Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán-Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế

thuộc tính Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP

Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán-Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2003/NQ-HĐTP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Văn Hiện
Ngày ban hành:27/05/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
SỐ 04/2003/NQ-HĐTP NGÀY 27 THÁNG 5 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN
ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN KINH TẾ

 

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

 

Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh trọng điều kiện hiện nay;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

QUYẾT NGHỊ:

 

I. VIỆC XÁC ĐỊNH HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU

 

1. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (sau đây viết tắt là Pháp lệnh HĐKT) thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ khi "một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng". Khi áp dụng quy định này cần phân biệt như sau:

a. Nếu khi ký kết hợp đổng kinh tế một trong các bên chưa có đăng ký kinh doanh mà trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các bên có phát sinh tranh chấp và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, bên chưa có đăng ký kinh doanh khi ký kết hợp đồng kinh tế vẫn chưa có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc được các bên thoả thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng kinh tế này thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT và bị coi là vô hiệu toàn bộ.

Ví dụ: Trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty A chưa có đăng ký ngành nghề xây dựng công nghiệp, nhưng Công ty A đã ký hợp đồng kinh tế về việc nhận thầu thi công xây dựng nhà xưởng cho Công ty B. Trong quá trình thi công, giữa các bên có phát sinh tranh chấp từ việc thực hiện hợp đồng và một trong các bên khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết. Khi giải quyết vụ án này, nếu có đủ căn cứ cho thấy đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp Công ty A vẫn chưa được đăng ký bổ sung ngành nghề xây dựng công nghiệp thì Toà án áp dụng điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT tuyên bố hợp đồng kinh tế này vô hiệu toàn bộ và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu theo quy định tại Điều 39 Pháp Lệnh HĐKT.

b. Nếu khi ký kết hợp đồng kinh tế một trong các bên chưa có đăng ký kinh doanh, nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các bên có phát sinh tranh chấp và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, bên chưa có đăng ký kinh doanh khi ký kết hợp đồng đã có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc được các bên thoả thuận trong hợp đồng thì hợp đồng kinh tế này không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT và do đó không bị coi là vô hiệu toàn bộ.

Ví dụ: Nếu trong ví dụ tại điểm a mục 1 này khi giải quyết vụ án, nếu có đủ căn cứ cho thấy đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp Công ty A đã được đăng ký bổ sung ngành nghề xây dựng công nghiệp thì hợp đồng kinh tế này không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT và không bị coi là vô hiệu toàn bộ.

2. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ khi: "Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền...".

Để phù hợp với tinh thần quy định tại Điều 154 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng kinh tế không bị coi là vô hiệu toàn bộ, nếu người ký kết hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, người mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế đó (sau đây gọi tắt là người có thẩm quyền) chấp thuận. Được coi là người có thẩm quyền chấp thuận nếu người đó đã biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết mà không phản đối.

Được coi là người có thẩm quyền đã biết mà không phản đối khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, có đấy đủ căn cứ chứng minh rằng người ký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết (việc báo cáo đó được thể hiện trong biên bản họp giao ban của Ban giám đốc, biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị, có nhiều người khai thống nhất về việc báo cáo là có thật...).

b. Người có thẩm quyền thông qua các chứng từ, tài liệu về kế toán, thống kê biết được hợp đồng kinh tế đó đã được ký kết và đang được thực hiện (đã ký trên hoá đơn, phiếu xuất kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng kinh tế hoặc trên sổ sách kế toán của pháp nhân...).

c. Người có thẩm quyền có những hành vi chứng minh có tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo thoả thuận của hợp đồng kinh tế (ký các văn bản xin gia hạn thời gian thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, ký các văn bản duyệt thu, chi hay quyết toán đối chiếu công nợ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế...).

d. Người có thẩm quyền đã trực tiếp sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế mà có (sử dụng xe ôtô để đi lại, để kinh doanh mà biết do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế đó mà có; sử dụng trụ sở làm việc do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế thuê tài sản...).

3. Đối với hợp đồng kinh tế mà trong nội dung của hợp đồng các bên có thoả thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ cần phân biệt như sau:

a. Nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT (các bên vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý ngoại tệ). Trong trường hợp này nếu một hoặc các bên có yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo thủ tục chung.

b. Nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng sau đó các bên có thoả thuận thanh toán bằng Đồng Việt Nam hoặc trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên thoả thuận sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền định giá (để bảo đảm ổn định giá trị của hợp đồng) nhưng việc thanh toán là bằng Đồng Việt Nam, thì hợp đồng kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT và do đó không bị coi là vô hiệu toàn bộ.

 

II. VIỆC XỬ LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU

 

Điểm a khoản 2 Điều 39 Pháp lệnh HĐKT quy định: "Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật". Khi áp dụng quy định này cần phân biệt như sau:

1. Đối với tài sản là động sản

a. Hoàn trả được tài sản đã nhận là trường hợp bên đã nhận được tài sản từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế chưa khai thác, sử dụng và vẫn bảo quản giữ nguyên được chất lượng, chức năng, công dụng của tài sản đó. Không chấp nhận việc hoàn trả tài sản tuy đúng chủng loại, chất lượng, chức năng, công dụng nhưng không phải chính là tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác không trái pháp luật.

b. Không thể hoàn trả được tài sản đã nhận bằng hiện vật khi tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b.1. Đã được đưa vào khai thác, sử dụng;

b.2. Đã bị mất mát, hư hỏng;

b.3. Đã được chuyển giao cho người khác và đã được đưa vào khai thác, sử dụng hoặc bị mất mát, hư hỏng hoặc quá thời hạn sử dụng;

b.4. Không còn giữ được chất lượng, chức năng, công dụng của tài sản mà do lỗi của bên nhận tài sản (ví dụ: người nhận được tài sản không bảo quản theo đúng quy định);

b.5. Đã bị mất mát một hoặc một số bộ phận nào đó của tài sản mà không thể khôi phục lại được theo nguyên trạng khi nhận.

c. Trong trường hợp không thể hoàn trả được tài sản đã nhận bằng hiện vật được hướng dẫn tại điểm b mục 1 này thì bên nhận tài sản chỉ phải thanh toán bằng tiền cho bên giao tài sản theo giá đã được các bên thoả thuận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác không trái pháp luật.

d. Trong trường hợp hoàn trả tài sản là ngoại tệ đã nhận thì bên nhận ngoại tệ phải hoàn trả cho bên giao số ngoại tệ đã nhận được quy đổi ra tiền Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của ngoại tệ với Đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm nhận ngoại tệ đã được các bên thoả thuận mà không có tính lãi, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác không trái pháp luật.

2. Đối với tài sản là bất động sản hoặc quyền sử dụng đất

Về nguyên tắc chung, việc xử lý tài sản là bất động sản hoặc quyền sử dụng đất là buộc bên đã nhận được tài sản từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế phải hoàn trả cho bên giao tài sản.

Trong trường hợp bên đã nhận được tài sản đã tháo dỡ, sửa chữa, làm thêm mới, đầu tư làm tăng giá trị của tài sản đó, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, tháo dỡ hoặc thanh toán tiền cho nhau, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác không trái pháp luật.

3. Trách nhiệm chịu thiệt hại do hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 39 Pháp lệnh HĐKT thì trong trường hợp hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ, thiệt hại phát sinh các bên phải chịu mà không xem xét đến mức độ lỗi của các bên.

 

III. VIỆC ÁP DỤNG ĐIỂM 3 ĐIỀU 32 PHÁP LỆNH
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN KINH TẾ

 

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 39 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án kinh tế khi: "Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp là đương sự của vụ án". Khi áp dụng quy định này cần chú ý:

1. Để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án kinh tế với lý do đã có quyết định của Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nhưng sau đó Toà án có quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nếu đương sự khởi kiện lại vụ án kinh tế mà họ đã khởi kiện trước đó và bị đình chỉ, thì Toà án thụ lý để giải quyết theo thủ tục chung.

2. Thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là sáu tháng, kể từ ngày Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hiệu khởi kiện.

Đối với trường hợp Toà án đã có quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

 

IV. HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA NGHỊ QUYẾT

 

1. Nghị quyết này được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 27 tháng 5 năm 2003 và có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Những hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao được ban hành trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực về các vấn đề được hướng dẫn trong Nghị quyết này đều bãi bỏ.

2. Đối với những vụ án kinh tế mà Toà án đã thụ lý nhưng chưa xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử giám đốc thảm, tái thẩm, thì áp dụng Nghị quyết này để giải quyết.

3. Đối với các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp có những căn cứ kháng nghị khác.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE JUDGES' COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 04/2003/NQ-HDTP

Hanoi, May 27, 2003

 

RESOLUTION

OF THE JUDGES’ COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT GUIDING THE APPLICATION OF A NUMBER OF LAW PROVISIONS TO THE SETTLEMENT OF ECONOMIC CASES

THE JUDGES’ COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT

Pursuant to the Law on Organization of the People’s Courts;

In order to properly and uniformly apply law provisions to the settlement of economic cases, aiming to protect the legitimate rights and interests of involved parties, suitable to the practical situation of production and business activities in the present context;

After obtaining the consents of the Chairman of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice,

RESOLVES:

I. DETERMINING INVALID ECONOMIC CONTRACTS

1. Under the provision at Point b, Clause 1, Article 8 of the Ordinance on Economic Contracts, an economic contract shall be considered totally invalid when "either of the parties to the economic contract has no business registration as prescribed by law for the performance of the jobs agreed upon in the economic contract." When applying this provision, it is necessary to distinguish the following cases:

a/ In cases where upon entering into an economic contract, either of the involved parties has not yet obtained business registration and disputes arise between the involved parties in the course of performing the economic contract, and by the time such disputes arise, the party without business registration, when entering into such economic contract, still fails to obtain business registration for the performance of jobs agreed upon in the contract, such economic contract shall fall into the cases prescribed at Point b, Clause 1, Article 8 of the Ordinance on Economic Contracts and be considered totally invalid.

For example: The business registration certificate of Company A does not cover the registration for industrial construction, but Company A signed an economic contract for the construction of workshops for Company B. In the course of construction, disputes arose between the two parties in the performance of the contract and either of them initiated a lawsuit requesting the Court to settle the case. When settling this case, if there are enough grounds to believe that by the time the disputes arose, Company A had not been given the additional registration of industrial construction, the Court shall apply Point b, Clause 1, Article 8 of the Ordinance on Economic Contracts to declare this economic contract totally invalid and handle the invalid economic contract according to the provisions of Article 39 of the Ordinance on Economic Contracts.

b/ In cases where upon entering into an economic contract, either of the involved parties has not yet made business registration and disputes arise between the involved parties in the course of performing the economic contract, and by the time these disputes arise, the party without business registration, when entering into the contract, has already made business registration for the performance of the jobs agreed upon by the involved parties in the contract, such economic contract shall not fall into the cases prescribed at Point b, Clause 1, Article 8 of the Ordinance on Economic Contracts, and therefore, not be considered totally invalid.

For example: If in the example at Point a of this Section 1, when settling the case, there are enough grounds to believe that by the time the disputes arose, Company A had been made additional registration of industrial construction, the economic contract shall not fall into the cases prescribed at Point b, Clause 1, Article 8 of the Ordinance on Economic Contracts and not be considered totally invalid.

2. Under the provision at Point c, Clause 1, Article 8 of the Ordinance on Economic Contracts, economic contracts shall be considered totally invalid when: "The persons sign such economic contracts not according to their competence …"

In order to suit the spirit stated in Article 154 of the Civil Code, economic contracts shall not be considered totally invalids if they were signed by persons who have no competence to sign but in the course of performance, they are approved by the persons having the competence to sign such economic contracts according to law provisions (hereinafter called competent persons for short). Economic contracts shall be considered as having been approved by competent persons if these persons know that the economic contracts have been signed but do not oppose such signing.

The signing of economic contracts shall be considered as having been known but not opposed by the competent persons in the following cases:

a/ After the economic contracts are signed, there are enough grounds to prove that the persons signing these economic contracts have already reported the signing to the competent persons (such reporting is expressed in the minutes of briefings of the directorate, the minutes of meetings of the Members’ Councils or Managing Boards, or many persons confirmed that the reporting had been really made…).

b/ The competent persons, through accounting as well as statistical vouchers and documents, know that these economic contracts have been signed and are being performed (having signed receipts, ex-warehousing bills or revenues from and expenditures for the performance of these economic contracts or accounting books of legal entities…).

c/ The competent persons have had acts which prove that they have participated in exercising rights and obligations arising under the agreements in the economic contracts (having signed documents applying for extension of payment terms, having committed to perform the contractual obligations, having signed document approving revenues, expenditures or the final settlement of credits and debts related to the performance of these economic contracts…).

d/ The competent persons have directly used assets or profits earned from the signing and performance of the economic contracts (having used cars for travel and/or business, which, to their knowledge, have been obtained from the signing and/or performance of these economic contracts; having used working offices obtained from the signing and/or performance of economic contracts on property lease…).

3. For economic contracts in which the involved parties have agreed on prices and payment in foreign currencies, they should be distinguished as follows:

a/ If the economic contracts contain agreements on prices and payment in foreign currencies between the involved parties while either or both parties is or are not allowed to make payment in foreign currencies, the economic contracts shall be considered totally invalid under the provisions at Point a, Clause 1, Article 8 of the Ordinance on Economic Contracts (the involved parties violate the State’s regulations on foreign currency management). In this case, if either or both parties request the Court to settle the cases, the Court shall declare the contracts invalid and settle the consequences of invalid contracts according to general procedures.

b/ If the economic contracts contains agreements on prices and payment in foreign currencies between the involved parties while either or both parties is or are not allowed to make payment in foreign currencies, but later the involved parties agree to make payment in Vietnam dong or in the economic contracts, the involved parties agree to use foreign currencies as price-determining currency (in order to stabilize the value of the contracts) but make payment in Vietnam dong, these economic contracts shall not fall into the cases prescribed at Point a, Clause 1, Article 8 of the Ordinance on Economic Contracts and therefore not be considered totally invalid.

II. HANDLING OF INVALID ECONOMIC CONTRACTS

Point a, Clause 2, Article 39 of the Ordinance on Economic Contracts prescribes: "The involved parties shall have the obligation to return to one another all properties they have received from the performance of contracts. In cases where it is impossible to return such properties in kind, they must return them in cash, provided that such properties are not confiscated according to law provisions." When applying this provision, it is necessary to distinguish the following cases:

1. For properties being movables:

a/ The received properties can be returned in cases where the parties receiving properties from the performance of the economic contracts have not yet exploited or used these properties, and still maintain their quality, functions and utility. The returned properties shall not be accepted if they are not the very property received from the performance of such contracts even though they are of the right categories, quality, function and utility, except for cases where the parties reach otherwise agreements not contrary to law provisions.

b/ The properties received from the contract performance cannot be returned in kind when they fall into one of the following cases:

b.1. They have been put into exploitation or use;

b.2. They have been lost or damaged;

b.3. They have been transferred to other persons and been put into exploitation or use, lost or damaged, or the use duration thereof have been expired;

b.4. Their quality, functions and utility cannot be maintained due to the faults of the property-receiving parties (for example: the property recipients failed to preserve the properties in strict accordance with regulations);

b.5. One or several parts of the properties have been lost and cannot be restored to their original conditions when received.

c/ In cases where the received properties cannot be returned in kind as guided at Point b of Section 1, the property-receiving parties shall only have to make cash payment to the property-delivering parties at the prices agreed upon by the involved parties, except where the parties reach otherwise agreements not contrary to law provisions.

d/ For cases of returning the received properties being foreign currencies, the foreign currency-receiving parties shall have to return to the delivering parties the received foreign currency amounts converted into Vietnam dong at the buying exchange rate between the foreign currencies and Vietnam dong announced by the State Bank at the time of receiving such foreign currencies without having to pay interests, except for cases where the parties reach otherwise agreements not contrary to law provisions.

2. For properties being real estates or land use right

In general principles, properties being real estates or land use right shall be handled by forcing the parties receiving the properties from the performance of economic contracts to return them to the property-delivering parties.

In cases where the property-receiving parties have dismantled, repaired, renovated or made investment in, thus raising the value of, these properties, they shall, on a case-by-case basis, be forced to restore the initial conditions of, or dismantle the properties or make cash payment to the other parties, expect for cases where the involved parties reach otherwise agreements not contrary to law provisions.

3. Responsibility to bear damage incurred when the economic contracts are considered totally invalid

Under the provision at Point c, Clause 2, Article 39 of the Ordinance on Economic Contracts, in cases where economic contracts are considered totally invalid, the involved parties shall have to bear incurred damage regardless of the seriousness of their faults.

III. APPLICATION OF POINT 3, ARTICLE 32 OF THE ORDINANCE ON PROCEDURES FOR THE SETTLEMENT OF ECONOMIC CASES

Under the provision at Point g, Clause 1, Article 39 of the Ordinance on Procedures for Settlement of Economic Cases, the Courts shall issue decisions suspending the settlement of economic cases when: "There have been Court decisions starting the procedures for the settlement of the requests to declare the bankruptcy of enterprises which are the parties involved in the cases." When applying this provision, attention should be paid to the following:

1. In order to ensure the legitimate rights and interests of the involved parties in cases where the Courts issue decisions suspending the settlement of economic cases on the grounds that there have been Court decisions to carry out the procedures for the settlement of the requests to declare enterprise bankruptcy, but later the Courts issue decisions suspending the settlement of the requests for declaration of enterprise bankruptcy, if the involved parties re-initiate lawsuits for the economic cases for which they have filed lawsuits earlier and are subject to suspension, the Courts shall accept and handle the cases according to general procedures.

2. The statue of limitations for initiating lawsuits in these cases shall be six months as from the date the Courts issue decisions suspending the settlement of the requests for declaration of enterprise bankruptcy, except for cases where the statute of limitations for initiating lawsuits is otherwise provided for by law.

For cases where the Courts have issued decisions suspending the settlement of the requests for declaration of enterprise bankruptcy before the effective date of this Resolution, the statute of limitations for initiating lawsuits shall be counted as from the effective date of this Resolution.

IV. IMPLEMENTATION EFFECT OF THE RESOLUTION

1. This Resolution was adopted by the Judges’ Council of the Supreme People’s Court on May 27, 2003 and takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

The guidance on matters in this Resolution, which were provided by the Supreme People’s Court before the effective date of this Resolution, are hereby annulled.

2. For economic cases for which the Courts have accepted to handle but the first instance, appeal, supervisory or review trial has not yet been carried out, this Resolution shall apply to the handling thereof.

3. For court judgments and decisions which took legal effect before the effective date of this Resolution, this Resolution shall not be applied to lodge protests according to supervisory or review-trial procedures, except for cases where there are other grounds for protesting.

 

 

ON BEHALF OF THE JUDGES’ COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT
CHIEF JUDGE




Nguyen Van Hien

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 04/2003/NQ-HDTP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất