Nghị định 38/CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động

thuộc tính Nghị định 38/CP

Nghị định 38/CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:38/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:25/06/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 38/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 38/CP NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 1996 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Pháp luật lao động được quy định tại Nghị định này bao gồm những quy định trong Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Bộ Luật lao động.

Điều 2.- Nguyên tắc xử phạt vi phạm pháp luật lao động:

1. Mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện và xử lý kịp thời. Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh theo quy định của pháp luật.

2. Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

3. Việc xử lý vi phạm phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng để quyết định hình thức và mức phạt thích hợp.

4. Nếu hành vi vi phạm có một trong những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 3 dưới đây thì được giảm một nửa (1/2) mức phạt quy định đối với hành vi đó; trường hợp có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì được giảm hai phần ba (2/3) mức phạt quy định đối với hành vi đó.

5. Nếu hành vi vi phạm có một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 4 dưới đây thì bị phạt gấp đôi mức phạt quy định đối với hành vi đó; nếu có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên thì bị phạt gấp ba mức phạt đã được quy định đối với hành vi đó.

Điều 3.- Những tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ:

1. Người vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

2. Người vi phạm là phụ nữ có thai, người chưa thành niên, người cao tuổi, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

3. Vi phạm do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không tự mình gây ra hoàn cảnh đó;

4. Vi phạm do trình độ lạc hậu.

Điều 4.- Những tình tiết sau đây được coi là tình tiết tăng nặng:

1. Vi phạm có tổ chức;

2. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

3. Xâm phạm quyền và lợi ích của nhiều người lao động;

4. Xâm phạm quyền và lợi ích của lao động nữ; lao động là người chưa thành niên; lao động là người tàn tật; lao động là người cao tuổi;

5. Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm;

6. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác;

7. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

8. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;

9. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;

10. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu hành vi vi phạm;

11. Không chấp hành các quyết định của Thanh tra Nhà nước về lao động.

Điều 5.- Thời hiệu xử phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật lao động:

1. Thời hiệu xử phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật lao động là 1 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt là 3 tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định nói tại khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 6.- Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính:

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này, nếu quá một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt hành chính vi phạm pháp luật lao động.

 

CHƯƠNG II

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

MỤC I

VI PHẠM NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG

Điều 7.- Phạt tiền 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

1. Vi phạm những quy định về trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn, tại nơi làm việc; việc đền bù được quy định tại Điều 59 của Bộ Luật lao động.

2. Nơi có sử dụng lao động nữ nhưng không có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ theo quy định tại khoản 1, Điều 116 của Bộ Luật lao động;

3. Khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em mà không tham khảo ý kiến đại diện những người lao động nữ theo quy định tại khoản 1, Điều 118 của Bộ Luật lao động.

Điều 8.- Phạt tiền 400.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc dưới 70% mức lương cấp bậc của công việc đó hoặc kéo dài thời gian thử việc quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc đại học và trên đại học, quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, quá 6 ngày đối với những lao động khác;

2. Vi phạm những quy định về thời gian tạm thời chuyển người lao động sang làm việc khác hoặc về việc trả lương cho người lao động trong thời gian đó theo quy định tại Điều 34 của Bộ Luật lao động;

3. Khấu trừ tiền lương của người lao động nhưng không cho người lao động biết lý do; không thảo luận với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở; khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động trái với quy định tại khoản 1, Điều 60 của Bộ Luật lao động;

4. Người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng theo quy định tại Điều 27 của Bộ Luật lao động;

Riêng đối với việc sử dụng vũ nữ làm việc tại vũ trường và sử dụng tiếp viên, nhân viên làm việc tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống mà không ký kết hợp đồng lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3, Điều 15 và khoản 2, Điều 22 của Nghị định số 88/CP ngày 14 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.

5. Từ chối thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của phía yêu cầu thương lượng theo quy định tại khoản 1, Điều 46 của Bộ Luật lao động;

6. Vi phạm những quy định về thời hạn đình chỉ hoặc về việc tạm ứng tiền lương cho người lao động trong thời gian bị đình chỉ được quy định tại Điều 92 của Bộ Luật lao động;

7. Người sử dụng lao động không trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 1, Điều 62 của Bộ Luật lao động;

8. Người sử dụng lao động trả mức tiền thưởng quá 6 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp hiện hưởng theo quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước; mức thưởng thấp hơn một tháng tiền lương đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp; mức trích thưởng thấp hơn 10% lợi nhuận đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 64 của Bộ Luật lao động;

9. Trả lương cho người tập nghề, học nghề thấp hơn 70% mức lương cấp bậc của người lao động cùng làm việc theo quy định tại khoản 2, Điều 23 của Bộ Luật lao động.

Điều 9.- Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Vi phạm quy định về thời gian nghỉ giữa ca và giữa hai ca làm việc hoặc vi phạm các quy định về việc nghỉ hàng tuần quy định tại các Điều 71 và Điều 72 của Bộ Luật lao động;

2. Vi phạm các quy định về việc nghỉ lễ tại Điều 73 của Bộ Luật lao động;

3. Vi phạm các quy định về việc nghỉ hàng năm quy định tại các Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Bộ Luật lao động;

4. Vi phạm các quy định về việc sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi quy định tại các khoản 1 và 2, Điều 115 của Bộ Luật lao động;

5. Sử dụng lao động nữ, lao động là người cao tuổi, người tàn tật vào làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại trái với quy định tại Điều 113; khoản 3, Điều 124 và khoản 3, Điều 127 của Bộ Luật lao động;

6. Sử dụng người chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành được quy định tại Điều 121 của Bộ Luật lao động;

7. Vi phạm quy định về việc xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 2, Điều 84 và Điều 87 của Bộ Luật lao động;

8. Vi phạm quy định về thời gian sử dụng lao động chưa thành niên và lao động là người tàn tật quy định tại khoản 1, Điều 122 và khoản 4, Điều 125 của Bộ Luật lao động.

Điều 10.- Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Vi phạm các quy định về thời gian làm việc theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 68 của Bộ Luật lao động;

2. Vi phạm những quy định về trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 1, Điều 17; chế độ trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1, Điều 42 của Bộ Luật lao động;

3. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng trái với các quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Bộ Luật lao động;

4. Người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động không đúng hình thức kỷ luật đã được quy định tại khoản 1, Điều 84 và Điều 85 của Bộ Luật lao động;

5. Vi phạm những quy định về trả lương cho người lao động trong trường hợp làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 61 của Bộ Luật lao động;

6. Người sử dụng lao động áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động trái với quy định tại khoản 2, Điều 60 của Bộ Luật lao động;

7. Người sử dụng lao động kế tiếp không tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động cho tới khi hai bên thoả thuận sửa đổi, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới trong trường hợp sáp nhập, phân chia doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 31 của Bộ Luật lao động;

8. Có hành vi gian lận, lừa dối để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Điều 11.- Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động quy định tại Điều 19 của Bộ Luật lao động;

2. Lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật trái với quy định tại Điều 19 của Bộ Luật lao động;

3. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, truyền nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, tập nghề vào những hoạt động vi phạm pháp luật quy định tại Điều 25 của Bộ Luật lao động;

4. Ngược đãi, cưỡng bức lao động quy định tại khoản 2, Điều 5 của Bộ Luật lao động;

5. Có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm lao động nữ trái với quy định tại khoản 1, Điều 111 của Bộ Luật lao động;

6. Người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ chỉ vì lý do họ kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi trái với quy định tại khoản 3, Điều 111 của Bộ Luật lao động;

7. Trong các doanh nghiệp áp dụng loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội đã được quy định tại khoản 1, Điều 141 hoặc đóng bảo hiểm xã hội không đúng quy định tại điểm a, b, khoản 1, Điều 149 của Bộ Luật lao động;

8. Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội chậm từ 30 ngày trở lên kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội tháng trước liền kề quy định tại Điều 37, Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ.

Điều 12.- Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu hoặc trả bằng mức lương tối thiểu đối với lao động chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo trái với quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ Luật lao động, trừ trường hợp có quy định khác của Chính phủ;

2. Có hành vi bạo lực; có hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản doanh nghiệp hoặc có hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công trái với quy định tại khoản 3, Điều 173 của Bộ Luật lao động;

3. Trù dập, trả thù người tham gia đình công hoặc người lãnh đạo đình công trái với quy định tại khoản 1, Điều 178 của Bộ Luật lao động;

4. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc người khác đình công trái với quy định tại khoản 2, Điều 178 của Bộ Luật lao động;

5. Vi phạm quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm hoãn đình công, ngừng cuộc đình công hoặc cố tình đình công trong các doanh nghiệp thuộc danh mục Chính phủ quy định không được đình công.

MỤC II

VI PHẠM NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Điều 13.- Phạt tiền 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động quy định tại khoản 1, Điều 95 của Bộ Luật lao động;

2. Người lao động không sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động mà người sử dụng lao động đã trang bị.

Điều 14.- Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Vi phạm các quy định về tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, những khả năng tai nạn lao động cần đề phòng được quy định tại Điều 102 của Bộ Luật lao động;

2. Không thực hiện những quy định về giải quyết, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa quy định tại khoản 1, Điều 107 của Bộ Luật lao động.

Điều 15.- Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Vi phạm những quy định về trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân; bồi dưỡng hiện vật cho những người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được quy định tại Điều 101 và Điều 104 của Bộ Luật lao động;

2. Không thanh toán các khoản chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2, Điều 107 của Bộ Luật lao động;

3. Vi phạm các quy định về trợ cấp, bồi thường cho người lao động khi họ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 107 của Bộ Luật lao động;

4. Không khai báo khi tai nạn lao động xảy ra, không thống kê báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 108 của Bộ Luật lao động;

5. Không định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị nhà xưởng, kho tàng theo quy định tại khoản 1, Điều 98 của Bộ Luật lao động.

Điều 16.- Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Không có các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị; không có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động ở những nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo quy định tại Điều 98 của Bộ Luật lao động;

2. Vi phạm những quy định về trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động ở những nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động được quy định tại Điều 100 của Bộ Luật lao động.

Điều 17.- Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Vi phạm tiêu chuẩn an toàn lao động, trong việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, tàng trữ, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

2.- Che dấu hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 108 của Bộ Luật lao động

Điều 18.- Phạt tiền 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

1. Không có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động khi xây dựng mới, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

2. Vi phạm các quy định về khai báo; đăng ký và xin cấp giấy phép đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

3. Người sử dụng lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động để xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc tai nạn lao động nghiêm trọng được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.

MỤC III

VI PHẠM NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG

Điều 19.- Phạt tiền 400.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Vi phạm một trong những quy định tại Điều 182 của Bộ Luật lao động về:

a) Khai trình việc sử dụng lao động;

b) Báo cáo tình hình thay đổi nhân công;

c) Báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

2. Những nơi sử dụng từ 10 người lao động trở lên, người sử dụng lao động vi phạm những quy định về việc lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 20.- Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

1. Không đăng ký nội quy lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 3, Điều 82 của Bộ Luật lao động;

2. Sau khi đã ký kết thoả ước lao động tập thể mà không đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 47 của Bộ Luật lao động;

3. Quyết định xử lý kỷ luật lao động không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 21.- Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

1. Vi phạm các quy định của pháp luật về việc đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc, nhận người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam;

2. Người nước ngoài làm việc thường xuyên cho các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam hoặc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vi phạm các quy định về xin cấp và sử dụng giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1, Điều 133 của Bộ Luật lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

CHƯƠNG III

THẨM QUYỀN - THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 22.-

1. Thanh tra viên lao động có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng và có quyền áp dụng các hình phạt bổ sung và các biện pháp xử lý khác theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 34 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

2. Chánh thanh tra lao động, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra Nhà nước về lao động cấp Sở có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng và có quyền áp dụng các hình phạt bổ sung và các biện pháp xử lý khác theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 34 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

3. Chánh thanh tra lao động, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động cấp Bộ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng và có quyền áp dụng các hình phạt bổ sung và các biện pháp xử lý khác theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 34 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng và có quyền áp dụng các hình phạt bổ sung và các biện pháp xử lý khác theo quy định tại điểm c, Điều 27 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng và có quyền áp dụng các hình phạt bổ sung và các biện pháp xử lý khác theo quy định tại điểm g, Điều 28 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

Điều 23.- Ngoài việc áp dụng các quy định xử phạt đã được quy định tại Chương II của Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 22 của Nghị định này có quyền áp dụng hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính khác theo quy định tại khoản 4, Điều 187 và Điều 192 của Bộ Luật lao động.

Điều 24.- Về thủ tục xử phạt hành chính những vi phạm pháp luật lao động phải tuân theo quy định tại Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 53, Điều 54, Điều 55 và Điều 56 trong Chương VI của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996.

Điều 26.- Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm những quy định của Nghị định này hoặc người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này mà vi phạm các quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động hoặc người không có thẩm quyền xử phạt mà tuỳ tiện xử phạt thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường.

Điều 27.- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định.

Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về lao động phải tuân theo các quy định tại Điều 87, Điều 88, Điều 89 và Điều 90 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

Điều 28.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính quy định về mẫu biên lai và thể thức nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

Điều 29.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 38-CP
Hanoi ,June 25, 1996
DECREE
ON ADMINISTRATIVE SANCTIONS AGAINST VIOLATIONS OF LABOR LEGISLATION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Labor Code of June 23, 1994;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Decree shall apply to the organizations and individuals that violate labor legislation but not yet seriously enough to be examined for criminal liability.
The labor legislation mentioned in this Decree includes provisions of the Labor Code and documents giving detailed guidance on the implementation of the Labor Code.
Article 2.- The principles of sanctioning violations of labor legislation:
1. Any violations must be promptly discovered and handled. The handling must be conducted rapidly and fairly as stipulated by law.
2. A violation shall be sanctioned only once. A person who commits several violations shall be sanctioned for each of his/her violations. If many persons together commit a violation, each of them shall be sanctioned.
3. The handling of violations must be based on the character and seriousness of the violation, the personality and the attenuating or aggravating factors to decide a suitable form and rate of fining.
4. If a violation involves one of the attenuating factors mentioned in Article 3, it shall be given a 50% reduction of the fining rate set for such violation. If it involves 2 or more attenuating factors, it shall be given a two-thirds reduction of the fining rate set for such violation.
5. If a violation involves one of the aggravating factors mentioned in Article 4, the fining rate set for such violation shall be doubled. If it involves 2 or more aggravating factors, the fining rate set for such violation shall be trebled.
Article 3.- The following factors shall be regarded as attenuating factors:
1. The guilty person has tried to prevent or diminish the damage caused by the violation, or offer to settle the consequences and compensate for the damage;
2. The guilty person is a pregnant woman, a minor, an elderly person, a person who is rendered hardly conscious of or incapable of controlling his/her actions by disease or disability.
3. The person concerned commits the violation in extremely difficult circumstances not created by himself or herself.
4. The person concerned commits the violation out of ignorance.
Article 4.- The following factors shall be regarded as aggravating factors:
1. Organized violations;
2. Repeated violations or recidivism;
3. Infringement on the rights and interests of many laborers;
4. Infringement on the rights and interests of women laborers; minor laborers; handicapped laborers; elderly laborers;
5. Urging or enticing minors to commit violations, compelling those who are materially or spiritually dependent on him or her to commit violations;
6. Committing a violation while being drunk on liquor, beer or other stimulants;
7. Abusing one’s position and powers to commit a violation;
8. Taking advantage of war time, natural disasters or other special social difficulties to commit a violation;
9. Committing a violation while serving a criminal sentence or while carrying out a decision on administrative sanction;
10. Trying to evade the sanction or to cover up the violation after committing it;
11. Refusing to abide by the decisions of the State Inspector on labor.
Article 5.- The statute of limitation for administrative sanction against violations of the labor legislation:
1. The statute of limitation for imposing administrative sanction against violations of the labor legislation is one year, beginning from the date when the administrative violation is committed.
2. With regard to a person against whom a legal action has been taken or who is being prosecuted, or to whom a decision has been issued to stand trial according to the criminal proceedings, but a decision is later issued to cancel the investigation or to cancel the trial, only an administrative sanction shall be imposed if his/her violation shows signs of an administrative violation, the statute of limitation for sanctioning is 3 months beginning from the date when the cancellation decision is issued.
3. Within the time limit set in Items 1 and 2 of this Article, if the individual or organization concerned commits a new violation or deliberately avoids or obstructs the sanction, the statute of limitation set in Items 1 and 2 of this Article shall not apply.
Article 6.- The time limit after which the guilty organization or individual shall be regarded as not yet being sanctioned for administrative violation:
More than a year after the enforcement of the sanctioning decision or after the expiry of the decision, if the organization or individual sanctioned as stipulated in this Decree does not commit another violation, they shall be regarded as not yet being sanctioned for administrative violation of the labor legislation.
Chapter II
VIOLATIONS, FORMS AND RATES OF FINE
Section I. VIOLATION OF THE PROVISIONS ON LABOR RELATIONS
Article 7.- A fine of 200,000 VND shall be imposed on one of the following acts:
1. Violating the stipulations on direct, full and due payment of salaries at the working place; compensation is defined in Article 59 of the Labor Code;
2. Failing to have a change room, a bathroom and a toilet for women where women workers are employed as stipulated in Item 1, Article 116, of the Labor Code;
3. Failing to consult the representative of women workers while deciding issues concerning the rights and interests of women and children as stipulated in Item 1, Article 118, of the Labor Code.
Article 8.- A fine of 400,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Paying less than 70% of the salary set for a specific job during the probation period or extending the probation period for more than 60 days for jobs with occupational grades which requires graduate or post-graduate professional and technical level, and for more than 30 days for jobs with occupational grades which requires the knowledge of medium-grade workers, technical workers, specialized employees, and for more than 6 days for other jobs;
2. Violating the stipulations on the period of time for the temporary transfer of a worker to another work or on the payment of wages to laborers during that period as stipulated in Article 34 of the Labor Code;
3. Subtracting laborers’ wages without telling them the reason; without consulting the Executive Committee of the Trade Union at the grassroots level; subtracting more than 30% of the monthly wages of laborers at variance with the provisions of Item 1, Article 60, of the Labor Code;
4. The employer fails to sign a labor contract with the laborers; or signs a contract not in conformity with Article 27 of the Labor Code;
As to employers who employ dancers at dancing floors and room-maids and employees at hotels and restaurants without signing a labor contract, they shall be fined in accordance with the provisions of Item 3, Article 15, and Item 2, Article 22, of Decree No.88-CP of December 14,1995 of the Government stipulating sanctions against administrative violations in cultural activities, cultural services and the prevention of a number of social vices.
5. Refusing negotiations to sign or amend or supplement collective labor arrangements after receiving a request from the side that requests negotiations as stipulated in Item 1, Article 46, of the Labor Code;
6. Violating the stipulations on the time limit for suspension of work or on the advance of wage to laborers during the suspension period as stipulated in Article 92 of the Labor Code;
7. The employer fails to pay full wages to the laborers in case the suspension of work is caused by the employer himself or herself as stipulated in Item 1, Article 62, of the Labor Code;
8. The employer pays a bonus which exceeds the total of 6 months� salary plus title allowance and subsidy currently stipulated for State-owned enterprises; or a bonus that is lower than one month�s salary in foreign invested enterprises, and enterprises in export processing zones and industrial parks; or the rate reserved for bonuses lower than 10% of the profits in private enterprises as stipulated in Article 64 of the Labor Code;
9. Paying laborers during the probation period or the training period less than 70% of the wage of the laborers doing the same work as stipulated in Item 2, Article 23, of the Labor Code.
Article 9.- A fine of 1,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Violating the stipulations on rest time in mid-shift and between two shifts or violating the stipulations on weekly holidays in Article 71 and Article 72 of the Labor Code;
2. Violating the stipulations on anniversary holidays in Article 73 of the Labor Code;
3. Violating the stipulations on annual leave in Article 74, Article 75 and Article 76 of the Labor Code;
4. Violating the stipulations on the employment of women laborers who are in the 7th month or more of pregnancy, or who are bringing up a child less than 12 months old as stipulated in Items 1 and 2, Article 115, of the Labor Code;
5. Employing women laborers, elderly laborers or handicapped laborers to do heavy or dangerous work, or work in which they have to contact toxic substances at variance with the stipulations in Article 113, Item 3, Article 124, and Item 3, Article 127, of the Labor Code;
6. Employing minors to do heavy or dangerous work, or work in which they have to contact toxic substances listed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Public Health as stipulated in Article 121 of the Labor Code;
7. Violating the stipulations on the handling of labor discipline stipulated in Item 2, Article 84, and Article 87 of the Labor Code;
8. Violating the stipulations on the working time for minors and handicapped laborers stipulated in Item 1, Article 122, and Item 4, Article 125 of the Labor Code.
Article 10.- A fine of 1,500,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Violating the stipulations on the working time as stipulated in Article 68 of the Labor Code;
2. Violating the stipulations on the loss-of-job allowance as stipulated in Item 1, Article 17; on the regime of severance allowances stipulated in Item 1, Article 42, of the Labor Code;
3. Employers who unilaterally terminate a labor contract at variance with the stipulations in Article 38 and Article 39 of the Labor Code;
4. Employers who impose forms of labor discipline at variance with Item 1, Article 84, and Article 85 of the Labor Code;
5. Employers who violate the stipulations on extra payments to laborers who work extra time or work at night as stipulated in Article 61 of the Labor Code;
6. Employers who fine laborers by cutting off their wages at variance with the stipulations in Item 2, Article 60, of the Labor Code;
7. The succeeding employer who refuses to continue carrying out the labor contract with the laborers till the two sides reach agreement on amending or terminating it, or to sign a new labor contract in case of a merger or splitting of the enterprise, or the transfer of its ownership or management or of the right to use the enterprise�s property as stipulated in Article 31 of the Labor Code;
8. Using fraudulent and deceptive means to pocket the insurance premiums of the laborers.
Article 11.- A fine of 2,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Enticing the laborers, making promises, or putting up false advertisements to deceive them as stipulated in Article 19 of the Labor Code;
2. Taking advantage of job placement service to commit law-breaking acts at variance with the stipulations in Article 19 of the Labor Code;
3. Abusing the title of job-teacher or job-trainer to make profit by exploiting the laborers, or enticing, compelling the job learners and trainees to commit law-breaking acts as stipulated in Article 25 of the Labor Code;
4. Maltreating laborers or forcing them to work as stipulated in Item 2, Article 5, of the Labor Code;
5. Committing discriminatory acts against women, infringing on the honor and dignity of women laborers at variance with the stipulations in Item 1, Article 111, of the Labor Code;
6. The employer sacks or unilaterally terminates a labor contract with women laborers just because they are married, pregnant, on maternity leave, or are bringing up a child under 12 months old, at variance with the stipulations in Item 3, Article 111, of the Labor Code;
7. With regard to those enterprises where social insurance buying is compulsory, the employer fails to pay social insurance premiums stipulated in Item 1, Article 141, or pays social insurance premiums at variance with the stipulations in Points (a) and (b), Item 1, Article 149, of the Labor Code;
8. The employer is 30 days or more late in paying social insurance premiums after the payment for the preceding month as stipulated in Article 37 of the Regulations on Social Insurance issued together with Decree No.12-CP of January 26, 1995 of the Government.
Article 12.- A fine of 3,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Paying the laborers less than the minimum rate or paying the minimum rate to the trained professional and technical workers at variance with the stipulations in Article 55 and Article 56 of the Labor Code unless otherwise stipulated by the Government;
2. Resorting to violence; damaging machinery, equipment and property of the enterprise or infringing on public order and safety while on strike at variance with the stipulations in Item 3, Article 173, of the Labor Code;
3. Discriminating or retaliating against those who take part in or who lead a strike, at variance with the stipulations in Item 1, Article 178, of the Labor Code;
4. Obstructing the exercise of the right to strike or compelling other people to strike, at variance with the stipulations in Item 2, Article 178, of the Labor Code;
5. Violating the decision of the Prime Minister on the temporary postponement or suspension of a strike, or deliberately going on strike in those enterprises banned from strike by Government decision.
Section II. VIOLATION OF THE STIPULATIONS ON LABOR SAFETY
Article 13.- A fine of 200,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. The laborers violate the stipulations on labor safety in Item 1, Article 95, of the Labor Code;
2. The laborers refuse to use labor safety means supplied by the labor employer.
Article 14.- A fine of 1,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Violating the stipulations on the organization, training, guidance and popularization to the laborers on the stipulations and measures to ensure labor safety and to prevent possible labor accidents as stipulated in Article 102 of the Labor Code;
2. Failing to observe the stipulations on ensuring or arranging work suitable to the health of the laborers who have contracted occupational disease or have suffered a labor accident according to the conclusions of the Medical Evaluation Council stipulated in Item 1, Article 107, of the Labor Code.
Article 15.- A fine of 2,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Violating the stipulations on the supply of equipment and means for personal safety, and on the supply of material subsidies for those who work in an environment involving dangerous or toxic substances as stipulated in Article 101 and Article 104 of the Labor Code;
2. Refusing to grant payment for medical expenses incurred from the provision of first aid, intensive care and treatment till recovery for those laborers who fall victims to labor accidents or contract occupational diseases as stipulated in Item 2, Article 107, of the Labor Code;
3. Violating the stipulations on the granting of subsidies and compensations for those laborers when they fall victims to labor accidents or contract occupational diseases as stipulated in Item 2 and Item 3, Article 107, of the Labor Code;
4. Failing to report a labor accident when it happens, failing to register and make periodical reports on labor accidents and the incidence of occupational diseases as stipulated in Article 108 of the Labor Code;
5. Failing to periodically check and overhaul machinery, equipment, workshops and storages as stipulated in Item 1, Article 98, of the Labor Code.
Article 16.- A fine of 3,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Failing to provide covers for dangerous parts of machinery and equipment; failing to put up rules on labor safety in work places, in workshops with machinery and equipment, and in places involving dangerous and toxic conditions as stipulated in Article 98 of the Labor Code;
2. Violating the stipulations on the supply of technical and medical equipment and suitable labor safety means to ensure timely rescue in case of an incident or a labor accident at the dangerous or toxic work places likely to cause labor accidents as stipulated in Article 100 of the Labor Code.
Article 17.- A fine of 5,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Violating the labor safety norms in the production, use, maintenance, keeping, storage and transportation of the machinery, equipment, materials and substances which require strict observance of labor safety according to the list issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
2. Covering up or making false declarations about labor accidents and occupational diseases as stipulated in Article 108 of the Labor Code.
Article 18.- A fine of 10,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Failing to present an exposition on measures to ensure labor safety in building or upgrading establishments to produce, use, maintain, keep or store the machinery, equipment, materials and substances which require strict observance of labor safety according to the list issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
2. Violating the stipulations on the declaration, registration and application for permits for use of the machinery, equipment, materials and substances which require strict observance of labor safety according to the list issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
3. The employer violates the stipulations on labor safety, which causes a labor accident resulting in fatalities or a serious labor accident as stipulated in the legal documents currently in force.
Section III. VIOLATION OF THE STIPULATIONS ON ADMINISTRATIVE PROCEDURE OF STATE MANAGEMENT OF LABOR
Article 19.- A fine of 400,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Violating one of the stipulations in Article 182 of the Labor Code on:
a/ Declaration on the use of labor;
b/ Reporting changes in the employment of labor;
c/ Reporting the termination of the use of labor in case the enterprise ceases its operation.
2. In places employing 10 or more laborers, the employer violates the stipulations on the keeping of labor book, payment book and social insurance book as stipulated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 20.- A fine of 1,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Failing to register the labor regulations at the Labor, War Invalids and Social Affairs Service as stipulated in Item 3, Article 82, of the Labor Code;
2. Signing a collective labor arrangement without registering it at the Labor, War Invalids and Social Affairs Service as stipulated in Article 47 of the Labor Code;
3. Deciding to impose labor discipline outside one�s province as stipulated by law.
Article 21.- A fine of 3,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
1. Violating the provisions of law on the dispatch of Vietnamese laborers to foreign countries for work, and on the admission of foreigners to work in Vietnam;
2. Foreigners working permanently for Vietnamese enterprises or organizations, or for foreign invested enterprises in Vietnam violate the stipulations on the application for and use of work permits stipulated in Item 1, Article 133, of the Labor Code and other stipulations of the relevant laws.
Chapter III
POWERS - PROCEDURE OF SANCTION
Article 22.-
1. Labor Inspectors can serve a warning or fine up to 200,000 VND and impose supplementary forms of sanction and other measures as stipulated in Point (c), Item 1, Article 34, of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
2. The Chief Labor Inspector and the Heads of the Services performing the function of State Inspection on labor can serve a warning and fine up to 10,000,000 VND, and impose supplementary forms of sanction and other measures stipulated in Point (c), Item 2, Article 34, of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6,1995.
3. The Chief Labor Inspector and the Heads of ministerial-level agencies performing the function of labor inspection can serve a warning and fine up to 20,000,000 VND, and impose supplementary forms of fining and other measures stipulated in Point (c), Item 3, Article 34, of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
4. The Presidents of the People�s Committees of districts, precincts, towns and cities in provinces can serve a warning and fine up to 10,000,000 VND and impose supplementary forms of sanction and other measures stipulated in Point (c), Article 27, of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
5. The Presidents of the People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government can serve a warning and fine up to 100,000,000 VND and impose supplementary forms of sanction and other measures stipulated in Point (g), Article 28, of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
Article 23.- In addition to applying the stipulations on fining stipulated in Chapter II of this Decree, depending on the character and seriousness of the violation, the persons authorized to impose sanctions as stipulated in Article 22 of this Decree can apply, or petition the authorized State agencies to apply, other administrative sanctions as stipulated in Item 4, Article 187, and Article 192 of the Labor Code.
Article 24.- The procedure of imposing administrative sanction on violations of labor legislation must comply with the stipulations in Article 45, Article 46, Article 47, Article 48, Article 49, Article 50, Article 53, Article 54, Article 55 and Article 56 in Chapter VI of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 25.- This Decree takes effect from July 1st, 1996.
Article 26.- If any organization or individual violates the stipulations of this Decree, or the persons authorized to impose sanctions as stipulated in Article 22 of this Decree violate the stipulations on the imposition of administrative sanctions againt violations of labor legislation, or those persons unauthorized to impose fines deliberately impose a fine, they shall be subjected to an administrative fine, disciplined or examined for criminal liability, depending on the character and seriousness of the violation; if they cause material damage, they must pay compensations.
Article 27.- Organizations or individuals that are subjected to administrative sanctions as stipulated in this Decree can complain about the sanctioning decision to the next higher level of the person who issues it.
The procedure of complaining and of settling a complaint about the decision to impose administrative sanction on a violation of labor legislation must comply with the stipulations in Article 87, Article 88, Article 89 and Article 90 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
Article 28.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to cooperate with the Ministry of Finance to specify the receipt model and the procedure of paying fines to the State Budget.
Article 29.- The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

  
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT,
FOR THE PRIME MINISTER,
DEPUTY PRIME MINISTER,




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 38/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe