Thông tư 11/2001/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

thuộc tính Thông tư 11/2001/TT-BLĐTBXH

Thông tư 11/2001/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2001/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Duy Đồng
Ngày ban hành:11/06/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 11/2001/TT-BLĐTBXH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 11/2001/BLĐTBXH-TT NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 37/2001/QĐ-TTG NGÀY 21/3/2001
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC NGHỈ DƯỠNG SỨC, PHỤC HỒI SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BẢO HIỂM Xà HỘI

 

Thực hiện Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

 

Đối tượng áp dụng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định tại Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995; Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ và Quyết định số 58/TTg ngày 3/2/1994 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

- Cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên;

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

- Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể;

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang;

- Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;

- Quân nhân, công an nhân dân, công nhân viên quốc phòng thuộc diện hưởng lương theo hệ thống tiền lương lực lượng vũ trang;

- Người lao động làm việc trong các cơ sở xã hội hóa ngoài công lập thuộc các ngành giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.

- Cán bộ y tế xã phường đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ;


II. ĐIỀU KIỆN, THỜI GIAN VÀ MỨC HƯỞNG:

 

1. Điều kiện hưởng:

Người lao động đã đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội theo quy định được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ khi có một trong hai điều kiện sau:

a. Có thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 3 năm trở lên mà bị suy giảm sức khoẻ;

b. Sau khi điều trị do ốm đau; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (kể cả điều trị nội trú và ngoại trú); nghỉ an thai sản (kể cả trường hợp sẩy thai), sức khỏe còn yếu.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:

a. Người lao động có đủ điều kiện quy định tại điểm 1 nêu trên thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm (tính cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung) theo các mức quy định tại Điểm 3 dưới đây.

b. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ không bị trừ vào thời gian nghỉ phép hàng năm.

3. Mức chi phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:

- Mức 80.000 đồng/ngày, áp dụng đối với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. Mức này bao gồm: ăn, ở, đi lại và thuốc chữc bệnh thông thường.

- Mức 50.000 đồng/ngày, áp dụng đối với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình, lao động nữ yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.

Ngoài các mức quy định trên do quỹ bảo hiểm xã hội cấp, khuyến khích các đơn vị trích từ quỹ phúc lợi để hỗ trợ thêm cho người lao động trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp:

a. Để thực hiện chế độ được công bằng, hợp lý, căn cứ vào các điều kiện quy định tại Điểm 1 Mục II nói trên thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là đơn vị) phối hợp với ban chấp hành công đoàn xem xét, quyết định những người lao động đủ điều kiện đi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo các bước dưới đây:

- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm để xác định những người bị suy giảm sức khoẻ và có thời gian làm việc, đóng bảo hiểm xã hội đủ 3 năm trở lên cần phải đi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

- Đối với những trường hợp bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào hồ sơ bệnh án, ý kiến của cơ sở y tế điều trị để xác định những người sức khoẻ còn yếu cần nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

- Đối với lao động nữ sau khi nghỉ thai sản (hoặc sẩy thai) thì Thủ trưởng đơn vị phối hợp với Ban chấp hành công đoàn, Ban nữ công (nếu có) xem xét, quyết định.

Sau khi đã xác định được những người đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ, thủ trưởng đơn vị lập danh sách và cùng ban chấp hành công đoàn tổ chức cho người lao động nghỉ dưỡng sức tại gia đình hoặc tại cơ sở (tập trung) tuỳ theo điều kiện và nguyện vọng của người lao động.

b. Nguồn kinh phí để chi phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ của đơn vị không vượt quá 0,6% tổng quỹ lương thực đóng bảo hiểm xã hội một năm của đơn vị. Trong trường hợp đơn vị chi không hết số kinh phí được cấp thì số tiền còn lại phải nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội; nếu chi vượt quá thì không được cấp bù mà phải trích bổ sung từ nguồn của đơn vị.

c. Hàng năm, các đơn vị có trách nhiệm quyết toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ của đơn vị mình với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

2. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội.

a. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảo hiểm xã hội của quân đội, của công an để lại đơn vị sử dụng 0,6% tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội (được trích từ nguồn đóng bảo hiểm xã hội 5% tổng quỹ tiền lương của đơn vị cho 3 chế độ ngắn hạn: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp) ngay từ quý đầu của năm kế hoạch để đơn vị chủ động tổ chức cho người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

b. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức quản lý, cấp và quyết toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho các đơn vị.

Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trong báo cáo chung về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ 1 tháng 6 năm 2001. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu giải quyết.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No: 11/2001/TT-BLDTBXH

Hanoi, June 11, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER’S DECISION No. 37/2001/QD-TTg OF MARCH 21, 2001 ON THE CONVALESCENCE OR HEALTH REHABILITATION LEAVE FOR LABORERS PARTICIPATING IN SOCIAL INSURANCE

In furtherance of the Prime Minister’s Decision No.37/2001/QD-TTg of March 21, 2001 on the convalescence or health rehabilitation leave for laborers participating in social insurance, after consulting the Finance Ministry, the Vietnam Labor Confederation and a number of concerned ministries and branches, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby guides the implementation thereof as follows:

I. OBJECTS OF APPLICATION

Objects eligible for convalescence or health rehabilitation leave as specified in the Prime Minister s Decision No.37/2001/QD-TTg of March 21, 2001 are laborers who participate in the compulsory social insurance prescribed in the Social Insurance Regulation promulgated together with the Government s Decree No.12/CP of January 26, 1995, Decree No.45/CP of July 15, 1995 and Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 and the Prime Minister s Decision No.58/TTg of February 3, 1994, concretely as follows:

- State employees and public servants working in the State management agencies, public-service units and bodies of the Party and mass organizations from the central to district levels;

- Laborers working in the State enterprises and enterprises of non-State economic sectors, which employ 10 laborers or more each;

- Laborers working in foreign-invested enterprises, export processing zones, industrial parks, foreign agencies or organizations or international organizations in Vietnam;

- Laborers working in service business organizations attached to administrative and public-service agencies or bodies of the Party and mass organizations;

- Laborers working in enterprises and service organizations belonging to the armed forces;

- Persons holding people-elected or elected posts and working in the State management agencies, the Party s and mass organizations bodies from the central to district levels;

- Armymen, people s policemen, national defense workers and employees enjoying salaries according to the salary system applicable to the armed forces;

- Laborers working in non-public socialized establishments in the educational, healthcare, cultural and sport domains and currently participating in the compulsory social insurance as prescribed in the Government s Decree No.12/CP of January 26, 1995.

- Commune or ward medical workers currently participating in the compulsory social insurance as prescribed in the Government s Decree No.12/CP of January 26, 1995.

II. CONVALESCENCE OR HEALTH REHABILITATION LEAVE CONDITIONS AND DURATIONSAND ALLOWANCE LEVELS THEREFOR

1. Conditions:

Laborers who have fully paid social insurance premiums as prescribed shall be entitled to convalescence or health rehabilitation leave when meeting one of the two following conditions:

a/ Having worked and paid social insurance premiums for 3 full years or more and suffering from health deterioration;

b/ Remaining weak after hospitalization due to illness, labor accidents or occupational diseases (including in-patient and out-patient treatment); or after maternity (including miscarriage) leave.

2. Convalescence or health rehabilitation leave durations:

a/ Laborers who fully meet the conditions prescribed at Point 1 above shall be entitled to take a convalescence or health rehabilitation leave of between 5 and 10 days for one year (including weekends, public holidays and traveling time in case such convalescence or health rehabilitation leave duration is spent at public convalescent establishments) with allowance levels provided for at Point 3 below.

b/ The convalescence or health rehabilitation leave duration shall not be subtracted from the annual leave.

3. Convalescence or health rehabilitation leave allowance levels:

- The level of VND 80,000/day shall be applicable to convalescents at public convalescent establishments. This level includes: meals, accommodations, traveling and common medicaments.

- The level of VND 50,000/day shall be applicable to convalescents who stay at their homes, and female laborers who remain weak after taking maternity leave.

Apart from the above-specified levels funded by the social insurance fund, the units are encouraged to deduct part from their welfare funds to support their laborers during convalescence or health rehabilitation leaves.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Responsibilities of agencies, units and enterprises:

a/ In order to apply the prescribed regimes in a just and reasonable manner, basing themselves on the conditions prescribed at Point 1, Section II above, the heads of the concerned agencies, units and enterprises (hereafter collectively referred to as units) shall coordinate with the trade union s executive boards in considering and deciding laborers who are fully eligible for convalescence or health rehabilitation leave through the following steps:

- Organizing annual health checks to determine persons suffering health deterioration and having worked and paid social insurance premiums for 3 full years or more who need to take the convalescence or health rehabilitation leave.

- For those suffering from illness, labor accidents or occupational diseases, the units heads shall base themselves on medical records and/or opinions of medical treatment establishments to determine persons whose health remains poor and who need convalescence or health rehabilitation leave.

- For female laborers after maternity leaves (or miscarriage), the units’ heads shall coordinate with the trade union s executive boards or women affair boards (if any) in considering and deciding eligible cases.

After determining persons eligible for convalescence or health rehabilitation leave, the units’ heads shall draw up lists of such persons and coordinate with the trade union s executive boards in organizing convalescence or health rehabilitation for their laborers at their homes or convalescent establishments (public), depending on the laborers conditions and aspirations.

b/ The funding source to cover expenses for convalescence or health rehabilitation for the units laborers shall not exceed 0.6% of their total wage fund amount actually paid for social insurance for one year. In cases where a unit does not use up the funding amount allocated to it, the remainder shall be channeled into the social insurance fund. Any excessive expenses shall not be covered by allocated funding but must be made up for by the units’ own sources.

c/ Annually, the units shall have to make final settlement of their convalescence or health rehabilitation funding with the social insurance agencies according to the current regulations.

2. Responsibilities of the social insurance agencies:

a/ Vietnam Social Insurance shall guide the social insurance agencies of the provinces and centrally-run cities, social insurance agencies of the army and the police in retaining at the units 0.6% of the total wage fund amount actually paid for social insurance (deducted from the source of paid social insurance premiums of 5% of the units total wage fund for three short-term regimes: illness, pregnancy-maternity, labor accident or occupational disease) right in the first quarter of the plan year, so that the units can take initiative in organizing convalescence or health rehabilitation for laborers.

b/ Vietnam Social Insurance shall organize the management, allocation and final settlement of funding source for convalescence or health rehabilitation to the units.

c/ Annually, Vietnam Social Insurance shall have to synthesize reports on situation of convalescence or health rehabilitation into a general report on realization of the social insurance policy, then send it simultaneously to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and Vietnam Labor Confederation.

3.The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with Vietnam Labor Confederation in organizing the inspection and supervision of the observance of the convalescence and health rehabilitation regime.

This Circular takes effect as from June 1, 2001. Problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study and solution.

 

 

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Le Duy Dong

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 11/2001/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất