Kinh doanh nhà nghỉ để môi giới mại dâm bị xử lý thế nào?

Hiện nay, việc môi giới mại dâm trong các nhà nghỉ, khách sạn… diễn ra khá phổ biến. Chủ nhà nghỉ, khách sạn gọi gái mại dâm tới nhà nghỉ của họ hoặc giới thiệu khách sang nơi khác để thực hiện hành vi mua bán dâm. Những hành vi này đều được xem là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định

1. Môi giới mại dâm là gì?

Mại dâm và môi giới mại dâm là những thuật ngữ quen thuộc cả trong văn bản pháp luật cũng như ngoài đời sống. Theo Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003, các thuật ngữ này được giải thích như sau:

- Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. Trong đó, mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu còn bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

-  Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm.

Như vậy, có thể hiểu môi giới mại dâm là hành vi làm trung gian cho hoạt động mua, bán dâm. Người môi giới mại dâm có thể chủ động tạo điều kiện cho người có nhu cầu bán dâm gặp gỡ với người có nhu cầu mua dâm hoặc ngược lại.

Hành vi này không chỉ xâm phạm đến trật tự công cộng mà còn xâm phạm đến đạo đức, nếp sống văn minh và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Do vậy, các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi môi giới đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, thậm chí có thể bị xử lý hình sự về Tội môi giới mại dâm.

kinh doanh nha nghi de moi gioi mai dam
Kinh doanh nhà nghỉ để môi giới mại dâm bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Kinh doanh nhà nghỉ để môi giới mại dâm, chủ nhà nghỉ bị xử lý về tội gì?

Ngày nay, hành vi môi giới mại dâm diễn ra tương đối nhiều tại các nhà nghỉ, quán trọ, khách sạn… Chủ khách sạn, nhà nghỉ… sẽ giới thiệu cho khách của mình gái bán dâm để thực hiện mua, bán dâm ngay tại nơi mình quản lý hoặc sẽ giới thiệu đến nơi khác để mua, bán dâm.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2003 (đã hết hiệu lực nhưng hiện tại chưa có văn bản khác thay thế) của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ.... gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua, bán dâm như sau:

- Trường hợp chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ... gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại nơi mình sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý: Chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội chứa mại dâm.

- Trường hợp chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ... vừa gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại nơi thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình vừa gọi gái mại dâm khác cho khách mua dâm khác để họ thực hiện việc mua bán dâm tại nơi khác: Chịu trách nhiệm hình sự về Tội chứa mại dâm và Tội môi giới mại dâm.

Theo quy định nêu trên, trường hợp chủ nhà nghỉ vừa có hành vi gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại nhà nghỉ của mình, vừa gọi gái mại dâm khác cho khách mua dâm khác để họ thực hiện việc mua bán dâm tại nơi khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả 02 tội là Tội chứa mại dâm và Tội môi giới mại dâm

3. Mức phạt hành vi kinh doanh nhà nghỉ để môi giới mại dâm

- Với Tội chứa mại dâm:

Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định mức phạt của Tội này như sau:

+ Khung 01:

Phạt tù từ 05 - 10 năm khi có hành vi chứa mại dâm

+ Khung 02:

Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;
  • Cưỡng bức mại dâm;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Chứa mại dâm 04 người trở lên;
  • Đối với người từ đủ 16 - dưới 18 tuổi;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
  • Thu lợi bất chính từ 50 - dưới 200 triệu đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

+ Khung 03:

Phạt tù từ 10 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đối với người từ đủ 13 - dưới 16 tuổi;
  • Thu lợi bất chính từ 200 - dưới 500 triệu đồng;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

+ Khung 04:

Phạt tù từ 15 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 - dưới 16 tuổi;
  • Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;
  • Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.

- Về Tội môi giới mại dâm:

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt với Tội môi giới mại dâm như sau:

+ Khung 01:

Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm với người làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm.

+ Khung 02:

Phạt tù từ 03 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đối với người từ đủ 16 - dưới 18 tuổi;
  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

+ Khung 03:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Đối với người từ đủ 13 - dưới 16 tuổi;
  • Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Kinh doanh nhà nghỉ để môi giới mại dâm bị xử lý thế nào?” Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Mức phạt với hành vi môi giới mại dâm

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?