Thông tư 21/2020/TT-BYT thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa

thuộc tính Thông tư 21/2020/TT-BYT

Thông tư 21/2020/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:21/2020/TT-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành:30/11/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thực hành 18 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh đa khoa
Ngày 30/11/2020, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2020/TT-BYT về việc hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa.

Theo đó, tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng được phân bổ theo từng chuyên khoa như sau: Thời gian thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu 05 tháng; Thời gian thực hành chuyên khoa Ngoại 03 tháng; Thời gian thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa 03 tháng; Thời gian thực hành chuyên khoa Nhi 04 tháng; Thời gian thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác) 03 tháng.

Trong quá trình thực hành kỹ thuật chuyên môn, người thực hành được tập huấn các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với tổng thời lượng là 20 buổi (mỗi buổi 4 tiết).

Lưu ý, người thực hành cần bảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình thực hành; không được ký đơn thuốc, ký tên trong hồ sơ bệnh án điều trị; không được tự ý thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật khi chưa được người hướng dẫn thực hành cho phép.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/01/2021.

Thông tư này làm hết hiệu lực một phần Thông tư 41/2011/TT-BYT.

Xem chi tiết Thông tư21/2020/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
______

Số: 21/2020/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa

_________

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12;

Căn cứ Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa.

Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về nội dung, tổ chức việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa và trách nhiệm thực hiện.
2. Thông tư này không áp dụng đối với bác sỹ (răng hàm mặt, y học cổ truyền, y học dự phòng, bác sỹ chuyên khoa khác hoặc người có văn bằng tốt nghiệp cử nhân y khoa đã được đào tạo bổ sung theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế), y sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên. Việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh của các chức danh này để cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện tại Thông tư khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa.
Điều 2. Nguyên tắc thực hành
1. Nội dung thực hành của bác sỹ y khoa (người có văn bằng bác sỹ y khoa, bác sỹ đa khoa hoặc cử nhân y khoa đã được đào tạo bổ sung theo quy định của Thông tư số 42/2018/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp để được công nhận là bác sỹ) phải phù hợp với chương trình đào tạo, chuẩn năng lực nghề nghiệp của bác sỹ đa khoa và phạm vi hoạt động chuyên môn hành nghề của bác sỹ đa khoa quy định tại Thông tư số 35/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 35/2019/TT-BYT).
2. Người thực hành (là bác sỹ y khoa) được thực hiện các kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp trên người bệnh, thực hành việc kê đơn thuốc dưới sự giám sát của người hướng dẫn thực hành (Người hướng dẫn thực hành đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP).
3. Người thực hành phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành. Người thực hành phải bảo đảm hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành và bảo đảm đủ thời gian thực hành là 18 tháng. Trường hợp phải dừng thực hành vì lý do thai sản, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác thì thời gian thực hành được cộng dồn nhưng ngắt quãng không quá 6 tháng.
4. Trường hợp viên chức hoặc người lao động được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyển dụng vào làm công tác chuyên môn tại cơ sở mà chưa có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, thì người đã được tuyển dụng cũng phải ký Hợp đồng thực hành với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó và được phân công người hướng dẫn thực hành theo quy định tại Thông tư này.
5.         Việc phân công người hướng dẫn thực hành phải bảo đảm phù hợp về chuyên môn, năng lực của người hướng dẫn thực hành.
Chương 2
NỘI DUNG THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 3. Xây dựng, ban hành nội dung thực hành
Dựa trên khung nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này, cơ sở hướng dẫn thực hành (bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh) xây dựng, ban hành nội dung thực hành chi tiết phù hợp với năng lực và điều kiện của từng cơ sở nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Thông tư này.
Điều 4. Khung nội dung, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh
1. Nội dung thực hành khám bệnh, chữa bệnh dựa trên cơ sở chuẩn năng lực của bác sỹ đa khoa đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 1854/QĐ-BYT ngày 18 tháng 05 năm 2015; các kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo tại các trường chuyên ngành y cho bác sỹ đa khoa, bác sỹ y khoa và dựa trên phạm vi hoat động chuyên môn của bác sỹ đa khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 35/2019/TT-BYT.
2. Tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng được phân bố theo từng chuyên khoa như sau:
a) Thời gian thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên khoa Ngoại: 3 tháng;
c)  Thời gian thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng;
d) Thời gian thực hành chuyên khoa Nhi: 4 tháng;
đ) Thời gian thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác theo Thông tư số 35/2019/TT-BYT): 3 tháng.
3. Trong quá trình thực hành kỹ thuật chuyên môn, người thực hành được tập huấn các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với tổng thời lượng là 20 buổi (mỗi buổi 4 tiết). Thời gian tập huấn này được tính vào tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng quy định tại khoản 2 Điều này.
Chương 3
TỔ CHỨC VIỆC THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 5. Xây dựng Kế hoạch hướng dẫn thực hành
1. Hằng năm, dựa trên nhu cầu của người cần được hướng dẫn thực hành, khả năng tiếp nhận người thực hành, cơ sở hướng dẫn thực hành phải xây dựng Kế hoạch hướng dẫn thực hành.
2. Kế hoạch hướng dẫn thực hành bao gồm số lượng người thực hành mà cơ sở có thể tiếp nhận trong năm; số lượng và danh sách người hướng dẫn thực hành; hợp đồng hợp tác hướng dẫn thực hành (nếu có);
Trường hợp cơ sở hướng dẫn thực hành chưa có đủ các chuyên khoa cần thực hành theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, cơ sở hướng dẫn thực hành được phép ký hợp đồng hợp tác với cơ sở hướng dẫn thực hành khác có chuyên khoa đó.
3. Cơ sở hướng dẫn thực hành gửi Kế hoạch hướng dẫn thực hành hằng năm đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế trước ngày 31/01 theo phân cấp quản lý để tổng hợp, theo dõi và quản lý hoạt động hướng dẫn thực hành. Đồng thời, cơ sở hướng dẫn thực hành phải đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở đó.
4. Bộ Y tế, Sở Y tế tổng hợp Kế hoạch hướng dẫn thực hành của các cơ sở hướng dẫn thực hành thuộc thẩm quyền quản lý, đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
Điều 6. Tiếp nhận người thực hành và ký Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành phải tiếp nhận người thực hành theo Kế hoạch hướng dẫn thực hành đã công bố công khai. Trường hợp không tiếp nhận thì phải có văn bản phản hồi cho người thực hành biết và nêu rõ lý do.
2. Cơ sở hướng dẫn thực hành ký Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với người thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
Điều 7. Phân công người hướng dẫn thực hành
1. Người đứng đầu cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành cho người thực hành theo quy định khoản 2 Điều 16 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
2. Trường hợp có nhiều người hướng dẫn thực hành cho một người thực hành thì phải phân công rõ phạm vi hướng dẫn và thời gian hướng dẫn thực hành cụ thể của từng người hướng dẫn.
3. Trường hợp cơ sở hướng dẫn thực hành có hợp đồng hợp tác hướng dẫn thực hành với cơ sở khác thì người đứng đầu của cơ sở khác đó phải phân công người hướng dẫn thực hành cụ thể bằng văn bản theo từng chuyên khoa.
Điều 8. Theo dõi, quản lý, đánh giá quá trình thực hành và xác nhận quá trình thực hành
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công đơn vị chức năng theo dõi, giám sát, quản lý hoạt động hướng dẫn thực hành của cơ sở mình.
2. Người trực tiếp hướng dẫn thực hành đánh giá, nhận xét quá trình thực hành của người thực hành theo từng nội dung quy định trong Mẫu Phiếu đánh giá, nhận xét quá trình thực hành ban hành kèm theo Thông tư này. Việc đánh giá, nhận xét phải được thực hiện ngay sau khi người thực hành hoàn thành từng nội dung thực hành. Người hướng dẫn thực hành hướng dẫn nội dung nào thì phải nhận xét theo nội dung đó.
3. Căn cứ Phiếu đánh giá, nhận xét quá trình thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành cho người thực hành theo Mẫu 02 quy định tại Phụ lục I Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.
Điều 9. Chi phí hướng dẫn thực hành
1. Các cơ sở hướng dẫn thực hành tự xác định chi phí thực hành theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí để hướng dẫn thực hành trên cơ sở lấy thu bù chi; việc hạch toán, thu chi, thanh quyết toán phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cơ sở thực hành phải công bố công khai chi phí hướng dẫn thực hành trên Trang thông tin điện tử của cơ sở hướng dẫn thực hành.
3. Cơ sở thực hành phải thông báo cho người cần được hướng dẫn thực hành các chi phí hướng dẫn thực hành và thể hiện rõ trong Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 quy định tại Phụ lục V Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.
Chương 4
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của người thực hành
1. Tuân thủ nội quy, quy chế của cơ sở hướng dẫn thực hành.
2. Tuân thủ quy định, quy chế chuyên môn của cơ sở thực hành và tuân theo sự hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành.
3. Bảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình thực hành, giữ bí mật thông tin của người bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình thực hành.
4. Thực hiện các nghĩa vụ ghi trong Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh. Nộp đầy đủ chi phí thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận trong Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với cơ sở hướng dẫn thực hành.
5. Người thực hành không được ký đơn thuốc, ký tên trong hồ sơ bệnh án điều trị. Không được tự ý thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật khi chưa được người hướng dẫn thực hành cho phép.
Điều 11. Trách nhiệm của người hướng dẫn thực hành
1. Tuân thủ sự phân công hướng dẫn thực hành của người đứng đầu cơ sở hướng dẫn thực hành.
2. Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn hoặc có lý do chính đáng khác, người hướng dẫn thực hành được từ chối hướng dẫn thực hành và phải báo cáo người đứng đầu cơ sở hướng dẫn thực hành.
3. Bảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình hướng dẫn thực hành. Chịu trách nhiệm trong trường hợp người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh do lỗi của người hướng dẫn thực hành.
4. Theo dõi, đánh giá và nhận xét về kết quả thực hành của người thực hành theo nội dung đã được phân công và chịu trách nhiệm về nội dung nhận xét của mình.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ sở hướng dẫn thực hành
1. Xây dựng nội dung hướng dẫn thực hành của cơ sở, xây dựng Kế hoạch hướng dẫn thực hành.
2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn thực hành theo nội dung hướng dẫn thực hành và Kế hoạch hướng dẫn thực hành của cơ sở.
3. Cơ sở hướng dẫn thực hành cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành cho người đã hoàn thành thời gian thực hành trên cơ sở nhận xét của người hướng dẫn thực hành quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
4. Báo cáo hằng năm về hoạt động hướng dẫn thực hành của cơ sở hướng dẫn thực hành:
a) Cơ sở hướng dẫn thực hành trực thuộc Bộ Y tế, cơ sở hướng dẫn thực thành thuộc các bộ, ngành khác (trừ Bộ Quốc phòng) báo cáo về tình hình hướng dẫn thực hành về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh).
b) Cơ sở hướng dẫn thực hành trực thuộc Sở Y tế, cơ sở hướng dẫn thực hành là bệnh viện tư nhân gửi báo cáo về Sở Y tế nơi cơ sở hướng dẫn thực hành đóng trụ sở.
Chương 5
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
2. Bãi bỏ quy định: “Trường hợp là bác sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 18 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 09 tháng liên tục” tại Điều 15 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp bác sỹ y khoa đang thực hành khám bệnh, chữa bệnh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
2. Trường hợp bác sỹ đa khoa muốn cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là: khám bệnh, chữa bệnh nội khoa hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa ngoại hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa sản phụ khoa hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nhi thì đăng ký thực hành tương ứng theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi với thời gian là 18 tháng theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 15. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.
Điều 16. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Y tế giao Cục Quản lý khám, chữa bệnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiếm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Thông tư này. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp thực hiện công tác hướng dẫn thực hành thuộc lĩnh vực phụ trách.
2. Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trong phạm vi phụ trách. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);

- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;

- Y tế các Bộ, Ngành;

- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ thuộc Bộ Y tế;

- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;

- Lưu: VT, KCB, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Trường Sơn

MẪU PHIẾU NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2020/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

...........1...........

...........2...........

______

Số:      /PNXTH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

.....3...., ngày ... tháng ... năm 20...

 

 

 

PHIẾU NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

 

1. Người hướng dẫn thực hành:

- Họ và tên:

- Số chứng chỉ hành nghề KBCB:

- Phạm vi hoạt động chuyên môn:

- Khoa, đơn vị làm việc:

2. Người thực hành:

- Họ và tên:                                         Ngày tháng năm sinh:

- Số CMND/ Thẻ căn cước:

- Thời gian thực hành: (Từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm)

- Chuyên khoa đăng ký thực hành (ghi theo các chuyên khoa quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này):

- Địa điểm thực hành (ghi tên khoa thực hành):

3. Kết quả thực hành:

- Năng lực thực hành chuyên khoa:

- Ý thức, tổ chức kỷ luật trong thời gian thực hành:

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(Ký ghi rõ họ, tên)

 

 

 

----------------------

1 Tên cơ quan chủ quản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2 Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH
______

No. 21/2020/TT-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

____________________

Hanoi, November 30, 2020

CIRCULAR

Guiding the internship of medical practitioners to obtain general practice certificates

_________

 

Pursuant to the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12;

Pursuant to Decree No. 109/2016/ND-CP dated July 01, 2017 of the Government prescribing the grant of practice certificates to medical practitioners and of operation licenses to health facilities;

Pursuant to Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 of the Government on amendments to some articles related to business conditions under state management of the Ministry of Health;

Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the proposal of the Director of the Department of Medical Services Administration.

The Minister of Health hereby promulgates the Circular guiding the internship of medical practitioners to obtain general practice certificates.

 

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation, scope and subjects of application

1. This Circular specify the components and organization of medical examination and treatment internships of medical practitioners to obtain general practice certificates and relevant responsibilities.

2. This Circular does not apply to doctors (odontostomatologists, traditional medicine doctors, preventive medicine doctors, other specialists or people with bachelor's degrees in medicine who have received additional training in accordance with Clauses 2 and 3, Article 5 of Circular 42/2018/TT-BYT dated December 26, 2018 of the Minister of Health), assistant doctors, nurses, midwives, and medical technicians. The medical internships of these titles to obtain practice certificates shall comply with another Circular promulgated by the Minister of Health.

3. This Circular applies to authorities, organizations and individuals involved in the internship of medical practitioners to obtain general practice certificates.

Article 2. Principles of internship

1. Details of the internship of medical practitioners (holders of medical practitioner's or general practitioner’s degrees or bachelor's degrees in medicine who have received additional training in accordance with Circular No. 42/2018/TT-BYT dated December 26, 2018 of the Minister of Health specifying additional training for holders of bachelor's degrees in medicine awarded by foreign countries to be recognized as doctors) must be consistent with the general practitioner training programs and the professional competency standards and scope of professional practice of general practitioners, as specified in Circular No. 35/2019/TT-BYT dated December 30, 2019 of the Minister of Health specifying the scope of professional practice for medical examination and treatment practitioners (hereinafter referred to as Circular No. 35/2019/TT-BYT).

2. Medical interns (who are medical practitioners) are allowed to perform medical examination and treatment techniques directly on patients and prescribe medications under the supervision of their mentors (the mentors shall meet the conditions specified in Clause 3, Article 16 of Decree No. 109/2016/ND-CP).

3. Medical interns must strictly follow the instructions of the mentors. Medical interns must fully complete their internships which shall last 18 months. In the case where an intern suspends his/her internship due to maternity, accident or other force majeure reasons, the duration of the internship may be accumulated but the intervals shall not exceed 6 months.

4. In the case where a civil servant or employee is recruited by the health facility to do professional work thereat, but he/she have not yet obtained a medical practice certificate, such recruit must sign an internship agreement with such health facility and a mentor shall be assigned to supervise him/her in accordance with this Circular.

5.       The mentors to be assigned shall have appropriate expertise and qualifications for mentoring.

 

Chapter 2

DETAILS OF MEDICAL INTERNSHIP

 

Article 3. Preparation and issuance of the internship programs

Based on the framework specified in Article 4 of this Circular, the internship-hosting health facilities (general hospitals that have been granted operating licenses in accordance with the Law on Medical Examination and Treatment) shall prepare and issue detailed internship programs appropriate to the capacity and conditions of each health facility, but the principles specified in Article 2 of this Circular must be followed.

Article 4. Framework and duration of medical internship

1. A detailed medical internship program shall be based on the competency standards of general practitioners issued by the Minister of Health under Decision No. 1854/QD-BYT dated May 18, 2015; the knowledge and skills of general practitioners and medical practitioners that have been trained at specialized medical schools as well as the scope of professional practice of general practitioners as prescribed in Clause 1, Article 4 of the Circular No. 35/2019/TT-BYT.

2. The aggregated duration of the medical internship is 18 months, allocated to each specialty as follows:

a) Internal medicine (including intensive care medicine): 5 months;

b) Surgery: 3 months;

c) Obstetrics and gynaecology: 3 months;

d) Pediatrics: 4 months;

dd) Some techniques of other specialties (otorhinolaryngology, odontostomatology, ophthalmology, dermatology, functional rehabilitation, traditional medicine and other specialties specified in Circular No. 35/2019/TT-BYT): 3 months.

3. During the professional and technical internship, the interns shall be also trained in law regulations on medical examination and treatment, professional regulations, professional ethics, patient safety, communication skills and etiquette in total 20 sessions (each session of 4 lessons). This period of training shall be included in the aggregated duration of 18 months of the internship as specified in Clause 2 of this Article.

 

Chapter 3

ORGANIZATION OF MEDICAL INTERNSHIP

 

Article 5. Development of internship hosting plans

1. On an annual basis, in accordance with the demand for internships and the capacity to host interns, internship-hosting health facilities shall formulate their own internship hosting plans.

2. An internship hosting plan shall include the quantity of interns the health facility can host during the year; the quantity and list of mentors; and the internship hosting cooperation contract (if any);

In the case where the internship-hosting health facility lacks the required specialties outlined in Article 4 of this Circular, it is permissible to enter into a cooperation agreement with another internship-hosting health facility possessing the necessary specialties.

3. Internship-hosting health facilities shall send annual internship hosting plans to the Ministry of Health, or the provincial-level Departments of Health decentralized to manage them before January 31 for the latter to summarize the plans, monitor and manage the hosting of internships. At the same time, the internship-hosting health facilities must publicly post the plans on their websites.

4. The Ministry of Health and the provincial-level Departments of Health shall summarize internship hosting plans of the internship-hosting health facilities under their management and post such information on the web portals of the Ministry of Health or the provincial-level Departments of Health.

Article 6. Acceptance of interns and signing of medical internship agreements

1. Internship-hosting health facilities shall accept interns in accordance with the internship hosting plans publicly announced by them. In case of refusal, they shall send written replies to the interns, clearly stating the reason for such refusal.

2. Internship-hosting health facilities shall sign medical internship agreements with the interns as specified in Clause 1, Article 16 of Decree 109/2016/ND-CP.

Article 7. Assignment of mentors

1. Heads of internship-hosting health facilities shall assign mentors to supervise the interns as specified in Clause 2, Article 16 of Decree 109/2016/ND-CP.

2. In the case where various mentors supervise one intern, the scope and period of supervision by each mentor must be clearly defined.

3. In the case where an internship-hosting health facility signs an internship hosting cooperation contract with another health facility, the head of the latter must assign in writing specific mentors for respective specialties.

Article 8. Monitoring, management, evaluation, and certification of the internship

1. Internship-hosting health facilities must assign functional units to monitor, oversee and manage their hosting of internships.

2. The mentor directly supervising the intern shall evaluate and give his/her comments on the internship of the intern for each item specified in the form of evaluation and comments on the internship issued with this Circular. Evaluation and comments must be done immediately after the intern completes each components of the internship. One mentor shall give comments only on the part of the internship program that he/she supervises.

3. Taking into consideration the form of evaluation and comments on the internship, the head of the health facility shall issue a Certificate of Internship Completion to the intern, made using Form 02 specified in Appendix I of Decree No. 109/2016/ND-CP.

Article 9. Costs of internship

1. Internship-hosting health facilities should determine the costs of internship by accurately and comprehensively calculating the costs of hosting internships and utilizing revenues to offset expenses. All accounting, revenue and expenditure management, as well as payment and settlement processes, must adhere to law regulations.

2. Internship-hosting health facilities must publicly disclose the costs of internship on their websites.

3. Internship-hosting health facilities must notify the persons demanding internships of the costs of internship and clearly state such costs in the medical internship agreements made using Form 02 specified in Appendix V to Decree No. 109/ 2016/ND-CP.

 

Chapter 4

IMPLEMENTATION RESPONSIBILITIES

 

Article 10. Responsibilities of an intern

1. Comply with the internship-hosting health facility's rules and regulations.

2. Comply with the professional regulations and rules of the internship-hosting health facility and follow the instructions of the mentor.

3. Ensure safety for patients during the internship, keep confidential information of patients and the health facility during the internship.

4. Fulfill the obligations stated in the medical internship agreement. Pay all costs of internship as agreed in the medical internship agreement signed with the internship-hosting health facility.

5. Interns are not allowed to sign prescriptions or medical treatment records. Refrain from unsupervised performance of procedures and techniques without the permission of the mentor.

Article 11. Responsibilities of a mentor

1. Adhere to the mentorship responsibilities assigned by the head of the internship-hosting health facility.

2. If the mentor finds that the mentorship exceeds his/her professional capacity or for other legitimate reasons, he/she may decline the mentorship responsibilities and report this to the head of the internship-hosting health facility.

3. Ensure patient safety while supervising the interns. Assume responsibility if the intern commits professional errors during the internship that adversely affect the patient's health due to the mentor's negligence.

4. Monitor, evaluate and comment on the intern's results of the internship part the mentor is assigned to supervise and take responsibility for his/her comments.

Article 12. Responsibilities of an internship-hosting health facility

1. Develop its internship program and internship hosting plan.

2. Host interns in accordance with its internship program and internship hosting plan.

3. Issue a Certificate of Internship Completion to those who complete their internships, taking into consideration the mentor's comments as specified in Clause 4, Article 11 of this Circular.

4. Report on an annual basis on its hosting of medical interns:

a)       Internship-hosting health facilities under the Ministry of Health, internship-hosting health facilities under other ministries and sectoral authorities (other than the Ministry of National Defense) shall report on the hosting of interns to the Ministry of Health (attention to the Department of Medical Services Administration).

b)       Internship-hosting health facilities under the provincial-level Departments of Health, internship-hosting health facilities that are private hospitals shall send reports to the provincial-level Departments of Health of the localities where they are headquartered.

 

Chapter 5

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 13. Effect

1. This Circular takes effect from January 15, 2021.

2. The regulation: “General practitioners must register internships in one of the four specialties including internal medicine, surgery, obstetrics, and pediatrics or in one of the groups including internal medicine - pediatrics or surgery - obstetrics. In case of internship in a group of specialties, the aggregated duration of the internship is 18 months, of which the allocation to each specialty within the group is at least 09 consecutive months” in Article 15 of Circular No. 41/2011/TT-BYT is annulled.

Article 14. Transitional provisions

1. In cases where medical practitioners have been undertaking medical internships before the effective date of this Circular, they will continue to comply with Article 15 of Circular No. 41/2011/TT-BYT.

2. In the case where a general practitioner wants to obtain a practice certificate with the medical examination and treatment scope of internal medicine or surgery or obstetrics and gynecology or pediatrics, he/she must register his/her internship in one of the four specialties including internal medicine, surgery, obstetrics and pediatrics within a period of 18 months in accordance with the law regulations on medical examination and treatment.

Article 15. Reference provisions

In the case where the documents referenced in this Circular are replaced or amended or supplemented, the new ones shall prevail.

Article 16. Implementation organization

1. The Ministry of Health shall assign the Department of Medical Services Administration to direct, guide, inspect, supervise and urge the implementation of this Circular. The Agency of Science, Technology and Training, Departments, the Ministry’s Office, the Ministry’s Inspectorate, Agencies and General Departments under the Ministry of Health shall be responsible for coordinating with each other in guiding the medical internship under their ambit.

2. The Directors of the provincial-level Departments of Health, Heads of health authorities under Ministries and sectoral authorities shall be responsible for organizing and implementing this Circular under their ambit.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported by authorities, organizations and individuals to the Ministry of Health for consideration and settlement./.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

Nguyen Truong Son

 

 

 

FORM OF COMMENTS ON THE MEDICAL INTERNSHIP

(Issued together with Circular No. 21/2020/TT-BYT dated November 30, 2020 of the Minister of Health)

 

...........1...........

...........2...........

______

No. /PNXTH

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

____________________

....3...., dd... mm... 20...

 

 

FORM OF COMMENTS ON THE MEDICAL INTERNSHIP

 

1. Internship mentor:

- Full name:

- Medical practice certificate No.:

- Scope of professional activities:

- Department/division:

2. Intern:

- Full name:                              Date of birth:

- ID Card No.:

- Duration of internship: (From dd/mm/yy to dd/mm/yy)

- Specialties registered for internship (insert the specialties specified in Clause 2, Article 4 of this Circular):

- Place of internship (insert name of the department where the intern works)

3. Results of internship:

- The ability to practice the specialties:

- Awareness and sense of discipline during the internship:

 

MENTOR

(Signature and full name)

----------------------

1 Name of the authority managing the health facility.

2 Name of the medical facility.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 21/2020/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 21/2020/TT-BYT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất