Thông tư 02-TC/GTBĐ của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thu và sử dụng tiền thu lệ phí phục vụ hành khách tại các cảng hàng không
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 02-TC/GTBĐ
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 02-TC/GTBĐ |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 07/01/1993 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 02-TC/GTBĐ
THÔNG TƯ
SỐ 02
TC/GTBĐ NGÀY 07-1-1993 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN
VỀ THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU LỆ PHÍ PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH TẠI CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG
Căn cứ Quyết định số 276-C T ngày 28-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền thu lệ phí phục vụ hành khách tại các cảng hàng không của nhiệm vụ như sau:
1. Mục đích thu.
Thu lệ phí phục vụ hành khách là khoản thu của Nhà nước tại các cảng hàng không. Các cảng hàng không có trách nhiệm thay mặt Nhà nước để thu khoản lệ phí này, và được dành một phần để chi phục vụ hành khách tại cảng, phần còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước.
2. Đối tượng thu.
Mọi hành khách khi đi ra khỏi cửa khẩu Việt Nam bằng đường không tại các Cảng hàng không đều phải nộp lệ phí phục vụ hành khách.
Lệ phí này được miễn đối với những đối tượng sau:
+ Các nguyên thủ quốc gia và tuỳ tùng đi kèm, các đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ các nước do Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam mời.
+ Các viên chức, nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao (các sứ quán, lãnh sự quán) và tổ chức chương trình phát triển liên hiệp quốc UNDP.
3. Mức thu.
Mức thu áp dụng 6 USD/1 hành khách.
Hành khách có thể nộp bằng ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam theo tỉ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp.
Trường hợp do giá cả quốc tế và khu vực thay đổi, điều kiện phục vụ khách được nâng lên, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam xem xét và đề nghị để Bộ Tài chính điều chỉnh mức thu cho phù hợp.
4. Quản lý và sử dụng nguồn thu phí.
a) Sổ sách theo dõi và chứng từ thu lệ phí:
Các cảng hàng không có trách nhiệm mở sổ sách kế toán để theo dõi đầy đủ số tiền thu lệ phí sân bay phát sinh theo quy định của pháp lệnh về kế toán thống kê.
Chứng từ thu phí do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) ban hành. Trường hợp cần chứng từ đặc thù thì Tổng cục thuế sẽ phối hợp với các Cảng hàng không để thực hiện.
Sổ kế toán và chứng từ thu phải đăng ký với các Cục thuế địa phương theo đúng quy định tại Thông tư số 48-TC/TCT ngày 28-09-1992 của Bộ Tài chính.
b) Sử dụng nguồn thu phí.
Các Cảng hàng không được giữ lại một phần tiền thu lệ phí sân bay để bù đắp các khoản chi phí thường xuyên cho số cán bộ tổ chức thu lệ phí này như: Lương cán bộ công nhân viên, Bảo hiểm xã hội, nguyên vật liệu - làm việc sửa chữa thường xuyên, thưởng và các chi phí cần thiết khác và phương tiện khác.
Các Cảng hàng không được để lại số tiền phí thu được theo tỉ lệ bình quân chung là 5% trên tổng số phí thực thu.
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam căn cứ vào thực tế của từng Cảng hàng không để xác định cụ thể cho từng Cảng trên cơ sở bình quân chung không quá 5% nêu trên, và báo cáo về Bộ Tài chính.
Sô phí được để lại theo tỉ lệ % nêu trên được hạch toán vào doanh thu (không tính thuế doanh thu).
Riêng đối với chi không thường xuyên như: Việc mua sắm trang thiết bị cho các Cảng hàng không để nâng cao chất lượng phục vụ khách thì hàng năm các Cảng hàng không lập kế hoạch chỉ trình Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải (Cục hàng không dân dụng Việt Nam) xét duyệt để cấp phát từ ngân sách Nhà nước.
5. Quyết toán và nộp ngân sách Nhà nước.
Số phí phải nộp ngân sách Nhà nước là tổng số phí đã thu được trừ (-) số phí được để ghi lại cho các Cảng để chi thường xuyên theo tỉ lệ % nêu trên.
Các Cảng hàng không có trách nhiệm lập tờ khai và nộp đầy đủ số phí phải nộp vào ngân sách Nhà nước, thời gian nộp tuỳ thuộc vào đặc điểm thu, để có thể thoả thuận với các Cục thuế địa phương như quy định tại Thông tư số 48-TC/TCT ngày 28-9-1992 của Bộ Tài chính.
Hết năm các Cảng hàng không có trách nhiệm quyết toán số phí phải thu, số đã thu được, số được để lại theo tỉ lệ % để chi, số còn phải nộp ngân sách Nhà nước với cơ quan tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.
Cùng với việc xem xét quyết toán về mặt giá trị (tiền), định kỳ 6 tháng và hàng năm, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính có xem xét và đánh giá kết quả sử dụng số tiền để lại này để trang bị và cải thiện phục vụ ở sân bay như thế nào, kể cả mặt hiện vật tài sản, phương tiện và các hình thức phục vụ hành khách.
6. Điều khoản thi hành.
Thông tư thi hành từ 1-1-1993
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính xem xét giải quyết.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây