Thông tư 47/2016/TT-BYT về quy định khám chữa bệnh đột quỵ

thuộc tính Thông tư 47/2016/TT-BYT

Thông tư 47/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:47/2016/TT-BYT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành:30/12/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến năm 2020, tối thiểu thành lập đội đột quỵ tại các bệnh viện

Đây là lộ trình được Bộ Y tế nêu tại Thông tư số 47/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cụ thể, tùy theo điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức tổ chức một trong các hình thức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ, gồm: Đội đột quỵ; Đơn vị đột quỵ; Khoa đột quỵ và Trung tâm đột quỵ. Trong đó, phấn đấu năm 2020, thành lập khoa đột quỵ tại các bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt; đơn vị đột quỵ tại các bệnh viện đa khoa hạng I và thành lập đơn vị đột quỵ tại các bệnh viện đa khoa còn lại.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 100 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đội đột quỵ với nhân lực gồm tối thiểu 01 bác sĩ đa khoa được đào tạo, cấp giấy chứng nhận về đột quỵ và 01 điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 500 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đơn vị đột quỵ với quy mô giường bệnh dưới 20 giường bệnh; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị dưới 1000 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập khoa đột quỵ; quy mô dưới 50 giường bệnh; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị cho khoảng từ 1.000 người bệnh đột quỵ trong một năm trở lên thì thành lập trung tâm đột quỵ; quy mô từ 50 giường bệnh trở lên.
Tổ chức khám, chữa bệnh đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đảm bảo hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người đột quỵ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ 01/03/2017.

Xem chi tiết Thông tư47/2016/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ Y TẾ
--------
Số: 47/2016/TT-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐỘT QUỴ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
 
Căn cứ Nghị định s63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
 
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và tư nhân, bao gồm cả các cơ sở cấp cứu 115 (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
Điều 2. Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Tùy theo điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức một trong các hình thức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ sau đây:
1. Đội đột quỵ;
2. Đơn vị đột quỵ;
3. Khoa đột quỵ;
4. Trung tâm đột quỵ.
Điều 3. Nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ
1. Đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần.
2. Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ.
Chương II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA ĐỘI ĐỘT QUỴ
 
Điều 4. Chức năng của đội đột quỵ
Đội đột quỵ là đội phản ứng nhanh về đột quỵ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập, có chức năng tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu và hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ.
Điều 5. Nhiệm vụ của đội đột quỵ
1. Tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu đột quỵ
a) Tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh đột quỵ cấp từ các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện đánh giá nhanh, phân loại đột quỵ. Người nhận thông tin phải ghi lại đầy đủ các thông tin về người bệnh vào sổ nhận thông tin người bệnh đột quỵ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Xử trí cấp cứu ban đầu đối với người bệnh đột quỵ: Trường hợp người bệnh đột quỵ đang ở các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đội đột quỵ phối hợp với đơn vị lâm sàng này để thực hiện xử trí cấp cứu ban đầu.
c) Thông báo nhanh về tình trạng của người bệnh đột quỵ về đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp nhất để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.
2. Hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ cấp về đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất.
3. Tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu.
4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Quy mô, nhân lực, trang thiết bị của đội đột quỵ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 100 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đội đột quỵ.
2. Nhân lực của đội đột quỵ: gồm tối thiểu 01 bác sĩ đa khoa được đào tạo và cấp giấy chứng nhận về đột quỵ và 01 điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ.
3. Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA ĐƠN VỊ ĐỘT QUỴ
 
Điều 7. Chức năng của đơn vị đột quỵ
Đơn vị đột quỵ là bộ phận thuộc khoa lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các chức năng như của đội đột quỵ và cấp cứu, chẩn đoán, điều trị tích cực, phục hồi chức năng, dự phòng đột quỵ cho người bệnh.
Điều 8. Nhiệm vụ của đơn vị đột quỵ
1. Thực hiện các nhiệm vụ của đội đột quỵ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Cấp cứu, chẩn đoán, điều trị cho người bệnh đột quỵ, bao gồm:
a) Cấp cứu, chăm sóc người bệnh đột quỵ.
b) Chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ: Phối hợp với khoa chẩn đoán hình ảnh và các khoa liên quan để chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ.
c) Điều trị nội khoa tích cực: Phối hợp với các khoa liên quan trong điều trị tích cực cho người bệnh đột quỵ.
d) Sử dụng thuốc tiêu huyết khối: phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện điều trị thuốc tiêu huyết khối nếu có chỉ định.
đ) Can thiệp mạch: Phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện can thiệp mạch cấp cứu nếu có chỉ định.
e) Phẫu thuật: Phối hợp với các bác sỹ phẫu thuật thần kinh và các chuyên gia liên quan hội chẩn và xử trí cho người bệnh nếu có chỉ định phẫu thuật thần kinh.
g) Phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ: Phối hợp với khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng.
3. Vận chuyển người bệnh đột quỵ: Khi vượt quá khả năng chuyên môn, đơn vị đột quỵ thông báo và tham gia vận chuyển người bệnh về khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ gần nhất.
4. Dự phòng tái phát đột quỵ.
5. Xây dựng, cập nhật hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về đột quỵ.
6. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong cơ sở khám, chữa bệnh, mạng lưới khám, chữa bệnh đột quỵ trong cấp cứu, chẩn đoán, điều trị đột quỵ.
7. Truyền thông, giáo dục sức khỏe và tư vấn về phòng, chống đột quỵ.
Điều 9. Cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ
1. Đơn vị đột quỵ là đơn vị thuộc khoa nội thần kinh, hoặc khoa cấp cứu, hoặc khoa hồi sức tích cực, hoặc khoa tim mạch của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2. Các bộ phận chuyên môn:
a) Cấp cứu thần kinh - đột quỵ;
b) Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ cấp;
c) Điều trị đột quỵ bán cấp;
d) Phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ;
đ) Kỹ thuật (thực hiện một số chẩn đoán nhanh);
e) Tư vấn;
g) Tổ đột quỵ.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ quy định tại Khoản 2 Điều này và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận chuyên môn của đơn vị đột quỵ tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 10. Quy mô, nhân lực, trang thiết bị của đơn vị đột quỵ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 500 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đơn vị đột quỵ. Quy mô giường bệnh của đơn vị đột quỵ là dưới 20 giường bệnh.
2. Nhân lực
a) Đơn vị đột quỵ có bác sĩ chuyên khoa thần kinh, hoặc cấp cứu, hoặc hồi sức tích cực, được đào tạo về đột quỵ và điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ.
b) Số lượng bác sỹ và điều dưỡng tùy thuộc vào quy mô giường bệnh và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Trang thiết bị thiết yếu
a) Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ số các trang thiết bị thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.
Chương IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA KHOA ĐỘT QUỴ
 
Điều 11. Chức năng của khoa đột quỵ
Khoa đột quỵ là khoa lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các chức năng như của đơn vị đột quỵ và điều trị nội khoa toàn diện cho người bệnh đột quỵ.
Điều 12. Nhiệm vụ của khoa đột quỵ
1. Thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị đột quỵ quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Điều trị nội khoa tích cực, toàn diện cho người bệnh đột quỵ.
3. Thực hiện hoặc phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện can thiệp mạch cho người bệnh đột quỵ.
Điều 13. Cơ cấu tổ chức của khoa đột quỵ
Khoa đột quỵ được tổ chức các bộ phận chuyên môn như quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này. Tùy theo điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và yêu cầu của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ, khoa đột quỵ có thể tổ chức thêm các bộ phận khác.
Điều 14. Quy mô, nhân lực và trang thiết bị của Khoa đột quỵ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị dưới 1000 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập khoa đột quỵ. Quy mô giường bệnh của khoa đột quỵ là dưới 50 giường bệnh.
2. Nhân lực: theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này và theo các quy định hiện hành về cơ cấu tổ chức và hoạt động của khoa lâm sàng.
3. Trang thiết bị thiết yếu:
a) Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ số các trang thiết bị thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.
Chương V. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ
 
Điều 15. Chức năng
Trung tâm đột quỵ là đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện chức năng như của khoa đột quỵ và điều trị ngoại khoa cho người bệnh đột quỵ.
Điều 16. Nhiệm vụ
1. Thực hiện các nhiệm vụ của khoa đột quỵ được quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
2. Thực hiện kỹ thuật can thiệp mạch.
3. Thực hiện phẫu thuật thần kinh
4. Thực hiện kỹ thuật vật lý trị liệu - phục hồi chức năng.
Điều 17. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm đột quỵ
1. Trung tâm đột quỵ được tổ chức bao gồm các đơn vị chuyên môn như quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này và các đơn vị sau đây:
a) Phẫu thuật - gây mê hồi sức;
b) Can thiệp mạch;
c) Phòng tập luyện trong khoa phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ.
2. Các đơn vị khác của Trung tâm đột quỵ do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.
Điều 18. Quy mô, nhân lực và trang thiết bị của Trung tâm đột quỵ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị cho khoảng từ 1.000 người bệnh đột quỵ trong một năm trở lên thì thành lập trung tâm đột quỵ. Quy mô giường bệnh của trung tâm đột quỵ là từ 50 giường bệnh trở lên.
2. Nhân lực: Ngoài nhân lực như của Khoa đột quỵ được quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này, nhân lực của trung tâm đột quỵ còn có thêm bác sỹ nội tổng quát; bác sỹ phẫu thuật sọ não, bác sỹ can thiệp mạch; bác sỹ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vận động trị liệu, kỹ thuật viên/cử nhân ngôn ngữ trị liệu và kỹ thuật viên vật lý trị liệu và các bác sỹ chuyên khoa khác. Các nhân viên y tế này có thể là nhân viên từ các khoa, phòng khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.
3. Trang thiết bị thiết yếu:
a) Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ số các trang thiết bị thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.
Chương V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Lộ trình thực hiện
1. Lộ trình:
a) Đối với các bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt: phấn đấu đến năm 2020, thành lập khoa đột quỵ, đến năm 2025 thành lập trung tâm đột quỵ.
b) Đối với các bệnh viện đa khoa hạng 1: phấn đấu đến năm 2020 tối thiểu thành lập đơn vị đột quỵ, đến năm 2025 thành lập khoa đột quỵ.
c) Đối với các bệnh viện đa khoa còn lại: phấn đấu đến năm 2020 tối thiểu thành lập đội đột quỵ, đến năm 2025 thành lập đơn vị đột quỵ.
2. Việc thành lập các trung tâm đột quỵ, khoa đột quỵ, đơn vị đột quỵ, đội đột quỵ phải theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Trách nhiệm thực hiện
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trung tâm đột quỵ, khoa đột quỵ, đơn vị đột quỵ, đội đột quỵ phải có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân lực, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế để đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.
4. Các trạm y tế xã, đơn vị cấp cứu 115: có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo về đột quỵ để tham gia tiếp nhận, đánh giá, xử trí cấp cứu người bệnh đột quỵ và thông báo cho các cơ sở có đội đột quỵ, khoa đột quỵ, trung tâm đột quỵ, hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên trước khi chuyển tuyến.
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 03 năm 2017.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo và Cổng Thông tin điện tử CP);
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Các Thứ trưởng BYT;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, VP Bộ, Thanh tra BYT;
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc BYT;
- Các trường đại học Y - Dược, Học viện Y - Dược;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Hội PC tai biến mạch máu não Việt Nam;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB (02b), PC (01b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

Circular No. 47/2016/TT-BYT datedDecember 30, 2016 of the Ministry of Health on regulations on medical examination and treatment for strokes in medical facilities

Pursuant to the Government s Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of general director of the Agency of Medical Services Administration, the Minister of Health promulgates the Circular stipulating examination and treatment for strokes in medical facilities.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment andsubject of application

1. This Circular stipulates medical examination and treatment for strokes in medical facilities.

2. This Circular applies to state-owned and private medical facilities including Emergency 115 facilities (hereinafter referred to as ‘medical facilities’).

Article 2. Manners of medical examination and treatment of strokes in medical facilities:

A health facility may choose organize its stroke treatment activities in one of following manners:

1. Stroke team;

2. Stroke unit;

3. Stroke department;

4. Stroke center.

Article 3. General principles of organizing medical examination and treatment of strokes

1. Stroke teams, stroke units, stroke departments and stroke centers in medical facilities shall work 24/7.

2. A stroke is considered as an emergency case. A medical facility must concentrate all its personnel, equipment and equipment on administration of first aid, quick diagnosis, provision of treatment and rehabilitation.

Chapter II

FUNCTIONS, DUTIES AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF A STROKE TEAM

Article 4. Functions of a stroke team

A stroke team is a team which performs rapid response to strokes and is established by a medical facility. Functions of the team include receiving stroke patients and performing rapid assessment, classification, initial emergency treatment and transportation of stroke patients.

Article 5. Duties of a stroke team

1. Receive stroke patients and perform rapid assessment, classification and administration of first aid.

a) Receive requests for administration of first aid to acute stroke patients from clinical units of the medical facility and perform rapid assessment and classification of strokes. Information about stroke patients must be fully recorded using the form provided in Annex 1 enclosed herewith.

b) Administer first aid to stroke patients: If a stroke patient is in a clinical unit of the medical facility, the stroke team shall cooperate with such clinical unit in administering first aid.

c) Make quick report on the condition of a stroke patient to the stroke unit or stroke department or stroke center of such medical facility or the most capable medical facility in order for it to prepare for the admission of the patient.

2. Assist in transportation of the patient to the stroke unit, stroke department or stroke center of the nearest medical facility.

3. Assist in administration of first aid, medical examination and treatment for stroke patients in other medical facilities as requested.

4. Making statistical and professional reports according to laws.

5. Perform other duties related to medical examination and treatment if capable and approved by competent authorities.

Article 6. Scope, personnel and equipment of a stroke team

1. Any medical facility that receives fewer than 100 stroke patients a year shall establish a stroke team.

2. A stroke team is composed of at least one general practitioner and one nurse who are trained in stroke treatment.

3. A stroke team must have adequate essential equipment on the list in Annex 02 enclosed herewith.

Chapter III

FUNCTIONS, DUTIES AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF A STROKE UNIT

Article 7. Functions of a stroke unit

A stroke unit is part of the clinical department of a medical facility which performs the functions of a stroke team and is responsible for administration of first aid, diagnosis, intensive treatment, stroke rehabilitation and prevention.

Article 8. Duties of a stroke unit

1. Perform duties of a stroke team as prescribed in Article 5 herein.

2. Administer first aid, diagnosis and treatment to stroke patients, including:

a) Administration of first aid and care to stroke patients.

Quick diagnosis: Cooperate with medical imaging department and relevant departments in performing quick diagnosis of strokes.

c) Intensive internal treatment: Cooperate with relevant departments in providing intensive treatment for stroke patients.

d) Use of streptokinase: Cooperate with relevant departments in performing streptokinase-related treatment as indicated.

dd) Coronary intervention: Cooperate with relevant departments in performing coronary intervention as indicated.

e) Surgery: Cooperate with neurosurgeons and relevant experts in performing medical consultation and surgery as indicated.

g) Stroke rehabilitation: Cooperate with physical therapy and rehabilitation department in stroke rehabilitation.

3. Transport stroke patients: If the case is beyond the stroke unit’s capacity, it must make a written notice and transport the patient to the nearest stroke department or stroke center.

4. Prevent stroke relapse.

5. Compile and update professional instructions on stroke treatment.

6. Cooperate with relevant units in the medical facility and the stroke treatment network in administration of first aid, diagnosis and treatment of strokes.

7. Disseminate knowledge about stroke prevention and treatment.

Article 9. Organizational structure of a stroke unit

1. A stroke unit is part of the internal neurology department, emergency department or intensive care department or cardiology department of a medical facility.

2. Sub-units:

a) Neurologic – stroke emergencies;

b) Intensive acute neurologic –stroke therapies;

c) Sub-acute stroke treatment;

d) Stroke - neurological rehabilitation;

dd) Techniques (performing quick diagnosis);

e) Consultation;

g) Stroke groups.

3. The head of a medical facility shall make decision on organizational structure of the stroke unit as prescribed in Clause 2 of this Article and assign particular tasks to sub-units of the stroke unit according to conditions of the medical facility.

Article 10. Scope, personnel and equipment of a stroke unit

1. Any medical facility that receives fewer than 500 stroke patients a year must establish a stroke unit. A stroke unit has fewer than 20 beds.

2. Personnel

a) A stroke unit consists of Neurologists, emergency physicians or intensive recovery specialists and nurses who have been trained in stroke treatment.

b) The number of physicians and nurses shall depend on number of beds and conditions of the medical facility.

3. Essential equipment

a) A stroke unit must have adequate equipment on the list of equipment in Annex 02 enclosed herewith.

b) The quantity of essential equipment shall be decided by the head of the medical facility according to the quantity of beds and needs for medical examination and treatment.

Chapter IV

FUNCTIONS, DUTIES AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF A STROKE DEPARTMENT

Article 11. Functions of a stroke department

Stroke department is a clinical department of a medical facility which performs the functions of a stroke unit and provides comprehensive internal medicine treatment for stroke patients.

Article 12. Duties of a stroke department

1. Perform duties of a stroke unit as prescribed in Article 8 herein.

2. Provide intensive and comprehensive internal medicine treatment for stroke patients.

3. Perform or cooperate with specialties in medical facilities in performing coronary intervention to stroke patients.

Article 13. Organizational structure of a stroke department

A stroke department consists of the units prescribed in Clause 2, Article 9 herein. Depending on conditions of the medical facility and needs for medical examination and treatment of strokes, the stroke department may have other units.

Article 14. Scope, personnel and equipment of a stroke department

1. Any medical facility that receives fewer than 1,000 stroke patients a year must establish a stroke department. A stroke department has fewer than 50 beds.

2. Personnel: prescribed in Clause 2, Article 10 herein and applicable regulations on organizational structure and activities of clinical departments.

3. Essential equipment:

a) A stroke department must have adequate equipment on the list of equipment in Annex 02 enclosed herewith.

b) The quantity of equipment shall be decided by the head of the medical facility according to the quantity of beds and needs for medical examination and treatment.

Chapter V

FUNCTIONS, DUTIES AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF A STROKE CENTER

Article 15. Functions of a stroke center

Stroke center is clinical department of a medical facility which performs the functions of a stroke department and provides surgical treatment to stroke patients.

Article 16. Dutiesof a stroke center

1. Perform duties of a stroke department as prescribed in Article 12 herein.

2. Perform coronary intervention techniques.

3. Perform neurosurgery

4. Perform physical therapy – rehabilitation techniques.

Article 17. Organizational structureof a stroke center

1. Organizational structure of a unit center shall include the units prescribed in Clause 2, Article 9 herein and the following units:

a) Surgery – anesthesiology unit;

b) Coronary intervention unit;

c) Stroke – neurological rehabilitation room.

2. Other units of the stroke center shall be decided by head of the medical facility.

Article 18. Scope, personnel and equipment of a stroke center

1. Any medical facility accommodating fewer than 1,000 stroke patients a year must establish a stroke center. A stroke center has at least 50 beds.

2. Personnel: In addition to the personnel prescribed in Clause 2, Article 10 herein, the internists, brain surgeons, coronary intervention physicians, rehabilitation physicians, therapeutic exercise technicians, language therapists, physical therapy technicians and other medical specialists are also included. These personnel may come from other departments of the medical facility as decided by head of the medical facility.

3. Essential equipment:

a) A stroke center must have adequate equipment on the list of equipment in Annex 2 enclosed herewith.

b) The quantity of equipment shall be decided by the head of the medical facility according to the quantity of beds and needs for medical examination and treatment.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 20. Implementation roadmap

1. Roadmap:

a) For special class general hospitals: establish stroke departments by 2020 and stroke centers by 2025.

b) For first class general hospitals: establish stroke units by 2020 and stroke departments by 2025.

c) For other general hospitals: establish stroke teams by 2020 and stroke units by 2025.

2. The establishment of stroke centers, stroke departments, stroke units and stroke teams must be in compliance with laws.

Article 21. Responsibility

1. The Agency of Medical Services Administration shall preside over and cooperate with relevant units in directing, organizing and inspecting the implementation of this Circular by medical facilities across the country.

2. The Services of Health of provinces, heads of health authorities of Ministries shall direct, organize and inspect the implementation of this Circular by medical facilities within competence.

3. Any medical facility that has a stroke center, stroke department, stroke unit or stroke team must develop a plan for personnel recruitment and training, investment and upgrading of infrastructure and medical equipment to meet requirements prescribed herein.

4. Commune-level medical stations, Emergency 115 facilities must prepare plans for sending staff to undergo training in strokes to be able to receive, evaluate stroke patients and provide emergency treatment, and make notification to medical facilities that have stroke teams, stroke departments, stroke centers or medical facilities of higher levels before transferring patients.

Article 22. Effect

This Circular takes effect on March 01, 2017.

Any difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Agency of Medical Services Administration - the Ministry of Health./.

For the Minister

The Deputy Minister

Nguyen Viet Tien

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 47/2016/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất