Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003

thuộc tính Pháp lệnh 10/2003/PL-UBTVQH11

Pháp lệnh 10/2003/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phòng, chống mại dâm
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/2003/PL-UBTVQH11
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nguyễn Văn An
Ngày ban hành:17/03/2003
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Ngày 31/03/2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11, phòng, chống mại dâm. Theo Pháp lệnh này, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaokê, xoa bóp, tắm hơi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm có trách nhiệm: ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động, đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương, không sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ, thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo quy định của pháp luật... Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng dược phẩm kích thích tình dục phải tuân theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm ngoài việc bị xử lý theo quy định còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật... Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2003.

Xem chi tiết Pháp lệnh10/2003/PL-UBTVQH11 tại đây

tải Pháp lệnh 10/2003/PL-UBTVQH11

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 10/2003/PL-UBTVQH11

NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2003 PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM

Để góp phần bảo vệ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển con người Việt Nam;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007) và năm 2003;

Pháp lệnh này quy định về phòng, chống mại dâm.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định những biện pháp phòng, chống mại dâm; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong  phòng, chống mại dâm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Pháp lệnh này được áp dụng đối với:
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam;
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như  sau:
1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.
4. Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
5. Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
6. Cưỡng bức bán dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn buộc người khác phải thực hiện việc bán dâm.
7. Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
8. Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Mua dâm;
2. Bán dâm;
3. Chứa mại dâm;
4. Tổ chức hoạt động mại dâm;
5. Cưỡng bức bán dâm;
6. Môi giới mại dâm;
7. Bảo kê mại dâm;
8. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm;
9. Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Mọi hành vi mại dâm, liên quan đến hoạt động mại dâm phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Khuyến khích, tạo điều kiện trong hoạt động phòng, chống mại dâm
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia, hợp tác trong hoạt động phòng, chống mại dâm.
Điều 7. Các biện pháp phòng, chống mại dâm 
Nhà nước thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế-xã hội, hành chính, hình sự và các biện pháp khác để phòng, chống mại dâm; kết hợp chặt chẽ các biện pháp phòng, chống mại dâm với  phòng, chống ma tuý và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Điều 8. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mại dâm
1. Mọi cá nhân và gia đình có trách nhiệm tham gia phòng, chống mại dâm.
2. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mại dâm; động viên, khuyến khích việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn mại dâm và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Điều 9. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phòng, chống mại dâm
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, vận động, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm;
2. Giáo dục thành viên của tổ chức mình thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm;
3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm;
4. Tham gia giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm để giúp người bán dâm hoà nhập cộng đồng.
CHƯƠNG II
NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN,
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG,
CHỐNG MẠI DÂM
Điều 10. Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm

Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm là biện pháp quan trọng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình chấp hành và tích cực tham gia hoạt động phòng, chống mại dâm.
Nội dung tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm bao gồm: tuyên truyền, giáo dục truyền thống văn hoá, đạo đức, lối sống lành mạnh; tác hại của tệ nạn mại dâm; các chủ trương, chính sách, biện pháp, những mô hình, kinh nghiệm và các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm phải kết hợp với  tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin, tuyên truyền trong phòng, chống mại dâm

Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền thích hợp và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân về phòng, chống mại dâm.
Điều 12. Trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác trong tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm
Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:
1. Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mại dâm. Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải phù hợp với từng loại hình trường học, trình độ, lứa tuổi, giới tính của học sinh, sinh viên, học viên và phong tục, tập quán của các dân tộc;
2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên, học viên; tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên, học viên tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm.
Điều 13. Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống mại dâm

Gia đình có trách nhiệm giáo dục các thành viên của gia đình về lối sống lành mạnh, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình văn hoá; phối hợp với cơ quan, tổ chức và Uỷ ban nhân dân địa phương trong việc giáo dục, quản lý thành viên của gia đình có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm, tạo điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng.
Điều 14. Biện pháp kinh tế - xã hội trong phòng, chống mại dâm
1. Dạy nghề, tạo việc làm để có thu nhập, xóa đói giảm nghèo là những biện pháp kinh tế - xã hội quan trọng nhằm ngăn ngừa sự phát sinh, phát triển tệ nạn mại dâm.
2. Tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm giúp người bán dâm hoà nhập cộng đồng.
3. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể liên quan thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, chú trọng đối với người nghèo, người chưa có việc làm.
4. Nhà nước có chính sách, biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm giúp người bán dâm hòa nhập cộng đồng.
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ
1. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaokê, xoa bóp, tắm hơi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm có trách nhiệm:
a) Ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động; đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương;
b) Không sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ;
c) Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo quy định của pháp luật;
d) Cam kết chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tệ nạn mại dâm xảy ra tại cơ sở.
2. Cơ sở kinh doanh vũ trường, karaokê, xoa bóp, tắm hơi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm chỉ được hoạt động khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ.
3. Người lao động làm việc tại các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải chấp hành quy định về quản lý hộ khẩu và ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Điều 16. Quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, dịch vụ văn hoá, thông tin trong phòng, chống mại dâm

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sản xuất, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, phổ biến những hình ảnh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung và  hình thức đồi trụy, khiêu dâm, kích động tình dục.
Điều 17. Quản lý sản xuất, lưu hành, sử dụng dược phẩm kích thích tình dục
Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng dược phẩm kích thích tình dục phải tuân theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Trách nhiệm kiểm tra, thanh tra
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy định tại các Điều 15, 16 và 17 của Pháp lệnh này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra việc phòng, chống mại dâm.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng bị kiểm tra, thanh tra phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 19. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong phòng, chống mại dâm
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện phòng, chống mại dâm tại địa phương; lập hồ sơ, thống kê, phân loại đối tượng, cơ sở kinh doanh dịch vụ để có biện pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm;
2. Tổ chức thực hiện việc quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người bán dâm và những người có hành vi liên quan đến mại dâm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm
Cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm:
1. Tổ chức học tập, giáo dục đạo đức, lối sống; tổ chức dạy nghề, lao động sản xuất và hướng nghiệp; chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ và tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của người bán dâm được đưa vào cơ sở chữa bệnh;
2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện quy định tại khoản  1 Điều này.
Điều 21. Phát hiện, tố giác và đấu tranh trong phòng, chống mại dâm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi được quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh này phải thông báo hoặc tố giác kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được thông tin, tố giác phải kịp thời xem xét, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khi có yêu cầu.
2. Người phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống mại dâm được bảo vệ và giữ bí mật; trường hợp bị thiệt hại tài sản thì được đền bù; nếu bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM
Điều 22. Xử lý đối với người mua dâm
1. Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Người  mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 23. Xử lý đối với người bán dâm
1. Người bán dâm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người bán dâm là người nước ngoài thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất.
2. Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 24. Xử lý đối với người có hành vi liên quan đến mại dâm
1. Người bảo kê mại dâm, góp vốn để sử dụng vào mục đích hoạt động mại dâm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người môi giới mại dâm, chứa mại dâm, cưỡng bức bán dâm, tổ chức mại dâm, mua bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 25.  Xử lý đối với tổ chức, cá nhân lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm thì bị phạt tiền và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tịch thu tang vật, phương tiện có liên quan trực tiếp đến hoạt động mại dâm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để hoạt động mại dâm xảy ra ở cơ sở do mình quản lý thì bị xử phạt hành chính; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 26. Xử lý đối với tổ chức, cá nhân phổ biến, tàng trữ, lưu hành các sản phẩm có nội dung và hình thức khiêu dâm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, dịch vụ văn hóa, bưu chính, viễn thông có hành vi phổ biến, tàng trữ, lưu hành hình ảnh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung và hình thức đồi truỵ, khiêu dâm, kích động tình dục thì bị phạt tiền và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 27. Xử lý đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm
1. Người có hành vi vi phạm quy định tại các điều 22, 23, 24, 25 và 26 của Pháp lệnh này là cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các điều này còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật.
2. Cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm thì trong thời gian bị xử lý kỷ luật không được đề cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; không được bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn trong các cơ quan nhà nước hoặc trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 28. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm

Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống mại dâm mà có hành vi bảo kê mại dâm, dung túng, bao che hoặc không xử lý kịp thời để cho hoạt động mại dâm xảy ra trên địa bàn quản lý thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, chuyển làm công tác khác hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì cơ quan nơi người đó công tác phải có trách nhiệm bồi thường và người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Xử lý đối với người có hành vi bao che hoặc không kịp thời xử  lý kỷ luật người vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm
1. Người có chức vụ, quyền hạn có hành vi bao che hoặc không kịp thời xử lý kỷ luật người thuộc quyền quản lý của mình có hành vi mại dâm, liên quan đến hoạt động mại dâm thì bị xử lý kỷ luật.
2. Người có chức vụ, quyền hạn có hành vi bao che cho  người thuộc quyền quản lý của mình đã có hành vi vi phạm quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM
Điều 30. Nội dung quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm
Ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật và kế hoạch phòng, chống mại dâm.
Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm.
Tổ chức và quản lý các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm.
Thống kê về phòng, chống mại dâm; huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống mại dâm; nghiên cứu và áp dụng khoa học phục vụ công tác phòng, chống mại dâm.
Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác liên quan đến mại dâm.
Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Hợp tác quốc tế về phòng, chống  mại dâm.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Điều 31. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác phòng, chống mại dâm.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm ở địa phương.
Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về phòng, chống mại dâm; thống kê, kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống mại dâm; thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm theo sự phân công của Chính phủ.
Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Công an

Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm và các vi phạm pháp luật có liên quan đến mại dâm; chỉ đạo lập hồ sơ, đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh và hỗ trợ cơ sở chữa bệnh giữ gìn trật tự, an ninh; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc quản lý, giáo dục người bán dâm, người có hành vi liên quan đến mại dâm tại cộng đồng, kiểm tra, thanh tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ có vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Thương   mại, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Du lịch
1. Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động phòng, chống mại dâm thuộc lĩnh vực, ngành; quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ thuộc ngành quản lý có vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc chỉ đạo, xây dựng chương trình, nội dung giáo dục về phòng, chống mại dâm trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.
Điều 35. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Uỷ ban  nhân dân các cấp 
1. Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch phòng, chống mại dâm hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống mại dâm; chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mại dâm; báo cáo kết quả thực hiện công tác này với Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
2. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Chính phủ về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương do mình quản lý.
Điều 36. Kiểm tra, thanh tra về phòng, chống mại dâm

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập thanh tra liên ngành để thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm ở địa phương.
Điều 37. Kinh phí cho công tác phòng, chống mại dâm
Nhà nước bố trí kinh phí, có chính sách sử dụng nguồn thu từ việc xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm và huy động các nguồn lực khác cho công tác phòng, chống mại dâm.
CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 38. Khen thưởng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mại dâm thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý của người có thẩm quyền trong việc phòng, chống mại dâm khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
3. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 40. Hiệu lực thi hành
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2003.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ.
Điều 41. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
---------
No. 10/2003/PL-UBTVQH11
Hanoi, March 17th,  2003
 
ORDINANCE
ON PROSTITUTION PREVENTION AND COMBAT
In order to contribute to protecting the fine cultural traditions of the nation, the honor and dignity of people, family happiness, preserving social order and safety, protecting the people's health, building and developing the Vietnamese people;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly at its 10th session;
Pursuant to Resolution No. 12/2002/QH11 of December 16, 2002 of the XIth National Assembly, its second session, on the Law- and Ordinance-Making Programs of the XIth National Assembly for its whole tenure (2002-2007) and for 2003;
This Ordinance provides for prostitution prevention and combat.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
This Ordinance provides for measures to prevent and combat prostitution; and defines the responsibilities of agencies, organizations, individuals and families for prostitution prevention and combat.
Article 2.- Subjects of application
This Ordinance applies to:
1. Vietnamese individuals, agencies and organizations;
2. Foreign individuals and organizations operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam; where the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain different provisions, such international agreements shall apply.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Ordinance, the following words and phrases are construed as follows:
1. Selling sex means a person having sexual intercourse with another for pay with money or other material benefits.
2. Buying sex means a person paying money or other material benefits to a prostitute for having sexual intercourse with such person.
3. Prostitution means acts of selling and buying sex.
4. Prostitution harboring means acts of using, renting, leasing, borrowing or lending venues and/or means for buying and selling sex.
5. Organization of prostitution activities means acts of making arrangements for buying and selling sex.
6. Prostitution coercion means acts of using violence or threatening to use violence or using tricks to force other persons to sell sex.
7. Prostitution brokerage means acts of allurement or procurement by panders for the parties to buy and sell sex.
8. Prostitution protection means acts of abusing one's position, powers, prestige or using violence or threatening to use violence to protect and maintain prostitution activities.
Article 4.- Prohibited acts
The following acts are strictly prohibited:
1. Buying sex;
2. Selling sex;
3. Harboring prostitution;
4. Organizing prostitution activities;
5. Forcing prostitution;
6. Brokering prostitution;
7. Protecting prostitution;
8. Abusing the service business for prostitution activities;
9. Other acts related to prostitution activities as prescribed by law.
Article 5.- Implementation of the legislation on prostitution prevention and combat
Agencies, organizations, individuals and families shall have to implement the law provisions on prostitution prevention and combat.
All acts of prostitution or related to prostitution activities must be detected and handled promptly and stringently according to law provisions.
Article 6.- Encouragement of, and creation of conditions for, prostitution prevention and combat activities

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 10/2003/PL-UBTVQH11 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất