Quyết định 30/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 30/2008/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 30/2008/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/02/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Y tế-Sức khỏe, Xây dựng, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định30/2008/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 30/2008/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 30/2008/QĐ-TTg NGÀY 22 THÁNG 02 NĂM 2008
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KHÁM, CHỮA BỆNH
ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH :
Xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
- Đến năm 2010, đạt tỷ lệ tối thiểu là 20,5 giường bệnh/10.000 dân (trong đó có 2 giường bệnh tư nhân). Đến năm 2020, đạt tỷ lệ tối thiểu là 25,0 giường bệnh/10.000 dân (trong đó có 5 giường bệnh tư nhân);
- Đến năm 2010, có ít nhất 80% cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện được các kỹ thuật theo danh mục phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y tế quy định;
- Đến năm 2010, có trên 80% và đến năm 2020 tất cả các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của Bộ Y tế;
- Đến năm 2010, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải tự kiểm soát chất lượng các dịch vụ y tế theo quy định của Bộ Y tế. Đến năm 2015 phải định kỳ kiểm định chất lượng dịch vụ y tế ở tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh;
- Đến năm 2020, hoàn thành việc di chuyển các bệnh viện điều trị bệnh truyền nhiễm ra khu vực thích hợp;
- Đến năm 2015, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bệnh viện Y học cổ truyền; đến năm 2020, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bệnh viện phục hồi chức năng.
- Theo tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế:
+ Tuyến 1: các bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là bệnh viện huyện) và trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã);
+ Tuyến 2: gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố; bệnh viện đa khoa khu vực (gọi chung là bệnh viện tỉnh);
+ Tuyến 3: gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế và một số bệnh viện thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Y tế quy định.
- Theo cấp quản lý hành chính:
+ Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế;
+ Các bệnh viện thuộc tỉnh;
+ Các bệnh viện thuộc y tế ngành.
- Tập trung đầu tư bốn trung tâm y tế chuyên sâu: Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ;
- Tập trung xây dựng 10 bệnh viện đa khoa trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trực thuộc Bộ Y tế đảm nhiệm chức năng bệnh viện vùng.
Đến năm 2010, có khoảng 1.200 bệnh viện và viện nghiên cứu có giường bệnh với số giường bệnh là 190.000. Đến năm 2020, có khoảng 1.300 bệnh viện và viện nghiên cứu có giường bệnh với số giường bệnh là 250.000.
Quy hoạch 10 bệnh viện vùng theo quy định tại Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quy hoạch các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh và các bệnh viện huyện theo quy định tại Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá công tác khám, chữa bệnh để các tỉnh có đô thị hạng II trở lên có ít nhất 5 giường bệnh tư nhân trên 10.000 dân vào năm 2010 và 10 giường bệnh tư nhân trên 10.000 dân vào năm 2020.
Chỉ duy trì hoạt động phòng khám đa khoa khu vực thuộc địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi mà trạm y tế xã chưa đủ khả năng thực hiện được các kỹ thuật, dịch vụ khám, chữa bệnh thông thường.
Tiếp tục củng cố, đầu tư phát triển mạng lưới trạm y tế xã cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực. Phấn đấu đến năm 2010, có khoảng 80% và đến năm 2015 tất cả các trạm y tế xã trong cả nước đều đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
Phát triển, mở rộng mạng lưới cấp cứu và vận chuyển cấp cứu của Nhà nước và tư nhân tại các tỉnh, thành phố, bảo đảm thường trực 24 h/24 h để phục vụ theo yêu cầu cấp cứu ngoại viện và vận chuyển người bệnh kịp thời, an toàn.
Xây dựng mạng lưới kiểm định chất lượng dịch vụ y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng cải cách thủ tục hành chính phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân kịp thời, thuận lợi;
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý bệnh viện Nhà nước theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo liên tục; ưu tiên cho các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và khó khăn;
- Chú trọng đào tạo cán bộ chuyên môn sâu, chuyên gia đầu ngành, cán bộ quản lý, quản trị bệnh viện;
- Thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề cho thầy thuốc và nhân viên y tế thuộc cả hai khu vực nhà nước và tư nhân.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật mới phục vụ công tác khám, chữa bệnh;
- Thực hiện việc kiểm soát chất lượng các dịch vụ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám, chữa bệnh.
- Tạo bước đột phá về đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn ODA cho phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh. Tăng cường huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trong xã hội để thực hiện quy hoạch;
- Các bệnh viện nhà nước được liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác hoặc vay vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị phát triển bệnh viện.
- Ưu tiên nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện đa khoa khu vực; nâng cao năng lực trạm y tế xã. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, phát triển bệnh viện vùng, bệnh viện tuyến tỉnh;
- Triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư nâng cấp các bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long và các dự án đang chuẩn bị đầu tư khác;
- Tăng cường đầu tư cho các bệnh viện thuộc Trung tâm y tế chuyên sâu: Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh;
- Đầu tư nâng cấp và phát triển các bệnh viện thuộc các khu vực hiện có tỷ lệ giường bệnh thấp;
- Ưu tiên đầu tư để đẩy nhanh tiến độ đào tạo nguồn nhân lực y tế bảo đảm chất lượng đủ đáp ứng nhu cầu công tác khám, chữa bệnh.
- Tiếp tục hoàn thiện và tập trung phát triển kỹ thuật cao tại các trung tâm y tế chuyên sâu, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện vùng, bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về loại hình dịch vụ y tế với chất lượng cao phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
- Đầu tư phát triển năng lực khám, chữa bệnh đạt trình độ cao cho bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đủ khả năng đảm nhiệm chức năng Trung tâm y tế chuyên sâu vùng đồng bằng sông Cửu Long.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE PRIME MINISTER | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 30/2008/QD-TTg | Hanoi, February 22, 2008 |
DECISION
APPROVING THE PLANNING ON HEALTHCARE NETWORK DEVELOPMENT TILL 2010 WITH A VISION TO 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government s Decree No. 188/2007/ND-CP of December 27, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational Structure of the Ministry of Health:
Pursuant to the Governments Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7. 2006. on the formulation, approval and management of socio-economic development master plans, and Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11. 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP;
Pursuant to the Prime Ministers Decision No. 153/2006/OD-TTg of June 30, 2006. approving the master plan on development of Vietnams healthcare system till 2010 with a vision to 2020;
At the proposal of the Minister of Health,
DECIDES:
Article 1. To approve the planning on healthcare network development till 2010 with a vision to 2020, with the following principal contents:
1. Planning objectives
a/ General objectives
To build and develop a healthcare network suitable to national socio-economic development conditions, raise the quality of healthcare services on par with those of regional advanced countries.meeting peoples healthcare needs towards equality, efficiency and development.
b/ Specific objectives
- By 2010, there will be at least 20.5 hospital beds (including two private ones), and by 2020, 25 hospital beds (including five private ones) per 10,000 people;
- By 2010, at least 80% of healthcare establishments will be able to apply techniques on the Health Ministrys list of classified technical levels;
- By 2010. more than 80%. and by 2020,100% of hospitals will have waste treatment systems adhering to the Health Ministrys regulations:
- By 2010. all healthcare establishments must control by themselves the quality of healthcare services according to the Health Ministrys regulations. By 2015. the quality of healthcare services must be regularly inspected at all healthcare establishments:
- By 2020, to complete the relocation of infectious disease hospitals to appropriate places:
- By 2015, all provinces and centrally run cities will have traditional medicine hospitals; by 2020. all of them will have functional rehabilitation hospitals.
2. Planning viewpoints
a/ To ensure the systematic and continuous professional operation at each level and among different levels. To develop in a balanced and rational manner general and specialized hospitals, develop general medicine in combination with specialized medicine and modem medicine with traditional medicine.
b/ Centrally run cities and provinces having grade-I urban centers shall concentrate investment in hospitals under the Ministry of Health and final-line hospitals; delta provinces and provinces having grade-Il and - III urban centers shall concentrate investment in provincial-level hospitals: mountainous, deep-lying and remote provinces shall concentrate investment in both provincial- and district-level hospitals, ensuring peoples access to healthcare services.
c/To arrange the healthcare network based on population clusters and medical-technical professional levels. The size of each hospital must suit the population size in the locality.
d/ To step by step transfer hospitals currently managed by other branches to provinces or centrally run cities or dissolve those hospitals if they are unnecessary or inefficient: to transform the health sectors convalescence-functional rehabilitation establishments into functional rehabilitation hospitals.
e/ To prioritize the training and development of human resources in the health sector: to renew hospital management mechanisms and modes with a view to raising healthcare quality.
3. Planning contents
a/To organize the healthcare network
- According to medical-technical professional levels:
+ Level 1: hospitals in provincial districts, towns and cities (collectively referred to as district hospitals) and health stations in communes, wards or townships (collectively referred to as commune health stations):
+ Level 2: general and specialized hospitals in provinces or cities; and regional general hospitals (collectively referred to as provincial hospitals);
+ Level 3: general and specialized hospitals under the Ministry of Health and a number of hospitals in provinces and centrally run cities as listed by the Ministry of Health.
- According to administrative levels:
+ Hospitals under the Ministry of Health:
+ Provincial hospitals;
+ Hospitals under health agencies managed by other branches.
b/ To develop specialized medical-technical operations
- To concentrate investment in four specialized health centers in Hanoi. Hue-Da Nang, Ho Chi Minh City and Can Tho;
- To concentrate on building 10 general hospitals under provinces, centrally run cities or the Ministry of Health, which will function as regional hospitals.
c/ To develop specialized hospitals based on healthcare needs, population structure, disease patterns and socio-economic conditions.
4. The planning on healthcare network development till 2010 with a vision to 2020
a/ Healthcare establishments and hospital beds (excluding hospital beds of commune health stations and hospitals under die Ministry of Defense or the Ministry of Public Security) till 2010
By 2010, there will be around 1.200 hospitals and research institutes with 190,000 hospital beds. By 2020, these figures will be 1,300 and 250,000, respectively.
b/There will be four specialized health centers in Hanoi, Hue-Da Nang. Ho Chi Minh City and Can Tho, including hospitals listed by the Ministry of Health, meeting local peoples healthcare needs.
c/ Regional hospitals
To plan 10 regional hospitals under the Prime Ministers Decision No. 153/2006/QD-TTg of June 30, 2006, approving the master plan on development of Vietnams healthcare system till 2010 and a vision to 2020.
d/ Provincial and district hospitals
- To plan provincial general and specialized hospitals and district hospitals under the Prime Ministers Decision No. 153/2006/QD-TTg of June 30, 2006, approving the master plan on development of Vietnams healthcare system till 2010 and a vision to 2020;
-To step up the socialization of healthcare work so that by 2010, provinces having grade-II or higher-grade urban centers will have at least five private hospital beds, and by 2020, 10 private hospital beds, per 10,000 inhabitants.
e/ Regional general clinics
To maintain the operation of regional general clinics only in mountainous, deep-lying and remote areas where commune health stations are incapable of applying common healthcare techniques or providing common healthcare services.
f/ Commune health stations
To further consolidate, and invest in developing infrastructure, equipment and human resources of the network of commune health stations. To strive for the target that by 2010. around 80%, and by 2015. 100% of commune health stations nationwide will reach national standards on commune health.
g/ Emergency and emergency transportation networks
To develop and expand state-run and private emergency and emergency transportation networks in provinces and cities, ensuring 24/24-hour emergency service and timely and safe transportation of patients.
h/ Inspection of healthcare quality
To build a national healthcare service quality inspection.
5. Implementation solutions
a/ To step by step improve the legal system, disseminate, and educate people to voluntarily observe, the law on healthcare. To enhance inspection and examination work, and strictly handle violations of the law on healthcare.
b/To renew hospital management mechanisms
- To step up administrative reform, attaching importance to administrative procedure reform for prompt and convenient peoples healthcare services;
- To further renew mechanisms for management of state-run hospitals by increasing their autonomy and accountability in task performance, organizational apparatus, payroll and finance.
c/ To step up the socialization of healthcare work and diversify types of healthcare. To ensure that both state-run and private healthcare establishments are equal in all aspects; to increasingly raise the quality of peoples healthcare.
d/ To develop human resources in the health sector
-To enhance training and continuous training, giving priority to areas with extreme socio-economic difficulties or socio-economic difficulties;
- To attach importance to training specialized professionals, leading experts and hospital managers and administrators:
- To grant practice certificates to medical doctors and health workers in both state-run and private sectors.
e/ Science-technology solutions
- To enhance research, application and transfer of new healthcare techniques;
- To control the quality of healthcare services at healthcare establishments according to the Health Ministrys regulations; to step up the application of information technology to healthcare.
f/ Investment and financial solutions
- To create a breakthrough in investment, especially state budget investment and ODA sources for healthcare network development. To mobilize other lawful sources of capital from the society for implementation of the planning;
- State-run hospitals may enter into joint venture or cooperation with other economic sectors or get state preferential loans for construction investment and equipment procurement for development.
6. Implementation schedule
a/2008-2010period
- To prioritize the upgrading of district hospitals and regional general hospitals; to improve the capacity of commune health stations. To speed up the implementation of construction investment projects and develop regional and provincial hospitals;
- To effectively implement investment projects on upgrading provincial general hospitals in the Central Highlands, northern mountainous region and Mekong River delta region, and other projects for which investment preparations are underway;
- To increase investment in hospitals under specialized health centers in Hanoi. Hue-Da Nang. and Ho Chi Minh City;
- To invest in upgrading and developing hospitals in regions with a low rate of hospital beds;
- To prioritize investment in speeding up the training of quality health human resources to meet healthcare demands.
b/ 2011-2020 period
- To further improve and develop high techniques at specialized health centers, general and specialized hospitals under the Ministry of Health, regional hospitals, provincial general and specialized hospitals with a view to meeting diversified demands for high-quality healthcare services for peoples health protection, care and improvement;
- To invest in improving the Can Tho Central General Hospitals healthcare capacity to a high grade so that it can operate as a specialized health center in the Mekong River delta.
Article 2. Organization of implementation
1. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for and coordinate with concerned ministries and agencies and provincial/municipal Peoples Committees in. formulating programs and plans for. and examining, the implementation of thif planning: and regularly synthesize and report implementation results to the Prime Minister.
2. The Ministry of Planning and Investment shall arrange and balance investment resources for the health sector for the planning implementation according to schedule: and supervise the planning implementation nationwide.
3. The Ministry of Finance shall provide state budget allocations for the health sector under five-year and annual plans: and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Health in providing budget allocations for the implementation of this planning.
4. Concerned ministries and branches shall coordinate with the Ministry of Health in allocating their resources for the implementation of this planning.
5. Presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall, within their management scope, direct and organize the implementation of this planning.
Article 3. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and does not apply to healthcare establishments under the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security.
Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây