Quyết định 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 84/2009/QĐ-TTg

Quyết định 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:84/2009/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trương Vĩnh Trọng
Ngày ban hành:04/06/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 84/2009/QĐ-TTg NGÀY 04 THÁNG 06 NĂM 2009

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VÌ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, bao gồm:

a) Trẻ em nhiễm HIV.

b) Trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV:

- Trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS;

- Trẻ em sống với bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV;

- Trẻ em sử dụng ma túy;

- Trẻ em bị xâm hại tình dục;

- Trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy;

- Trẻ em là nạn nhân của tội mua bán người;

- Trẻ em lang thang;

- Trẻ em mồ côi do các nguyên nhân khác;

- Trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

2. Tầm nhìn đến năm 2020:

- Nâng cao nhận thức và hành động cho toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Giai đoạn 2011 – 2020, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo, đầu tư và đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Bảo đảm trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc, tư vấn thích hợp, tiếp cận với giáo dục hoặc được hỗ trợ học nghề, hưởng các chính sách xã hội theo quy định hiện hành, được sống an toàn cùng với bố, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc người thân trực hệ hoặc được sống ở những cơ sở chăm sóc thay thế; trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý được chẩn đoán, điều trị các bệnh có liên quan đến HIV/AIDS.

3. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

a) Mục tiêu 1: tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chính sách xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Chỉ tiêu đến năm 2010: ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chính sách xã hội theo quy định hiện hành.

b) Mục tiêu 2: hình thành các dịch vụ cần thiết có chất lượng cao và thân thiện đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Chỉ tiêu đến năm 2010:

- 100% trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý được chăm sóc, điều trị, tư vấn thích hợp;

- 100% phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới sáu tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV; 100% trẻ sơ sinh là con của bà mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện HIV ngay sau khi chào đời;

- 50% cơ sở chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho người lớn nhiễm HIV có lồng ghép các dịch vụ nhi khoa trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm HIV;

- Ít nhất 30% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được cung cấp các dịch vụ chăm sóc tâm lý – xã hội; chăm sóc tại gia đình và cộng đồng; tư vấn và xét nghiệm HIV; hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất; tiếp nhận và chăm sóc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cho trẻ em lứa tuổi mầm non;

- 50% cơ sở giáo dục có bố trí nhân viên y tế có khả năng tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV;

- Ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc thay thế dựa vào gia đình, cộng đồng;

- 50% cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được hỗ trợ để thực hiện các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV.

c) Mục tiêu 3: cải thiện cơ chế cung cấp thông tin, giáo dục, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Chỉ tiêu đến năm 2010:

- 50% cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cơ sở chăm sóc và điều trị trẻ em nhiễm HIV được cung cấp kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em.

- 50% tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được cung cấp kiến thức và hướng dẫn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- 50% cán bộ quản lý trẻ em nhiễm HIV tại cộng đồng, nhóm tự lực, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ đủ mười ba tuổi trở lên, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cơ sở dịch vụ xã hội và tổ chức xã hội được cung cấp thông tin về các dịch vụ chăm sóc, tư vấn, về chính sách xã hội hiện hành và các quy trình cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

d) Mục tiêu 4: tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Chỉ tiêu đến năm 2010:

- Ít nhất 70% nhà quản lý làm việc với trẻ em trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, lao động – thương binh và xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HIV, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan;

- Ít nhất 50% phụ huynh, học sinh, giáo viên của các cơ sở giáo dục được cung cấp thông tin về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, kiến thức cơ bản về quyền của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS không bị kỳ thị và phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.

đ) Mục tiêu 5: cải thiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Chỉ tiêu đến năm 2010: Hoàn thiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

4. Các hoạt động chủ yếu:

a) Nghiên cứu, rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:

- Rà soát để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Rà soát, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về chống kỳ thị và phân biệt đối xử trong hệ thống y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về hoạt động của các nhóm tự lực những người nhiễm HIV.

- Xây dựng và ban hành văn bản về cơ chế chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trong chẩn đoán, điều trị trẻ em nhiễm HIV; hướng dẫn lồng ghép trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm HIV với người lớn nhiễm HIV tại các cấp; quy trình chăm sóc liên tục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

b) Thiết lập các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:

- Tăng cường thực hiện các dịch vụ hiện có về phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, phát hiện sớm, chăm sóc, điều trị, tư vấn về HIV/AIDS cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Cung cấp, hỗ trợ và nhân rộng các dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về chăm sóc tâm lý – xã hội; về chăm sóc tại gia đình, cộng đồng; về tư vấn và xét nghiệm HIV; về hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất; về nhận và chăm sóc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cho trẻ em lứa tuổi mầm non.

- Cung cấp, hỗ trợ, kiểm tra việc thực hiện các quy trình chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trong chẩn đoán, điều trị trẻ em nhiễm HIV, quy trình chăm sóc liên tục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Cung cấp và kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị trẻ em nhiễm HIV ở các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

- Cung cấp kiến thức về chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho gia đình, cộng đồng và cán bộ y tế ở các trường học, trung tâm dạy nghề, cơ sở bảo trợ xã hội.

c) Cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:

- Cung cấp thông tin, kiến thức cho người làm công tác quản lý trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, ưu tiên người làm việc trực tiếp với trẻ em nhiễm HIV và trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV.

- Xây dựng cơ chế tăng cường phổ biến thông tin về các dịch vụ, chính sách xã hội có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

d) Xây dựng môi trường xã hội thuận lợi để trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ xã hội và được tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:

- Xây dựng tài liệu nâng cao kiến thức cho đối tượng có liên quan về sự lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử, quyền trẻ em và trách nhiệm xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Nội dung tập huấn của các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phải được lồng ghép các nội dung về chống kỳ thị và phân biệt đối xử, quyền trẻ em và trách nhiệm xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Xây dựng tài liệu giáo dục ngoại khóa về phòng, chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản, tiến tới hoàn thiện để lồng ghép vào chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV tham gia một số hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em do ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức.

đ) Hoàn thiện hệ thống thông tin, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:

- Hoàn thiện các chỉ số theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Tổ chức tập huấn cho công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc sử dụng các công cụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

5. Các giải pháp thực hiện:

a) Giải pháp về xã hội:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác dự phòng, chăm sóc, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Các ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, người nhiễm HIV và gia đình của người nhiễm HIV tham gia hoạt động dự phòng, chăm sóc, tư vấn cho trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV; hoạt động dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV.

- Tăng cường và hỗ trợ các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

- Nâng cao kiến thức về pháp luật, chính sách, thông tin về dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

b) Giải pháp về kỹ thuật:

- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn các tiêu chuẩn dịch vụ thiết yếu, bổ sung các dịch vụ chưa có và dịch vụ chất lượng cao về phòng ngừa, chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Xây dựng, hướng dẫn và nâng cao năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức xã hội về nhận biết và đánh giá nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Cung cấp trang thiết bị thiết yếu cho các ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện những dịch vụ hỗ trợ tư vấn, truyền thông, dự phòng, chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và cho người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

c) Giải pháp nâng cao năng lực quản lý:

- Nâng cao năng lực chuyên môn của những người cung cấp dịch vụ xã hội trong việc dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Kiểm tra và đánh giá chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu về dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

d) Giải pháp về huy động nguồn lực:

Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động đến năm 2010: được huy động từ các nguồn vốn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ quốc tế, vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác); được lồng ghép trong Dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010; được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương có liên quan và các địa phương theo quy định hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động; điều phối, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch hành động; bảo đảm các dịch vụ về phúc lợi xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2010; xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2011 – 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2010.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch hành động với các hoạt động của các chương trình hợp tác quốc tế liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và kiểm tra các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động.

4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các nội dung về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; lồng ghép việc thực hiện các nội dung có liên quan đến chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của Kế hoạch hành động đến năm 2010 với việc thực hiện Dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các nội dung về giáo dục có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của Kế hoạch hành động.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động tại địa phương; tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch hành động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2009.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Trương Vĩnh Trọng

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No. 84/2009/QD-TTg
Hanoi, June 4, 2009
 
DECISION
APPROVING THE NATIONAL PLAN OF ACTION FOR HIV/AIDS-AFFECTED CHILDREN UP TO 2010, WITH A VISION TOWARD 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 15, 2004 Law on Child Protection, Care and Education;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Human Immunodeficiency Virus and Acquired Immune Deficiency Syndrome (HIV/AIDS) Prevention and Control;
Pursuant to the Government's Decree No. 108/2007/ND-CP of June 26, 2007, detailing the implementation of a number of articles the Law on HIV/AIDS Prevention and Control;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECIDES:
Article 1. To approve the national plan of action for HIV/AIDS-affected children up to 2010, with a vision toward 2020, with the following principal contents:
1. HIV/AIDS-affected children include: a/ HIV-infected children; b/ Children at high risk of HIV infection: - Orphans both or either of whose parents died for HIV/AIDS-related reasons:
- Children living with HIV-infected fathers, mothers or fosterers;
Drug-addicted children;
Sexually abused children;
- Children of sex buyers, sex workers and drug users;
Child victims of human trafficking;
Street children;
- Orphans whose parent died for other reasons;
- Children living in social welfare establishments, educational institutions and reformatories.
2. A vision toward 2020:
- To increase public awareness and action to protect and care for HIV/AIDS-affected children.
- During 2011-2020. the State will continue directing, investing in. and accelerating coordination among various branches in the protection of and care for HIV/AIDS-affected children.
- To ensure that HIV/AIDS-affected children will be provided with proper care and counseling so that they will be able to get access to education or job-training supports, enjoy social policies according to current regulations and live safely with their blood fathers, mothers, siblings or relatives or in nursery establishments; HIV-infected children under management will have their HIV/AIDS-related diseases diagnosed and treated.
3. Specific objectives by 2010:
a/ Objective 1: To improve accessibility of healthcare and education services and social policies for HIV/AIDS-affected children.
Targets by 2010: At least 50% of HIV/AIDS-affected children will be able to get access to healthcare and education services and social policies according to current regulations.
b/ Objective 2: To provide necessary high-quality services friendly to HIV/AIDS-affected children.
Targets by 2010:
- 100% of HIV-infected children under management will receive proper care, treatment and counseling;
- 100% of HI V-infected pregnant women and under-six children will be provided with free antiretroviral drugs by the State; and 100% of newborns of HIV-infected mothers will be tested for HIV right after birth;
- 50% of establishments providing diagnosis, care and treatment for HIV-infected adults will provide diagnosis, care and treatment for HIV-infected children;
- At least 30% of HIV/AIDS-affected children will be provided with socio-psychological services; family- and community-based care services; HIV counseling and testing services; and nutrition supports and physical development; those of preschool age will be admitted to public preschool establishments;
- 50% of educational institutions will have medical workers who are capable of providing counseling to HIV-infected children;
- At least 50% of HIV/AIDS-affected children will be provided with family- or community-based surrogate care;
- 50% of HIV/AIDS-affected children ­nurturing establishments will be supported to provide HIV transmission prevention services and care for HIV-infected children.
c/ Objective 3: To improve the mechanism on the supply of information and education, healthcare, treatment and counseling for HIV/ AIDS-affected children.
Targets by 2010:
- 50% of establishments nurturing HIV/ AIDS-affected children and establishments providing care and treatment for HIV-infected children will be provided with knowledge about the prevention of HIV/AIDS transmission among children;
- 50% of social organizations engaged in providing protection and care for HIV/AIDS-affected children will be provided with knowledge and guidance about the protection of and care for HIV/AIDS-affected children;
- 50% of officers in charge of managing HIV-infected children at the community, self-help groups, HIV/AIDS-affected children aged from full 13 years or older, caregivers of HIV/AIDS-affected children, social service establishments and social organizations will be supplied with information on care and counseling services, current social policies, and the process of providing these services to HIV/AIDS-affected children.
d/ Objective 4: To create a favorable social environment for the provision of protection of and care for HIV/AIDS-affected children.
Targets by 2010:
- At least 70% of managers who work with children in the domains of healthcare, education and training, and labor, war invalids and social affairs and providers of services to HIV/AIDS-affected children will have basic knowledge on HIV transmission prevention, the Law on Child Protection, Care and Education, the Law on HIV/ AIDS Prevention and Control and other relevant laws;
- At least 50% of students' parents, students and teachers in educational institutions will be supplied with information on measures for HIV transmission prevention and basic knowledge about of the rights of HIV/AIDS-affected children;
- At least 50% of HIV/AIDS-affected children and their caregivers will neither be stigmatized nor discriminated against when accessing healthcare, education and other social services.
dd/ Objective 5: To improve the system of monitoring, examining and evaluating the situation of HIV/AIDS-affected children.
Targets by 2010: To complete the system of monitoring, examining and evaluating the situation of HIV/AIDS-affected children.
4. Major activities:
a/ Studying, reviewing and promulgating legal documents and guidelines on the protection of and care for HIV/AIDS-affected children:
- To scrutinize the system of legal documents on the protection of and care for HIV/AIDS-affected children so as to amend, supplement or annul existing ones or promulgate new ones ;
- To scrutinize, elaborate and promulgate guidelines on the provision of healthcare and education services and social allowances for HIV/AIDS-affected children; the coordination between state agencies and social organizations in the provision of social services to HIV/AIDS-­affected children and their caregivers; the fight against stigma and discrimination against HIV/ AIDS-affected children in the healthcare, education and social welfare system; and activities of self-help groups of HIV-infected persons.
- To elaborate and promulgate legal documents on mechanisms of transfer among public medical examination and treatment establishments in the diagnosis and treatment of HIV-infected children; the diagnosis, care and treatment for HIV-infected children together with HIV-infected adults at medical establishments at different levels; and the process of providing continuing care for HIV/AIDS-affected children.
b/ Providing protection and care services for HIV/AIDS-affected children:
- To improve existing services for prevention of mother-to-child HIV transmission, early detection of HIV/AIDS and provision of care, treatment and counseling to HIV/AIDS-affected children.
- To provide, support and expand the provision of services for HIV/AIDS-affected children in socio-psychological care; family- and community-based care; HIV counseling and testing; nutrition supports and physical development; and admittance of those of pre­school age to public pre-school education institutions.
- To provide, support and inspect the implementation of the process of transfer among public health establishments in diagnosis and treatment of HIV-infected children and the process of providing continuing care to HIV/ AIDS-affected children.
- To provide, and inspect the provision of, prevention, diagnosis, care and treatment services for HIV-infected children in nurturing establishments.
- To provide knowledge about the care for HIV/AIDS-affected children to families, communities and medical workers in schools, job-training centers and social welfare establishments.
c/ Providing information and knowledge about the protection of and care for HIV/AIDS-affected children.
- To provide relevant information and knowledge to managers of HIV/AIDS-affected children, giving priority to those who directly work with HIV-infected children and children at high risk of HIV infection.
- To formulate a mechanism to intensify public information on services and social policies related to HIV/AIDS-affected children.
d/ Creating a favorable social environment for HIV/AIDS-affected children and their caregivers to get access to social services and join in anti-HIV/AIDS activities:
- To compile documents to improve relevant stakeholders' knowledge about HIV transmission, preventive measures, the fight against stigma and discrimination, children's rights and social responsibilities toward HIV/ AIDS-affected children.
- The training programs organized by relevant service providers must have contents against stigma and discrimination, and on children's rights and social responsibilities toward HIV/ AIDS-affected children.
- To develop extra-curricular education materials on HIV/AIDS prevention and control and reproductive health, then perfect these programs for inclusion in teaching programs used in the national education system.
- To create favorable conditions for HIV-infected persons to participate in some activities of preventing and controlling HIV/AIDS for children organized by the health, education and training, and the labor, war invalids and social affairs sectors.
dd/ Perfecting the system of information, inspection and assessment of the situation of HIV/AIDS-affected children:
- To complete indicators used for monitoring, inspecting and assessing the situation of HIV/ AIDS-affected children.
- To train civil servants and public employees of the health, education and training, and labor, war invalids and social affairs sectors who are engaged in the protection of and care for HIV/ AIDS-affected children in the use of tools for monitoring, examining and assessing the situation of HIV/AIDS-affected children.
5. Implementation solutions:
a/ Social solutions:
- To enhance the leadership of Party committees and the direction of administrations at all levels in the prevention, care and counseling for HIV/AIDS-affected children.
- The health, education and training, labor, war invalids and social affairs and relevant sectors shall provide and develop social services for HIV/AIDS-affected children.
- To encourage organizations, individuals and HIV-infected persons and their families to participate in the prevention, care and counseling for children at high risk of HIV infection as well as the prevention, care, treatment and counseling for HIV-infected children.
- To increase and support activities against stigma and discrimination against HIV/AIDS-affected children and their caregivers under the Law on HIV/AIDS Prevention and Control.
- To improve knowledge about laws, policies and information on services for HIV/AIDS-affected children and their caregivers, state employees, social organizations and individuals engaged in child protection, care and education.
b/ Technical solutions:
- To study, elaborate and promulgate technical processes and guide criteria for essential services and provide services which are currently unavailable and high-quality services of prevention, care and treatment for HIV/AIDS-affected children and their caregivers.
- To develop, guide and improve capabilities of service providers and social organizations about methods for identifying and assessing the needs of HIV/AIDS-affected children.
- To supply essential equipment and devices for health, education and training, and labor, war invalids and social affairs sectors to provide counseling, communications, prevention, care and treatment services for HIV/AIDS-affected children and their caregivers.
c/ Solutions to improve management capabilities:
- To improve professional capabilities of those who provide prevention, care, treatment and counseling services for HIV/AIDS-affected children and their caregivers.
- To inspect and evaluate the quality of prevention, care, treatment and counseling services for HIV/AIDS-affected children and their caregivers.
- To improve the system of collecting data on prevention, care, treatment and counseling services for HIV/AIDS-affected children and their caregivers.
d/ Solutions to mobilize resources: Funds for the implementation of the plan of action up to 2010 will be raised from various capital sources (the central budget, local budgets, international aid, capital raised from the community and other lawful sources), included in the HIV/AIDS prevention and control project under the national target program on prevention and control of some social diseases, dangerous epidemics and HIV/AIDS during 2006-2010 and included in the annual budget expenditure estimates of relevant ministries, branches and localities according to current regulations.
Article 2. Organization of implementation
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Health, relevant ministries and branches and provincial-level People's Committees in, organizing the implementation of this plan of action; coordinate; regulate, urge, guide and examine the implementation of this plan of action; ensure the provision of social welfare services for HIV/ AIDS-affected children; assess and report the results of implementation of this plan of action to the Prime Minister in the third quarter of 2010; and formulate the national plan of action for HIV/ AIDS-affected children during 2011-2020 for submission to the Prime Minister in the fourth quarter of 2010.
2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs in. integrating activities under this plan of action into international cooperation programs related to HIV/AIDS prevention and control.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, guiding and inspecting the use of funds for the implementation of this plan of action by relevant ministries, branches and localities.
4. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, realizing contents on the provision of healthcare for HIV/AIDS-affected children; integrate the realization of the contents on healthcare for HIV/AIDS-affected children under this plan of action into the HIV/AIDS prevention and control project under the national target program on prevention and control of some social diseases, dangerous epidemics and HIV/AIDS during 2006-2010.
5. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in. realizing the contents on education for HIV/AIDS-affected children.
6. Provincial-level People's Committees shall organize the implementation of this plan of action in their localities and send reports on the implementation results to the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs for reporting to the Prime Minister.
Article 3. Effect and implementation responsibilities
1. This Decision takes effect on July 25,2009.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER DEPUTY
PRIME MINISTER




Truong Vinh Trong
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 84/2009/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe