Nghị định 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

thuộc tính Nghị định 108/2007/NĐ-CP

Nghị định 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:108/2007/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:26/06/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phòng chống HIV/AIDS - Ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV-AIDS). Theo đó, nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được hưởng các chế độ, phụ cấp và không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất nghiện dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng mua dâm, bán dâm, người nghiện, người nhiễm HIV... Bơm kim tiêm sạch, bao cao su được cung cấp miễn phí cho các đối tượng trên phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán". Người nghiện chích ma túy có trách nhiệm thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng để trao lại cho nhân viên cộng đồng tiêu hủy theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải… Đối với việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định. Việc điều trị này chỉ được thực hiện khi người nghiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị chất gây nghiện bằng thuốc thay thế… Khi xây dựng chương trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các Bộ, ngành, UBND các cấp nhất thiết phải lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Ngành Y tế có mục tiêu cụ thể tới năm 2010 đạt 70% số huyện trong cả nước có cơ sở đủ khả năng điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV và thuốc kháng HIV sản xuất trong nước có thể đáp ứng được 50% nhu cầu điều trị cho bệnh nhân AIDS. Nhưng trước mắt cần tuyên truyền rộng rãi để nâng cao ý thức của người dân về nhiễm HIV và bệnh AIDS, nên có thái độ nhận thức đúng đắn, không kỳ thị, phân biệt đối với người nhiễm HIV. Vì cuộc sống của những người nhiễm HIV rất cần sự thông cảm, sẻ chia của xã hội. Chính sự cảm thông ấy cũng là một biện pháp tích cực để giảm thiểu sự lây nhiễm HIV… Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định108/2007/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 108/2007/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 06 NĂM 2007

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG

NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH

MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS)

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 2 Điều 21, khoản 2 Điều 23, khoản 3 Điều 28, khoản 4 Điều 39 và khoản 5 Điều 41 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) về:
a) Thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Quản lý, phân phối, sử dụng thuốc kháng HIV;
c) Chế độ chăm sóc trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động và việc thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV ngoài công lập;
d) Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
đ) Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được cấp thẻ theo quy định của pháp luật, bao gồm tuyên truyền viên đồng đẳng và những người tình nguyện khác.
2. Tuyên truyền viên đồng đẳng là người tự nguyện thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ cho các đối tượng có cùng cảnh ngộ, lối sống như mình hiểu và thực hiện các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
3. Bơm kim tiêm sạch là dụng cụ tiêm chích vô trùng chỉ dùng một lần và sau đó không dùng lại nữa.
4. Nghiện chất dạng thuốc phiện là nghiện thuốc phiện và những chất tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp có tác dụng dược lý giống như thuốc phiện.
5. Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là việc kết hợp sử dụng thuốc thuộc nhóm có chứa một số chất dạng thuốc phiện được tổng hợp để thay thế cho nghiện các chất dạng thuốc phiện cùng với các giải pháp tâm lý, xã hội làm cho người nghiện giảm việc sử dụng các chất dạng thuốc phiện mà không gây nhiễm độc tâm thần, không gây tăng liều và các tác động khác.
6. Thuốc kháng HIV là thuốc đặc hiệu dùng cho người nhiễm HIV hoặc bị phơi nhiễm với HIV để hạn chế sự phát triển của vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người hoặc dự phòng lây nhiễm HIV và không phải là thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV.
Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
2. Lợi dụng thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để môi giới hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mại dâm, buôn bán ma tuý.
3. Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí.
Chương II
CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI
 TRONG DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV
Điều 4. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
1. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.
2. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch.
3. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Điều 5. Đối tượng áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng sau:
1. Người mua dâm, bán dâm;
2. Người nghiện chất dạng thuốc phiện;
3. Người nhiễm HIV;
4. Người có quan hệ tình dục đồng giới; 
5. Người thuộc nhóm người di biến động;
6. Người có quan hệ tình dục với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
1. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được thực hiện thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt.
2. Thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn khác được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động từ hai tỉnh trở lên;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có chức năng liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý của mình;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động trong phạm vi địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
3. Thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
Điều 7. Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có các quyền sau:
a) Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có trách nhiệm:
a) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn;
b) Sử dụng thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn tiêu chuẩn của người được cấp thẻ; mẫu thẻ; việc cấp, phát, quản lý và sử dụng thẻ thống nhất trong cả nước khi tham gia chương trình, dự án về thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
Điều 8. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su
1. Bao cao su được các chương trình, dự án cung cấp miễn phí hoặc bán trợ giá cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này thông qua các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp thẻ hoặc qua mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Bao cao su cung cấp miễn phí quy định tại khoản 1 Điều này phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán".
3. Người phụ trách các chương trình, dự án có quyền:
a) Phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su miễn phí, đặt các máy bán bao cao su tự động, bố trí các điểm bán lẻ bao cao su tại các địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;
b) Đẩy mạnh hoạt động cung cấp bao cao su miễn phí, bán bao cao su đã được trợ giá cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.
4. Người phụ trách các chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách;
b) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.
5. Người phụ trách các địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác có trách nhiệm phối hợp với các chương trình, dự án trong việc cung cấp bao cao su miễn phí hoặc đặt máy bán bao cao su tự động tại cơ sở của mình.
6. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an cùng cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình, dự án hoạt động, phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý.
Điều 9. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch 
1. Bơm kim tiêm sạch được các chương trình, dự án cung cấp miễn phí cho người nghiện chích ma túy thông qua các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp thẻ hoặc qua mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Bơm kim tiêm quy định tại khoản 1 Điều này phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán".
3. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy có nhiệm vụ:
a) Hướng dẫn việc thực hành sử dụng bơm kim tiêm an toàn;
b) Phân phát đúng số lượng bơm kim tiêm sạch đã được chương trình, dự án cấp, đồng thời thu gom các bơm kim tiêm đã qua sử dụng vào hộp cứng an toàn và chuyển về địa điểm quy định để tiêu hủy theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải.
4. Người nghiện chích ma tuý có trách nhiệm thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng để trao lại cho nhân viên tiếp cận cộng đồng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
5. Các chương trình, dự án được phép phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch cố định hoặc di động tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh và cấp huyện, các nhà thuốc, các phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện và các địa điểm thích hợp khác.
6. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an cùng cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình, dự án hoạt động, phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý.
Điều 10. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
1. Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Không áp dụng biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trường hợp người nghiện các chất dạng thuốc phiện dưới 16 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
3. Thuốc thay thế sử dụng trong việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện phải được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành.
4. Khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện dùng thuốc thay thế phải có sự giám sát của nhân viên y tế.
5. Trong quá trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người nghiện các chất dạng thuốc phiện không bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp sử dụng ma tuý trái phép.
6. Chỉ các bác sĩ, y sĩ đã qua tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này phân công mới được quyền kê đơn thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi người đó có tên trong danh sách điều trị của chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
7. Thuốc thay thế sử dụng trong việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần.
8. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện cụ thể đối với cơ sở y tế được chỉ định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; quy trình, phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Điều 11. Kiểm tra, giám sát các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
1. Nội dung kiểm tra, giám sát:
a) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của chương trình, dự án trong quá trình triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng;
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động thực tế của nhân viên tiếp cận cộng đồng của các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của các chương trình, dự án theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát:
a) Người đứng đầu chương trình, dự án và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng. Trường hợp phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các quy định của chương trình, dự án hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải lập tức đình chỉ hoạt động của nhân viên đó, thu hồi thẻ và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật;
b) Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan công an, cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội kiểm tra, giám sát hoạt động của các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh. Trường hợp phát hiện chương trình, dự án không tuân thủ đúng theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc không đủ năng lực quản lý hoạt động của các nhân viên tiếp cận cộng đồng phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Y tế - đơn vị đã phê duyệt chương trình, dự án đó để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Chương III
QUẢN LÝ, PHÂN PHỐI, SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG HIV
Điều 12. Quản lý thuốc kháng HIV
1. Thuốc kháng HIV sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu trước khi lưu hành phải có số đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
2. Thuốc kháng HIV thuộc danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc phải kê đơn và bán thuốc theo đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Thuốc kháng HIV mua từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cung cấp miễn phí cho người nhiễm HIV quy định tại Điều 39 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Điều 13 . Phân phối thuốc kháng HIV miễn phí
1. Thuốc kháng HIV được mua từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ do Bộ Y tế thống nhất phân phối trong phạm vi cả nước.
2. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch phân phối thuốc kháng HIV quy định tại khoản 1 Điều này, kể cả thuốc kháng HIV sử dụng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Quy trình phân phối thuốc kháng HIV:
a) Thuốc kháng HIV được chuyển từ nhà cung cấp đến các doanh nghiệp dược có đủ điều kiện về bảo quản và phân phối thuốc do Bộ Y tế chỉ định;
b) Hàng tháng hoặc hàng quý, doanh nghiệp dược điều chuyển trực tiếp thuốc kháng HIV cho các cơ sở y tế điều trị người nhiễm HIV theo kế hoạch đã được phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ Y tế, Sở Y tế và đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc phân phối và sử dụng thuốc kháng HIV. 
5. Hàng tháng, các cơ sở y tế điều trị người nhiễm HIV có trách nhiệm báo cáo số lượng thuốc kháng HIV đã sử dụng, đối tượng và phác đồ điều trị, số lượng thuốc kháng HIV còn tồn kho cho Sở Y tế và đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời báo cáo Bộ Y tế để tổng hợp và xử lý.
6. Đối với thuốc kháng HIV sử dụng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, các đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh phải dự trữ một cơ số thuốc theo kế hoạch quy định tại khoản 2 Điều này để sử dụng khẩn cấp khi có trường hợp bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp xảy ra trên địa bàn quản lý.
Điều 14. Cung ứng thuốc kháng HIV
1. Các cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc được quyền cung ứng thuốc kháng HIV đã được cấp số đăng ký lưu hành.
2. Các cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được bán thuốc kháng HIV đã được cấp số đăng ký lưu hành cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV theo đơn của bác sĩ điều trị quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
Điều 15. Kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV
1. Chỉ các bác sĩ đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế mới được phép kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV.
2. Bác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng HIV.
Chương IV
CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV
Mục 1
CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV
TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 16. Đối tượng nhiễm HIV được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước và chế độ chăm sóc người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước
Việc tiếp nhận người nhiễm HIV vào cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước và chế độ chăm sóc người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước  thực hiện theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
Mục 2
CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV
TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP
Điều 17. Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
1. Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo và các tổ chức khác thành lập để chăm sóc, nuôi dưỡng người nhiễm HIV.
2. Việc thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Chế độ chăm sóc người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập phải tự bảo đảm kinh phí để nuôi dưỡng, trợ cấp sinh hoạt phí, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội mắc phải do HIV gây nên, hỗ trợ mai táng phí cho người nhiễm HIV tối thiểu như các chế độ quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
Chương V
 LỒNG GHÉP  HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ DANH MỤC MỘT SỐ NGHỀ PHẢI XÉT NGHIỆM HIV
TRƯỚC KHI TUYỂN DỤNG
Điều 19. Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
1. Khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, nhất thiết phải lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo các nguyên tắc sau:
a) Quy định chỉ tiêu và các hoạt động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS đối với Ủy ban nhân dân các cấp và các Bộ, ngành trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hoặc phân tích tác động của chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS của các Bộ, ngành không trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
b) Quy định nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS;
c) Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phối hợp với cơ quan y tế đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn để thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS.
2. Các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp chỉ được phê duyệt khi đã đáp ứng các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 20. Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng
1. Danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng:
a) Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
b) Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
2. Khi đã tuyển dụng mà phát hiện người lao động nhiễm HIV, người sử dụng lao động phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 14 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
3. Căn cứ vào diễn biến của dịch HIV/AIDS trong từng thời kỳ cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. 
Bãi bỏ Nghị định số 34/CP ngày 01 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Điều 22. Hướng dẫn thi hành
Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và triển khai thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

   THỦ TƯỚNG 

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

No. 108/2007/ND-CP

Ha Noi, June 26, 2007

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON HIV/AIDS PREVENTION AND CONTROL

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law of Organization of the Government; Pursuant to the June 29, 2006 Law on HIV/AIDS Prevention and Control;

At the proposal of the Minister of Health,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree provides in detail the implementation of Clause 2, Article

21, Clause 2 of Article 23, Clause 3 of Article 28, Clause 4 of Article 39, and Clause 5 of Article 41 of the Law on HIV/AIDS Prevention and Control, regarding:

a/ Implementation of harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission;

b/ Management, distribution and use of HIV drugs;

c/ Care for abandoned HIV-infected children, HIV-infected persons who have nobody to rely on or have no working capacity; and the setting up of non- public establishments for caring for HIV-infected persons;

d/ Integration of HIV/AIDS prevention and control activities into socio- economic development programs;

e/ List of occupations which require HIV testing prior to recruitment.

2. This Decree applies to Vietnamese agencies, organizations and individuals and foreign agencies, organizations and individuals in Vietnam.

Article 2.- Interpretation of terms

1. Outreach workers are those who directly participate in implementing harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission and are granted cards as provided by law. They include peer communicators and other volunteers.

2. Peer communicators are volunteers who carry out propaganda and mobilization and assist those who have similar circumstances and lifestyles in understanding and implementing HIV/AIDS prevention and control measures.

3. Clean needle and syringe are sterilized instruments of injection which are for one-time use only.

4. Addiction to opiate substances is the addiction to opium and natural, semi-synthetic or synthetic substances which have pharmacological effects like opium.

5. Treatment of addiction to opiate substances with substitution drugs is the administration of a drug containing some synthetic opiate substances to replace addiction to opiate substances in combination with psychological and social supports so as to reduce addicts’ use of opiate substances without causing psychiatric toxicity, increasing doses or other effects.

6. HIV medicines are specific medicines that are used for HIV-infected or - exposed persons to suppress the duplication of the human immunodeficiency virus or prevent HIV transmission, but are other than those used to treat opportunistic infections in HIV-infected persons.

Article 3.- Prohibited behaviors

1. Hindering the implementation of programs and projects to deploy harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission.

2. To take advantage of harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission to abet or organize prostitution and drug trafficking activities.

3. To sell syringes, condoms, drugs administered in replacement of opiate substances and HIV medicines which are prescribed to be supplied free of charge.

Chapter II

HARM REDUCTION INTERVENTION MEASURES IN THE PREVENTION OF HIV TRANSMISSION

Article 4.- Harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission

1. Provision of condoms and guidance on condom use.

2. Provision of clean needles and syringes and guidance on their use.

3. Treatment of addiction to opiate substances with substitution drugs.

Article 5.- Target groups of harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission

Harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission are applied to the following groups:

1. Sex workers and their customers;

2. Addicts to opiate substances;

3. HIV-infected persons;

4. Persons having homosexual relations;

5. Mobile population group;

6. Persons having sexual relations with those specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Article 6.- Competence to decide on implementation of harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission

1. Harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission are implemented under programs and projects approved by competent state agencies defined in Clause 2 of this Article.

2. Competence to approve programs and projects funded with capital from the state budget or other sources is prescribed as follows:

a/ The Minister of Health approves those programs and projects to operate in two or more provinces;

b/ Ministers or heads of ministerial-level agencies with functions related to HIV/AIDS prevention and control approve programs and projects to operate within the scope under their respective management;

c/ Presidents of People’s Committees of provinces or centrally run cities approve programs and projects to operate in their respective localities.

3. Competence to approve programs and projects funded with official development assistance complies with the Government’s Decree No 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, promulgating the Regulation on management and use of official development assistance.

Article 7.- Rights and responsibilities of outreach workers who participate

in implementing programs and projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission

1. Outreach workers who participate in programs or projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission are entitled to:

a/ Benefits and allowances from these programs and projects;

b/ Protection by law when providing condoms, clean needles and syringes or treatment of addition to opiate substances with substitution drugs for those stated in Article 5 of this Decree;

2. Outreach workers who participate in programs or projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission have the following responsibilities:

a/ To notify the commune-level People’s Committee and police before implementing harm reduction intervention measures in localities;

b/ Use their cards in performing their assigned tasks.

3. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security in, guiding criteria for card holders; the form of the card; the issuance, management and use of cards nationwide when implementing programs or projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission.

Article 8.- Provision of condoms and guidance on condom use

1. Condoms are provided free of charge or sold at subsidized price under programs or projects to those stated in Article 5 of this Decree by outreach workers holding cards or through the network of condom distribution points stated in Clause 3 of this Article..

2. Condoms provided free of charge as stipulated in Clause 1 of this Article must have the phrase “For free distribution only, not for sale” on their packings or supplementary labels.

3. Managers of programs or projects may:

a/ Expand the network of free-of-charge condom distribution points, install condom vending machines and arrange condom retail points in entertainment centers, railway or bus stations, hotels, guest houses, restaurants and other accommodation service facilities;

b/ Promote the free-of-charge provision of condoms and the sale of condoms at subsidized price to users.

4. Managers of programs and projects shall:

a/ Provide guidance on proper condom use;

b/ Notify the commune-level People’s Committee and police before providing condoms and guidance on condom use.

5. Owners of entertainment centers, railway and bus stations, hotels, guest houses, inns, restaurants and accommodation service facilities are responsible for collaborating with programs and projects in providing condoms free of charge or installing condom vending machines within their establishments.

6. The People Committees at all levels and police offices at the same level are responsible for creating favorable conditions for programs and projects to operate and develop the network of condom distribution points in their localities.

Article 9.- Provision and guidance for use of clean needles and syringes

1. Clean needles and syringes are provided free of charge under programs and projects to injecting drug users by outreach workers holding cards or through the network of clean needles and syringes distribution points stated in Clause 5 of this Article.

2. Needles and syringes stated in Clause 1 of this Article must have the phrase For free distribution only, not for sale” on their packings or supplementary labels.

3. When distributing clean needles and syringes to injecting drug users, outreach workers shall:

a/ Instruct the safe use of needles and syringes;

b/ Distribute correct quantities of clean needles and syringes provided by the program or project, and collect all used ones in safe hard-shell containers and carry them to prescribed places for destruction in accordance with the law on waste disposal;

4. Injecting drug users shall collect used needles and syringes and hand them to outreach workers according to Point b, Clause 3 of this Article.

5. Programs and projects may expand their fixed or mobile networks of providing clean needles and syringes at HIV/AIDS prevention and control centers, provincial- and district-level preventive medicine centers, drug stores, voluntary counselling and testing centers and other appropriate sites.

6. People’s Committees at all levels and polices of the same level are responsible for creating favorable conditions for programs and projects to operate and develop clean needle and syringe distribution points in their localities.

Article 10.- Treatment of addiction to opiate substances with substitution drugs

1. Treatment of addiction to opiate substances with substitution drugs is provided at medical establishments which have adequate physical facilities, equipment and personnel and are designated by provincial or municipal-level Health Services through programs or projects approved by competent state agencies defined in Clause 2, Article 6 of this Decree. Treatment of addition to opiate substances with substitution drugs is not permitted at medical treatment establishments set up under the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Treatment of addiction to opiate substances with substitution drugs is provided only to addicts of opiate substances who voluntarily and commit in writing to adhere to the treatment guidelines. For addicts aged under 16 years, their parents or lawful guardians shall express their consent and commit in writing to adhere to the treatment guidelines.

3. Substitution drugs must be granted registration numbers by the Ministry of Health for circulation.

4. Addicts to opiate substances shall use substitution drugs under the supervision of health workers.

5. During the process of treatment of addition to opiate substances with substitution drugs, addicts to opiate substances will not be confined to medical treatment establishments set up under the Ordinance on Handling of Administrative Violations, unless they illegally use narcotics.

6. Only medical doctors and assistant doctors who have completed training in treatment of addiction to opiate substances with substitute drugs according to regulations of the Minister of Health and are assigned by the medical establishments stated in Clause 1 of this Article can prescribe substitution drugs for addicts to opiate substances who are on the list for such treatment under the program or project approved by a competent state agency.

7. Substitution drugs used in the treatment of addition to opiate substances shall be managed in accordance with the law on management of habit-forming drugs and psychotropics.

8. The Minister of Health shall issue specific guidance on the conditions of medical establishments designated to provide treatment of addition to opiate substances with substitution drugs, and procedures and guidelines for treatment of addition to opiate substances with substitution drugs.

Article 11.- Supervision and monitoring of harm-reduction interventions in the prevention of HIV transmission

1. Contents of supervision and monitoring:

a/ Supervising and monitoring the compliance with the laws and the programs or projects’ rules in the implementation of harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission by outreach workers;

b/ Supervising and monitoring the performance of practical activities by outreach workers of programs and projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission;

c/ Supervising and monitoring the programs’ and projects’ implementation of harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission according to the approved program and project activities.

2. Supervising and monitoring responsibilities:

a/ Directors of projects and programs and persons in charge of outreach workers shall monitor and supervise the implementation of harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission by outreach workers. When detecting any outreach worker who fails to comply with the program’s or project’s rules or commit a law-breaking act, to immediately stop the worker’s act, withdraw his/her card and report to competent state agencies for consideration and handling in accordance with law;

b/ Provincial-level agencies in charge of coordinating HIV/AIDS prevention and control shall collaborate with police offices and social evil prevention and combat agencies in supervising and monitoring activities of programs and projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission in the provinces. If detecting activities beyond the program or project contents already approved by competent authorities or poor management of outreach workers, to immediately report it to the provincial-level People’s Committee president or the Ministry of Health, which has approved the program or project concerned, for timely handling in accordance with law.

Chapter III

MANAGEMENT, DISTRIBUTION AND USE OF HIV MEDICINES

Article 12.- Management of HIV medicines

1. Locally manufactured and imported HIV medicines must have registration numbers issued by the Ministry of Health prior to circulation.

2. HIV medicines are on the list of essential medicines and the list of drugs subject to prescription and sale under prescriptions, which are issued by the Minister of Health.

3. HIV medicines procured with state budget funds or donated by domestic or foreign individuals and organizations are provided free of charge to HIV- infected persons stipulated in Article 39 of the Law on HIV/AIDS Prevention and Control.

Article 13.- Distribution of HIV medicines free of charge

1. HIV medicines procured with state budget funds or donated by domestic or foreign individuals and organizations are distributed by the Ministry of Health nationwide.

2. The Minister of Health shall approve annual plans on provision of HIV medicines free of charge stated in Clause 1 of this Article, including HIV medicines used for persons exposed to or infected with HIV due to occupational accidents or risks.

3 Process of distribution of HIV medicines:

a/ HIV medicines are provided from suppliers to pharmaceutical enterprises capable of preserving and distributing them as designated by the Ministry of Health;

b/ On a monthly or quarterly basis, the designated pharmaceutical enterprises shall, based on the approved plan stated in Clause 2 of this Article, directly distribute the medicines to medical establishments providing treatment for HIV-infected persons;

4. The Ministry of Health, provincial-level Health Services and provincial- level agencies in charge of coordinating HIV/AIDS prevention and control shall supervise and monitor the distribution and use of HIV medicines according to their respective functions, tasks and powers.

5. Monthly, medical establishments providing treatment for HIV-infected persons shall report on the used quantities of HIV medicines, users and treatment guidelines, and the quantity of HIV medicines still in stock to provincial-level Health Services and provincial-level agencies in charge of coordinating HIV/AIDS prevention and control and concurrently to the Ministry of Health for sum-up and handling.

6. For HIV medicines used for preventive treatment of persons exposed to HIV due to occupational accidents or risks, provincial-level agencies in charge of coordinating HIV/AIDS prevention and control shall spare a sufficient quantity of the medicines according to the plans stated in Clause 2 of this Article for emergency use for persons exposed to HIV due to occupational accidents or risks in their localities.

Article 14.- Supply of HIV medicines

1. Drug wholesalers or retailers are allowed to distribute HIV medicines with registration numbers.

2. Drug retailers may only sell HIV medicines with registration numbers to persons infected with or exposed to HIV upon prescriptions as stipulated in Clause 1, Article 15 of this Decree.

Article 15.- Prescription and use of HIV medicines

1. HIV medicines must be prescribed for HIV-infected or -exposed persons by medical doctors who have completed training in HIV/AIDS treatment according to regulations of the Minister of Health.

2. When making out prescriptions with HIV medicines, medical doctors shall observe HIV/AIDS treatment procedures and guidelines issued by the Minister of Health.

3. HIV-infected and -exposed persons shall properly follow medical doctors’ instructions when taking HIV medicines.

Chapter IV

CARE FOR HIV-INFECTED PERSONS

Section 1. CARE FOR HIV-INFECTED PERSONS AT STATE-OWNED SOCIAL PROTECTION ESTABLISHMENTS

Article 16.- HIV-infected persons to be admitted to State-owned social protection establishments and the regime of care for HIV-infected persons at these establishments

The admission of HIV-infected persons to State-owned social protection establishments and the regime of care for HIV-infected persons at these establishments comply with the provisions of the Government’s Decree No. 67/2007/ND-CP of April 13, 2007, on support policies for social protection beneficiaries.

Section 2. CARE FOR HIV-INFECTED PERSONS AT NON-PUBLIC SOCIAL PROTECTION ESTABLISHMENTS

Article 17.- Setting up of non-public social protection establishments

1. Non-public social protection establishments set up by charitable, non- governmental or humanitarian organizations or other organizations to take care of and nurture HIV-infected people.

2. The setting up and operations of non-public social protection establishments comply with the provisions of law.

Article 18.- Regime of care for HIV-infected persons at non-public social protection establishments

Non-public social protection establishments shall ensure funds for nurturing, providing subsistence allowances, supports for the treatment of HIV- related opportunistic infections, and supports for funeral expenses for HIV- infected persons at least equal to the amounts stipulated in the Government’s Decree No. 67/2007/ND-CP of April 13, 2007, on support policies for social protection beneficiaries.

Chapter V

INTEGRATION OF HIV/AIDS PREVENTION AND CONTROL ACTIVITIES INTO SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PROGRAMS AND THE LIST OF OCCUPATIONS WHICH REQUIRE HIV TESTING PRIOR TO RECRUITMENT

Article 19.- Integration of HIV/AIDS prevention and control activities into socio-economic development programs

1. When developing socio-economic development programs and plans, ministries, branches and local People’s Committees shall integrate HIV/AIDS prevention and control activities into these programs and plans on the following principles:

a/ Identifying specific indicators and activities related to HIV/AIDS prevention and control for People’s Committees at all levels and ministries and branches directly engaged in HIV/AIDS prevention and control activities or analysing impacts of socio-economic development programs and plans on HIV/AIDS prevention and control work performed by ministries and branches not directly engaged in HIV/AIDS prevention and control activities;

b/ Identifying funding sources for specific HIV/AIDS prevention and control activities;

c/ Defining responsibilities of agencies, organizations and units for coordinating with local medical agencies in charge of HIV/AIDS prevention and control in performing HIV/AIDS prevention and control work.

2. Socio-economic development programs and plans of ministries, branches and People’s Committees at all levels are approved only when they adhere to the principles set out in Clause 1 of this Article.

Article 20.- List of occupations which require HIV testing prior to recruitment

1. List of occupations which require HIV testing prior to recruitment:

a/ Flight crew members defined in Article 72 of the Vietnam Civil Aviation Law

b/ Special occupations in the security and defense domains.

2. Once HIV infection is identified after the recruitment has been made, the employer shall strictly comply with the provisions of Article 14 of the Law on HIV/AIDS Prevention and Control

3. Depending on the HIV/AIDS epidemic developments in each period, the Minister of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in, drawing up and reaching agreement on amendments to the list of occupations which require HIV testing prior to recruitment before submitting them to Prime Minister for decision.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”

The Government’s Decree No. 34/CP of June 1, 1996, guiding the implementation of the Ordinance on HIV/AIDS Prevention and Control is annulled.

Article 22.- Implementation guidance

The Minister of Health shall detail and implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT

PRIME MINISTER

 

 

Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 108/2007/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư liên tịch 68/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý kinh phí thực hiện Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ ri, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS

Y tế-Sức khỏe, Chính sách

văn bản mới nhất