Thông tư 21/2013/TT-BYT về Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 21/2013/TT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 21/2013/TT-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 08/08/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là yêu cầu của Bộ Y tế khi ban hành Thông tư số 21/2013/TT-BYT về việc quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện (sau đây gọi là Hội đồng).
Theo Thông tư này, Bộ Y tế yêu cầu Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm với ít nhất 05 thành viên trở lên. Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng.
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện; tập trung vào nhiệm vụ xây dựng các quy định cụ thể về: Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện; lựa chọn các phác đồ điều trị làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục thuốc; các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc; sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị...
Trong đó, việc xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện phải đảm bảo các nguyên tắc như: Phải phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; ưu tiên thuốc sản xuất trong nước; ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất...
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/09/2013; bãi bỏ Thông tư số 08/BYT-TT ngày 04/07/1997 và Mục 9 Phần III Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997.
Xem chi tiết Thông tư21/2013/TT-BYT tại đây
tải Thông tư 21/2013/TT-BYT
BỘ Y TẾ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2013 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THUỐC
VÀ ĐIỀU TRỊ TRONG BỆNH VIỆN
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong các bệnh viện (sau đây gọi là Hội đồng).
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
Hội đồng xây dựng các quy định cụ thể về:
Tùy vào quy mô và khả năng của mỗi bệnh viện, Hội đồng có thể tự xây dựng hướng dẫn điều trị hoặc tham khảo từ những tài liệu có sẵn từ các nguồn tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để xây dựng hướng dẫn điều trị sử dụng trong bệnh viện.
Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị:
- Báo cáo ADR với Khoa Dược để Khoa Dược trình thường trực Hội đồng và báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc;
- Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị thu thập thông tin, đánh giá ADR và phản hồi kết quả cho cán bộ y tế và Khoa Dược để Khoa Dược báo cáo bổ sung (nếu có) lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
- Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều dưỡng trưởng bệnh viện;
- Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm sàng;
- Trưởng phòng Tài chính - Kế toán.
Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tùy vào quy mô của Hội đồng, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập một trong các nhóm (tổ) hoặc tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tiểu ban:
Hội đồng Thuốc và điều trị đề xuất, chỉ đạo, phân công các thành viên trong Hội đồng xây dựng Hướng dẫn điều trị dùng trong bệnh viện. Hội đồng Khoa học tiến hành thẩm định và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt, chỉ đạo thực hiện. Hội đồng Thuốc và điều trị phối hợp với Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng kế hoạch chống kháng thuốc, giám sát sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp và triển khai hoạt động này trong bệnh viện.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 9 năm 2013.
Bãi bỏ Thông tư số 08/BYT-TT ngày 4 tháng 7 năm 1997 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện để thực hiện Chỉ thị 03/BYT-CT ngày 25/02/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện và Mục 9 Phần III trong Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, các địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để được hướng dẫn, xem xét và giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Các hướng dẫn điều trị có thể tham khảo từ các nguồn có sẵn để xây dựng Hướng dẫn điều trị của bệnh viện:
a) Các hướng dẫn/phác đồ điều trị của Bộ Y tế; các khuyến cáo về bệnh lý tim mạch và chuyển hóa của Hội Tim mạch Việt Nam;
b) Các hướng dẫn/phác đồ điều trị của WHO;
c) Hướng dẫn viết Hướng dẫn điều trị của WHO (Guidelines for WHO guidelines);
d) Hướng dẫn điều trị của Úc (website: http://www.tg.com.au);
đ) Thư viện Cochrane (website: http://www.thecochranelibrary.com);
e) Các hướng dẫn điều trị của Hiệp hội gan mật Châu Á, châu Âu;
g) Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu (American College of Rheumatology/European League Against Rhumatism);
h) Các hướng dẫn điều trị của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (www.Escardio.org); Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (www.americanheart.org);
i) Các hướng dẫn điều trị của Hiệp hội nội tiết, đái tháo đường Hoa Kỳ;
2. Mức độ tin cậy của các thông tin tra cứu (tháp bằng chứng)
PHỤ LỤC 2
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH ABC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Liệt kê các sản phẩm thuốc.
2. Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
a) Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian);
b) Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
3. Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
4. Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
7. Phân hạng sản phẩm như sau:
a) Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền;
b) Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền;
c) Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.
8. Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%.
9. Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ thị.
PHỤ LỤC 3
PHÂN TÍCH NHÓM ĐIỀU TRỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Tiến hành 3 bước đầu tiên của phân tích ABC để thiết lập danh mục thuốc bao gồm cả số lượng và giá trị.
2. Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại Dược lý - Điều trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân loại Giải phẫu - Điều trị - Hóa học (ATC) của Tổ chức Y tế thế giới.
3. Sắp xếp lại danh mục thuốc theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm của mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất.
PHỤ LỤC 4
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH VEN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N
2. Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội đồng sẽ:
3. Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.
4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.
5. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.
6. Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N.
PHỤ LỤC 5
CÁC BƯỚC TÍNH DDD
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT |
Các bước |
Ví dụ |
1 |
Xác định tổng số thuốc được sử dụng hoặc được mua trong chu kỳ phân tích theo đơn vị số lượng tối thiểu (viên, viên nang, ống tiêm) và hàm lượng (mg, g, IU) |
Số lượng methyldopa được sử dụng hằng năm tại một bệnh viện tuyến tỉnh và các phòng mạch lân cận cho một vùng dân cư 2 triệu người là: 25.000 viên methyldopa 250mg và 3.000 viên methyldopa 500mg |
2 |
Tính tổng lượng thuốc được tiêu thụ trong một năm theo đơn vị mg/ g/ UI bằng cách lấy số lượng (viên, viên nang, ống tiêm) nhân với hàm lượng |
Tổng lượng tiêu thụ hằng năm của methyldopa = (25.000 x 250mg) + (3.000 x 500mg) = 7.750.000 mg (7.750g) |
3 |
Chia tổng lượng đã tính cho DDD của thuốc |
Liều xác định trong ngày (DDD) của methyldopa = 1g Như vậy, số DDD methyldopa tiêu thụ = 7.750g : 1g = 7.750 DDD |
4 |
Chia tổng lượng đã tính cho số lượng người bệnh (nếu xác định được) hoặc số dân nếu có |
Lượng tiêu thụ hàng năm của methyldopa = 7.750 DDD : 2.000.000 dân một năm = 3,875 DDD cho 1.000 dân một năm |
PHỤ LỤC 6
CÁC CHỈ SỐ SỬ DỤNG THUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Các chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD cho các cơ sở y tế ban đầu
1. Các chỉ số kê đơn
a) Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
b) Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN);
c) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
d) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
đ) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
e) Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành.
2. Các chỉ số chăm sóc người bệnh
a) Thời gian khám bệnh trung bình;
b) Thời gian phát thuốc trung bình;
c) Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế;
d) Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn đúng;
đ) Hiểu biết của người bệnh về liều lượng.
3. Các chỉ số cơ sở
a) Sự sẵn có của các thuốc thiết yếu hoặc thuốc trong danh mục cho bác sĩ kê đơn;
b) Sự sẵn có của các phác đồ điều trị;
c) Sự sẵn có của các thuốc chủ yếu.
4. Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
a) Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc;
b) Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
c) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
d) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm;
đ) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;
e) Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;
g) Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
h) Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan.
5. Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện
a) Số ngày nằm viện trung bình;
b) Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện;
c) Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
d) Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
đ) Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
e) Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
g) Tỷ lệ phần trăm người bệnh được phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật hợp lý;
h) Số xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo của bệnh viện;
i) Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh;
k) Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh được;
l) Tỷ lệ phần trăm người bệnh được giảm đau sau phẫu thuật hợp lý./.
PHỤ LỤC 7
VÍ DỤ VỀ CÁC VẤN ĐỀ, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
|
Vấn đề và nguyên nhân |
Giải pháp |
1 |
Không tuân thủ danh mục thuốc |
|
|
Không có danh mục thuốc |
Xây dựng một danh mục thuốc |
|
Thầy thuốc kê đơn không biết về danh mục thuốc |
Phân phối, cung cấp danh mục thuốc |
|
Thầy thuốc kê đơn không tin tưởng vào danh mục thuốc |
Huy động sự tham gia của thầy thuốc kê đơn vào vào trong quy trình xây dựng danh mục thuốc |
|
Thiếu thống nhất giữa danh mục thuốc và các hướng dẫn điều trị |
Rà soát lại danh mục thuốc sao cho thống nhất với hướng dẫn điều trị |
2 |
Không tuân thủ hướng dẫn điều trị |
|
|
Không có hoặc không cập nhật hướng dẫn điều trị |
Xây dựng hướng dẫn điều trị |
|
Thầy thuốc kê đơn không biết về hướng dẫn điều trị |
Phân phối hướng dẫn điều trị |
|
Thầy thuốc kê đơn không tin tưởng vào hướng dẫn điều trị |
Huy động sự tham gia của thầy thuốc kê đơn vào quy trình xây dựng hướng dẫn điều trị |
|
Thiếu thống nhất giữa hướng dẫn điều trị và danh mục thuốc |
Rà soát lại danh mục thuốc sao cho thống nhất với hướng dẫn điều trị |
3 |
Tình trạng cung ứng thuốc |
|
|
Quá nhiều thuốc gây khó khăn cho khoa dược quản lý |
Rà soát lại danh mục thuốc để giảm số lượng đầu thuốc |
|
Các nhà cung ứng thiếu tín nhiệm |
Xem xét lại hệ thống mua sắm |
|
Mạng lưới phân phối yếu kém |
Xem xét lại hệ thống phân phối |
|
Sử dụng quá nhiều thuốc |
Điều tra vấn đề sử dụng các thuốc có lượng tiêu thụ lớn |
|
Ngân sách thiếu |
Rà soát lại các nhóm điều trị trong danh mục thuốc và chọn những thuốc có hiệu lực điều trị thay thế với giá thành thấp hơn |
4 |
Sai sót trong điều trị theo báo cáo |
|
|
Nhân viên còn có hạn chế về kiến thức |
Đào tạo nhân viên |
|
Quá tải công việc |
Điều chỉnh các thực hành lao động |
|
Hệ thống chiếu sáng kém và quá nhiều tiếng ồn |
Tổ chức cấp phát thuốc tại những địa điểm đủ tiêu chuẩn về ánh sáng và ít tiếng ồn. |
|
Điều kiện thông tin liên lạc kém ví dụ như vẫn còn tồn tại các y lệnh viết tay hoặc bằng miệng |
Xây dựng những phương thức ghi chép bảo đảm rõ ràng và chính xác |
|
Việc tính toán cho kê đơn còn phức tạp |
Xây dựng hoặc xem xét lại các hướng dẫn điều trị và danh mục thuốc để đơn giản hóa việc tính toán |
|
Danh mục thuốc có quá nhiều thuốc và các dạng bào chế |
Xem xét giảm số lượng thuốc, dạng bào chế có trong danh mục thuốc |
5 |
Thuốc không còn hiệu quả điều trị |
|
|
Sử dụng thuốc không hợp lý - sai sót trong kê đơn, điều trị |
Điều tra, khảo sát những thuốc không còn hiệu quả dùng trong lâm sàng |
|
Thuốc có hiệu quả điều trị thấp |
Xem xét lại các thông tin về hiệu quả điều trị của thuốc trong y văn và bổ sung |
|
Chất lượng thuốc thấp theo cảm quan |
Xem xét lại quá trình mua thuốc và bảo quản, có thể thay nhà cung cấp |
6 |
Các phản ứng có hại theo báo cáo |
|
|
Sử dụng thuốc không hợp lý - sai sót trong kê đơn, điều trị |
Điều tra việc sử dụng trong lâm sàng những thuốc được cho là nguyên nhân gây ra phản ứng có hại |
|
Chất lượng thuốc thấp theo cảm quan |
Xem xét lại quá trình mua thuốc, bảo quản, có thể thay nhà cung cấp |
|
Các phản ứng có hại thực (ADR) |
Báo cáo về trung tâm ADR quốc gia. Xem xét lại các hồ sơ về độ an toàn của thuốc và lý do đưa vào trong danh mục |
7 |
Sử dụng thuốc quá nhiều và không hợp lý |
|
|
Thiếu các tiêu chuẩn sử dụng thống nhất |
Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị |
|
Thói quen của thầy thuốc kê đơn |
Sử dụng các phương pháp định tính để điều tra thói quen sử dụng thuốc của thầy thuốc kê đơn sau đó thiết kế và thực hiện mô hình can thiệp phù hợp |
|
Thầy thuốc kê đơn thiếu kiến thức |
Tập huấn cho thầy thuốc kê đơn sử dụng phương pháp trực tiếp và các tài liệu in |
|
Đòi hỏi của người bệnh |
Sử dụng các phương pháp định tính để tìm hiểu những đòi hỏi của người bệnh sau đó thiết kế và thực hiện một hình thức can thiệp phù hợp |
8 |
Tình trạng của người bệnh không tiến triển |
|
|
Sử dụng thuốc không hợp lý |
Điều tra sử dụng thuốc trên những người bệnh điều trị không có tiến triển |
|
Thuốc có hiệu quả điều trị thấp |
Xem xét lại thông tin từ y văn về hiệu quả điều trị của thuốc sử dụng trên người bệnh, nguyên nhân không phát huy tác dụng và lý do đưa thuốc đó vào trong danh mục thuốc |
|
Thuốc kém chất lượng |
Xem xét lại quy trình mua thuốc và bảo quản đối với những thuốc không phát huy tác dụng trên người bệnh. Có thể thay nhà cung cấp |
|
Chẩn đoán sai |
Tập huấn cho thầy thuốc kê đơn sử dụng phương pháp trực tiếp và các tài liệu in
|
9 |
Hội đồng Thuốc và Điều trị không hoạt động |
|
|
Tham dự không đầy đủ tại các buổi nhóm họp của Hội đồng Thuốc và Điều trị do thiếu các hình thức động viên, khen thưởng |
Bàn với lãnh đạo bệnh viện nhằm tìm ra cơ chế khuyến khích, ví dụ các thành viên được phép dành thời gian để thực hiện các hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị |
|
Quy trình quyết định không minh bạch làm giảm mức tín nhiệm của Hội đồng Thuốc và Điều trị |
Xây dựng thành văn bản các bản yêu cầu công việc, thống nhất và xây dựng dưới dạng văn bản một quy trình quản lý danh mục thuốc và các quy trình xây dựng các quyết định khác, yêu cầu các thành viên Hội đồng Thuốc và Điều trị ký vào các bản tuyên bố lợi ích |
|
Thiếu tin tưởng vào nhu cầu thành lập một Hội đồng Thuốc và Điều trị |
Cung cấp bằng chứng về sử dụng thuốc không hợp lý, tác hại mà nó mang lại và phí tổn về mặt tài chính |
PHỤ LỤC 8
DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI BỆNH VÀ THUỐC CÓ NGUY CƠ CAO XUẤT HIỆN ADR
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. Một số đối tượng người bệnh có nguy cơ cao xảy ra ADR
1. Người bệnh mắc đồng thời nhiều bệnh.
2. Người bệnh sử dụng nhiều thuốc, kéo dài.
3. Người bệnh cao tuổi, bệnh nhi.
4. Người bệnh được điều trị bằng các thuốc có nguy cơ cao xảy ra phản ứng có hại.
5. Người bệnh được điều trị bằng các thuốc có khoảng điều trị hẹp hoặc có tiềm ẩn nhiều tương tác thuốc.
6. Người bệnh có rối loạn chức năng gan, thận.
7. Người bệnh có yếu tố cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh tự miễn.
8. Người bệnh có tiền sử dị ứng, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn hoặc dị ứng không rõ nguyên nhân.
9. Người nghiện rượu.
10. Phụ nữ mang thai, cho con bú.
II. Một số thuốc có nguy cơ cao gây ADR
1. Nhóm thuốc:
a) Thuốc chủ vận adrenergic, dùng đường tiêm tĩnh mạch (ví dụ: adrenalin, phenylephrin, noradrenalin, dopamin, dobutamin).
b) Thuốc đối kháng β adrenergic, dùng đường tiêm tĩnh mạch (ví dụ: propanolol, metoprolol, labetalol).
c) Thuốc mê hô hấp và thuốc mê tĩnh mạch (ví dụ: propofol, ketamin).
d) Thuốc chống loạn nhịp, dùng đường tiêm tĩnh mạch (ví dụ: lidocain, amiodaron).
đ) Thuốc chống đông kháng vitamin K, heparin trọng lượng phân tử thấp, heparin không phân đoạn tiêm tĩnh mạch, thuốc ức chế yếu tố Xa (fondaparinux), thuốc ức chế trực tiếp thrombin (ví dụ: argatroban, lepiridin, bivalirudin), thuốc tiêu sợi huyết (ví dụ: alteplase, reteplase, tenecteplase) và thuốc chống kết tập tiểu cầu ức chế thụ thể glycoprotein IIb/IIIa (ví dụ: eptifibatid).
e) Dung dịch làm liệt cơ tim.
g) Hóa trị liệu sử dụng trong điều trị ung thư, dùng đường tiêm hoặc uống.
h) Dextrose, dung dịch ưu trương (nồng độ ≥ 20%).
i) Dung dịch lọc máu trong thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo.
k) Thuốc gây tê ngoài màng cứng (ví dụ: bupivacain).
l) Thuốc điều trị đái tháo đường, dùng đường uống (ví dụ: metformin).
m) Thuốc tăng co bóp cơ tim, dùng đường tiêm tĩnh mạch (ví dụ: digoxin, milrinon).
n) Thuốc được bào chế dạng liposom và dạng bào chế qui ước tương ứng (ví dụ: amphotericin B dạng liposom).
o) Thuốc an thần, dùng đường tiêm tĩnh mạch (ví dụ: midazolam).
p) Thuốc an thần, dùng đường uống, cho trẻ em (ví dụ: cloral hyrat).
q) Opioid dùng trong gây mê hoặc giảm đau, dùng đường tiêm tĩnh mạch, miếng dán ngoài da hoặc dùng đường uống.
r) Thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh - cơ (ví dụ: succinylcholin, rocuronium, vecuronium).
s) Thuốc cản quang, dùng đường tiêm.
t) Chế phẩm nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa.
u) Natri chlorid, dùng đường tiêm, dung dịch ưu trương (nồng độ > 0,9%).
v) Nước vô khuẩn để pha tiêm, truyền và rửa vết thương (kèm theo chai) có thể tích từ 100 mL trở lên.
2. Một số thuốc cụ thể:
a) Colchicin, dùng đường tiêm;
b) Epoprostenol (Flolan), dùng đường tiêm tĩnh mạch;
c) Insulin, dùng đường tiêm dưới da và tiêm tĩnh mạch;
d) Magie sulfat, dùng đường tiêm;
đ) Các thuốc ung thư dùng đường uống được sử dụng với chỉ định không phải điều trị ung thư;
e) Oxytocin, dùng đường tiêm tĩnh mạch;
g) Natri nitroprussid, dùng đường tiêm;
h) Kali chloride dung dịch đậm đặc, dùng đường tiêm;
i) Kali phosphat, dùng đường tiêm;
k) Promethazin, dùng đường tiêm tĩnh mạch./.
PHỤ LỤC 9
CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HĐT&ĐT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. Chỉ số quá trình
1. HĐT&ĐT có văn bản quy định rõ mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng của từng thành viên không?
2. Số cuộc họp HĐT & ĐT đã được tổ chức trong năm trước?
3. HĐT & ĐT có văn bản quy định việc bổ sung hay loại bỏ thuốc ra khỏi DMT bệnh viện không?
4. HĐT & ĐT có xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các hướng dẫn điều trị không?
5. HĐT & ĐT có tổ chức các hoạt động tập huấn về sử dụng thuốc không?
6. Có bao nhiêu nghiên cứu can thiệp nhằm nâng cao thực hành sử dụng thuốc đã được thực hiện trong năm trước?
7. Có bao nhiêu điều tra về sử dụng thuốc đã được tiến hành trong năm trước?
8. Có xây dựng quy định để kiểm soát các thông tin về thuốc mà người giới thiệu thuốc và quảng cáo thuốc thực hiện tại bệnh viện?
II. Chỉ số ảnh hưởng
1. Lựa chọn thuốc:
a) Số lượng thuốc nằm trong danh mục thuốc bệnh viện?
b) Số lượng thuốc kháng sinh trong danh mục thuốc bệnh viện?
c) Tỷ lệ các thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện?
2. Chất lượng kê đơn:
a) Tỷ lệ người bệnh được điều trị phù hợp với hướng dẫn điều trị?
b) Tỷ lệ các thuốc đã điều trị phù hợp với các tiêu chí đánh giá trong điều tra sử dụng thuốc?
3. An toàn trong sử dụng thuốc: Tỷ lệ tử vong và bệnh tật trong năm gây ra do phản ứng có hại của thuốc và sai sót trong điều trị?
III. Chỉ số hiệu quả
Hiệu quả về tài chính trong hoạt động Hội đồng: Chi phí cho các hoạt động của Hội đồng so với số tiền tiết kiệm được thông qua cải thiện và giảm lãng phí trong sử dụng thuốc?
THE MINISTRY OF HEALTH
Circular No. 21/2013/TT-BYT dated August 08, 2013 of the Ministry of Health regulating the organization and operation of the Drug and Treatment Council in hospitals
Pursuant to the Decree No. 63/2012/ND-CP, dated August 31, 2012 Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the proposal of Director of the Medical Examination and Treatment Management Department;
The Minister of Health promulgates the Circular regulating the organization and operation of the Drug and Treatment Council in hospitals,
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of adjustment
This Circular prescribes organization and operation of the Drug and Treatment Council in hospitals (hereinafter called the Council).
Article 2. Interpretation of terms
1. ABC analyzing is method of correlation analyzing between quantity of drugs consumed every year and cost with the aim to define drugs occupying big proportion in drug budget of hospital.
2. VEN analyzing means method to define priority for drug procurement and storage in hospital when funding is not enough for purchase of entire drugs of all kinds as wishes. In VEN analyzing, drugs are divided into 3 items specifying as follows:
a) V drugs (Vital drugs) – means drugs used in cases of first-aid or important drugs which necessarily must have to serve the medical examination and treatment of hospitals.
b) E drugs (Essential drugs) – means drugs used in cases of diseases with importance less than but still be important diseases in disease model of hospitals.
c) N drugs (Non-essential drugs) - means drugs used in cases of mild diseases, diseases which patient may recover natural, may include drug kinds of which treatment efficiencies have not yet been affirmed clearly or high prices not correspond to clinical benefit of drugs.
3. Defined dose daily means average dose maintained daily with main indications of a drug.
4. Rational drug use means drug use satisfying clinical requirement of patient at appropriate dose on each patient individual (right dose, right duration of giving drug and time of drug use), meeting requirements on quality, ability of provision and appropriate prices aiming to reduce the lowest expense level for patients and community.
Chapter 2
COUNCIL’S FUNCTIONS AND TASKS
Article 3. Functions
The Council has function of consulting director of hospital about matters involving drugs and treatment by drugs of hospitals, good implementation of national dug policy in hospital.
Article 4. Pprovisions on drug management and use in hospital
The Council supplies specific provisions about:
1. Criteria to select drugs for issuing list of hospital drugs
2. Selection of guides on treatment (treatment regimens) to serve as basis for issue of list of drugs;
3. Process and criteria to supplement or remove drugs from list of hospital drugs;
4. Criteria to select drugs in bidding for drug purchase;
5. Process of drug allocation from the Pharmacy Division to the patients aiming to ensure that drugs are used properly and safely;
6. Selection of some drugs not stated in list of hospital drugs in case of arising these drugs due to demand of treatment;
7. Limitation of use of some drugs with big value or drugs with serious-adverse reactions, drugs belonging to doubts on treatment efficiency or safety;
8. Use of proprietary medicines and alternative drugs in treatment;
9. Process of supervising use of drugs at clinical departments;
10. Management and supervision of activities of drug information provision of medical representatives, pharmacy companies and documents of drug advertisement.
Article 5. List of drugs in hospital
1. Principles of issuing the list:
a) To ensure conformity with model of diseases and cost of drugs used for treatment in hospital;
b) Conformity of classifying the technical specialized levels;
c) Base on guides or treatment regimens already issued and applied at hospitals or the medical examination and treatment establishments;
d) Satisfying the new methods, new techniques in treatment;
dd) Conformity with the specialized scope of hospital;
e) Unifying with the list of essential drugs and list of key drugs promulgated by the Ministry of Health;
g) Prioritizing the drugs produced domestically.
2. Criteria for selecting drugs:
a) Drugs have full reliable evidences on treatment efficiency, safety through result of clinical test. The reliability of evidence is presented at Annex 1 issued together with this Circular;
b) Drugs are available in the appropriate dosage forms and ensure bioavailability, stability on quality in conditions of preservation and use in accordance with regulation;
c) When there are two or more drugs equivalent to each other about two criteria specified in Point a and Point b Clause 2 of this Article, it is required to select on the basis of assessing carefully elements of the treatment efficiency, safety, quality, price and provision ability;
d) For drugs with same treatment efficiency but various dosage form and mechanism of effect, when select, it is required to analyze cost – efficiency among drugs with each other, compare total cost related to the course of treatment, not compare cost calculated under unit of each drug;
dd) Prioritize to select drugs in form of single substances. For drugs in forms of compound with many elements, it is required to have full documents proving dosage of each active ingredient meeting requirement of treatment on a population of objects of patients specially and have outstanding advantages about safety or convenient use in comparison with drugs in form of single substances;
e) Prioritize to select generic drugs or drugs bearing international common name, limit proprietary names or specific producers.
g) In some cases, it may base on some various elements such as pharmacokinetic characteristics or element of preservation equipment, system of warehouses or producers, suppliers;
3. Steps of issuing the drug list:
a) Collecting, analyzing situation of medicine use in last year about quantity and use value, ABC - VEN analysis, drugs with bad quality, decayed drugs, adverse drug reactions, mistakes in treatment based on reliable information sources;
b) Assessing the drugs proposed for supplementation or removal from clinical department in an objective manner;
c) Issue the list of drugs and classify drugs in the list according to the treatment groups and according to VEN classification;
d) Issue contents guiding use of the list (example as: drugs limited in usage, drugs required for medical consultation, addicted drugs, psychotropic drugs …).
4. Train and guide for medical officers in using the medicine list.
5. Annually, assess, revise the medicine list.
Article 6. Treatment guide’s issue and implementation
Depend on scale and ability of each hospital, the Council may self-issue the treatment guide or make reference from available documents from sources at Annex 1 issued together with this Circular to issue the treatment guide to use in its hospital.
1. Principles in issuing the treatment guide:
a) Conformity with the treatment guide and guide of the national objective programs promulgated by the Ministry of Health.
b) Conformity with the specialized qualification, available human resource and equipment of unit.
c) Reflect the present practice rules.
d) Be simple, easy to understand and easy to update.
2. Steps to issue the treatment guides:
a) Defining expert groups to issue or adjust the available treatment guides;
b) Issuing the master plan for issue and implementation of treatment guide;
c) Defining diseases which need treatment guide in hospital;
d) Select and issue the appropriate treatment guides;
dd) Define the information types mentioned in the treatment guide;
e) Consult opinions and test the application of treatment guide;
g) Popularize guide and implement the treatment guides;
3. Carrying out execution
a) Supply full treatment guide to physicians;
b) Train use for all physicians;
c) Carry out following up, supervision of compliance with the treatment guide;
d) Periodically review and update contents of the issued guide.
Article 7. Defining and analyzing matters on medicine use
1. Defining matters on medicine use during storage, preservation to prescription, issuance and use include:
a) Storage of drugs: Situation of empty warehouse due to lack of fund, inventory due to a weak provision system;
b) Preservation of drugs: Drugs not ensure quality because conditions of preservation are not right and insufficient;
c) Prescription: The prescriptions are not appropriate with disease status of patients; the physicians fail to comply with the medicine list, fail to comply with treatment regimens and guides, and fail to pay attention to the interaction of drugs in prescription;
d) Allocation of drugs: It may be mistake, fail to perform full 5 right things (right drugs, application to right patients, right dose use, right time, and right way);
e) Use of drugs: improper way, improper dosage, improper time of medicine use, duration of medicine use times, preparation of drugs, drug interactions; adverse drug reactions; interactions among drugs, between drugs and food; inoperative medicine.
2. The analyzing methods applied for detecting problems involving medicine use:
The council needs apply at least one of following methods to analyze the medicine drug in unit:
a) ABC analysis: Steps of analysis are performed according to guide in Annex 2 issued together with this Circular;
b) Analysis of treatment group: Steps of analysis are performed according to guide in Annex 3 issued together with this Circular;
c) VEN analysis: Steps of analysis are performed according to guide in Annex 4 issued together with this Circular;
d) Analysis according to the defined daily dose - DDD: Steps of analysis are performed according to guide in Annex 5 issued together with this Circular;
e) Supervision of indicators of drug use made according to guide in Annex 6 issued together with this Circular.
3. The Council needs define problems, reasons involving the medicine use and select solutions to intervene suitably according to guide in Annex 7 issued together with this Circular.
Article 8. Supervision of adverse drug reactions (ADR) and mistakes in treatment
1. Issue the process of detecting, assessing, settling, ADR provision and mistakes in cycle of medicine use at hospital from stage of diagnosis, prescription by physicians, preparation and allocation of drugs by pharmacists, implementation of medical commands and the use guide of nursing officers, compliance in treatment of patients with the aim to ensure safety for patients during medical treatment.
2. Organizing the ADR supervision, recording and learning experiences from mistakes in treatment.
a) Issue the process of medicine use, strict supervision of using drugs with high risk of appearing ADR and use of drugs on patient objects with high risk of happening ADR according to guide in Annex 8 issued together with this Circular;
b) Organize the medical consultation, discussions, and assessment to result ways to settle and propose standby measures in cases where happen serious adverse reactions, mistakes in treatment in hospital;
c) Make annual reports on ADR and mistakes in treatment at hospital, submit them to Director of hospital for approval and sending them to the Ministry of Health, the provincial Department of Health, the National Center of Drug information and Monitoring the adverse drug reactions.
3. Carrying out system of ADR report in hospital:
a) For ADR causing death, threats to life, ADR happened continuously with a drug product or ADR with drugs newly put into use at hospital:
- Report on ADR to Pharmacy Division, for submission to the Standing Council and report to the National or Regional Center of Drug information and monitoring the adverse drug reactions;
- A sub-committee shall supervise ADR and mistakes during treatment, collect information, assess ADR and reflect results to medical officers and the Pharmacy Division, for additional report (if any) to the National or Regional Center of Drug information and monitoring the adverse drug reactions;
b) For other ADR: Encourage medical officers to report, the Pharmacy Division to sum up and send report to the National or Regional Center of Drug information and monitoring the adverse drug reactions;
4. Inform to medical officers of hospital about ADR, mistakes in drug use for timely learning from specialized experiences.
5. Update, revise the list of drugs in hospital, guide the treatment and other specialized processes based on information of ADR and mistakes in the drug use already recorded at hospital.
6. Organize training for medical officers about ADR and mistakes in drug use.
Article 9. Drug information’s notification and control
1. The Council of Drug and Treatment has task of transferring information of activities, decisions and proposals to all objects executing its decisions on the basis of ensuring the transparency in decisions to prevent conflicts and disagreements involving rights and benefits
2. Management of the drug information provision in hospital.
a) Direct the unit of drug information provision in hospital to update information of drugs, provide for drug information aiming to ensure the rational and safe drug use in scope of hospital;
b) Use the objective and reliable information sources provided from the Pharmacy Division, unit of drug information provision in issuing the list of drugs, guiding treatment and other specialized process in conformity with dividing the specialized levels of unit;
c) Consult for director of hospital in issuing, issuing and carrying out provision on activities of introducing drugs in scope of hospital.
Chapter 3
COUNCIL’S ORGANIZATION AND OPERATION
Article 10. Council’s organization
1. The Council must be established at all hospitals, and Director of hospital decides on its establishment; the Council operates under regime of part-time work.
2. Depend on grade of hospital, the Council has at least 5 members or more, includes the following members:
a) Chairman of Council is Director, or Deputy Chairman of hospital in charge of specialized operation;
b) Deputy Chairman of Council, concurrently being standing member, is chief of the Pharmacy Division of hospital;
c) Clerk of Council is chief of the Planning and Summing Division, or pharmacist of the Pharmacy Division; or both these members;
d) Members include:
- Chiefs of several key treatment divisions, physician specialized in microbiology and nursing chief of hospitals;
- Grade-II or higher hospitals may have pharmacological member or pharmacist of clinical pharmacy;
- Chief of the Finance and Accounting Division.
Article 11. Council’ s organization
1. The Council shall have meeting on a two-month basis or irregular basis which are convened by the Chairman of Council. The Council may hold irregular meeting to solve problems arising between its periodical meetings.
2. The Council issues the working regulation, action plan and content of periodical meeting in year.
3. Deputy Chairman concurrently being the standing member of Council is responsible for summing up documents related to drugs for meetings of Council. Documents must be sent in advance to members of Council for study before the meeting.
4. The Council shall discuss, analyze, and propose opinion, make a record and submit it to Director of hospital for approval and organization of implementation after having been approved.
5. The Council shall conduct preliminary and final reviews and make annual and biannual reports according to form specified in Annex 9 issued together with this Circular.
Article 12. Task assignment to members and establishing sub-committees
Chairmen of Council shall assign specific tasks to members. Depend on scale of Council, director of hospital may decide on establishment of one of groups (teams) or sub-committee and assign specific tasks to each member of sub-committee:
1. Sub-committee for issuing the drug list and supervising the drug use in hospital;
2. Sub-committee for supervising the use of antibiotics and monitoring the drug resistance of common pathogenic bacteria;
3. Sub-committee for issuing the treatment guide:
4. Sub-committee for supervision of adverse drug reactions (ADR) and mistakes in treatment;
5. Sub-committee for supervision of drug information.
Article 13. Relationship between the Drug and Treatment Council with the Council of Science, and the Council of Bacterial Infection Control
The Council of Drug and Treatment shall propose, direct, and assign members in the Council to issue the treatment guide used in hospital. The Council of Science shall appraise and submit to Director of hospital for approval and directing implementation. The Council of Drug and Treatment shall coordinate with the Council of Bacterial Infection Control in issuing plan on preventing the drug resistance, supervising the drug resistance of common pathogenic bacteria and carrying out these activities in hospital.
Chapter 4
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 14. Implementation effect
This Circular takes effect on September 22, 2013.
To annul the Circular No. 08/BYT-TT dated July 04, 1997, of the Ministry of Health, guiding organization, functions and tasks of the Drug and Treatment Council in hospital to perform the Directive 03/BYT-CT dated February 25, 1997 of the Minister of Health, on correcting the provision, management and use of drugs in hospital and section 9 part III in the hospital’s regulation issued together with the Decision No. 1895/1997/QD-BYT dated September 19, 1997 of the Minister of Health from the effective day of this Circular.
Article 15. Implementation responsibilities
Director of the Medical Examination and Treatment Management Department shall organize implementation of this Circular.
Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Health (the Medical Examination and Treatment Management Department) for guide, consideration and settlement.
For the Minister of Health
Deputy Minister
Nguyen Thi Xuyen
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây