Quyết định 200/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Chương trình hành động của Ngành Dược thực hiện Nghị quyết lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định nghĩa Xã hội chủ nghĩa
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 200/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 200/QĐ-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Quốc Triệu |
Ngày ban hành: | 20/01/2009 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 200/QĐ-BYT
Bộ Y tế
Số: 200/QĐ-BYT |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày 20 tháng 01 năm 2009 |
Quyết định
Ban hành Chương trình hành động của Ngành Dược thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Bộ trưởng Bộ Y tế
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ngày 23/09/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý dược,
Quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Ngành Dược để thực hiện Nghị quyết số 22/2008/NQ-CP về “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
Bộ trưởng |
- Như Điều 3; - Các Thứ trưởng; - Website Bộ Y tế; - Website Cục QLD; - Lưu VT, QLD. |
Nguyễn Quốc Triệu |
Chương trình
Hành động của ngành Dược thực hiện Nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ngày 23/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-BYT ngày 20 tháng 01 .năm 2009)
Mục tiêu
Ngày 23/09/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 22/2008/NQ-CP kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
Với vai trò là cơ quan tham mưu của Bộ Y tế trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp luật thúc đẩy công nghiệp dược, thương mại tăng trưởng trong bối cảnh nước ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chương trình hành động của Ngành Dược xác định và phân công thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu nhằm triển khai Nghị quyết nêu trên của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Phần I
Những nhiệm vụ chủ yếu
I. Tổ chức tuyên truyền và quán triệt sâu rộng đến đội ngũ cán bộ công chức trong toàn ngành nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
. Tổ chức có hiệu quả việc quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để mọi cán bộ, công chức trong toàn ngành nắm vững và thực hiện.
. Phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, trong việc triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị về chủ trương, kế hoạch và biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về nội dung và bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – một nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thông qua việc phát hành các hình thức ấn phẩm, tài liệu, nghiên cứu đánh giá, các hội nghị, hội thảo và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
II. Hoàn thiện môi trường, thể chế pháp luật tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp dược và lưu thông phân phối thuốc.
1. Hoàn thiện thể chế về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh
a) Tiếp tục rà soát Văn bản qui phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp với tình hình thực tế và các cam kết quốc tế; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng, cụ thể, bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, thông thoáng cho mọi chủ thể tham gia thị trường.
b) Tiếp tục điều chỉnh các quy định pháp lý liên quan đến ký kết và thực hiện hợp đồng giám sát, điều tiết thị trường, phát triển xuất khẩu, đầu tư; giải quyết tranh chấp phù hợp với kinh tế thị trường và các cam kết quốc tế.
c) Hoàn thiện khung pháp lý theo hướng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng, cụ thể, có thể thực hiện được ngay, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của ngành.
2. Rà soát tổng thể các yếu tố khác đang cản trở việc hình thành đồng bộ nền kinh tế thị trường, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ.
III. Phát triển ngành công nghiệp Dược Việt Nam thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước và kiện toàn hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam để chủ động cung ứng thường xuyên, kịp thời và đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới.
1. Nghiên cứu đề xuất hoặc ban hành cơ chế, chính sách nhằm đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gi avào qú trình sản xuất lưu thông thuốc
. Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ sở sản xuất thuốc trong nước theo hướng chuyên môn hóa trên cơ sở nhu cầu sử dụng thuốc, mô hình bệnh tật của người Việt Nam, năng lực quản lý, năng lực sản xuất và trình độ kỹ thuật của các doanh nghiệp
. Xây dựng và phát triển hệ thống lưu thông phân phối và cung ứng thuốc từ trung ương đến địa phương nhằm chủ động điều tiết ổn định thị trường thuốc, phục vụ tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm mọi người dân có nhu cầu đều có thể tiếp cận được với nguồn thuốc có chất lượng và giá cả hợp lý.
. Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, kiểm tra, kiểm soát thị trường, giám sát việc thực thi pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng thuốc, sở hữu trí tuệ, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi nhà sản xuất và người bệnh.
5. Thực hiện tốt công tác bình ổn giá thuốc, duy trì chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm – y tế tăng ở mức thấp hơn so với tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng nói chung như kết quả đã đạt được trong các năm qua.
6. Thực hiện tốt công tác "Dự trữ lưu thông thuốc quốc gia” nhằm bình ổn thị trường dược phẩm và đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh. Duy trì kết quả các hoạt chất tham gia dự trữ lưu thông ổn định về giá.
IV. Đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hiện Chương trình nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
. Công khai, minh bạch hoá mọi thủ tục, quy trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính ở các đơn vị cơ quan quản lý nhà nước về dược để doanh nghiệp và nhân dân biết, giao dịch một cách thuận lợi, đồng thời giám sát tốt việc thực hiện. Thực hiện tốt cơ chế một cửa.
. Tiếp tục hoàn thiện quá trình tiêu chuẩn hoá chất lượng cán bộ, công chức, lập kế hoạch bồi dưỡng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức ở các đơn vị cơ quan quản lý nhà nước về dược theo yêu cầu mới, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
V. Thực hiện tốt công tác dược địa phương và công tác phòng chống tham nhũng trong ngành Dược
1. Thực hiện tốt công tác dược địa phương, thường xuyên tổ chức các hội nghị phổ biến VBQPPL, trao đổi kinh nghiệm cũng như các khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về dược giữa các cán bộ y tế tại trung ương và địa phương.
2. Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tăng cường thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiến hành luân chuyển cán bộ quản lý trong những lĩnh vực nhạy cảm theo đúng quy định hiện hành trên tinh thần không làm xáo trộn công việc và phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của các cán bộ được luân chuyển.
Phần II
Tổ chức thực hiện
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ, nội dung công việc chủ yếu của Chương trình hành động này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Giám đốc các Sở Y tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Dược, Giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc Bộ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng các đơn vị) khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình hành động của ngành Dược và cụ thể hoá thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị
2. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm xây dựng đề án chi tiết, triển khai nhiệm vụ được giao trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt đúng thời hạn; chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình và định kỳ hàng quý báo cáo về Văn phòng Bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần bổ sung, sửa đổi những nội dung cụ thể, Thủ trưởng các đơn vị báo cáo Bộ trưởng để xem xét, quyết định.
4. Cục trưởng Cục Quản lý dược có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, định kỳ báo cáo và kiến nghị với Bộ trưởng về các biện pháp cần thiết, bảo đảm Chương trình được thực hiện hiệu quả và đồng bộ./.
Phụ lục
những nội dung công việc chủ yếu
STT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Sản phẩm |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Giáo dục, tuyên truyền công chức, viên chức nhằm quán triệt sâu rộng về các nội dung và tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ở nước ta |
Đảng uỷ cơ quan Bộ Y tế |
- Vụ Tổ chức cán bộ - Văn phòng Bộ - Cục Quản lý dược - Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Các hoạt động học tập Nghị quyết 6 khoá X của Đảng |
Quý I/2009 |
2 |
Hoàn thiện môi trường, thể chế pháp luật tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp dược và lưu thông phân phối thuốc |
|
|
|
|
2.1 |
Rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp với các cam kết quốc tế; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng, cụ thể, bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, thông thoáng cho mọi chủ thể tham gia thị trường |
Vụ Pháp chế |
- Cục Quản lý Dược |
|
Quý II/2009 |
2.2 |
Rà soát tổng thể các yếu tố khác đang cản trở việc hình thành đồng bộ nền kinh tế thị trường, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ.
|
|
|
|
Quý II/2009 |
3 |
Phỏt tri?n ngành cụng nghi?p Du?c Vi?t Nam thành ngành kinh t? - k? thu?t mui nh?n theo hu?ng cụng nghi?p húa, hi?n d?i húa; nõng cao nang l?c s?n xu?t thu?c trong nu?c và ki?n toàn h? th?ng cung ?ng thu?c c?a Vi?t Nam d? ch? d?ng cung ?ng thu?ng xuyờn, k?p th?i và d? thu?c cú ch?t lu?ng, giỏ c? h?p lý, s? d?ng thu?c an toàn, hi?u qu? ph?c v? s? nghi?p b?o v?, cham súc và nõng cao s?c kh?e nhõn dõn, dỏp ?ng yờu c?u h?i nh?p khu v?c và th? gi?i. |
|
|
|
|
3.1 |
Nghiên cứu đề xuất hoặc ban hành cơ chế, chính sách nhằm đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất lưu thông thuốc |
Cục Quản lý Dược |
- Vụ Pháp chế - Vụ KH-TC - Vụ TCCB - Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
|
Quý II/2009 |
3.2 |
Xây dựng và hoàn thiện Đề án Quy hoạch chi tiết phát triển Công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 |
Cục Quản lý Dược |
|
|
Quý II/2009 |
3.3 |
Xây dựng và hoàn thiện Đề án “Quy hoạch hệ thống lưu thông, phân phối cung ứng thuốc Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020” |
Cục Quản lý dược |
|
|
Quý II/2009 |
3.4. |
Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, kiểm tra, kiểm soát thị trường, giám sát việc thực thi pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng thuốc, sở hữu trí tuệ, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi nhà sản xuất và người bệnh. |
Cục Quản lý Dược |
-Thanh tra Bộ Y tế - Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
|
Quý II/2009 |
3.5. |
Thực hiện tốt công tác bình ổn giá thuốc, duy trì chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm – y tế tăng ở mức thấp hơn so với tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng nói chung như kết quả đã đạt được trong các năm qua |
Cục Quản lý Dược |
- Vụ Kế hoạch tài chính - Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
|
Năm 2009 |
3.6. |
Thực hiện tốt công tác "Dự trữ lưu thông thuốc quốc gia” nhằm bình ổn thị trường dược phẩm và đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh. Duy trì kết quả các hoạt chất tham gia dự trữ lưu thông ổn định về giá. |
Cục Quản lý Dược |
- Vụ Kế hoạch tài chính - Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
|
Năm 2009 |
4 |
Đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hiện Chương trình nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa |
|
|
|
|
4.1 |
Công khai, minh bạch hoá mọi thủ tục, quy trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính ở các đơn vị |
Văn phòng Bộ |
- Cục Quản lý Dược - Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
|
Quý I/2009 |
4.2 |
Tiêu chuẩn hoá chất lượng cán bộ, công chức, lập kế hoạch bồi dưỡng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công chức, viên chức |
Vụ TCCB
|
- Cục Quản lý Dược - Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
|
Quý I/2009 |
5 |
Thực hiện tốt công tác dược địa phương và công tác phòng chống tham nhũng trong ngành Dược |
|
|
|
|
5.1. |
Thực hiện tốt công tác dược địa phương, thường xuyên tổ chức các hội nghị phổ biến VBQPPL, trao đổi kinh nghiệm cũng như các khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về dược giữa các cán bộ y tế tại trung ương và địa phương |
Cục Quản lý Dược |
- Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
|
Năm 2009 |
5.2. |
Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tăng cường thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiến hành luân chuyển cán bộ quản lý trong những lĩnh vực nhạy cảm theo đúng quy định hiện hành trên tinh thần không làm xáo trộn công việc và phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của các cán bộ được luân chuyển |
- Vụ Tổ chức cán bộ - Cục Quản lý Dược - Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
|
|
Năm 2009 |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây