Chỉ thị 1139/CT-BYT năm 2018 về việc tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 1139/CT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1139/CT-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: | 25/10/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là chỉ đạo của Bộ Y tế tại Chỉ thị số 1139/CT-BYT về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS ban hành ngày 25/10/2018.
Cụ thể, Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là phân phát bơm kim tiêm và bao cao su cho các nhóm nguy cơ cao; tiếp tục duy trì và tích cực mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông, chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS…
Về việc giám sát và phát hiện HIV chủ động, Bộ nhấn mạnh việc đa dạng hóa các hình thức tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV như xét nghiệm tại cơ sở y tế, tại cộng đồng, tại gia đình và tự xét nghiệm HIV; triển khai xét nghiệm HIV chủ động tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là các cụm dân cư có nhiều người nhiễm HIV.
Ngoài ra, sẽ mở các phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính tại tuyến huyện ở khu vực vùng sâu, vùng xa để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm HIV trên địa bàn…
Xem chi tiết Chỉ thị1139/CT-BYT tại đây
tải Chỉ thị 1139/CT-BYT
BỘ Y TẾ Số: 1139/CT-BYT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
Trong những năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai toàn diện, rộng khắp và có hiệu quả cao. Nhờ đó, số người nhiễm HIV mới phát hiện, số bệnh nhân AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS hàng năm liên tục giảm. Tuy nhiên, tình hình dịch HIV/AIDS vẫn chưa ổn định, có nhiều nguy cơ trở lại, trong khi đó nhiều địa phương chưa quan tâm cao đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Để thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, hướng tới mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì chỉ đạo tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Đẩy mạnh các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là phân phát bơm kim tiêm và bao cao su cho các nhóm nguy cơ cao; tiếp tục duy trì và tích cực mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; đẩy mạnh truyền thông, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tăng cường phối hợp liên ngành và huy động xã hội tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS.
2. Đẩy mạnh giám sát và phát hiện HIV chủ động. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV như xét nghiệm tại cơ sở y tế, tại cộng đồng, tại gia đình và tự xét nghiệm HIV; triển khai xét nghiệm HIV chủ động tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là ở các cụm dân cư có nhiều người đã được phát hiện nhiễm HIV; mở các phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính tại tuyến huyện ở khu vực vùng sâu, vùng xa để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm HIV trên địa bàn.
3. Khẩn trương mở rộng điều trị thuốc kháng HIV (ARV) cho tất cả những người nhiễm HIV ngay khi được phát hiện; mở rộng cấp phát thuốc tại tuyến xã và cấp phát thuốc nhiều tháng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; kiện toàn các cơ sở điều trị và các điều kiện cần thiết khác để bắt đầu thanh toán thuốc ARV cho điều trị HIV/AIDS qua Quỹ bảo hiểm y tế từ năm 2019.
4. Tăng cường đầu tư từ ngân sách địa phương cho công tác phòng, chống HIV/AIDS theo đề án đảm bảo tài chính đã được phê duyệt; báo cáo cấp có thẩm quyền để bố trí đủ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV, đảm bảo 100% bệnh nhân HIV có thẻ Bảo hiểm y tế, thực hiện hỗ trợ đồng chi trả khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế và các hỗ trợ khác theo quyết định số 2188/QĐ-TTg ngày 15/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí viện trợ quốc tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác công tác phòng, chống HIV/AIDS.
5. Duy trì và tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS trong quá trình thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố, đặc biệt là cán bộ chuyên môn về tư vấn xét nghiệm HIV, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.
Bộ Y tế giao Cục Phòng, chống HIV/AIDS làm đầu mối chủ trì hướng dẫn các địa phương triển khai Chỉ thị này; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị và định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế. Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ và đơn vị trực thuộc Bộ Y tế phối hợp triển khai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh các vấn đề vướng mắc , đề nghị phản ánh về Bộ Y tế qua Cục Phòng, chống HIV/AIDS (ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; số điện thoại: 024.37367130; số fax: 024.38465732) để phối hợp giải quyết)./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây