Thông tư 09/2018/TT-BTP quy định Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình

thuộc tính Thông tư 09/2018/TT-BTP

Thông tư 09/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:09/2018/TT-BTP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Khánh Ngọc
Ngày ban hành:21/06/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp
Ngày 21/6/2018, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư 09/2018/TT-BTP quy định Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình.

Trong đó, các tiêu chí chung để xác định vụ việc tham gia tố tụng như sau:

- Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc được dư luận quan tâm, nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin;

- Vụ việc mà quan điểm người thực hiện trợ giúp pháp lý khác với một trong các cơ quan tiến hành tố tụng và được chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý tại bản án, quyết định tố tụng;

- Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có nhiều tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau hoặc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều ý kiến khách nhau hoặc vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau;

- Trợ giúp pháp lý trong vụ việc bị kháng nghị để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm hoặc trong vụ án được xét xử lại;

- Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có một trong các bên đương sự cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài.

Ngoài các tiêu chí chung nêu trên, Thông tư này còn quy định cụ thể về tiêu chí xác định đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự, dân sự và hành chính…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21/8/2018.

Xem chi tiết Thông tư09/2018/TT-BTP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------

Số: 09/2018/TT-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐNH TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ PHC TẠP, ĐIỂN HÌNH

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định tiêu chí xác định các vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý là vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Tiêu chí chung đối với vụ việc tham gia tố tụng
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc được dư luận quan tâm, nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương hay địa phương đưa tin.
2. Vụ việc mà quan điểm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khác với một trong các cơ quan tiến hành tố tụng và được chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý tại bản án, quyết định tố tụng.
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau hoặc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều ý kiến khác nhau hoặc vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau.
4. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc bị kháng nghị để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm hoặc trong vụ án được xét xử lại.
5. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
6. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc có một trong các bên đương sự cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài.
Điều 4. Tiêu chí đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự
Vụ việc trợ giúp pháp lý trong tham gia tố tụng hình sự được xác định là vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
1. Đáp ứng một trong những tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị can, bị cáo bị truy tố nhiều tội danh trong cùng một vụ án.
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới nhưng được cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên lấy lên để giải quyết hoặc thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.
4. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung.
5. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong các vụ án mà Viện kiểm sát nhân dân đề nghị áp dụng mức hình phạt tù từ 02 năm trở lên, trừ những vụ việc được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
6. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ án chỉ định người bào chữa.
Điều 5. Tiêu chí đối với vụ việc tham gia tố tụng dân sự
Vụ việc trợ giúp pháp lý trong tham gia tố tụng dân sự, trừ việc dân sự và những vụ việc được giải quyết theo thủ tục rút gọn, được xác định là vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
1. Đáp ứng một trong những tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc mà quy định của pháp luật về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thống nhất hoặc chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp.
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới nhưng được Tòa án nhân dân cấp trên lấy lên để giải quyết hoặc thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.
Điều 6. Tiêu chí đối với vụ việc tham gia tố tụng hành chính
Vụ việc trợ giúp pháp lý trong tham gia tố tụng hành chính, trừ những vụ việc được giải quyết theo thủ tục rút gọn, được xác định là vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
1. Đáp ứng một trong những tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc phát sinh trong lĩnh vực mới mà chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp.
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người.
4. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài về quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng hoặc các lĩnh vực pháp luật khác tại địa phương.
Điều 7. Tiêu chí đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật
Vụ việc trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật được xác định là vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc khiếu nại kéo dài được dư luận đặc biệt quan tâm, nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương hay địa phương đưa tin hoặc trong vụ việc mà tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị các cơ quan, tổ chức về các vấn đề liên quan đến vụ việc.
2. Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc đã được giải quyết nhiều lần hoặc do nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 8 năm 2018.
2. Việc xác định vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trong hoạt động trợ giúp pháp lý đối với những vụ việc đã hoàn thành trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì áp dụng theo các Tiêu chí quy định tại Quyết định số 2662/QĐ-BTP ngày 29/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Tiêu chí xác định vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trong hoạt động trợ giúp pháp lý năm 2016 và năm 2017.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Sở Tư pháp và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc áp dụng các tiêu chí quy định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, bất cập, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp đế nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; các đơn vị thuộc Bộ;
- Sở Tư pháp, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
-Lưu: VT, Cục TGPL(
10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Khánh Ngọc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF JUSTICE

Circular No. 09/2018/TT-BTP dated  June 21, 2018 of the Ministry of Justice on criteria for determination of complex and typical legal aid cases

Pursuant to the Law on Legal Aid dated June 20, 2017;

Pursuant to Government s Decree No. 144/2017/ND-CP dated December 15, 2017 on guidelines for the Law on Legal Aid;

Pursuant to Government s Decree No. 96/2017/ND-CP dated August 16, 2017 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Justice;

Pursuant to Decision No. 32/2016/QD-TTg dated August 8, 2016 of the Prime Minister on legal aid policies for poor people, ethnic minorities in poor districts, communes, severely disadvantaged villages for the period 2016-2020 and aids provided in complex and typical legal proceedings;

At the request of Director of Department of Legal Aid;

The Minister of Justice promulgates a Circular on criteria for determination of complex and typical legal aid cases.

Article 1. Scope of adjustment

This Circular sets forth criteria for determining legal proceedings, extrajudicial representation, legal counseling in legal aid, which is considered complex and typical.

Article 2. Subject of application

This Circular applies to the following entities:

1. State legal aid centers of provinces or central-affiliated cities (hereinafter referred to as provinces).

2. Departments of Justice and relevant entities.

Article 3. General criteria for legal proceedings

1. Legal aid is provided in legal cases, which have aroused public concern and have been reported by central and local news agencies.

2. A case where the point of view given by the legal aid-providing person differs from one of presiding agencies and is accepted toward in favor of the legally-aided person at judgments and decisions.

3. Legal aid is provided in a case where there are many materials and items of evidence in conflict or evaluation of items of evidence and application of laws by presiding agencies triggers off different opinions, or a case in conjunction with multiple areas of law.

4. Legal aid is provided in a case where an appeal is filed for further actions under appellate trial or re-trial.

5. Legal aid is provided in a case which relates to multiple provinces.

6. Legal aid is provided in a case where one of involved parties resides, studies or works abroad.

Article 4. General criteria for criminal proceedings

A criminal case in which legal aid is provided shall be considered complex and typical when it meets one of the following criteria:

1. Meet one of criteria prescribed in Article 3 of this Circular.

2. Legal aid is provided for suspects or defendants prosecuted with multiple counts in a case.

3. Legal aid is provided in a case which is under jurisdiction of the inferior presiding agency but the superior presiding agency takes over for handling or legal aid is provided in a case in which the period for trial preparation must be extended.

4. Legal aid is provided in a case in which dossiers are returned for re-investigation or further investigation.

5. Legal aid is provided in a case that the People’s Procuracy requests penalty of imprisonment for at least 2 years, except for cases tried under reduced procedures.

6. Legal aid is provided in a case where an advocate is appointed.

Article 5. Criteria for civil proceedings

A civil case in which legal aid is provided, except for civil matters and cases tried under reduced procedures, shall be considered complex and typical when it meet one of the following criteria:

1. Meet one of criteria prescribed in Article 3 of this Circular.

2. Legal aid is provided in a case where regulations and laws on matters to be settled in the case are unclear, without guidance on consistent application or without legislative documents that directly govern them.

3. Legal aid is provided in a case which is under jurisdiction of the inferior People’s Court but the superior People’s Court take over for handling or legal aid is provided in a case in which the period for trial preparation must be extended.

Article 6. Criteria for administrative proceedings

A civil case in which legal aid is provided, except for administrative matters and cases tried under reduced procedures, shall be considered complex and typical when it meet one of the following criteria:

1. Meet one of criteria prescribed in Article 3 of this Circular.

2. Legal aid is provided in a case arising in new area that there is no legislative document that directly governs it.

3. Legal aid is provided in a case that related to rights and interests of multiple people.

4. Legal aid is provided in prolonged claims/denunciations in terms of land management, land clearing and compensation or other areas of law at local

Article 7. Criteria for extrajudicial representation or legal counseling

A extrajudicial representation or legal counseling in which legal aid is provided shall be considered complex and typical when it meet one of the following criteria:

1. Legal aid is provided in a case with prolonged claim that has aroused wide public concern and has been reported by many central and local news agencies or in a case that the legal aid-providing organization requests agencies matters related to the case.

2. Legal aid is provided in a case that has been settled many times or settled by many competent authorities.

Article 8. Effect

1. This Circular takes effect on August 21, 2018.

2. Legal cases in which legal aid is provided shall be determined if they are complex or typical  before effective date of this Circular shall apply criteria prescribed in Decision No. 2662/QD-BTP dated December 29, 2016 of the Minister of Justice on criteria for complex and typical legal proceedings with legal aid in 2016 and 2017.

Article 9. Implementation organization

1. Director of Department of Legal Aid, Heads of units affiliated to the Ministry of Justice, Director of Department of Justice, Director of state legal aid center of provinces and relevant entities shall implement this Circular.

2. Department of Justice and state legal aid centers shall take responsibility for accuracy of application of criteria prescribed in this Circular.

3. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Justice for consideration./.

For the Minister

The Deputy Minister

Nguyen Khanh Ngoc

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 09/2018/TT-BTP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất