Nghị định 44/2000/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cá

thuộc tính Nghị định 44/2000/NĐ-CP

Nghị định 44/2000/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cá
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:44/2000/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:01/09/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 44/2000/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 44/2000/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 2000

VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ CẢ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Vật giá Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả là những hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của Nhà nước về giá cả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả quy định trong Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về niêm yết giá, báo cáo giá;
b) Không chấp hành đúng về khung giá, mức giá theo quy định của nhà nước;
c) Vi phạm các quy định về lập, báo cáo phương án giá và những báo cáo khác có nội dung liên quan đến giá cả;
d) Vi phạm các quy định về sử dụng tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá;
đ) Vi phạm  các quy định về quyết định giá;
e) Vi phạm các quy định về giá trong khuyến mại.
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả trên lãnh thổ Việt Nam cũng bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
1. Việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá cả phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định tại Nghị định này.
2. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải có quyết định đình chỉ ngay việc vi phạm.
3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả chỉ bị xử phạt một lần. Cá nhân, tổ chức có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng hành vi. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.
4. Việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá cả phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức và mức phạt thích hợp.
Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả
1. Tình tiết giảm nhẹ:
Người vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do vi phạm của mình gây ra.
2. Tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội;
đ) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;
e) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm hành chính;
Điều 5. Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả là 2 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm phát sinh  vi phạm hành chính mới, hoặc thời điểm có hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 6. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả hết hiệu lực thi hành sau một năm kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại Điều này.
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt, hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 8. Các hình thức xử phạt
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong những hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính.        
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc các biện pháp sau:
a) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả gây ra;
b) Thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá do khai man, khai khống hồ sơ chứng từ mà có được; tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích;        
c) Phải chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch do thực hiện sai giá cho cá nhân, tổ chức bị áp dụng giá sai;
d) Truy thu các khoản tiền phải nộp theo quy định để thực hiện chính sách giá đã trốn nộp.
4. Hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả được quy định tại Chương II Nghị định này. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Trong trường hợp vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt thì không áp dụng xử phạt chính, nhưng có thể bị áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 2 và tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều này.
5. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả là mức trung bình của khung phạt tiền tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống thấp hơn, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên cao hơn, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
CHƯƠNG II
HÀNH VI VI PHẠM  HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ CẢ, HÌNH THỨC VÀ MỨC  PHẠT
Điều 9. Hành vi không thực hiện đúng quy định về niêm yết giá, báo cáo giá.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không thực hiện niêm yết giá mua, giá bán hàng hoá, giá dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về báo cáo các yếu tố hình thành giá với cơ quan giá cả đối với những hàng hoá dịch vụ do Nhà nước định giá.
Điều 10. Hành vi chấp hành sai giá
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán hàng hoá, làm dịch vụ sai với giá niêm yết.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hàng hoá, làm dịch vụ sai với  mức giá cụ thể, giá giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoàn cảnh thiên tai hoặc khó khăn đặc biệt khác để nâng giá, ép giá, gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng.
4. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này còn bị tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính.      
5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 của Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 còn có thể bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị tổn thất do thực hiện sai giá;
b) Chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch giá cho cá nhân, tổ chức bị áp dụng giá sai.
Điều 11.  Hành vi gian lận trong việc lập hồ sơ khai báo về giá
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai man, báo cáo không trung thực chi phí sản xuất và các yếu tố khác có liên quan đến việc lập phương án giá đối với hàng hoá, dịch vụ trình cơ quan có thẩm quyền quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai man giá mua, giá bán hàng hoá, giá dịch vụ và các yếu tố liên quan khác để trốn nộp các khoản tiền phải nộp theo quy định để thực hiện chính sách giá.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này còn có thể bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Truy thu các khoản tiền phải nộp theo quy định để thực hiện chính sách giá đã trốn nộp đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá có được do khai man, khai khống hồ sơ đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 12. Hành vi quy định sai mức giá, quy định giá không đúng thẩm quyền
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi quy định giá mua, giá bán hàng hoá, giá dịch vụ sai với mức giá, giá giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn có thể bị tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp dưới đây:
a) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền thất thoát do thực hiện quyết định giá sai;
b) Chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền do thực hiện sai giá cho cá nhân, tổ chức bị áp dụng giá sai. 
Điều 13. Hành vi vi phạm những quy định về giá hàng hoá dịch vụ thương mại trong thời gian khuyến mại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không niêm yết  thời gian khuyến mại, giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ thương mại bình thường trước thời gian khuyến mại; giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ thương mại trong thời gian khuyến mại theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại trong thời gian khuyến mại thấp hơn 70% giá hàng hoá, dịch vụ thương mại trước thời gian khuyến mại.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi khuyến mại bằng hàng hoá, dịch vụ có trị giá cao hơn 30% giá của hàng hoá, dịch vụ khuyến mại trước thời gian khuyến mại.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính đối với những hàng hoá dịch vụ nhà nước quy định giá còn có thể bị buộc phải hoàn trả toàn bộ số tiền thất thoát do hành vi vi phạm quy định tại  khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 14. Hành vi sử dụng sai mục đích tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sai mục đích tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá.
2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này còn bị buộc hoàn trả tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hoá và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích.
Điều 15. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền phải lập hồ sơ chuyển đến cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.
Nghiêm cấm giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.
CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ CẢ
Điều 16. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực giá cả
1. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt phù hợp theo trình tự quy định tại Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính ở mức nghiêm trọng hơn.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;
d) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền thất thoát do vi phạm hành chính;
đ) Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt phù hợp theo trình tự quy định tại Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính ở mức nghiêm trọng hơn.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;
d) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền thất thoát do vi phạm hành chính;
đ) Thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá có được do khai man, khai khống hồ sơ; Tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích;
e) Truy thu tiền phải nộp để thực hiện chính sách giá theo quy định đã trốn nộp.
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả của cơ quan Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên chuyên ngành Tài chính - Vật giá đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt phù hợp theo trình tự quy định tại Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính ở mức nghiêm trọng hơn.
2. Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính - Vật giá cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;
d) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền thất thoát do vi phạm hành chính;
đ) Thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá có được do khai man, khai khống hồ sơ; tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích;
e) Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền truy thu tiền trốn nộp vào các quỹ để thực hiện chính sách giá theo quy định.
3. Chánh Thanh tra Ban Vật giá Chính phủ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;
d) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền thất thoát do vi phạm hành chính;
đ) Thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá  có được do khai man, khai khống hồ sơ; tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích;
e) Truy thu tiền phải nộp để thực hiện chính sách giá theo quy định đã trốn nộp. 
4. Thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả như Thanh tra chuyên ngành Tài chính - Vật giá theo quy định tại Nghị định này trong phạm vi thẩm quyền quản lý giá cả của Bộ, ngành được Chính phủ quy định.
Điều 18.  Việc phân định thẩm quyền xử phạt
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả mà thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Điều 19.  Thủ tục xử phạt
1. Thủ tục và trình tự xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả được thực hiện theo quy định tại các Điều 45, 46, 47, 48, 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.
2. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá; bị tịch thu tiền chênh lệch giá; bị buộc phải nộp  tiền thất thoát do vi phạm hành chính; bị truy thu tiền phải nộp để thực hiện chính sách giá theo quy định, phải nộp tiền tại nơi mà quyết định xử phạt đã ghi, để cơ quan chủ trì xử phạt xem xét hoàn trả bên bị thiệt hại hoặc nộp vào ngân sách Nhà nước.
4. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ban Vật giá Chính phủ để hướng dẫn cụ thể việc xử lý các khoản tiền mà tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải nộp quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 20. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính nếu không chấp hành quyết định xử phạt hoặc cố ý trốn tránh thi hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;
b) Kê biên phần tài sản có giá trị tương đương với số tiền phạt, tiền bị tịch thu, tiền bị thu hồi, tiền bị buộc phải nộp hoặc truy thu để bán đấu giá;
c) áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.
Người có thẩm quyền xử phạt được quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.
3. Các cơ quan Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế khi các cơ quan đó yêu cầu.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
CHƯƠNG IV
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ  LÝ VI PHẠM
Điều 21.  Khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả áp dụng theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo.
Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
Điều 22. Xử lý vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả mà vụ lợi cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả nếu có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ có trách nhiệm kiểm tra hoặc cố tình trì hoãn, trốn tránh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của pháp luật.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23.  Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký, bãi bỏ Điều 2, Điều 3, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và nội dung quy định thẩm quyền xử lý của cán bộ Thanh tra giá tại Điều 5 Nghị định số 91/HĐBT ngày 04 tháng 8 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về việc chấp hành giá và việc kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm kỷ luật Nhà nước về giá. Bãi bỏ nội dung quy định thẩm quyền xử lý về mặt kinh tế của Chủ nhiệm ủy ban Vật giá Nhà nước, Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị sản xuất kinh doanh tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 88/HĐBT ngày 10 tháng 6 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về sửa đổi Điều 4 của Nghị định số 91/HĐBT ngày 04 tháng 8 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 24. Trưởng Ban Vật giá Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 25.  Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 44/2000/ND-CP
Hanoi, September 01, 2000
DECREE
ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF PRICE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
Pursuant to the Commercial Law of May 10, 1997;
At the proposal of the head of the Government Pricing Committee,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
1. Administrative violations in the field of price mean acts of breaching the State’s regulations on price, intentionally or unintentionally committed by individuals or organizations, which are not so serious enough for penal liability examination but must be administratively sanctioned according to the provisions of law.
2. Administrative violations in the field of price stipulated in this Decree include:
a/ Violations of the regulations on price posting and reporting;
b/ Failure to strictly comply with the price bracket and price levels prescribed by the State;
c/ Violations of the regulations on price plan elaboration and reporting and elaboration of other reports with the price-related contents;
d/ Violations of the regulations on the use of price and freight subsidies as well as the money amounts provided in support of implementation of the price policy;
e/ Violations of the regulations on pricing;
f/ Violations of the regulations on the sale promotion price.
Article 2.- Objects of regulation
All organizations and individuals committing acts of administrative violation in the field of price shall be administratively sanctioned according to this Decree and other relevant law provisions on sanctioning administrative violations.
Foreign organizations and individuals committing acts of administrative violation in the field of price on the Vietnamese territory shall be sanctioned like the Vietnamese ones, except otherwise provided for by international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
Article 3.- Sanctioning principles
1. The sanctioning of administrative violations in the field of price must be effected by the competent persons in strict compliance with the provisions of this Decree.
2. The handling of administrative violations in the field of price must be conducted in a quick, just and lawful manner. Upon the detection of any violation, a decision on the termination thereof must be issued.
3. An administrative violation in the field of price shall be sanctioned only once. An individual or organization committing different administrative violations shall be sanctioned for each of such violations. Many individuals and/or organizations jointly committing an administrative violation shall each be sanctioned therefor.
4. The sanctioning of administrative violations in the field of price must be based on the nature and seriousness of violations as well as the extenuating and aggravating circumstances so as to decide the appropriate sanctioning forms and levels.
Article 4.- Extenuating and aggravating circumstances for acts of administrative violation in the field of price
1. Extenuating circumstances:
The violators have prevented or lessened harms caused by their violations or voluntarily overcome consequences and pay compensation for the damage caused by their violations.
2. Aggravating circumstances:
a/ Committing violations in an organized manner;
b/ Committing violations more than once or recidivism;
c/ Abusing one’s position and/or power;
d/ Taking advantage of the situation of wars, natural calamities or other particular difficult situations of the society;
e/ Committing violations while serving criminal sentences or decisions on handling of administrative violations;
f/ Evading or covering an administrative violation after committing it;
Article 5.- Statute of limitations for sanctioning
1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of price is 2 years after such violation is committed.
2. Where an individual is sued, prosecuted or brought to trial according to the criminal procedures, if there’s a decision to suspend the investigation or the case, he/she shall be administratively sanctioned, provided that there are signs of an administrative violation; the time-limit for sanctioning administrative violation in this case shall be 3 months after the suspension decision is issued.
3. Within the time-limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if concerned individuals or organizations commit new administrative violations or deliberately evade or obstruct the sanctioning, the statute of limitations mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply. The statute of limitations shall be re-calculated as from the time the new administrative violation arises or the act of evading or obstructing the sanctioning is committed.
Article 6.- Statute of limitations for execution of decisions on sanctioning administrative violations in the field of price
A decision on sanctioning an administrative violation in the field of price shall cease to be effective one year after its issuance; in cases where the sanctioned individual or organization deliberately evades or delays the execution of the sanctioning decision, the statute of limitations stipulated in this Article shall not apply.
Article 7.- Time-limit for being considered as having not been administratively sanctioned
One year after executing the sanctioning decisions or after the sanctioning decisions cease to be effective, if the administratively sanctioned organizations or individuals do not relapse into the violations, they shall be considered as having not been administratively sanctioned.
Article 8.- Sanctioning forms
1. For every act of administrative violation in the field of price, the violating individual or organization shall be subject to one of the following main sanctioning forms:
a/ Warning;
b/ Pecuniary penalty.
2. Depending on the nature and seriousness of their administrative violations in the field of price, the violating individuals or organizations may also be subject to the additional sanctioning form of confiscating all the price differences acquired from the administrative violations.
3. Beside the above-mentioned main and additional sanctioning forms, individuals or organizations committing administrative violations may also be subject to one or all of the following measures:
a/ Compensation of the whole sum of money lost due to the administrative violations in the field of price;
b/ Recovery of the price and freight subsidies as well as money amounts provided in support of implementation of the price policy, which are acquired from the false declaration or distortion of dossiers and vouchers; price and freight subsidies as well as money amounts provided in support of implementation of the price policy, which have been used for the wrong purposes;
c/ Bearing all costs of reimbursing the difference arising from the wrong application of prices to individuals and/or organizations to which the prices have been wrongly applied;
d/ Retrospective collection of the evaded money amounts which must have been paid for implementation of the price policy as prescribed.
4. The main and additional sanctioning forms as well as measures applicable to acts of administrative violation in the field of price are stipulated in Chapter II of this Decree. The additional sanctioning forms and other measures shall only be applied together with the main sanctioning form. Where the statute of limitations for sanctioning an administrative violation expires, no main sanction is applied but the measures stipulated in Clause 2 and at Points a, b, c and d, Clause 3 of this Article may be applied thereto.
5. Where the pecuniary penalty is applied, the specific fine level for an administrative violation in the field of price is the average level of the fine bracket corresponding to such violation as defined in this Decree; if the violation involves extenuating circumstances, the fine level may be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket; if the violation involves aggravating circumstances, the fine level may be increased but must not be higher than the maximum level of the fine bracket.
Chapter II
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FIELD OF PRICE, SANCTIONING FORMS AND LEVELS
Article 9.- Acts of failing to strictly comply with the regulations on price posting and reporting
1. Warning or a fine of between VND 50,000 and 200,000 for act of failing to post up the goods buying and selling prices as well as the service charges as prescribed.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for act of failing to strictly comply with the regulations on reporting the price-formulating factors to the pricing agencies, regarding goods and services with prices set by the State.
Article 10.- Acts of wrongly applying prices
1. Warning or a fine of between VND 100,000 and 500,000 for act of buying and/or selling goods or providing services at prices or charges different from the posted ones.
2. Warning or a fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for act of buying and/or selling goods or providing services at prices or charges different from the specific price levels and price limits set by the competent agencies.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for act of taking advantages of natural calamities or other particularly difficult situations to raise or depress prices, thus causing damage to producers and/or consumers.
4. Organizations and individuals committing acts of administrative violation defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall also be subject to the confiscation of all the price difference acquired from the administrative violations.
5. In addition to the sanctioning forms stipulated in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, individuals and organizations committing administrative violations defined in Clauses 1 and 2 may also be subject to the following measures:
a/ Forcible compensation of the whole sum of money lost due to the wrong application of prices;
b/ Bearing all costs of the price difference reimbursement to individuals and/or organizations to which the prices have been wrongly applied.
Article 11.- Acts of tricking in compiling the price-declaration dossiers
1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for act of falsely declaring or untruthfully reporting the production costs and other factors related to the elaboration of goods and/or services price plans to be submitted to the prescribed competent agencies.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for act of falsely declaring the goods buying and selling prices, service charges and other relevant factors in order to evade the payment of the prescribed money amounts to be paid for implementation of the price policy.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for act of making false declaration or distorting dossiers to receive the price subsidies, freight subsidies and money amounts provided in support of implementation of the price policy.
4. In addition to fines, individuals and organizations committing administrative violations stipulated in this Article may also be subject to the following measures:
a/ Retrospective collection of the prescribed amounts to be paid for implementation of the price policy, which have been evaded, for administrative violations stipulated in Clause 2 of this Article.
b/ Recovery of the price subsidies and freight subsidies as well as money amounts provided in support of implementation of the price policy, which are acquired from the false declaration or distortion of dossiers, for administrative violations stipulated in Clause 3 of this Article.
Article 12.- Acts of setting wrong prices or setting prices ultra vires
1. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for act of setting goods buying and selling prices or service charges at variance with the price levels and price limits prescribed by the competent agencies.
2. In addition to fines, individuals and organizations committing acts of violation stipulated in this Article may also be subject to the confiscation of all the price difference acquired from the administrative violations stipulated in Clause 1 of this Article.
3. In addition to the sanctioning forms defined in Clauses 1 and 2 of this Article, individuals and organizations committing administrative violations may also be subject to one or all of the following measures:
a/ Forcible compensation of the whole sum of money lost due to making wrong pricing decisions;
b/ Bearing all costs of reimbursing money due to the wrong price application, to individuals and/or organizations to which the prices have been wrongly applied.
Article 13.- Acts of violating regulations on commercial goods prices and service charges in the sale promotion period
1. Warning or a fine of between VND 50,000 and 200,000 for act of failing to post up the sale promotion duration, the common goods selling prices as well as the commercial service charges before the sale promotion time; the goods selling prices as well as the commercial service charges during the sale promotion period according to the stipulations of the competent agencies.
2. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for act of selling goods or providing commercial services in the sale promotion period at prices lower than 70% of the pre-sale promotion goods� prices or commercial service charges.
3. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for act of promoting the sale with goods and/or services valued at 30% higher than the pre-sale promotion goods� prices or commercial service charges.
4. In addition to fines, individuals and organizations committing administrative violations related to goods and/or services with prices set by the State may also be compelled to repay the whole sum of money lost due to the acts of violation stipulated in Clauses 2 and 3, this Article.
Article 14.- Acts of using for wrong purposes the price subsidies, freight subsidies and money amounts provided in support of implementation of the price policy
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for act of using for wrong purposes the price subsidies, freight subsidies and money amounts provided in support of implementation of the price policy.
2. Individuals and organizations committing administrative violations stipulated in this Article shall, apart from being fined under the provisions of Clause 1 of this Article, be compelled to refund the price subsidies, freight subsidies as well as money amounts provided in support of implementation of the price policy, which have been used for the wrong purposes.
Article 15.- Transfer of dossiers of administrative violations in the field of price for penal liability examination
When deeming that an act of administrative violation in the field of price shows signs of a criminal offense, the competent person(s) shall have to compile a dossier and transfer it to the competent agency for handling according to criminal procedures.
To strictly prohibit the retaining of cases of administrative violations with signs of criminal offenses for administrative sanctions.
Chapter III
COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF PRICE
Article 16.- Competence of the People’s Committees of all levels for sanctioning administrative violations in the field of price
1. The presidents of the commune/ward/township People’s Committees shall have the right to:
a/ Serve warning;
b/ Impose fines of up to VND 200,000;
c/ Propose the competent agencies to apply appropriate sanctioning forms according to the order stipulated in this Decree, to individuals and organizations that commit graver administrative violations.
2. The presidents of the People’s Committees of districts, provincial towns and cities shall have the right to:
a/ Serve warning;
b/ Impose fines of up to VND 10,000,000;
c/ Confiscate all the price difference acquired from administrative violations;
d/ Compel the compensation of the whole sum of money lost due to administrative violations;
e/ Propose the competent agencies to apply appropriate sanctioning forms according to the order stipulated in this Decree, to individuals and organizations that commit graver administrative violations.
3. The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have the right to:
a/ Serve warning;
b/ Impose fines of up to VND 100,000,000;
c/ Confiscate all the price difference acquired from administrative violations;
d/ Compel the compensation of the whole sum of money lost due to administrative violations;
e/ Recover the price subsidies, freight subsidies and money amounts provided in support of implementation of the price policy, which have been acquired from false declarations or dossier distortion; as well as the price subsidies, freight subsidies and money amounts provided in support of implementation of the price policy, which have been used for wrong purposes;
f/ Retrospectively collect the evaded money amounts which must have been paid for the implementation of the price policy as prescribed.
Article 17.- Competence of the specialized inspectorates for sanctioning administrative violations
1. The finance-pricing inspectors, while on official duty, shall have the right to:
a/ Serve warning;
b/ Impose fines of up to VND 200,000;
c/ Propose the competent agencies to apply appropriate sanctioning forms according to the order defined in this Decree, to individuals and organizations that commit graver administrative violations.
2. The chief inspectors and heads of the department-level agencies performing the finance-pricing specialized inspection function shall have the right to:
a/ Serve warning;
b/ Impose fines of up to VND 10,000,000;
c/ Confiscate all the price difference acquired from administrative violations;
d/ Compel the compensation of the whole sum of money lost due to administrative violations;
e/ Recover the price subsidies, freight subsidies and money amounts provided in support of implementation of the price policy, which have been acquired from false declarations or dossier distortion; as well as the price subsidies, freight subsidies and money amounts provided in support of implementation of the price policy, which have been used for the wrong purposes;
f/ Propose the competent agencies to retrospectively collect the evaded money amounts for the funds for implementation of the price policy as prescribed.
3. The chief inspector of the Government Pricing Committee shall have the right to:
a/ Serve warning;
b/ Impose fines of up to VND 20,000,000;
c/ Confiscate all the price difference acquired from administrative violations;
d/ Compel the compensation of the whole sum of money lost due to administrative violations;
e/ Recover the price subsidies, freight subsidies and money amounts provided in support of implementation of the price policy, which have been acquired from false declarations or dossier distortion; as well as the price subsidies, freight subsidies and money amounts provided in support of implementation of the price policy, which have been used for wrong purposes;
f/ Retrospectively collect the evaded money amounts which must have been paid for implementation of the price policy as prescribed.
4. The specialized inspectorates of the ministries and branches shall, within the price management competence of their respective ministries and branches already determined by the Government, have the competence to sanction administrative violations in the field of price like the finance-pricing specialized inspectorate according to the provisions of this Decree.
Article 18.- Determination of sanctioning competence
Where an administrative violation in the field of price falls under the handling competence of different State management agencies, the sanctioning shall be effected by the agency being the first to receive and process the case dossier according to the provisions of this Decree.
Article 19.- Procedures for sanctioning
1. The procedures for and order of sanctioning administrative violations in the field of price shall comply with the provisions in Articles 45, 46, 47, 48 and 49 of the July 6, 1995 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The collected fines must be remitted into the State budget through accounts opened at the State Treasury. The regime of managing fine receipts and money shall comply with the current regulations.
3. Organizations and individuals subject to the recovery of the price subsidies, freight subsidies and money amounts provided in support of implementation of the price policy; to the confiscation of price difference; the forcible payment of money lost due to administrative violations; or retrospective payment of money for implementation of the price policy as prescribed, shall have to pay them at places stated in the sanctioning decisions so that the agencies assuming the prime responsibility for sanctioning may consider the refunding of money to the damage-suffering parties or remit it into the State budget.
4. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Government Pricing Committee in providing detailed guidance for handling money amounts payable by organizations or individuals that commit administrative violations prescribed in Clause 3 of this Article.
Article 20.- Execution of sanctioning decisions and coercive execution of sanctioning decisions
1. Organizations and individuals administratively sanctioned according to the provisions of this Decree shall have to strictly execute decisions on sanctioning administrative violations, issued by the competent agencies and persons.
2. Organizations and individuals subject to administrative sanctions, if failing to execute the sanctioning decisions or deliberately evade the execution thereof, shall be compelled to do so with the following measures:
a/ Deduction of part of their salaries or incomes or deposits in the bank accounts;
b/ Inventory of assets with value equivalent to the fine, the money amount to be confiscated, recovered, forcibly paid or retrospectively paid, for auction.
c/ Application of other coercive measures for the execution of sanctioning decisions.
The persons with sanctioning competence shall also be competent to issue coercive decisions and have to organize the coercion.
3. Banking institutions, State Treasuries and people’s police force shall have to coordinate with the State agencies in organizing the execution of coercive decisions at the latter�s request.
4. The coerced individuals and organizations shall bear all costs of organizing the implementation of the coercive measures.
Chapter IV
COMPLAINT, DENUNCIATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 21.- Complaint, denunciation and settlement of complaints and denunciations
The complaint and denunciation as well as the settlement of complaints and denunciations about decisions on sanctioning administrative violations in the field of price shall comply with the provisions of the Law on Complaints and Denunciations.
Pending the settlement of their complaints and denunciations, individuals and organizations subject to administrative sanctions in the field of price shall have to strictly abide by sanctioning decisions of the competent agencies. The complaint about a decision on sanctioning administrative violation shall not halt the execution of such decision.
Article 22.- Handling of violations
If persons competent to sanction administrative violations in the field of price commit acts for personal interests or lack responsibility, cover, ignore the handling of, or handle the violations not in time, not correspondingly to their seriousness or not according to their competence as prescribed, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage to the State, organizations or individuals they shall have to pay the compensation therefor according to law provisions.
If persons subject to administrative sanctions in the field of price commit acts of obstructing, opposing officials on inspection duty or deliberately delaying, evading the execution of sanctioning decisions, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to law provisions.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 23.- This Decree takes effect 15 days after its signing; to annul Articles 2, 3, 7, 8, 9 and 10 as well as the provisions on handling competence of the pricing inspectors in Article 5 of the August 4, 1986 Decree No.91/HDBT of the Council of Ministers (now the Government), providing for the price application as well as the inspection, examination and handling of violations of the State�s regulations on price. To annul the provisions on handling competence in economic aspect, of the Director of the State Pricing Committee, the ministers, the presidents of the People�s Committees at all levels, and the heads of the production and/or business units, in Clauses 1 and 2, Article 1 of the June 10, 1987 Decree No.88/HDBT of the Council of Ministers (now the Government) amending Article 4 of the August 4, 1986 Decree No.91/HDBT of the Council of Ministers.
Article 24.- The head of the Government Pricing Committee shall have to guide the implementation of this Decree.
Article 25.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 44/2000/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất