Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT

thuộc tính Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT

Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:58/2011/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành:12/12/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông

Ngày 12/12/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT). 
Quy chế này quy định về đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT bao gồm: Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm; đánh giá, xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại; trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục. 
Quy chế này áp dụng đối với học sinh các trường THCS, trường THPT; học sinh cấp THCS và cấp THPT trong trường phổ thông có nhiều cấp học; học sinh trường THPT chuyên; học sinh cấp THCS và cấp THPT trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. 
Mục đích của việc đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập. Căn cứ đánh giá, xếp loại của học sinh được dựa trên cơ sở: Mục tiêu giáo dục của cấp học; Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; Điều lệ nhà trường; Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2012; Thông tư này thay thế Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 và Thông tư số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/09/2008.

Từ ngày 11/10/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực một phần bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học.

Xem chi tiết Thông tư58/2011/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------------------------

Số: 58/2011/TT-BGDĐT

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------

    Hà Nội, ngày 12  tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại

 học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông

---------------------------------

nhayViệc đánh giá xếp loại học sinh lớp 9 và lớp 12 năm học 2023-2024 vẫn được thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT) theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.nhay

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 01 năm 2012. Thông tư này thay thế Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Uỷ ban VHGD TNTNNĐ của Quốc hội (để báo cáo);   
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo);
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (để báo cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện);
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

Đã kí

  

 

Nguyễn Vinh Hiển

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------------------------

 

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------   

QUY CHẾ

Đánh giá, xếp loại

 học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

-------------------------

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT) bao gồm: Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm; đánh giá, xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại; trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.
2. Quy chế này áp dụng đối với học sinh các trường THCS, trường THPT; học sinh cấp THCS và cấp THPT trong trường phổ thông có nhiều cấp học; học sinh trường THPT chuyên; học sinh cấp THCS và cấp THPT trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú.
Điều 2. Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại
1. Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập.
2. Căn cứ đánh giá, xếp loại của học sinh được dựa trên cơ sở sau:
a) Mục tiêu giáo dục của cấp học;
b) Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học;
c) Điều lệ nhà trường;
d) Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
3. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng trong đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh.
Chương II
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Xếp loại hạnh kiểm:
Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.
Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
1. Loại tốt:
a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.
2. Loại khá:
Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
3. Loại trung bình:
Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
4. Loại yếu:
Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;
d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.
Chương III
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC
Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
a) Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
2. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).
Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học
1. Hình thức đánh giá:
a) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:
- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:
+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra;
+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn Giáo dục công dân:
- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ, cả năm học.
Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.
c) Đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại.
d) Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10; nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này.
2. Kết quả môn học và kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học;
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Nhận xét môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học theo hai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và Chưa đạt yêu cầu (CĐ); nhận xét về năng khiếu (nếu có).
Điều 7. Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra
1. Hình thức kiểm tra:
Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
2. Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
3. Hệ số điểm các loại bài kiểm tra:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các bài kiểm tra đều tính một lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ.
Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm
1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:
a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần;
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần;
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.
3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra đối với môn chuyên.
4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KTtx theo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
5. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 điều này phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ (đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét). Kiểm tra bù được hoàn thành trong từng học kỳ hoặc cuối năm học.
Điều 9. Kiểm tra, cho điểm các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc các môn học
1. Môn học tự chọn:
Việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung bình các môn học thực hiện như các môn học khác.
2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học:
Các loại chủ đề tự chọn của môn học nào thì kiểm tra, cho điểm và tham gia tính điểm trung bình môn học đó.
Điều 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học
1. Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:

a) Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 7 Quy chế này:

ĐTBmhk =

TĐKTtx + 2 x TĐKTđk + 3 x ĐKThk

Số bài KTtx + 2 x Số bài KTđk + 3

- TĐKTtx: Tổng điểm của các bài KTtx

- TĐKTđk: Tổng điểm của các bài KTđk

- ĐKThk: Điểm bài KThk

b) Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2:

ĐTBmcn =

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII

3

c) ĐTBmhk và ĐTBmcn là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
a) Xếp loại học kỳ:
- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 8 và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học kỳ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Xếp loại cả năm:
- Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II xếp loại Đ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ I xếp loại Đ, học kỳ II xếp loại CĐ.
c) Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận xét vào học bạ.
3. Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
Điều 11. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
2. Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
3. Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Điều 12. Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật, phần thực hành môn giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN)
1. Học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong chương trình giáo dục nếu gặp khó khăn trong học tập môn học nào đó do mắc bệnh mãn tính, bị khuyết tật, bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị.
2. Hồ sơ xin miễn học gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
3. Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học.
4. Hiệu trưởng nhà trường cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong một học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm học thì môn học này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ được miễn học một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá, xếp loại cả năm học.
5. Đối với môn GDQP-AN: 
Thực hiện theo Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn GDQP-AN
Các trường hợp học sinh được miễn học phần thực hành sẽ được kiểm tra bù bằng lý thuyết để có đủ cơ số điểm theo quy định.
Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
4. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.
6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.
b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
Điều 14. Đánh giá học sinh khuyết tật
1. Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính.
2. Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục THCS, THPT được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập.
3. Học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục THCS, THPT được đánh giá dựa trên sự nỗ lực, tiến bộ của học sinh và không xếp loại đối tượng này. 
Chương IV
SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
Điều 15. Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một  trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
Điều 16. Kiểm tra lại các môn học
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học xếp loại yếu, được chọn một số môn học trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 hoặc có kết quả xếp loại CĐ để kiểm tra lại. Kết quả kiểm tra lại được lấy thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Điều 17. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Điều 18. Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến
1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
 VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn
1. Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra; trực tiếp chấm bài kiểm tra, ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét), ghi nội dung nhận xét của người chấm vào bài kiểm tra; trực tiếp ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm; đối với hình thức kiểm tra miệng, giáo viên phải nhận xét, góp ý kết quả trả lời của học sinh trước lớp, nếu quyết định cho điểm hoặc ghi nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm thì phải thực hiện ngay sau đó.
2. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm), xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kỳ, cả năm học và trực tiếp ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ.
3. Tham gia đánh giá, xếp loại hạnh kiểm từng học kỳ, cả năm học của học sinh.
Điều 20. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
1. Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp Hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra cho điểm, mức nhận xét theo quy định của Quy chế này.
2. Tính điểm trung bình các môn học theo học kỳ, cả năm học; xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức nhận xét của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghi điểm, trong học bạ.
3. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh. Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.
4. Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm học.
5. Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào học bạ các nội dung sau đây:
a) Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh;
b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè;
c) Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh trong đó có học sinh có năng khiếu các môn học đánh giá bằng nhận xét.
6. Phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.
Điều 21. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
1. Quản lý, hướng dẫn giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện và phổ biến đến gia đình học sinh các quy định của Quy chế này; vận dụng quy định của Quy chế này để đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật.
2. Kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm tra, cho điểm và đánh giá  nhận xét của giáo viên. Hàng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi điểm của các lớp.
3. Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại, ghi kết quả vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm; phê chuẩn việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức nhận xét của giáo viên bộ môn khi đã có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm.
4. Tổ chức kiểm tra lại các môn học theo quy định tại Điều 16 Quy chế này; phê duyệt và công bố danh sách học sinh được lên lớp sau khi có kết quả kiểm tra lại các môn học, kết quả rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.
5. Kiểm tra, yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện Quy chế này phải khắc phục ngay sai sót trong những việc sau đây:
a) Thực hiện chế độ kiểm tra cho điểm và mức nhận xét; ghi điểm và các mức nhận xét vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ; xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh;
b) Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh.
6. Xét duyệt danh sách học sinh được lên lớp, không được lên lớp, danh hiệu thi đua, kiểm tra lại các môn học, rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè. Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh trong sổ gọi tên và ghi điểm và học bạ sau khi tất cả giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm đã ghi nội dung.
7. Quyết định xử lý theo thẩm quyền, đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm; quyết định khen thưởng theo thẩm quyền, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế này.
Điều 22. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo, của sở giáo dục và đào tạo
Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra các trường học thuộc quyền quản lý thực hiện Quy chế này; xử lý các sai phạm theo thẩm quyền.

                                                                                                KT. BỘ TRƯỞNG

                                                                                                  THỨ TRƯỞNG

                                                                                                            Đã kí

                                                                                                Nguyễn Vinh Hiển

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
----------------
No.: 58/2011/TT-BGDDT
Hanoi, December 12, 2011
 
CIRCULAR
PROMULGATING REGULATION ON ASSESSMENT AND CLASSIFICATION OF SECONDARY SCHOOLS AND HIGH SCHOOL STUDENTS
Pursuant to the Education Law dated June 14, 2005, the Law amending and supplementing some Articles of the Education Law dated November 25, 2009;
Pursuant to Decree No.32/2008/ND-CP dated March 19, 2008 of the Government regulating functions, duties, powers and organizational structure of Ministry of Education and Training;
Pursuant to Decree No.75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 of the Government detailing and guiding the implementation of some Articles of the Education Law; Decree No.31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 of the Government amending and supplementing some Articles of Decree No.75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 of the Government detailing and guiding the implementation of some Articles of the Law on Education;
At the proposal of the Director of School Education,
Minister of Education and Training makes a decision:
Article 1. To issue together with this Circular Regulation on assessment and classification of secondary school and high school students.
Article 2. This Circular takes effect from January 26, 2012. This Circular replaces Decision No.40/2006/QD-BGDDT dated October 05, 2006 of the Minister of Education and Training promulgating Regulations on assessment and classification of secondary school and high school students and Circular No.51/2008/QD-BGDDT dated 15/9/2008 of the Minister of Education and Training amending and supplementing some Articles of the Regulation on assessment and classification of secondary school and high school students issued together with Decision No.40/2006/QD-BGDDT dated October 05, 2006 of the Minister of Education and Training.
Article 3. Chief Office, Director of Department of School Education, Heads of relevant units under the Ministry of Education and Training, Chairmen of People's Committees of provinces and cities under central authority, the Director of Department of Education and Training are responsible for the implementation of this Circular./.
 

 
 
FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Vinh Hien
 
REGULATION
ON ASSESSMENT AND CLASSIFICATION OF SECONDARY SCHOOLS AND HIGH SCHOOL STUDENTS
(Issued together with Circular No.: 58/2011/TT-BGDDT dated December 12, 2011 of the Minister of Education and Training)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of governing and application subjects
1. This Regulation provides for assessment and classification of secondary school students (secondary school) and high school students (high school) including: assessment, classification of conduct; assessment, classification of learning capacity; use of results of assessment, classification; responsibilities of teachers, education managers and the management agencies of education.
2. This Regulation applies to students of secondary schools, high schools; students of high school and secondary school levels have many levels; students of Specialized High Schools; students of high school and secondary school levels in ethnic boarding high schools and ethic semi-boarding high schools.
Article 2. Purposes, bases, and principles of assessment and classification
1. Assessment of the quality of education for students after each semester, each school year to promote students to train and learn.
2. Bases for assessment and classification of students are based on the following grounds:
a) Objectives of education of school levels;
b) The program and plan of education of school levels;
c) Charters of schools;
d) The results of training and learning of students.
3. Assurance of the principles of objectivity, fairness, openness, the right quality in the assessment and classification of conduct, students’ learning capacity.
Chapter II
ASSESSMENT AND CLASSIFICATION OF CONDUCT
Article 3. Bases for evaluation and classification of conduct
1. Bases for evaluation and classification of conduct:
a) Assessment of students’ conduct based on the specific expression of attitudes and ethical behavior; behavior in relationships with teachers, officials and public employees, with family, friends and social relationships and sense to strive in learning; the result of participating in labor, the collective activities of the classes, schools and of society; doing exercise, keeping hygiene and environmental protection;
b) The results of commenting the expressions in attitudes, behaviors of students for teaching contents of the citizens education subject provided for in the general education program for secondary school, high school levels issued by the Minister of Education and training.
2. Classification of conduct:
Conduct is classified into 4 categories: Good grade (G), rather good grade (R), medium grade (I), weak grade (W) after each semester and the school year. The classification of conduct for the school year is mainly based on conduct classification of the second semester and the student's progress.
Article 4. Standards for classification of conduct
1. Good grade:
a) Strictly observing the rules of the school; strictly observing the laws and regulations on order and social safety, traffic safety; actively involving in fighting against the negative action, prevention and combat of crime, social evils;
b) Always respecting teachers, and adults; love and help young children, having sense to build the collective, uniting, being trusted by friends;
c) Positively training morality, having a healthy, simple, unpretentious lifestyle; helping, caring for families;
d) Completing fully the task of learning, having sense of striving, honesty in life, in study;
đ) Actively doing exercise, keeping hygiene and protecting environment;
e) Fully participating in educational activities, activities organized by the schools; actively participating in the activities of the Ho Chi Minh Young Pioneers, Youth Union of Ho Chi Minh Communist;
g) Having attitudes and appropriate behavior in training ethic, lifestyle according to contents of the citizen education subject.
2. Rather good grade:
Implementing the provisions in clause 1 of this Article but having not reached the level of Good; incomplete but timely taking remedy after the teachers and friends comment.
3. Medium grade:
There are some shortcomings in the implementation of the provisions in clause 1 of this Article but their levels are not serious; after being prompted, educated, they are absorbed, overcome but their progress is slow.
4. Weak grade:
Not being obtained standard of medium grade or having one of the following defects:
a) Having mistakes of the serious nature or repeated in the implementation of the provisions in clause 1 of this Article, be educated, but not taking remedy;
b) Having impoliteness, hurting dignity, honor, or hurting the body of teachers, school staffs; hurting the honor and dignity of friend or others;
c) Having fraud in the study, examination, contest;
d) Fighting, disturbing order and security in schools or society; violating traffic safety; causing damage to public property or property of others.
Chapter III
ASSESSMENT AND CLASSIFICATION OF LEARNING CAPACITY
Article 5. Based on evaluation and classification of learning capacity
1. Bases for evaluation and classification of learning capacity:
a) The level to complete the program of subjects and educational activities in education plan of secondary school, high school levels;
b) The result of the tests.
2. Learning capacity is classified into 5 categories: Good grade (G), rather good grade (R), medium grade (M), weak grade (W), poor grade (P).
Article 6. Assessment form and results of the subjects after a semester, school year
1. Form of assessment:
a) Assessment by comment of learning results (hereinafter referred to as assessment by comments) for the subjects of Music, Art, Physical Education.
Based on the standard of knowledge and skills of subjects specified in the program of general education, positive attitude and the progress of students to review the test results in two levels:
- Satisfaction (S): If making sure at least one of the two following conditions:
+ Implementing basically the requirements of knowledge standard and skills for the contents in the test;
+ Having attempts, positive learning, and significant progress in implementing the requirements of knowledge standard and skills for the contents in the test.
- No satisfaction (NS): The remaining cases.
b) Combination with the assessment and comment of learning outcomes for citizens education subject:
- Assessment by scoring the performance of the requirements of standard of knowledge, skills and attitudes for each topic of Citizens subject provided for in the general education program for secondary school, high school levels issued by the Ministry Minister of Education and Training;
- Assessment by commenting the progress of attitudes, behavior in training ethic, the lifestyle of students in according to the content of citizenship education subject provided for in the general education program for secondary school, high school levels issued by the Ministry Minister of Education and Training in each semester, the school year.
The results of comment on the progress of attitudes, behavior in training ethic, the lifestyle of students are not recorded into book of the names and points, but evaluated and recorded by teachers of citizen education subjects in transcripts and in collaboration with the class teachers to consult after each semester when rating conduct.
c) Assessment by scoring for the remaining subjects.
d) The tests are scored on a scale of 0 to point 10; if using other scale must be converted to this scale.
2. Result of subject and results of subjects after each semester, the school year:
a) For the subjects assessed by scoring: to calculate average point of subject and grade average point of the subjects after each semester, the school year;
b) For the subjects evaluated by comments: Comment each subject after each semester, the school year in two categories: Satisfaction (S) and No Satisfaction (NS); comment on ability (if any).
Article 7. Inspection form, the types of tests, the coefficient of point of the test
1. Inspection form:
Quiz (test by question-answer), written test, practice test.
2. The types of tests:
a) Regular tests (KTtx) include quiz; written test under one class hour; and practice test less than one class hour;
b) Periodic tests (KTdk) include written test from one class hour or more; semester test (KThk).
3. Coefficient of points of the types of tests:
a) For the subjects assessed by scoring: The regular inspection point is calculated coefficient of 1, the points of written test and practice test from one class hour or more are calculated coefficient of 2, the point of semester is calculated coefficient of 3.
b) For the subjects evaluated by comments: comment results of the tests are calculated once as classifying subjects per semester.
Article 8. Number of tests and method of scoring
1. Number of KTdkis defined in the teaching plan, including testing the chosen subjects.
2. Number of KTtx: In each semester, a student must have number of KTtx of each subject including testing the chosen subjects as follows:
a) The subject that has a class hour or less/week: at least twice;
b) The subject that has from 1 class hour to less than 3 class hours/week: at least 3 times;
c) The subject that has from 3 class hours or more/week: at least 4 times.
3. Number of tests for specialized subjects: In addition to the number of tests specified in Clause 1, Clause 2 of this Article, the principal of the specialized high schools may require some additional tests for specialized subjects.
4. The points of KTtx in the form of assay are integers, the points of KTtx by the form of multiple choices or with part of multiple choice and the points of KTdkare integers or decimal number taken to the first decimal number after being rounded.
5. Students who do not have enough tests as prescribed in clause 1, clause 2 of this Article must be examined in compensation. The tests in compensation must have forms, the levels of knowledge, skills, and time equivalent to the missing tests. Students who fail to attend the tests in compensation will be scored point of 0 (for subjects assessed by scoring) or commented at level of NS (for those subjects evaluated by comments). The tests in compensation must be completed in each semester or the end of school year.
Article 9. Examination, scoring points of the electives of the subjects
1. Electives:
The examination, scoring, calculation of point average of subject and participation in evaluating point average of subjects is performed as other subjects.
2. Self-selected topics under the subjects:
The types of self-selected topics of a certain subject shall be examined, scored and calculated point average for that subject.
Article 10. The results of the subjects of each semester, school year
1. For subjects assessed by scoring:
a) Grade point average of semester subjects (DTBmhk) is the average plus of the tests KTtx, KTdkand KThk with coefficients specified at Point a, Clause 3, Article 7 of this Regulation:
DTBmhk =
TDKTtx + 2 x TDKTđk + 3 x DKThk
Number of tests KTtx + 2 x Number of tests KTdk + 3
- TDKTtx:Total Points of the tests KTtx
- TDKTdk: Total Points of the tests KTdk
- DKThk: Point of test KThk
b) Grade point average of subjects of school year (DTBmcn) is the average plus of DTBmhkI with DTBmhkII, which DTBmhkII calculated the factor of 2:
DTBmcn =
DTBmhkI + 2 x DTBmhkII
3
c) DTBmhk and DTBmcn means an integer or decimal number taken to the first decimal number after being rounded.
2. For subjects assessed with comments:
a) Classification of semester:
- Satisfaction (S): Having enough number of tests as prescribed in Clauses 1, 2, 3, of Article 8 and 2/3 number of tests or more evaluated at D, which has the semester test.
- No satisfaction (NS): The remaining cases.
b) Classification of the school year:
- Satisfaction (S): Both semesters graded S or first semester graded NS, second semester graded S.
- No satisfaction (NS): two semesters graded NS, or first semester graded S, second semester graded NS.
c) Students who have aptitudes shall be recorded by teachers’ comments into transcripts.
3. For subjects taught in a semester, then take the results of assessment and classification of the semester to be the results of assessment and classification of the school year.
Article 11. Grade point average of subjects of semester, the school year
1. Grade point average of subjects of semester (DTBhk) is the average plus of grade point average of the subjects assessed by scoring.
2. Grade point average of subjects of school year (DTBcn) is the average plus of school year grade point average of the subjects assessed by scoring.
3. Grade point average of subjects of semester or school year is integers or decimal number taken to the first decimal number after being rounded.
Article 12. The cases exempted from learning physical education, music, art subjects, practice part of subject of defense - security education (GDQP-AN)
1. Students shall be exempted from learning physical education, music, art subjects in the curriculum if they have difficulties in learning certain subjects due to chronic illness, disability, accident or illness required to take the treatment.
2. Dossier of application for exemption from learning includes: application for exemption from learning of student and case history or certificate of injury issued by hospitals from district-level or more.
3. The permission of exemption from learning for the cases of illness or accidents is applied only during the school year; the cases of chronic illness, disability, or long-term injury are applied for the school year or school level.
4. Principals of schools allow students to be exempted from learning physical education, music, art subjects in a semester or school year. If exempted from learning for the school year, these subjects shall not be participated in evaluation and grading learning capacity of semester and school year; if exempted from learning only for a semester, then take the results evaluation and classification of the semester has learn to assess and classify for the school year.
5. For subjects of GDQP-AN:
Following the Decision No.69/2007/QD-BGDDT dated 14/11/2007 of the Minister of Education and Training promulgating Regulations on organization of teaching, learning and assessment of learning outcomes of GDQP-AN subject.
The cases that students are free for learning practice; they shall be examined in compensation by theory for adequate point as prescribed.
Article 13. Standard for grading semester and the school year
1. Good grade, if it meets the following standards:
a) Grade point average of the subjects from 8.0 points or more in which average point of one of two subjects Mathematics, Literature shall be from 8.0 or more; separately for students of specialized classes of specialized high schools, it is required to add condition of average point of the specialized subject from 8.0 or more;
b) There are no subjects that grade point average is below 6.5;
c) The subjects evaluated by comments reached S.
2. Rather good grade, if it meets the following standard:
a) Grade point average of the subjects from 6.5 points or more in which average point of one of two subjects Mathematics, Literature shall be from 6.5 or more; separately for students of  specialized classes of specialized high schools, it is required to add condition of average point of the specialized subject from 6.5 or more;
b) There are no subjects that grade point average is below 5.0;
c) The subjects evaluated by comments reached S.
3. Medium grade, if it meets the following standard:
a) Grade point average of the subjects from 5.0 points or more in which average point of one of two subjects Mathematics, Literature shall be from 5.0 or more; separately for students of  specialized classes of specialized high schools, it is required to add condition of average point of the specialized subject from 5.0 or more;
b) There are no subjects that grade point average is below 3.5;
c) The subjects evaluated by comments reached S.
4. Weak grade: Grade point average of the subjects from 3.5 points or more, there are no subjects that grade point average is below 2.0.
5. Poor grade: The remaining cases.
6. If DTBhk or DTBcn reaches level of each type specified in clauses 1 and 2 of this Article but as a result of a certain subject that is lower than the level prescribed for that type, so learning capacity should be ranked lower shall be adjusted as follows:
a) If DTBhk or DTBcn reaches G but as a result of a certain subject that must be down Medium grade, it shall be adjusted into R.
b) If DTBhk or DTBcn reaches G but as a result of a certain subject that must be down Weak grade, it shall be adjusted into Medium grade.
c) If DTBhk or DTBcn reaches R but as a result of a certain subject that must be down W, it shall be adjusted into M.
d) If DTBhk or DTBcn reaches R but as a result of a certain subject that must be down P, it shall be adjusted into W.
Article 14. Assessment of students with disabilities
1. Assessment for students with disabilities is based on the principle of promotion and encouragement for the efforts and progress of students as key.
2. Students with disabilities who have the ability to meet the requirements of educational program of secondary schools and high schools are evaluated, rated by the regulations as for normal students but with mitigation requirements for learning outcomes.
3. Students with disabilities that are unable to meet the requirements of educational program of secondary schools and high schools are evaluated based on the efforts and progress of students and it shall not classify this object.
Chapter IV
USE OF RESULTS OF ASSESSMENT AND CLASSIFICATION
Article 15. Passing of grade or non-passing of grade
1. Students who meet the following conditions shall be passed their grades:
a) Conduct and learning capacity from M or more;
b) Off from class is not more than 45 sessions in a school year (on leave allowed or not allowed, on leave continuously or several times combined).
2. Students of one of the following cases shall not be passed their grades:
a) Off from class is more than 45 sessions in a school year (on leave allowed or not allowed, on leave continuously or several times combined);
b) Learning capacity of school year reached Poor grade or learning capacity and conduct of school year reached Weak grade;
c) After being reexamined a number of subjects, subjects assessed by scoring with GPA below 5.0 or the subjects assessed by comment ranked NS, to re-classify the learning capacity for school year but still not satisfactory medium grade.
d) Conduct of school year reached weak grade, but not completing the training mission in the summer holidays so still be graded weak on conduct.
Article 16. Re-examination of the subjects
Students graded conduct of the school year from Medium or more but learning capacity of school year graded weak, shall be selected a number of subjects with grade point average of the school year below 5.0 or with the NS grade for re-examination. The results of re-examination shall be replaced for the rating result of the school year of that subject to re-calculate the grade point average of the subjects of school year and re-classified learning capacity; if obtained M grade, shall be passed.
Article 17. Training conduct in summer vacation
Students graded learning capacity of the school year from Medium or more but conduct of the school year graded weak, shall train more conduct during the summer vacation, the training forms shall be prescribed by the principal. Task of training during the summer vacation shall be sent notice to the family, government, unions of communes, wards and townships (referred to as commune-level) where students reside. At the end of summer vacation, if students are recognized as completed the task by the commune-level People's Committee, the class teacher shall propose the principal to permit re-classification of conduct; if obtained M grade, shall be passed.
Article 18. Review for the recognition of good students, advanced students
1. It shall be recognized good students of the semester or school year, if achieved with good conduct and good learning capacity.
2. It shall be recognized advanced students of the semester or school year, if achieved with conduct of rather good or more and learning capacity of rather good or more.
Chapter V
RESPONSIBILITIES OF TEACHERS, EDUCATIONAL MANAGERS, AND EDUCATION MANAGEMENT AGENCIES
Article 19. Responsibilities of subject teachers
1. To conduct fully the number of tests, and directly score the tests, record points or levels of comments (for the subject assessed with comments), record the content of the comments into the test, and directly record points or levels of comments (for the subject assessed with comments) in the book of names and points; for the form of oral test, teachers must comment, consult the response of students before the class, if making the decision to score or comment (for the subject assessed with comments) in the book of names and points, it must be done immediately.
2. To calculate grade point average of subjects (for subjects assessed by scoring), grade comments of subjects (for subjects assessed with comments) by the semester, the school year and directly record in the book of names and points in the transcripts.
3. To participate in the assessment and classification of the conduct of each semester, the school year of the students.
Article 20. Responsibilities of the class teachers
1. To inspect the book of name and points of the class; and help principal monitor the examination of scoring, the levels of comments under the provisions of this Regulation.
2. To calculate grade point average of subjects by the semester, the school year to certify the repair of points, repair of the subject teacher's comments in the book of names and points, in the transcripts.
3. To assess and classify conduct and learning capacity of each semester, the school year of students. To make a list of students recommended for passing, not being passed their grade; students recognized as good students, advanced students; students required to take the re-examination of the subjects, students required to train their conduct in summer vacation.
4. To make a list of students suggested rewarding at the end of semester, school year.
5. To record in the book of names and points and in the transcripts the following contents:
a) The results of assessment and classification of conduct and learning capacity of students;
b) Results of being passed or not being passed, recognized as good students, advanced students of semester, school year, being passed after re-examination or being trained their conduct during the summer vacation;
c) To review, evaluate the training result of students all sides including students with abilities of subjects evaluated by comments.
6. To coordinate with the Ho Chi Minh Young Pioneers, Communist Youth Union of Ho Chi Minh and the representatives of the class’s students’ parents to organize activities to educate students.
Article 21. Responsibilities of the Principals
1. To manage, guide teachers, staffs, students to make and disseminate to students’ families the provisions of this Regulation; to apply the provisions of this Regulation to evaluate and classify students with disabilities.
2. To inspect the implementation of regulations on examination, scoring and evaluate teachers’ comments; monthly to record comments and sign to certify in the books of names and points of the classes.
3. To inspect the assessment, classification, recording of results in the book of names and points, the transcripts of the subject teachers, class teachers; approve the repair of points, repair of the subject teachers’ comments the when certified by the class teachers.
4. To organize the re-examination of the subjects as prescribed in Article 16 of this Regulation; approve and publish a list of students to be passed their grade after having the results of  the re-examination of the subjects, the result of training on conduct in the summer vacation.
5. To inspect, require the persons who are responsible for implementing this Regulation to immediately overcome errors in the following tasks:
a) To perform the inspection regime for the scoring and comments; recording of points and levels of comments in the book of names and points, transcripts; ranking of conduct, learning capacity of students;
b) To use the results of the evaluation and classification of conduct and learning capacity of students.
6. To approve list of students to be passed, not be passed their grade, to be obtained emulation titles, to be taken the re-examination of the subjects, to be trained their conduct during the summer vacation. To approve the results of the assessment and classification of students in the books of names and points and transcripts after all the subject teachers and the class teacher already recorded contents.
7. To make decisions within their competence, suggest the competent authorities to decide the handling for organizations and individuals that violate; decide the reward according to their competence, suggest the competent authorities to reward for organizations and individuals that have achievements in the implementation of this Regulation.
Article 22. The responsibilities of district-level departments of education and training and of Department of education and training
To manage, direct and inspect the schools under their jurisdiction to implement this Regulation; deal with violations under their authority.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 58/2011/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất