Thông tư 49/2017/TT-BYT quy định về hoạt động y tế từ xa

thuộc tính Thông tư 49/2017/TT-BYT

Thông tư 49/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về hoạt động y tế từ xa
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:49/2017/TT-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Quang Cường
Ngày ban hành:28/12/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Người bệnh được tư vấn khám chữa bệnh qua mạng

Thông tư 49/2017/TT-BYT quy định về hoạt động y tế từ xa đã được Bộ Y tế ban hành ngày 28/12/2017, có hiệu lực từ ngày 15/02/2018.

Theo đó, y tế từ xa được Thông tư này giải thích là việc trao đổi thông tin có liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân với bác sĩ hoặc giữa các bác sĩ với nhau ở các địa điểm cách xa nhau, thông qua các phương tiện công nghệ thông tin và viễn thông. Y tế từ xa được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện của các bên.

Bác sĩ tư vấn phòng bệnh từ xa chỉ được tư vấn các nội dung phù hợp với trình độ chuyên môn và chịu trách nhiệm về nội dung đã tư vấn. Trường hợp tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, bác sĩ chỉ được tư vấn các nội dung phù hợp với phạm vi chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề và chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn.

Người bệnh xin ý kiến tư vấn có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc sử dụng nội dung tư vấn của bác sĩ, đồng thời phải thông báo kết quả thực hiện cho bác sĩ.

Xem chi tiết Thông tư49/2017/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

Số: 49/2017/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2017


 

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG Y TẾ TỪ XA

 

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về hoạt động y tế từ xa.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về hoạt động y tế từ xa, bao gồm: Tư vấn y tế từ xa; hội chẩn tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa và đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở y tế và cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến việc hoạt động y tế từ xa trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài khi kết nối hoạt động y tế từ xa với cơ sở y tế Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Y tế từ xa là việc trao đổi thông tin có liên quan đến sức khỏe của cá nhân giữa người làm chuyên môn y tế với cá nhân đó hoặc giữa những người làm chuyên môn y tế với nhau ở các địa điểm cách xa nhau thông qua các phương tiện công nghệ thông tin và viễn thông.

2. Điểm kết nối là nơi lắp đặt các thiết bị công nghệ thông tin tham gia y tế từ xa.

3. Điểm điều khiển trung tâm là nơi lắp đặt thiết bị quản lý đa điểm để điều khiển các điểm kết nối thông qua hệ thống đường truyền.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động y tế từ xa

1. Y tế từ xa được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện của các bên tham gia.

2. Người xin ý kiến tư vấn quyết định và chịu trách nhiệm về việc sử dụng nội dung tư vấn của bên tư vấn, đồng thời có trách nhiệm thông báo kết quả thực hiện cho bên tư vấn.

Điều 4. Yêu cầu kỹ thuật công nghệ thông tin đối với hoạt động y tế từ xa

Hoạt động y tế từ xa được thực hiện khi tổ chức, cá nhân đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật công nghệ thông tin sau đây:

1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và biện pháp bảo đảm an toàn bảo mật thông tin phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng.

2. Bên tư vấn và bên xin ý kiến tư vấn phải bảo đảm đường truyền thông suốt, liên tục trong thời gian hoạt động y tế từ xa.

3. Hệ thống ghi dữ liệu phải có dung lượng lưu trữ tối thiểu 10 năm.

4. Hệ thống công nghệ thông tin phải do người được đào tạo hoặc bồi dưng kiến thức về vận hành hệ thống công nghệ thông tin vận hành.

5. Có quy chế quản lý hoạt động y tế từ xa do Thủ trưởng cơ sở y tế phê duyệt.

Điều 5. Yêu cầu chuyên môn chung đối với hoạt động y tế từ xa

Hoạt động y tế từ xa chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế có chức năng, nhiệm vụ về phòng bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 6. Tư vấn y tế từ xa

1. Tư vấn phòng bệnh từ xa

Người thực hiện tư vấn phòng bệnh từ xa chđược tư vấn các nội dung phù hợp với trình độ chuyên môn của mình và chịu trách nhiệm về nội dung đã tư vấn.

2. Tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa

Người thực hiện tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa chỉ được tư vấn các nội dung phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và phải chịu trách nhiệm về nội dung đã tư vấn.

Điều 7. Hội chẩn tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hội chẩn tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu quy định tại các điều 3, 4, 5, Khoản 2 Điều 6 Thông tư này và đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Đáp ứng các quy định, quy trình về hội chẩn chuyên môn của Bộ Y tế.

2. Bảo đảm ít nhất 01 điểm kết nối có hệ thống ghi dữ liệu. Trường hợp hội chẩn tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa có thực hiện thăm khám trên người bệnh thì thiết bị y tế thăm khám phải kết nối được với hệ thống y tế từ xa.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị hội chẩn tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải kết luận hội chẩn rõ ràng từng vấn đề và ghi vào Biên bản hội chẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 7 Thông tư này và các yêu cầu sau đây:

1. Giữa các điểm kết nối tham gia vào quá trình hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa bảo đảm tích hợp hệ thống hỗ trợ chức năng gửi, nhận dữ liệu thông tin và hình ảnh y khoa theo tiêu chuẩn ảnh svà viễn thông trong y tế (DICOM) của người bệnh từ hệ thống quản lý thông tin bệnh viện (HIS).

2. Có hệ thống nén và giải nén dữ liệu gửi nhận phải bảo đảm tiêu chuẩn về hình ảnh y khoa.

3. Hình ảnh y khoa của người bệnh sau khi bác sĩ tại cơ sở tư vấn đọc và chẩn đoán phải tự động lưu vào cơ sở dữ liệu tại cơ sở tư vấn, đồng thời dữ liệu này được lưu trữ tại cơ sở nhận tư vấn.

4. Băng thông đường truyền tối thiểu tại các điểm kết nối tham gia là 4Mbps. Đối với điểm kết nối là trung tâm kết nối thì yêu cầu tối thiểu băng thông là: (n-1) x 4Mbps, trong đó n là số điểm kết nối trực tuyến.

Điều 9. Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 7 Thông tư này và các yêu cầu sau đây:

1. Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa với các nguồn hình ảnh tĩnh cần đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

2. Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa với các nguồn hình ảnh động phải đáp ứng: Điểm kết nối có nhu cầu xin hội chẩn giải phẫu bệnh từ xa phải trang bị máy quét tiêu bản có khả năng kết xuất video thao tác của bác sĩ giải phẫu bệnh theo thời gian thực, tối thiểu đạt tiêu chuẩn công nghệ độ nét cao (HD), đồng thời tín hiệu đó phải có khả năng kết nối với hệ thống hội nghị truyền hình để chia sẻ hình ảnh y khoa với các điểm kết nối tham gia hội chẩn từ xa; có hệ thống tự động ghi và lưu trữ quá trình thực hiện hội chẩn.

Điều 10. Hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa ngoài việc đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này, phải có thiết bị xử lý bảo đảm kết ni được nhiều nguồn hình ảnh, âm thanh từ nhiều định dạng khác nhau và có khả năng thực hiện kết nối vào hệ thống hội nghị truyền hình; các thiết bị có khả năng chuyển đổi gia các loại định dạng khác nhau.

Điều 11. Đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa

Cơ sở y tế có nhiệm vụ đào tạo thực hiện đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải đáp ứng quy định tại các điều 4, 5, Khoản 2 Điều 6 Thông tư này và các quy định sau đây:

1. Có phòng hoặc hội trường phù hợp với quy mô, nội dung đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

2. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phải bảo đảm:

a) Băng thông tối thiểu của hệ thống đường truyền tại mỗi điểm kết nối sử dụng công nghệ HD là 2Mbps. Băng thông tối thiểu của điểm điều khiển trung tâm với số điểm kết nối nhiều hơn 02 điểm sử dụng công nghệ HD là (n-n1) x 2Mbps, trong đó n là số điểm kết nối trực tuyến, n1 là số điểm kết nối trong mạng nội bộ, (n-n1) là số điểm kết nối bên ngoài mạng nội bộ;

b) Bảo đảm ít nhất 01 điểm kết nối có hệ thống ghi dữ liệu.

Điều 12. Chi phí hoạt động y tế từ xa

Chi phí vận hành hệ thống công nghệ thông tin và các chi phí gia tăng để thực hiện hoạt động y tế từ xa được chi trả theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2018.

2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

1. Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế

a) Cục Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;

b) Vụ Kế hoạch Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Bảo hiểm y tế và các đơn vị liên quan xây dựng chi phí vận hành hệ thống công nghệ thông tin và các chi phí gia tăng, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Văn phòng Bộ, các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế và Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Cục Công nghệ thông tin tham gia công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế từ xa theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Sở Y tế và y tế Bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này theo thẩm quyền quản lý; định kỳ vào tháng 12 hằng năm tổng hợp báo cáo Bộ Y tế (Cục Công nghệ thông tin) về tình hình hoạt động và hiệu quhoạt động y tế từ xa của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Các cơ sở y tế thực hiện hoạt động y tế từ xa

a) Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định việc thực hiện hoạt động y tế từ xa tại cơ sở y tế phụ trách khi đáp ứng các quy định tại Thông tư này, đồng thời báo cáo đến cơ quan quản lý y tế cấp trên trực tiếp theo mu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Xây dựng và ban hành quy chế quản lý hoạt động y tế từ xa tại cơ sở y tế;

c) Hoạt động y tế từ xa phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người tư vấn và người xin ý kiến tư vấn theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác có liên quan;

d) Tổ chức đánh giá hiệu quả việc hoạt động y tế từ xa để có biện pháp điều chỉnh phù hợp, kịp thời;

đ) Định kỳ vào tháng 12 hằng năm báo cáo cơ quan quản lý y tế cấp trên trực tiếp về tình hình hoạt động và hiệu quả hoạt động y tế từ xa.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Công nghệ thông tin) để xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để b/c);
- Ủy ban Quốc gia về CNTT;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vụ KGVX và Công báo, V
ăn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế c
ác Bộ, ngành;
- Sở Y tế t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;

- Lưu: VT, CNTT (03b), PC (02b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quang Cường

 

PHỤ LỤC I.
MẪU BIÊN BẢN HỘI CHẨN TỪ XA
(Áp dụng cho cơ sở đề nghị hội chẩn từ xa)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Cơ quan chủ quản
Tên cơ sở KCB…..

-------

Số:      /BB-…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

, ngày  tháng  năm….


 

BIÊN BẢN HỘI CHẨN TỪ XA
A. PHẦN HÀNH CHÍNH

1. Tổ chức/Cá nhân đề xuất hội chẩn:............................................................................

2. Lý do hội chẩn:........................................................................................................

3. Hôm nay, ngày...tháng...năm...; lúc...giờ....... phút....

4. Chúng tôi gồm: (ghi rõ họ tên, chức vụ từng người)

a) Bên xin hội chẩn:......................................................................................................

b) Bên tư vấn:..............................................................................................................

5. Địa điểm tổ chức/cá nhân xin hội chẩn:......................................................................

6. Chủ tọa (bên xin hội chẩn):........................................................................................

7. Thư ký:....................................................................................................................

 

B. NỘI DUNG HỘI CHẨN

 

 I. Thông tin chung của người bệnh:

- Họ tên bệnh nhân:.......................... Tuổi:............. Giới tính............................

- Dân tộc:....................................................................................................................

- Nghề nghiệp:.............................................................................................................

- Địa chỉ:......................................................................................................................

- Số vào viện:..............................................................................................................

- Số thẻ BHYT:.............................................................................................................

- Vào viện lúc: giờ........ phút..... ngày... tháng.... năm.......................................

- Tại khoa:....................................................................................................................

II. Diễn biến bệnh

1. Tóm tắt tiền sử bệnh:................................................................................................

2. Tình trạng lúc vào viện:.............................................................................................

3. Chẩn đoán hiện tại:...................................................................................................

4. Tóm tắt diễn biến bệnh, quá trình điều trị, quá trình chăm sóc ở khoa:.........................

III. Nội dung thảo luận

1. Chẩn đoán, nguyên nhân, tiên lượng:........................................................................

2. Phương pháp điều trị:...............................................................................................

3. Chăm sóc:...............................................................................................................

IV. Kết luận (chủ tọa kết luận: Nêu rõ chẩn đoán, hướng xử lý tiếp tục và tiên lượng...)

 

Các thành viên

Thư ký




Họ tên………………….

Chủ tọa




Họ tên………………….

 

PHỤ LỤC II.
MẪU BÁO CÁO VỀ VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG Y TẾ TỪ XA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Cơ quan chủ quản
Tên cơ sở y tế…..

-------

Số:      /BC-…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

, ngày  tháng  năm….

 

BÁO CÁO
Về việc thực hiện hoạt động y tế từ xa

 

1. Tên cơ sở y tế:

2. Giấy phép hoạt động y tế/khám, chữa bệnh số:

3. Địa chcơ sở y tế:

4. Điện thoại:

5. Thời gian bắt đầu thực hiện y tế từ xa:

6. Nội dung hoạt động y tế từ xa:

7. Danh sách người tham gia hoạt động y tế từ xa tại cơ sở y tế:

8. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật công nghệ thông tin (liệt kê theo Điều 4 của Thông tư này):

9. Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật công nghệ thông tin khác (theo nội dung tư vấn quy định tại các điều 7, 8, 9, 10, và 11 Thông tư này):

 

Nơi nhận:
- Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp;
- Cục CNTT, Bộ Y t
ế;
-…
- Lưu: VT,...

THỦ TRƯỞNG

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

Circular No. 49/2017/TT-BYT dated December 28, 2017 of the Ministry of Health on telemedicine

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 on functions, tasks, power and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of the Director of Department of Information Technology,

The Minister of Health promulgates a Circular on telemedicine.

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular deals with telemedicine, including: telemedicine consultation; remote consultation on medical examination and treatment; teleradiology; remote anatomy consultation; remote surgery consultation and training in telemedicine technology transfer.

2. This Circular applies to health facilities and authorities, organizations and individuals (hereinafter referred to as "organizations and individuals") related telemedicine in the territory of Vietnam, including overseas organizations and individuals when connecting telemedicine with health facilities in Vietnam.

Article 2. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “telemedicine” means exchange of information related to a patient’s health between such patient and a health care provider or among health care providers in distant areas through the use of information technology (IT) and telecommunication.

2. "connecting point" is the place where IT equipment provides telemedicine.

3. "central control point” is the place where a multi-point management device is installed to control connecting points through the line system.

Article 3. Rules for providing telemedicine

1. Telemedicine shall be provided on the principle of voluntary between participants.

2. Distributed clients shall decide and take responsibility for the use of consulting contents provided by consultants and shall inform consultants of telemedicine results.

Article 4. IT requirements for telemedicine

Telemedicine shall be provided when the organization/individual satisfies the following IT requirements:

1. IT infrastructure and measures to ensure confidentiality of information satisfy all the provisions of Article 3 and Article 4 of the Circular No. 53/2014/TT-BYT dated December 29, 2014 by the Ministry of Health on requirements for providing health care services through the Internet.

2. The consultant and the distributed client ensure continuous transmission during the telemedicine is provided.

3. The data recording system has the minimum storage capacity of 10 years.

4. The IT system is operated by a qualified IT operator.

5. Regulations on management of telemedicine are approved by the head of the health facility.

Article 5. General requirements for telemedicine

The telemedicine shall only be provided in the health facility responsible for disease prevention or having the license for medical examination and treatment in accordance with regulations of the Law on Medical examination and treatment and other relevant legislative documents.

Article 6. Telemedicine consultation

1. Remote consultation on disease prevention

Consultants providing remote consultation on disease prevention shall only consult the contents in compliance with their qualifications and take responsibility for their consultation contents.

2. Telemedicine consultation

Consultants providing telemedicine consultation shall only consult the contents in compliance with their qualifications mentioned in their certificates of medicine examination and treatment according to regulations of law on medicine examination and treatment and take responsibility for their consultation contents.

Article 7. Holding of telemedicine consultation

The health facility holding telemedicine consultation shall satisfy the rules and requirements mentioned in Articles 3, 4 and 5 and Clause 2 Article 6 herein and the following requirements:

1. The health facility fulfills regulations and procedures for holding consultation issued by the Ministry of Health.

2. The health facility ensures that there is at least 1 connecting point having the data recording system. If the telemedicine consultation requires remote monitoring of patients, the medical monitoring device shall be connected to the telemedicine system.

3. The health facility requesting holding of telemedicine consultation shall conclude clearly each problem and record such problems into a telemedicine consultation record provided in the specimen of Appendix I attached hereto.

Article 8. Holding of teleradiology consultation

The health facility providing teleradiology consultation shall satisfy the requirements mentioned in Article 7 herein and the following requirements:

1. There is a system sending or receiving medical data and images of patients among connecting points involving in the process of teleradiology consultation in accordance with the Digital Imaging and Communications in Medicine (DICOM) standard from the Hospital Information System (HIS).

2. The system of compressing and decompressing sent and received data ensures standards of medical images.

3. Medical images of patients that have been recorded and diagnosed by the consultant are automatically saved in the database of both the consultant’s and the distributed client’s workplaces.

4. The minimum transmission broadband at connection points involved is 4 Mbps. If the connecting point is a central control point, the minimum broadband is (n-1) x 4 Mbps, where: n: the number of online connecting point.

Article 9. Holding of remote anatomy consultation

The health facility providing remote anatomy consultation shall satisfy the requirements mentioned in Article 7 herein and the following requirements:

1. Holding of remote anatomy consultation with still images satisfies the provision of Clause 1 Article 8 herein.

2. Holding of remote anatomy consultation with moving images satisfies the following requirements: Connecting points that require remote anatomy consultation are equipped with a standard scanner capable of producing real-time anatomical video footage that reaches at least standard high-definition (HD) technology, and the signal is able to connect to the video conferencing system to share medical images with remote meeting participants; the system automatically records and saves the process of holding the consultation.

Article 10. Holding of remote surgery consultation

The health facility providing remote surgery consultation, apart from satisfying the requirements mentioned in Article 7 herein, shall have processing devices that are able to connect multiple video and audio sources from a variety of formats and connect to the video conferencing system; devices are capable of switching between different types of formats.

Article 11. Training in telemedicine technology transfer

The health facility providing training in telemedicine technology transfer shall satisfy the requirements mentioned in Articles 4 and 5 and Clause 2 Article 6 herein and the following requirements:

1. Classrooms or halls are suitable for scale and programs of training in telemedicine technology transfer.

2. IT infrastructure ensures that:

a) The minimum broadband of the line system at each connecting point using HD technology is 2 Mbps. The minimum broadband of the central control point with more than 2 connecting points using HD technology is (n-n1) x 2 Mbps, where: n: the number of online connecting point, n1: the number of connecting point in the internal network, (n-n1): the number of connecting point beyond the internal network;

b) At least 1 connecting point has the data recording system.

Article 12. Costs of providing telemedicine

IT system operating costs and other extra costs serving provision of telemedicine shall be paid in accordance with regulations of law.

Article 13. Effect

1. This Circular takes effect on February 15, 2018.

2. If any reference stated herein is replaced or revised, its latest version shall prevail.

Article 14. Responsibilities for implementation

1. Responsibilities of departments affiliated to the Ministry of Health

a) The Agency of Information Technology shall take charge or cooperate with the Agency of Medical Services Administration in directing, providing guidelines and inspecting implementation of this Circular;

b) The Department of Planning and Finance shall take charge or cooperate with the Agency of Information Technology, the Agency of Medical Services Administration, the Department of Health Insurance and relevant authorities in developing operating costs of the IT system and extra costs in order to request competent authorities for approval;

c) Offices of ministries, departments, agencies, general agencies affiliated to the Ministry of Health and inspectorate of the Ministry of Health shall cooperate with the Agency of Information Technology in implementing state management of telemedicine within their competence.

2. Provincial Departments of Health shall direct, provide guidelines and inspect implementation of this Circular within their competence; make reports on provision and effectiveness of telemedicine in December every year within their competence.

3. Responsibilities of health facilities providing telemedicine

a) Heads of health facilities shall make a decision on providing telemedicine in their facilities when satisfying the provisions state herein and report such decision to superior health authorities in accordance with the specimen provided in Appendix II attached hereto;

b) Health facilities shall develop and issue regulations on management of telemedicine;

c) Telemedicine shall ensure rights and obligations of patients, consultants and distributed clients in accordance with regulations of the Law on Medical examination and treatment and other relevant regulations;

d) Health facilities shall assess effectiveness of providing telemedicine;

dd) Health facilities shall make reports on provision and effectiveness of telemedicine to superior health authorities on December every year.

Any issues arising in the course of implementation shall be promptly reported to the Ministry of Health (Agency of Information Technology).

For the Minister

The Deputy Minister

Le Quang Cuong

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 49/2017/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất