Thông tư 45/2010/TT-BNNPTNT về điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh

thuộc tính Thông tư 45/2010/TT-BNNPTNT

Thông tư 45/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:45/2010/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Văn Tám
Ngày ban hành:22/07/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

----------------------

Số: 45/2010/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

Hà Nội, ngày  22 tháng 7 năm 2010

 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ, VÙNG NUÔI CÁ TRA THÂM CANH

ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

--------------------------------

 

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về điều kiện cơ sở, vùng nuôi thương phẩm cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nuôi thương phẩm cá tra thâm canh tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân nuôi thương phẩm cá tra quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này.

3. Cơ sở nuôi thương phẩm cá tra tuân thủ các quy định chung trong Thông tư này và khi kiểm tra theo quy trình GAP (SQF, VietGAqP, GlobalGAP, ...) sẽ được cơ quan có chức năng cấp chứng nhận nuôi cá tra đạt cấp độ tương ứng.

Điều 2.Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở nuôi cá tra thâm canh (sau đây gọi là cơ sở nuôi cá tra) là nơi diễn ra hoạt động nuôi cá tra thâm canh do cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ.

2. Vùng nuôi cá tra thâm canh (sau đây gọi là vùng nuôi cá tra) là khu vực có một hoặc nhiều cơ sở nuôi cá tra thâm canh với diện tích nuôi tối thiểu 30 ha, sử dụng chung nguồn nước cấp.

3. Nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là hình thức nuôi cá tra có điều kiện, đáp ứng tiêu chuẩn tại Chương II của Thông tư này.

 

Chương II

ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ, VÙNG NUÔI

 

Điều 3.Điều kiện chung

1. Cơ sở, vùng nuôi cá tra phải nằm trong vùng quy hoạch; tuân thủ theo các quy định về nuôi cá tra của địa phương. Đối với những cơ sở nhỏ lẻ nằm ngoài vùng quy hoạch và trước khi thông tư này có hiệu lực thi hành thì cơ sở nuôi cá tra phải tuân thủ theo quy định về quản lý giám sát củađịa phương.

2. Cơ sở nuôi cá tra phải được đánh số và đăng ký cơ sở nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Chất lượng nguồn nước cấp phải đảm bảo theo quy định tại phụ lục 1 của Thông tư này.

Điều 4.Điều kiện về cơ sở hạ tầng

1. Hệ thống ao nuôi

Ao nuôi có diện tích mặt nước tối thiểu 3.000 m2; độ sâu từ đáy ao đến mặt bờ phải đạt tối thiểu 3,0 m; bờ ao phải chắc chắn, không rò rỉ.

Đáy ao không bị thẩm lậu, phẳng, dốc 8o – 10o nghiêng về phía cống thoát.

Ao phải có cống cấp nước và thoát nước riêng biệt đảm bảo chắc chắn không rò rỉ.

2. Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và chất thải

Khu vực chứa (lắng): với nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm, cơ sở, vùng nuôi phải có khu vực chứa (lắng) để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi; có bờ và đáy ao chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu.

Hệ thống xử lý nước thải: khuyến khích cơ sở, vùng nuôi cá tra có khu vực xử lý nước thải từ ao nuôi trước khi thải ra môi trường.

Khu chứa bùn thải: cơ sở, vùng nuôi cá tra phải có khu chứa bùn thải đảm bảo xử lý hết lượng bùn thải trong quá trình nuôi và cải tạo vét bùn trước khi thả nuôi, khu chứa bùn thải phải có bờ ngăn không để bùn và nước từ bùn thoát ra môi trường xung quanh.

3. Hệ thống kênh cấp và kênh thoát nước: cơ sở, vùng nuôi cá tra phải có kênh cấp và kênh thoát nước riêng biệt, chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu, đảm bảo đủ cấp và thoát nước khi cần thiết.

4. Hệ thống cơ sở hạ tầng phụ trợ: cơ sở, vùng nuôi cá tra phải có nhà ở, nhà làm việc, kho chứa và bảo quản máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu và công trình phụ trợ khác tuỳ theo từng cơ sở, vùng; các công trình phụ trợ phải tách biệt với hệ thống ao nuôi, đảm bảo các yêu cầu: chắc chắn, khô ráo, thông thoáng và có kệ để nguyên vật liệu cách sàn nhà tối thiểu 15cm; có ngăn bảo quản riêng biệt máy móc, ngư cụ, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, các sản phẩm xử lý cải tạo môi trường, nhiên liệu.

Điều 5.Điều kiện về trang thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng

Cơ sở nuôi cá tra phải đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị và dụng cụ phục vụ sản xuất sau đây:

1. Thiết bị, dụng cụ kiểm tra một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, BOD, COD, H2S, NH3) và các ngư cụ phục vụ sản xuất.

2. Máy bơm nước đảm bảo cấp và thoát nước định kỳ hoặc khi cần thiết cho cơ sở nuôi.

3. Thiết bị cung cấp oxy, máy hút bùn (xi-phông) được trang bị tuỳ theo mật độ nuôi.

Điều 6.Điều kiện về quy trình công nghệ nuôi cá tra

1. Chuẩn bị ao nuôi

Trước khi thả giống, cơ sở nuôi cá tra phải cải tạo nền đáy, xử lý chất thải rắn, tác nhân gây bệnh tiềm ẩn với các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường ao nuôi, bảo đảm thời gian gián đoạn tối thiểu 01 tháng sau mỗi đợt nuôi.

Nước cấp vào ao nuôi cá tra phải được xử lý, lọc sạch loại bỏ địch hại và xử lý mầm bệnh. Nước cấp và nước trong quá trình nuôi cá tra phải đảm bảo chất lượng nước theo phụ lục 1 của Thông tư này.

2. Tuyển chọn con giống và thả giống

Cá tra giống để nuôi thương phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng và đạt yêu cầu chất lượng theo quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 170 : 2001 Cá nước ngọt – Cá giống các loài: Tai tượng, Tra và Ba sa – Yêu cầu kỹ thuật; có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Mật độ giống thả nuôi: 20 – 40 con/m2.

Mùa vụ thả giống: Tuân thủ lịch mùa vụ hàng năm của từng địa phương.

3. Thức ăn và chất bổ sung thức ăn

Thức ăn và chất bổ sung thức ăn phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

Trường hợp cơ sở tự sản xuất thức ăn cho cá tra thì chất lượng thức ăn phải đảm bảo theo quy định của Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188 : 2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và Ba sa.

4. Thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

5. Quản lý chăm sóc

Mực nước ao nuôi: duy trì 2,0 – 4,5 m nước.

Môi trường ao nuôi: Chủ cơ sở nuôi cá tra phải định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước, bùn đáy ao nuôi theo quy định tại mục I của phụ lục 4 của Thông tư này.

Cho cá ăn: khẩu phần ăn của cá từ 3 – 5% trọng lượng cá/ngày, tuy nhiên người nuôi cần kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của cá để điều chỉnh khẩu phần ăn cho thích hợp; số lần cho cá ăn 1 – 2 lần/ngày.

Nước thải và chất thải

Nước thải từ ao nuôi cá tra trước khi thải ra môi trường phải được xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng theo phụ lục 2 của Thông tư này.

Chất thải rắn và bùn đáy ao phải được đưa vào khu chứa riêng biệt, không được xả thải ra môi trường xung quanh khi chưa xử lý.

Phòng bệnh cho cá

Cơ sở nuôi cá tra phải xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch giám sát sức khoẻ cá nuôi theo hướng dẫn tại phụ lục 3 của Thông tư này.

Người, dụng cụ, thiết bị tiếp xúc trực tiếp với bùn, nước khi di chuyển từ ao này sang ao khác phải được vệ sinh để ngăn ngừa lây lan mầm bệnh.

Cá bệnh, cá chết và chất thải của ao bị bệnh phải được thu gom, xử lý kịp thời.

6. Yêu cầu về thu hoạch sản phẩm

Cơ sở nuôi cá tra phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trước khi thu hoạch cá theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Điều 7.Điều kiện về nhân sự

Cơ sở nuôi cá tra có diện tích nuôi dưới 5 ha phải có ít nhất một người tham gia khoá tập huấn, đào tạo về quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc có người tham gia khoá tập huấn, đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm.

Cơ sở nuôi cá tra có diện tích nuôi từ 5 – 20 ha phải có ít nhất một cán bộ trung cấp nuôi trồng thủy sản.

Cơ sở nuôi cá tra có diện tích nuôi trên 20 ha phải có ít nhất một cán bộ là kỹ sư nuôi trồng thủy sản.

Điều 8. Điều kiện về quản lý hồ sơ

Cơ sở nuôi cá tra phải ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ về hoạt động sản xuất nuôi cá tra theo mẫu tại mục II phụ lục 4 của Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 9.Trách nhiệm của các cơ quan

1. Tổng cục Thuỷ sản chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Ðiều 10.Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau bốn mươi lăm ngày kể từ ngày ký ban hành.

2. Thông tư này thay thế Quyết định số 70/2008/QĐ-BNN ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy chế Quản lý vùng và cơ sở nuôi cá tra.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Văn phòng CP;

- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN & PTNT;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Công báo Chính phủ;

- Website Chính phủ; Website Bộ NN & PTNT;

- Các đơn vị thuộc Bộ NN & PTNT;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Sở NN & PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Chi Cục NTTS các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Lưu: VT, NTTS.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Vũ Văn Tám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------

 

 

PHỤ LỤC 1. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI CÁ TRA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45 /2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Mức tối ưu

Giới hạn cho phép

Ghi chú

1

BOD5

mg/l

<  20

< 30

 

2

NH3

mg/l

< 0,1

≤ 0,3

Độc hơn khi pH và nhiệt độ lên cao

3

H2S

mg/l

< 0,02

≤ 0,05

Độc hơn khi pH giảm thấp

4

pH

 

7,0 ÷ 8,5

7 ÷ 9

Dao động trong ngày  không quá 0,5

5

DO

mg/l

> 3,0

≥ 2,0

 

6

Độ kiềm

mg CaCO3/l

80 ÷120

60 ÷ 180

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-----------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

 

 

PHỤ LỤC 2. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪ AO NUÔI CÁ TRA SAU KHI XỬ LÝ

(Ban hành kèm theo Thông tư số  45/2010/TT-BNNPTNT ngày  22 tháng 7 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Thông số cho phép

Ký hiệu/ công thức

Đơn vị

Giới hạn cho phép

1

Amoniac

NH3

mg/l

< 0,3

2

Phosphat

PO43-

mg/l

< 10

3

Cacbondioxit

CO2

mg/l

< 12

4

Sunfua

H2S

mg/l

≤ 0,05

5

Chất rắn lơ lửng

SS

mg/l

< 100

6

Oxy sinh hoá

BOD5

mg/l

< 30

7

Oxy hoà tan

DO

mg/l

≥ 2,0

8

pH

pH

-

5-9

9

Dầu mỡ khoáng

-

-

Không quan sát thấy nhũ

10

Mùi, cảm quan

-

-

Không có mùi khó chịu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

---------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

 

 

PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁM SÁT SỨC KHOẺ CÁ NUÔI

(Ban hành kèm theo Thông tư số  45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Cơ sở, vùng nuôi phải xây dựng kế hoạch giám sát sức khoẻ cá nuôi để chủ động theo dõi và đối phó với bệnh, dịch xảy ra đối với cá tra nuôi.

Nội dung kế hoạch giám sát sức khoẻ cá nuôi bao gồm:

Mô tả tóm tắt quy trình nuôi sẽ áp dụng.

Kế hoạch cải tạo ao nuôi, chuẩn bị ao nuôi.

Lựa chọn nguồn cung cấp giống, kỹ thuật kiểm tra chất lượng con giống và lựa chọn thời điểm thả giống.

Kế hoạch chăm sóc: Lựa chọn loại thức ăn; xác định phương pháp cho ăn và phương pháp xác định khả năng tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh khẩu phần ăn của cá.

Kế hoạch quản lý:

- Xác định thời điểm quan sát ao và hoạt động của cá nuôi.

- Dự đoán các trường hợp rủi ro về sức khoẻ của cá, xác định nguyên nhân và phương án đối phó với từng trường hợp cụ thể.

- Xác định tần suất kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá nuôi.

- Xác định tần suất kiểm tra các chỉ tiêu môi trường và mầm bệnh.

Kế hoạch thu hoạch: Xác định thời điểm thu hoạch và phương pháp thu hoạch.

Ghi chép và lưu giữ hồ sơ, nhật ký giám sát sức khoẻ cá nuôi.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch giám sát sức khoẻ cá nuôi, chủ cơ sở tự đánh giá và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------

 

 

PHỤ LỤC 4: HƯỚNG DẪN KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG AO NUÔI VÀ GHI NHẬT KÝ

(Ban hành kèm theo Thông tư số  45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

I. Kiểm tra môi trường ao nuôi

1. Kiểm tra hàng ngày đối với các chỉ tiêu: DO, nhiệt độ nước, pH.

2. Kiểm tra 2 tuần/lần đối với các chỉ tiêu: BOD, COD, H2S, NH3 (khuyến khích kiểm tra 1 tuần/lần).

II. Nội dung nhật ký

1. Các thông tin về cá giống: số lượng, chất lượng, tình trạng sức khoẻ, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất giống.

2. Các thông tin về lịch mùa vụ, chất lượng môi trường nước và sức khoẻ cá nuôi.

3. Các thông tin về thức ăn: lượng dùng hàng ngày đối với từng ao nuôi.

4. Các thông tin về thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường đã sử dụng, lượng sử dụng, lý do sử dụng, phương pháp sử dụng, ngày sử dụng và diễn biến sức khỏe của cá sau khi sử dụng.

5. Tốc độ sinh trưởng của cá: Hàng tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng (chiều dài, trọng lượng) của cá.

6. Thu hoạch: thời gian nuôi, cỡ cá, năng suất, sản lượng, giá cá, phương thức thu hoạch và giao sản phẩm.

7. Bán cá cho ai, ở đâu.

8. Các thông tin cần thiết khác.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

No. 45/2010/TT-BNNPTNT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

---------

Hanoi, July 22, 2010

 

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR CONDITIONS ON FOOD SAFETY AND HYGIENE-GUARANTEED INTENSIVE TIGER SHRIMP- AND WHITE-LEG SHRIMP-REARING ESTABLISHMENTS AND ZONES

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

 

Pursuant to the Government's Decree No. 01/ 2008/ND-CP of January 3. 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/ 2009/ND-CP of September 10, 2009, amending Article 3 of the Government's Decree No. 01/ 2008/ND-CP of January 3, 2008. defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Government's Decree No. 59/ 2005/ND-CP of May 4, 2005, prescribing the conditions on a number of fishery production and business lines;

Pursuant to the Government's Decree No. 33/ 2005/ND-CP of March 15. 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Animal Health;

The Ministry of Agriculture and Rural Development provides for conditions on food safety and hygiene-guaranteed intensive tiger shrimp- and white- leg shrimp-rearing establishments and zones as follows;

 

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. Scope of regulation: This Circular provides for the conditions on food safety and hygiene-guaranteed intensive tiger shrimp (Penaeus monodon Fabricus. 1798) - and white-leg shrimp (Penaeus vannamei Boone. 1931)-rearing establishments and zones.

2. Subjects of application:

This Circular applies to organizations and individuals involved in intensive commercial tiger-shrimp and white-leg shrimp rearing in Vietnam.

This Circular does not apply to organizations and individuals conducting extensive, modified extensive and semi-intensive commercial tiger-shrimp and white-leg shrimp rearing.

3. Commercial tiger shrimp and white-leg shrimp rearing- establishments comply with the general provisions of this Circular and when being inspected under GAP (SQF. VietGAqP. Global GAP....) process will be granted tiger shrimp and white-leg shrimp rearing certificates of corresponding degree by functional agencies.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Intensive tiger shrimp and white-leg shrimp rearing-establishments (below referred to as shrimp-rearing establishments) are places where intensive tiger-shrimp and white-leg shrimp farming are carried out. which are owned by individuals or organizations.

2. Intensive tiger shrimp and white-leg shrimp-rearing zones (below referred to as shrimp farming zones) are areas where exist one or many intensive tiger shrimp and white-leg shrimp-rearing establishments, with the minimum area of 30 ha each and the common use of supplied water sources.

3. Food safety and hygiene-guaranteed intensive tiger shrimp and white-leg shrimp rearing constitutes a form of conditional shrimp rearing, which satisfies the standards prescribed in Chapter II of this Circular.

 

Chapter II

CONDITIONS ON REARING ESTABLISHMENTS AND ZONES

Article 3. General conditions

1. Shrimp rearing-establishments and zones must lie within planned regions; comply with local regulations on shrimp farming. Small and separate shrimp rearing establishments lying outside the planned regions before this Circular takes effect must comply with local regulations on management and supervision.

2. Shrimp rearing establishments must be numbered and registered under regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. Water source quality satisfy the requirements prescribed in Appendix I to this Circular.

Article 4. Conditions on infrastructure

1. Rearing pond systems

a/ A rearing pond must cover at least 3.000 m2 of water surface: the minimum depth from pond bed to water surface must be 2 m and the pond banks must be solid and leak-free.

b/ The pond bed must be consolidated by tamping against leaking, the bed foundation must be flat and slant by 8°- 10° to the sluice gates.

c/ Ponds must be built with solid separate water supply and water drainage sluice gates against leaking. The water supply sluice gates must be built with filter nets to exclude harmful fishes and animals and rubbish when water is supplied into ponds

2. Supplied water and waste treatment systems

a/ Storage (sediment) ponds: which are used to store and clean water before it is supplied into rearing ponds: storage ponds cover an area accounting for 15- 20% of the total water surface areas of rearing establishments or zones: the pond banks and beds must be solid and leak-free.

b/ Wastewater treatment systems: Shrimp rearing establishments and zones arc encouraged to build systems for treatment of wastewater from shrimp ponds before discharge into the environment.

c/ Waste mud storage areas: Shrimp rearing establishments and zones must build waste mud storage areas for treatment of all waste mud volumes after each farming drive and waste mud storage areas must be built with walls to prevent mud and mud water from penetrating into the surrounding environment.

3. Water supply and water drainage canal systems: Shrimp rearing establishments and zones must build separate and solid water supply canals and water drainage canals against leaking, ensuring adequate water supply and drainage when necessary.

4. Areas for post-harvest preliminary-processing and preservation of raw materials shrimp, which must be separate from shrimp rearing areas.

5. Support infrastructure systems include lodging houses, working offices, feed storehouses, warehouses for storage and preservation of machinery, instruments, raw materials and materials and other support facilities, depending on each establishment or zone. Support facilities must be separate from rearing pond systems and must be solid, dry and well-ventilated, be structured with raw material and material shelves of at least 15 cm above the floor, with separate compartments for preservation of machinery, fishing gears, feed, fishery veterinary drugs, environment treatment and improvement products, and fuel.

Article 5. Conditions on special-use equipment, machinery and instruments

1. Shrimp rearing establishments must be adequately furnished with special-use production equipment, machinery and instruments production as prescribed in Appendix 2 to this Circular.

2. In shrimp farming zones mechanical pumps must be furnished and water supply and water drainage systems be built for the entire zones.

3. Machines and equipment used in shrimp farming must satisfy technical requirements against oil and gasoline leaking which cause environmental pollution.

Article 6. Conditions on shrimp rearing technological process

1. Rearing pond preparation

a/ Before stocking ponds with shrimp breeds. shrimp rearing establishments shall improve rearing ponds with proper measures in order to remove disease germs and qualitatively improve

the pond beds, ensuring the minimum break time of one month after each farming drive.

b/ Water supplied into shrimp ponds must be treated to remove disease germs and harmful animals. The quality of supplied water and shrimp rearing water must comply with Appendix 1 to this Circular.

2. Selection of breeds and breed stocking

a/ Shrimp breeds must satisfy the quality under current Vietnamese standards and regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development, and have quarantine certificates granted by specialized management bodies.

b/ Stocking density

- For intensive white-leg shrimp farming: > 60 shrimps/m2.

- For intensive tiger shrimp farming: > 20 shrimps/nr.

c/ Stocking seasons: To comply with local annual stocking seasons.

3. Feeds and feed supplements

a/ Feeds and feed supplements must be on the list of those permitted for circulation in

Vietnam.

b/ If establishments produce shrimp feeds by themselves, the feed quality must comply with Branch Standard 28 TCN 102 : 2004 Mixed Feeds in Pill for Tiger Shrimps.

4. Drugs, bio-preparations and products for aquaculture environment treatment and improvement must be on the list of those permitted for circulation in Vietnam.

5. Management and tending

a/ Rearing pond water level: To be maintained at 1.4 m as lowest.

b/ Rearing pond environment: Shrimp farm owners shall periodically test the water environment of the pond and pond bed mud under Section 1 of Appendix 5 to this Circular (not printed herein).

c/ Feeding shrimps: Feed rations will be 2-4% of shrimp weight/day; however, shrimp farmers should inspect the level of feed eaten by shrimps for appropriate adjustment: shrimps will be fed 2- 4 times/day.

d/ Waste water and wastes

- Before being discharged into the environment, wastewater from shrimp ponds must be treated up to quality standards prescribed in Appendix 3 to this Circular.

- Solid wastes and pond bed mud must be stored in separate areas and not be discharged into the surrounding environment when they are not yet treated.

e/ Disease prevention for shrimps

- Shrimp rearing establishments shall formulate and strictly comply with plans to supervise the health of reared shrimps under the guidance in Appendix 4 to this Circular (not printed herein).

- Diseased shrimps, dead shrimps and wastes from diseased ponds must be promptly gathered and treated.

- Laborers, tools and equipment in direct contact with mud and water, when being moved from one pond to another, must be cleansed to prevent spread of disease germs.

6. Requirements on product harvesting

Shrimp rearing establishments must stop using antibiotics and chemicals before harvesting shrimps under the guidance of producers.

Article 7. Conditions on technical personnel

Shrimp rearing establishments of less than 5 ha shall each send at least 1 person to training and refresher courses on conditions on food safety and hygiene- guaranteed intensive tiger shrimp- and white-leg shrimp- rearing establishments and zones or to aquaculture training courses.

Shrimp rearing establishments of between 5-20 ha must be staffed each with at least one intermediate-level aquaculture staff.

Shrimp rearing establishments of over 20 ha must be staffed each with at least one aquaculture engineer.

Article 8. Conditions on file management Shrimp rearing establishments shall open and keep records on shrimp fanning activities, made according to forms provided in Section II of Appendix 5 to this Circular (not printed herein).

 

Chapter III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 9. Responsibilities of agencies

1. The Fishery Directorate shall guide, supervise and inspect the implementation of this Circular nationwide.

2. Provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development shall organize the implementation of this Circular in their respective provinces or cities-

Article 10. Effect

This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.

Any difficulties and problems arising in the course of implementing this Circular should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for study and settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND
RURAL DEVELOPMENT
DEPUTY MINISTER




Vu Van Tam

 

APPENDIX 1

REQUIREMENTS ON SHRIMP REARING WATER QUALITY
(To Circular No. 45/2010/TT-BNNPTNT of July 22, 2010, of the Minister of Agriculture and Rural Development)

No.

Norm

Unit

Optimum level

Permitted limit

1

BOD5

mg/1

≤20

<30

2

NH3

mg/l

≤ 0.1

<0.3

3

H2S

mg/1

≤ 0.03

< 0.05

4

NO2

mg/1

≤ 0.25

< 0.35

5

pH

 

7.5 ÷ 8.5

8.0 ÷ 8.3

7÷9, fluctuating not more than 0.5 in the day

6

Temperature

°C

20 ÷ 30

18 ÷ 33

7

Specific gravity

%o

10 ÷ 25

5 ÷ 35

8

Dissolving oxygen (DO)

mg/l

≥ 4

≥ 3.5

9

Clarity

cm

30 ÷ 35

20 ÷ 50

10

Alkaline

mg/l

80 ÷ 120

60 ÷ 180

 

APPENDIX 2.

REQUIREMENTS ON MACHINERY, EQUIPMENT AND TOOLS FOR 1 HA OF FOOD SAFETY AND HYGIENE-GUARANTEED INTENSIVE TIGER SHRIMP AND WHITE-LEG SHRIMP REARING
(To Circular No. 45/20 W/TT-BNN PTNT of July 22, 2010, of the Minister of Agriculture and Rural Development)

No.

List

Unit

Specifications

Quantity

1

3m2- casting net

piece

Net mesh 2 a = 15 mm

1

9

Hand-net for picking up dirts in ponds

piece

Net mesh 2 a = 10 mm

4

3

Feed-checking screen

piece

Diameter of 0.8 m

8

4

Water-flashing fan of 6-8 wings

piece

Output of 2.5 KW/h

8

5

Air compressor

piece

Output 3.2 KW/h

 

6

Water pump

piece

8- 15 CV

 

7

pH meter

piece

Index 0- 14

 

8

Dissolving oxygen meter

piece

0- 10 mg/l

 

9

Specific gravity meter

piece

0 - 100% measurement

 

10

Depth measure

piece

With graduated scale in cm

 

11

Shrimp length measure

piece

With graduated scale in mm

 

12

Secchi disk

piece

Diameter of 25 cm

 

13

Thermometer

piece

0 - 500 C measurement

 

14

Small technical scale

piece

For maximum weight of 500 g

 

15

Big scale

piece

For maximum weight of 100 kg

 

16

Boat

piece

Tonnage of 0.5 ton

 

17

Plastic basin

piece

Capacity of 5 - 10 liters

 

18

Plastic bucket

piece

Capacity of 10 - 15 liters

 

 

APPENDIX 3.

REQUIREMENTS ON QUALITY OF WASTEWATER FROM SHRIMP PONDS
(To Circular No. 45/2010/Tl-BNNPTNT of July 22, 2010 of the Minister of Agriculture and Rural Development)

No.

Norm

Unit

Permitted Limit

1

BOD5

tng/1

<30

2

NH3

mg/1

<0.3

3

H2S

mg/1

< 0.05

4

N02

mg/1

< 0.35

5

pH

 

6÷9

6

Temperature

°C

18÷33

7

Specific gravity

%0

5÷35

8

Dissolving oxygen (DO)

mg/1

≥ 3.0

9

Clarity

cm

20 ÷ 50

10

Alkaline

mg/1

60 ÷ 180

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 45/2010/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe