Vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đạt trụ sở chính, tình hình sử dụng lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động và việc thực hiện các chính sách chế độ về lao động theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Điều 23.- Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1, Điều 17 của Bộ Luật lao động:

1. Thay mới một phần hoặc toàn bộ máy móc thiết bị có năng suất lao động cao hơn;

2. Thay một số khâu hoặc toàn bộ quy trình sản xuất tiên tiến có năng suất lao động cao hơn;

3. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn;

4. Sử dụng công nghệ tiên tiến có năng suất, chất lượng cao hơn thay thế công nghệ lạc hậu;

5. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.

Nếu những thay đổi trên dẫn đến người lao động bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 của Bộ Luật Lao động và Điều 24, Điều 25 của Nghị định này.

 

Điều 24.- Cơ sở để tính trợ cấp mất việc làm được quy định tại khoản 1, Điều 17 của Bộ Luật Lao động.

1. Mức lương để tính trợ cấp mất việc làm được quy định tại Nghị định số 197/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật lao động về tiền lương.

2. Thời hạn để tính trợ cấp mất việc làm là thời gian làm việc liên tục cho người sử dụng lao động đó đến khi bị mất việc làm.

Trường hợp người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước bị mất việc làm theo quy định tại khoản 1, Điều 17 của Bộ Luật lao động và Điều 25 Nghị định này mà trước đó đã có thời gian làm việc ở các đơn vị khác cũng thuộc khu vực Nhà nước nhưng chưa được nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm, thì thời gian đó được tính để nhận trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc được trả 1/2 tháng lương. Khoản tiền này đơn vị cũ chuyển theo thông báo của đơn vị mà người lao động đang làm việc, để đơn vị này trả cho người lao động. Trong trường hợp đơn vị cũ đã giải thể thì khoản trợ cấp thôi việc do ngân sách Nhà nước chi trả, đơn vị đang hoạt động có người mất việc làm trả thay khoản trợ cấp thôi việc này cho người lao động và được ngân sách Nhà nước cấp hoàn lại.

3. Thời gian làm việc có tháng lẻ được quy định như sau:

a) Dưới 1 tháng không được tính.

b) Từ 1 tháng đến dưới 7 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc.

c) Từ đủ 7 tháng đến hết 12 tháng được tính bằng 1 năm làm việc.

 

Điều 25.-

1.- Trường hợp có nhiều người mất việc làm theo quy định tại khoản 2, Điều 17 của Bộ Luật lao động và Điều 23, Nghị định này thì giải quyết theo thứ tự như sau:

a) Những người lao động có đơn tự nguyện thôi việc;

b) Những người vi phạm kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức sa thải;

c) Những người trẻ, khoẻ, có tay nghề và có khả năng tìm được việc làm mới ở nơi khác;

d) Những người thuộc đối tượng chính sách ưu tiên: Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thân nhân liệt sĩ, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Việc trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động chậm nhất không quá 7 ngày kể từ ngày người lao động bị mất việc làm.

3. Trợ cấp mất việc làm được trả trực tiếp một lần cho người lao động tại nơi làm việc hoặc tại nơi thuận lợi nhất cho người lao động.

 

Điều 26.- Các doanh nghiệp đều phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 3, Điều 17 của Bộ Luật lao động:

a) Nguồn hình thành quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm được trích từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc lập và chế độ quản lý đối với quỹ này.

b) Quỹ được chi cho các mục đích chính sau đây:

- Trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp nay bị mất việc làm;

- Chi cho việc đào tạo do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ; đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề cho người lao động.

c) Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và phát triển quỹ theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 27.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Những quy định trước đây về việc làm trái với Bộ luật Lao động và Nghị định này đều bãi bỏ.

 

Điều 28.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ ngoại giao và các Bộ, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

Điều 29.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
No: 72-CP
Hanoi, October 31, 1995
 
DECREE
STIPULATING DETAILED PROVISIONS AND GUIDANCE FOR THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES ON EMPLOYMENT IN THE LABOR CODE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Proceeding from the Labor Code of June 23, 1994;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
Chapter I
EMPLOYMENT PROGRAM
Article 1.- The employment program as provided for in Item 1, Article 15, of the Labor Code comprises: The objectives, targets of new employment, policies, resources, organizational system and measures to ensure the realization of the program.
The designing of the program must be assured of the systematic character and must match the objectives with the conditions for their realization.
Article 2.-
1. The target of new employment as stipulated in Article 14 of the Labor Code is the new labor force that needs to be recruited to add to the permanent labor force employed by organizations, units and individuals of all economic sectors, arising from the needs created by a new establishment or expansion of production scale and activities or by labor rearrangement.
2. In the annual and five-year plans for socio-economic development of all levels and branches, the program-objective sections must include new employment targets.
Article 3.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall study the plan for designing and implementing the national employment program and submit it to the Prime Minister for approval.
Article 4.- The State Planning Committee shall preside over and consult the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the concerned Ministries and branches to design the targets for new employment in the annual and five-year plans and submit them to the Government for approval.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible for providing guidance and inspection and shall report to the Government the result of the realization of the annual and five-year targets of new employment.
Article 5.-
1. Annually, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall preside over and consult the State Planning Committee, the Ministry of Finance and the other concerned Ministries and branches to plan the implementation of the national employment program and the national fund for employment so that the Government may submit it to the National Assembly for approval at the year-end session of the National Assembly.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible for organizing and inspecting the implementation of the national employment program and shall report the result to the Government.
Article 6.-
1. The national fund for employment as stipulated in Item 1, Article 15, of the Labor Code, is formed from the following sources:
a) Allocations from the annual State budget;
b) Sources outside the State budget, which include: assistance from foreign countries, international organizations and foreign individuals; from domestic units and individuals that are willing to assist the employment problem.
2. The national fund for employment is used for the following purposes:
a) To assist job-placement organizations;
b) To assist units which are meeting temporary difficulties with a view to helping a good number of employees to keep their jobs;
c) To assist units which take on unemployed laborers at the proposal of the local office of Labor, War Invalids and Social Affairs;
d) To provide soft loans to assist the employment of a number of people who are beneficiaries of social welfare policies as provided for by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
e) To assist the fund for employment of disabled people.
3. The Ministry of Finance shall preside over and consult the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the State Planning Committee to design and issue the regulation on management of the national fund for employment, and guide the localities in designing and implementing the regulations on management of their own funds for employment.
4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall organize the implementation of the regulation on management of the national fund for employment.
Article 7.-
1. Annually, the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall design the programs and funds for employment of the localities, submit them to the People's Councils of the same level for decision, and organize their implementation; and at the same time report the results to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the State Planning Committee and the Ministry of Finance.
2. The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall set the guideline, support and inspect the employment programs of district and commune levels.
3. The funds for employment of the provinces and cities directly under the Central Government are formed from the following sources:
a) Allocations from the local budget to be decided by the People's Councils of the provinces and cities directly under the Central Government;
b) Allowance from the national fund for employment;
c) Other sources.
4. The funds for employment of the provinces and cities directly under the Central Government must be used strictly for the purposes of the employment programs of the provinces and cities and in support of the employment programs of the districts. The Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall direct the provincial services of Labor, War Invalids and Social Affairs, Planning, Finance and other organizations to carry out their local employment programs and manage their local funds for employment.
Article 8.- The job placement organizations operating under Item 1, Article 18, and Article 156 of the Labor Code are uniformly referred to as "Job Placement Center" put beside the name of the locality or organization.
Article 9.- The job placement center is an income-generating non-business social welfare service established by the State or people's organizations or associations.
Article 10.-
1. The job placement center has the tasks:
a) To provide consultation for laborers and employers on labor policies and employment; vocational orientation and job training;
b) To introduce laborers to work in places where labor is needed and to learn trade in appropriate places;
c) To supply labor for employers who are Vietnamese and foreigners operating legally in Vietnam;
d) To provide information on the labor market for laborers and employers who are Vietnamese and foreigners operating legally in Vietnam; and for the State management agencies in charge of labor and employment as stipulated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. The job placement center has the rights:
a) To organize vocational training in combination with job generation;
b) To organize production to make full use of the technical and material basis, combine theoretical training with practice, and provide on-the-spot employment in accordance with the provisions of law;
c) To collect fees, tuition and other charges as provided for by the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and in accordance with the detailed guidance of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government.
Article 11.-
1. The establishment of the job placement centers in the provinces and cities directly under the Central Government is decided by the Presidents of the provincial and municipal People's Committees at the proposal of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service and with the consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. The establishment and dissolution of the job placement centers of the people's organizations and associations are decided by the Heads of their organizations at the central level with the consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
3. The establishment of the specific job placement centers at a number of ministries is decided by the concerned ministers, with the consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 12.- The dossier for application for establishment of a job placement center is composed of:
1. An application to establish the job placement center;
2. The plan for the job placement center, which must clearly indicate the need, objective, tasks and conditions for the implementation of the set objectives and tasks.
Article 13.- Within 30 days from the date of the decision for its establishment, the job placement center shall publish an announcement on local papers in five consecutive issues, providing the name of the center, its location, telephone number, bank account, its director, date of establishment, date of operation and its main fields of activity.
The original decision to establish the center must be sent to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Government Commission for Organization and Personnel and the Ministry of Finance.
Article 14.-
1. The sources for revenue and expenditure of the job placement center include:
a) Revenue:
- Fees, tuition and other charges;
- Placement contracts from the State, units and individuals;
- Support from the State;
- Financial support of organizations and individuals inside and outside the country;
- Other sources.
b) Expenditure:
- Construction, maintenance and development of technical and material bases;
- Purchases of materials and facilities for vocational training;
- Salary and wage for managerial personnel;
- Other expenditures.
2. The job placement center is eligible for consideration for tax reduction and exemption in accordance with the provisions of law.
3. The Ministry of Finance shall provide guidance on the financial management regime for the job placement centers in accordance with the State regime for financial management.
Article 15.- The job placement centers which were established prior to the date of issuance of this Decree must be re-established in accordance with the provisions of this Decree and the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 16.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide the uniform State management as stipulated by Item 3, Article 18, of the Labor Code, with regard to job placement organizations throughout the country according to the following contents:
1. To issue the provisions on organization and operation of the job placement centers;
2. To approve the establishment of the job placement centers;
3. To provide guidance and inspect the operation of the job placement centers according to the provisions of law;
4. To study, design, amend and supplement provisions and policies regarding the job placement centers.
Article 17.-
1. The Ministry of Finance shall study and design for submission to the Government the policies for financial support and tax reduction and exemption to encourage laborers to seek self-employment and generate employment for many other laborers.
2. The State Bank of Vietnam has the responsibility to study and design loans schemes to encourage self-employment among laborers and to generate employment for many laborers.
3. The Ministry of Science, Technology and Environment shall study and design policies to encourage the development and application of new technologies and trades in order to generate employment for many laborers and to encourage self-employment among laborers.
Article 18.- The Committee on Ethnic Minorities and Mountainous Areas shall preside over and consult the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance on policies of preferential treatment in employment so as to attract and employ laborers of ethnic minorities.
Chapter II
RECRUITMENT OF LABOR AND PROVISION OF UNEMPLOYMENT ALLOWANCE DUE TO RESTRUC- TURING OR NEW TECHNOLOGY
Article 19.-
1. The laborer has the right to work for any employer and in any place not restricted by law.
2. The dossier for job application comprises: an application for employment and the employment record as stipulated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
In case the laborer has not yet an employment record, he/she must have a curriculum vitae, a skill certificate and other related papers as requested by the employer.
Article 20.- In recruiting laborers, the employer has to publicize in full the conditions for recruitment as well as the rights and responsibilities of both the employee and employer in the course of employment.
Article 21.- The recruitment of Vietnamese laborers in accordance with the provision of Item 1, Article 132, of the Labor Code, to work at enterprises which are established under the Law on Foreign Investment in Vietnam, at export processing zones, industrial parks, foreign agencies and organizations, or at international organizations in Vietnam, or to work for individuals who are foreigners in Vietnam, shall be conducted as follows:
1. Through the selection or recommendation of a job placement center as provided for in Article 10 of this Decree, at the request of the interested enterprise, organization or individual.
The fee for the selection or recommendation of laborers shall be paid once by the employer at a level to be agreed upon by the two parties but which shall not exceed:
- 5% of the salary of the first month as prescribed in the labor contract for each employee recruited through recommendation.
- 8% of the salary of the first month as prescribed in the labor contract for each employee recruited through commission.
The procedure and dossier for employment shall be defined by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
The recruitment of employees for offices of the diplomatic corps shall be defined jointly by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry for Foreign Affairs.
2. In case the job placement center files a written statement that it cannot meet the requirements of the employers in selecting or recommending laborers, the requesting enterprises, organizations and individuals have the right to recruit laborers directly, but must notify the Labor, War Invalids and Social Affairs Service.
3. After each recruitment of employees, the requesting enterprises, organizations and individuals shall report the results to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service.
Article 22.- In January and July every year, the employer shall report to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs Service at the locality where he/she maintains the head office on the situation of employment, the need for additional labor and the implementation of the labor policies. The report shall be done in the forms issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 23.- The following cases are referred to as restructuring or renewal of technology as stipulated in Item 1, Article 17, of the Labor Code:
1. To replace part or all the old technologies with equipment and machinery of higher productivity;
2. To change a number of or the whole production process with more advanced and more productive processes;
3. To change products or the products structure, resulting in a less intensive use of labor;
4. To use advanced technology which gives higher productivity and quality in replacement of backward technologies;
5. To change the organizational structure: Merger or dissolution of a number of sections in the unit.
If these changes lead to the unemployment of the laborers, the employer shall have to retrain the laborers for new jobs. If no new employment can be found for the laid-off laborers, the employer shall pay severance allowance to the laborers in accordance with the provisions of Item 1, Article 17, of the Labor Code, and Articles 24 and 25 of this Decree.
Article 24.- The bases for calculating severance allowances are stipulated in Item 1, Article 17, of the Labor Code.
1. The salary level to calculate severance allowances is defined in Decree No.197-CP of December 31, 1994, of the Government which provides details and guidance for implementation of a number of Articles of the Labor Code on wages.
2. The time frame for calculating the severance allowance is the period in which the employee works continuously for the employer until the severance.
In case the employee for a State-run enterprise loses his/her employment as stipulated in Item 1, Article 17, of the Labor Code and Article 25 of this Decree, and he/she had previously worked in other units of the State sector where no severance allowance had been granted, that period of employment are also accounted for to calculate the severance allowance which is equivalent to half the monthly salary for each year of work. This amount shall be transferred from the old units to the unit where the employee is working and paid out to him/her. In case the old unit has been dissolved, the allowance shall be paid by the State budget. The unit where the employee is working shall pay the severance allowance and shall get refund from the State budget.
3. The period of work with spilled-over time:
a) The spilled-over time of less than a month is not accounted for.
b) A spill over from one month to less than seven months is taken as six months of work.
c) A spill-over from a full seven months to 12 months is taken as a year of work.
Article 25.-
1. In case many laborers become unemployed as stipulated in Item 2, Article 17, of the Labor Code and Article 23 of this Decree, the payment of severance allowances shall follow the following order:
a) People who volunteer to retire;
b) People who have committed acts of violation of the labor discipline which are not so serious to be fired;
c) Young and healthy people who have skills and the capability to find new jobs elsewhere;
d) People under policy entitlements: Heroes of the Armed Forces, Heroes of Labor, war invalids, diseased soldiers, people with policy entitlements as a war invalid, dependents of fallen heroes, people with good records in the wars of resistance and people with meritorious services to the Revolution.
2. The payment of severance allowance to the laborers shall be made within seven days at the latest from the date of the job severance.
3. The severance allowance must be paid in lump sum to the laborer at the place of work or at a place most convenient for him/her.
Article 26.- All enterprises shall set up a reserve fund for job severance allowances as provided for in Item 3, Article 17, of the Labor Code:
a) The source for this reserve fund for job severance allowances is taken from the remaining profit of the enterprise after fulfilling all obligations toward the State. The Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance for the management of this fund.
b) The fund is to be spent on the following main purposes:
- To pay severance allowances for laborers working in the enterprise who are losing employment.
- To pay for the retraining cost due to restructuring or renewal of technology; to cover the training of backup skills for women laborers in the enterprise and to enhance the professional skills of laborers.
c) The enterprise is responsible for the management, use and development of the fund in accordance with the provisions of law.
Chapter III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 27.- This Decree takes effect from the date of its signing. The previous provisions which are contrary to the Labor Code and this Decree are now annulled.
Article 28.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the State Planning Committee, the Ministry for Foreign Affairs and the other Ministries and branches shall, within the scope of their functions, tasks and powers, have the responsibility to guide the implementation of this Decree.
Article 29.- The Ministers, the Heads of the Agencies at ministerial level and Agencies ttached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, are responsible for the implementation of this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 72/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất