Thông tư 10/BYT-TT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc thực hiện Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia tại địa phương
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 10/BYT-TT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 10/BYT-TT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trần Thị Trung Chiến |
Ngày ban hành: | 20/08/1997 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 10/BYT-TT
THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 10/BYT-TT NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ Y TẾ QUỐC GIA TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Căn cứ Quyết định số 767/TTg ngày 27/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia (HTYTQG) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới;
Căn cứ Hiệp định Tín dụng Phát triển số 2808 VN về Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia đã được ký kết giữa nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) ngày 26/02/1996;
Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện Dự án HTYTQG tại địa phương như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
1- Đơn vị thực hiện Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tiếng Anh là Provincial Project Implementation Unit - viết tắt là PPIU) do UBND tỉnh quyết định thành lập gồm Giám đốc, Phó Giám đốc và các thành viên.
2- PPIU của 16 tỉnh thuộc Dự án có trách nhiệm quản lý và điều hành những hoạt động của Dự án tại địa phương để hoàn thành tốt các mục tiêu trong văn kiện Dự án. PPIU có bộ máy tổ chức riêng gồm cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm. Giám đốc PPIU chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ Y tế về mọi mặt hoạt động thuộc Dự án (xem phụ lục 1 và 2).
3- PPIU có con dấu riêng và được mở một số tài khoản theo Phần II của Thông tư số 17/TCĐN của Bộ Tài chính ngày 3/4/1997:
- Mở tài khoản ở chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Phát triển tỉnh để tiếp nhận vốn từ Ban Quản trị Dự án Trung ương.
- Mở tài khoản ở Cục Đầu tư Phát triển tỉnh để theo dõi cấp phát vốn đối ứng về xây dựng cơ bản của Dự án tại tỉnh.
II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
A- CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH, QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT:
1- Lập kế hoạch hàng năm căn cứ theo văn kiện Dự án về hoạt động Dự án của địa phương và gửi Ban Quản lý Dự án trung ương (PMU) vào 1 tháng 8 hàng năm.
2- Triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của Dự án tại tỉnh theo kế hoạch đã được phân bổ.
3- Tổng hợp và báo cáo về tình hình thực hiện các nội dung hoạt động của Dự án theo định kỳ 6 tháng, một năm cho PMU, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4- Tổng hợp và báo cáo 14 chỉ số cơ bản thực hiện Dự án theo các biểu mẫu và thời gian đã ghi trong tài liệu Dự án. (Báo cáo thẩm định của nhân viên số 14971-VN ngày 22/12/1995).
5- Hướng dẫn các phái đoàn giám sát của Ngân hàng Thế giới và PMU về đánh giá việc thực hiện các hoạt động của Dự án thuộc địa phương mình như: giám sát về xây dựng cơ bản, phân phối sử dụng và bảo trì trang thiết bị, phân phối và sử dụng thuốc thiết yếu, đào tạo, quyết toán tài chính và giải ngân v.v...
B- CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ BẢN:
1- Các công trình xây dựng hoặc cải tạo Trung tâm y tế huyện và Trạm y tế xã là tài sản công của địa phương, được Nhà nước đầu tư cho từng địa phương, được sử dụng cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và thuộc quyền sử dụng, bảo quản của nhân dân. PPIU chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Bộ Y tế về tất cả các hoạt động thuộc công tác xây dựng cơ bản (XDCB) tại địa phương.
2- PPIU là đơn vị được Uỷ quyền của PMU làm Chủ đầu tư (Bên thuê) trong việc quản lý và triển khai các hoạt động thuộc công tác XDCB (Thành phần 1 của Dự án) trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh.
3- Thực hiện kế hoạch do PMU giao về XDCB:
- PMU sẽ giao kế hoạch xây dựng, tổng kinh phí, kinh phí bình quân đầu tư cho một trạm y tế xã, kinh phí nâng cấp trung tâm y tế huyện và số lượng cơ sở được đầu tư.
- Trên cơ sở kế hoạch được giao, căn cứ tình hình thực trạng địa phương và sau khi được sự đồng ý của UBND tỉnh, PPIU sẽ đề xuất với PMU điều chỉnh kế hoạch.
PPIU chịu trách nhiệm việc tổ chức đấu thầu thiết kế, đấu thầu xây lắp, giám sát và nghiệm thu công trình, bao gồm các việc: Chuẩn bị hồ sơ thầu quảng cáo, mở thầu, đánh giá thầu, báo cáo kết quả đấu thầu, trình phê duyệt, thông báo trúng thầu, ký hợp đồng...
PPIU có trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác xây dựng cơ bản tại địa phương theo hướng dẫn cụ thể về quản lý và thực hiện công tác xây dựng cơ bản (Phụ lục 3).
C- CÔNG TÁC GIẢI NGÂN VÀ KẾ TOÁN
Thực hiện quy định tại Thông tư số 17/TCĐN ngày 3/4/1997 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Dự án Dân số - Sức khoẻ gia đình và Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia và các văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế.
D- QUẢN LÝ THUỐC THIẾT YẾU VÀ TRANG THIẾT BỊ
1- Nắm chắc thực trạng nhu cầu sử dụng thuốc, trang thiết bị, dụng cụ y tế và các loại trang thiết bị khác của từng trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã trong tỉnh, tổng hợp nhu cầu và lập kế hoạch nhu cầu thuốc, trang thiết bị của tỉnh.
2- Tiếp nhận, phân phối hàng hoá, thuốc, trang thiết bị tới từng cơ sở y tế của tỉnh trên cơ sở kế hoạch được duyệt. Lập sổ sách, phiếu xuất nhập và chứng từ quản lý hàng theo quy định của Nhà nước.
3- Tổ chức quản lý, giám sát, đánh giá tình hình bảo quản sử dụng thuốc, trang thiết bị của từng cơ sở y tế.
4- Tập huấn cho các cán bộ y tế của Trung tâm y tế Huyện, Trạm y tế xã về sử dụng có hiệu quả thuốc, trang thiết bị (vận hành, bảo dưỡng, bảo quản, quản lý và báo cáo).
5- Báo cáo PMU về tình hình thực hiện các mặt hoạt động của Dự án trong lĩnh vực thuốc, trang thiết bị (theo hướng dẫn riêng của PMU).
6- Thực hiện các quy định về tài chính đối với thuốc thiết yếu.
7- Kế hoạch duy tu bảo dưỡng máy móc, cơ sở nhà cửa, kho tàng v. v...
E- CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
1- Phối hợp với các đơn vị được Bộ Y tế chỉ định để thực hiện điều tra nhu cầu đào tạo (các mô-đum).
2- Phối hợp với các trường Trung học Y tế của tỉnh trong việc cử người đi tham dự lớp đào tạo giáo viên tuyến tỉnh và triển khai đào tạo lại cán bộ y tế tuyến xã, huyện, theo kế hoạch của Dự án; đối với các tỉnh không có trường Trung học Y tế, PPIU đề xuất phương án triển khai công tác đào tạo thuộc Dự án, báo cáo đề xuất này gửi PMU và Nhóm điều hành phần đào tạo (Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế) cho hướng giải quyết thực hiện.
4- Phối hợp và tạo điều kiện cho giám sát viên của Nhóm điều hành phần đào tạo và 5 mô đun giám sát các hoạt động đào tạo của tỉnh. 5- PPIU ký hợp đồng đào tạo với cơ sở đào tạo của tỉnh do PMU uỷ quyền khi có sự đồng ý của Nhóm điều hành phần đào tạo.
6- Thanh toán các hợp đồng đào tạo khi đã có nghiệm thu kỹ thuật của Nhóm điều hành phần đào tạo.
7- Báo cáo hoạt động định kỳ 6 tháng và 1 năm cho Nhóm điều hành phần đào tạo của Dự án.
III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định trong Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện thông tư, nếu có khó khăn đề nghị các đơn vị địa phương báo cáo về Bộ (PMU) để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
PHỤ LỤC 1
GIỚI THIỆU TÓM TẮT DỰ ÁN HỖ TRỢ Y TẾ QUỐC GIA
Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia vay vốn của Ngân hàng Thế giới thực hiện trong thời gian 7 năm từ 1996 đến 2003 với tổng ngân sách dự toán là 127,3 triệu USD. Mục đích của Dự án là cải thiện tình trạng sức khoẻ người dân ở những vùng nông thôn nghèo hơn của Việt Nam, cụ thể là:
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tin cậy có chất lượng cao trên cơ sở có thể duy trì tại 16 tỉnh nghèo hơn ở Việt Nam.
- Giảm tỷ lệ mắc và chết bệnh trên toàn quốc do Sốt rét, Lao phổi và Nhiễm khuẩn hô hấp cấp gây ra (những bệnh thường dễ nhằm vào người nghèo) cũng như những ảnh hưởng kinh tế xã hội bất lợi liên quan đến các bệnh này.
- Tăng cường năng lực của Bộ Y tế trong công tác hoạch định chính sách, kế hoạch và quản lý nhằm đạt được tốt hơn nữa các mục đích trên với sự chú trọng đặc biệt đến nâng cao năng lực quản lý và điều hành của cán bộ y tế đề đảm bảo đáp ứng nhu cầu về y tế cơ sở của người nghèo.
Với nội dung trên Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia được chia làm 3 thành phần:
Thành phần 1: Hỗ trợ y tế cơ sở
(Kinh phí khoảng 70,4 triệu USD)
(a) Nâng cấp các cơ sở y tế.
(b) Cung cấp trang thiết bị.
(c) Cung cấp thuốc thiết yếu.
(d) Đào tạo lại cán bộ y tế.
Thành phần 2: Hỗ trợ 3 Chương trình y tế Quốc gia
(Kinh phí khoảng 52,2 triệu USD)
Dự án sẽ Hỗ trợ cho 3 Chương trình y tế Quốc gia:
- Chương trình phòng chống sốt rét.
- Chương trình Lao Quốc gia.
- Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
Thành phần này do Viện sốt rét ký sinh trùng và Côn trùng, Viện lao và bệnh phổi thực hiện.
Thành phần 3: Tăng cường năng lực của Bộ Y tế trong công tác hoạch định chính sách, kế hoạch và quản lý.
(Kinh phí khoảng 4,7 triệu USD)
Thành phần 3 gồm 3 tiểu thành phần nhỏ:
* Tiểu thành phần 1:
Cải tiến công tác lập kế hoạch và quản lý các khoản chi tiêu y tế công cộng.
* Tiểu thành phần 2:
Huy động nguồn tài chính tư nhân cho y tế.
* Tiểu thành phần 3:
Điều tra Y tế Quốc gia: (Thu thập các số liệu điều tra y tế hộ gia đình dựa trên số dân và phân tích các số liệu đó để tạo thuận lợi cho công tác lập kế hoạch và quản lý ngành y tế một cách công bằng và hiệu quả hơn).
Tổng ngân sách của Dự án là 127,319 triệu USD trong đó:
Ngân hàng thế giới: 101,232 triệu USD
Viện trợ Thuỵ Điển: 4,715 triệu USD
Viện trợ Hà Lan: 4,348 triệu USD
Vốn đối ứng: 17,024 triệu USD
PHỤ LỤC 2
BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA ĐƠN VỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN TỈNH (PPIU)
- KHTH - Nhập kho (nhận)
- Hành chính - Phân phối (xuất)
- Quản lý đào tạo - Nắm nguồn ở cơ sở
- Điều chỉnh trong phạm vi tỉnh
PHỤ LỤC 3
PPIU QUẢN
LÝ VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC
XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1- Phải có ít nhất 1 cán bộ kỹ thuật có chuyên môn về xây dựng cơ bản, là kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng để phụ trách phần xây dựng cơ bản của Dự án tại địa phương.
2- Thi hành đúng hướng dẫn của PMU, tổ chức khảo sát cơ sở hạ tầng các Trạm y tế xã và bệnh viện huyện. Dựa trên kết quả khảo sát tiến hành ra soát, báo cáo PMU danh dách các Trạm y tế xã và bệnh viện huyện được đầu tư trong Dự án theo Tiêu chí trong "Ngân hàng Thế giới - Báo cáo thẩm định của nhân viên - Số 14971-VN ngày 22/12/1995".
3- Giúp đỡ Đơn vị thiết kế hoàn thành đồ án thiết kế và dự toán cho các hạng mục công trình được đầu tư theo mẫu chuẩn do Bộ Y tế ban hành đồng thời phù hợp thực trạng địa phương.
4- Tổ chức đấu thầu:
4.1- Nguyên tắc: Tổ chức việc đấu thầu theo quy định tại Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ về việc Ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, quy định trong Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996, Thông tư số 02/TTLB ngày 25/2/1997 của liên Bộ KH&ĐT - Bộ Xây dựng - Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ và các Quy định về mua sắm của Ngân hàng - Thế giới.
4.2- Các công việc cụ thể:
4.2.1 Chuẩn bị Hồ sơ mời thầu theo mẫu chuẩn và hướng dẫn cụ thể của PMU các công trình trong Dự án Hỗ trợ Y tế quốc gia được đầu tư.
4.2.2 Tổ chức mời thầu: Quảng cáo trên báo, bán hồ sơ mời thầu và nhận hồ sơ dự thầu, giải thích thắc mắc của nhà thầu, chỉ dẫn nhà thầu thăm hiện trường.
4.2.3 Tổ chức mở và xét thầu: Thành lập tổ chuyên gia tại địa phương để giúp việc đấu thầu, thực hiện mở thầu và xét thầu, chọn đơn vị thắng thầu theo quy định hiện hành và trên nguyên tắc ghi trong hồ sơ mời thầu đã ban hành.
4.2.4 Báo cáo theo mẫu hướng dẫn các kết quả xét thầu về PMU để thẩm định và trình Bộ Y tế phê duyệt.
4.2.5 Thông báo thắng thầu cho các nhà thầu tham dự đấu thầu sau khi kết quả trúng thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thương thảo với các nhà thầu nếu được cấp có thẩm quyền cho phép.
Lưu ý: Trong quá trình tổ chức đấu thầu xây lắp, đồng chí Giám đốc Đơn vị thực hiện Dự án tỉnh có trách nhiệm đôn đốc cán bộ trong Đơn vị thực hiện nghiêm tục công văn 138/PMU ngày 12/4/1997 về việc quy định an ninh, an toàn cho đấu thầu trong nước và quốc tế, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Bộ Y tế về việc này.
5- Đối với thi công xây lắp cần tiến hành theo các bước cụ thể sau:
5.1 Ký hợp đồng thi công xây lắp với nhà thầu thắng thầu theo đúng mẫu hợp đồng chuẩn ban hành trong Hồ sơ mời thầu (bao gồm toàn bộ các phụ lục kèm theo của hợp đồng). Gửi tất cả các bản hợp đồng về PMU để trình Bộ Y tế phê duyệt. Thông báo và hoàn trả tiền/giấy bảo lãnh dự thầu cho các nhà thầu không trúng thầu.
5.2 Báo cáo với UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan tại các địa phương có công trình được đầu tư theo quy định hiện hành trong đầu tư XDCB để phối hợp công tác.
5.3 Tiến hành bàn giao mặt bằng xây dựng cho đơn vị thi công trên cơ sở:
* Yêu cầu địa phương dỡ bỏ công trình cũ đã quá hư hỏng. Khẩn trương bàn giao mặt bằng xây dựng cho đơn vị thi công.
* Nếu giữ lại công trình cũ còn tận dụng được để làm việc khác thì phải có mặt bằng xây dựng mới có cốt mặt đất bằng cốt sân trong hồ sơ thiết kế bàn giao cho đơn vị thi công.
* Khu đất mới để xây dựng công trình cần được bố trí đúng quy hoạch của địa phương.
5.4 Tổ chức triển khai và quản lý xây lắp trên cương vị là bên thuê theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Ngân hàng Thế giới đã ghi trong Hồ sơ mời thầu:
* Lập kế hoạch tiến độ triển khai thi công của từng gói thầu và gửi về PMU (trên cơ sở tiến độ thi công đã thoả thuận trong lần thương thảo trước khi thông báo thắng thầu).
* Chọn cán bộ tư vấn giúp PPIU giám sát chất lượng, kiến nghị và xử lý những thay đổi không cơ bản so với hồ sơ thiết kế trong quá trình thi công (sau khi có ý kiến của UBND tỉnh và Bộ Y tế), nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình.
* Tuyển chọn và thuê cơ quan hoặc chuyên gia (cá nhân) tư vấn giám sát kỹ thuật thi công tại hiện trường theo "yêu cầu về chuyên gia tư vấn giám sát kỹ thuật thi công (TOR)" do PMU hướng dẫn.
5.5 Tiến hành khẩn trương các công việc để sớm đủ điều kiện nhận vốn Đầu tư theo đúng Thông tư số 63/TC/ĐTPT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
* Làm thủ tục mở một tài khoản tại Cục Đầu tư phát triển tỉnh để nhận vốn cấp phát Đầu tư XDCB, mở một tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư Phát triển tỉnh để nhận vốn từ Trung ương.
* Từ tiến độ thi công cụ thể đã thoả thuận giữa bên A và bên B, lập kế hoạch vốn đầu tư của từng gói thầu báo cáo PMU.
* Lập kế hoạch cấp phát vốn Đầu tư XDCB theo quý (theo mẫu trong phụ lục của Thông tư số 63/TC/ĐTPT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước) gửi PMU và Cục Đầu tư phát triểm tỉnh.
* Lập dự toán chi tiết các khoản chi: Ban quản lý công trình, chi đấu thầu, chi giám sát thi công, nghiệm thu bàn giao công trình theo đúng chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước để gửi PMU, Cục Đầu tư phát triển tỉnh.
* Sau khi có thông báo mức chi hàng quý của Cục Đầu tư phát triển tỉnh, PPIU liên hệ với Cục Đầu tư phát triển tỉnh, làm các thủ tục để xin cấp vốn Đầu tư xây dựng.
5.6 Thực hiện đúng báo cáo tình hình triển khai xây dựng thường kỳ theo quy định của PMU và báo cáo ngay những diễn biến bất thường xảy ra trong quá trình triển khai công việc cho UBND tỉnh và Bộ Y tế để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
5.7. Nghiệm thu và quyết toán công trình - bàn giao địa phương sử dụng.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây