Nghị định 87/2020/NĐ-CP cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến

thuộc tính Nghị định 87/2020/NĐ-CP

Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:87/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:28/07/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn đăng ký hộ tịch trực tuyến từ ngày 15/9/2020
Ngày 28/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.

Theo đó, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là Cơ sở dữ liệu được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch, nhằm lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân được đăng ký theo quy định pháp luật, bằng thiết bị số, trong môi trường mạng, thông qua Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung.

Cụ thể, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn. Sau khi đăng nhập tài khoản thành công, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến.

Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến được cấp 01 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Ngay trong ngày làm việc, khi nhận được hồ sơ yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp với quy định pháp luật của hồ sơ…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/9/2020.

Nghị định này làm hết hiệu lực một phần Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Xem chi tiết Nghị định87/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

___________

Số: 87/2020/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến

___________________________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, Cơ sở dữ liệu khác của bộ, ngành, địa phương; cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch; đăng ký hộ tịch trực tuyến.
2. Đối tượng áp dụng của Nghị định là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan nhà nước ở trung ương; Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trong nước và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
 1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là Cơ sở dữ liệu được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch, nhằm lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân được đăng ký theo quy định pháp luật, bằng thiết bị số, trong môi trường mạng, thông qua Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung.
2. Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung là nền tảng của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, bao gồm phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch và các phần mềm ứng dụng, dịch vụ do Bộ Tư pháp xây dựng, thiết kế, cung cấp cho các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch để đăng ký hộ tịch, xây dựng, cập nhật, số hóa, chuẩn hóa và quản lý các dữ liệu hộ tịch, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung được kết nối với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh; thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công cấp tỉnh để hỗ trợ tiếp nhận, giải quyết, theo dõi tình hình tiếp nhận, giải quyết và kết quả giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch được thực hiện thông qua phương thức đăng ký trực tuyến.
3. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp), Phòng Tư pháp các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Phòng Tư pháp).
4. Họ tên bao gồm họ, tên và chữ đệm (nếu có).
Điều 3. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm:
a) Các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh: họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, nơi cư trú, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh; họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh, mối quan hệ với người được khai sinh; số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan đăng ký khai sinh; họ tên, chức vụ của người ký Giấy khai sinh;
b) Các thông tin hộ tịch của cá nhân là công dân Việt Nam được xác lập khi ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú khai sinh): họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người được ghi chú khai sinh; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được ghi chú khai sinh; tên loại giấy tờ, số, ngày, tháng, năm cấp, tên cơ quan, tên quốc gia cấp giấy tờ hộ tịch là cơ sở ghi chú khai sinh; thông tin về người đi đăng ký khai sinh; họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người yêu cầu ghi chú khai sinh; số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan thực hiện ghi chú khai sinh; họ tên, chức vụ của người ký Trích lục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh;
c) Các thông tin hộ tịch khác của cá nhân được đăng ký theo quy định pháp luật tiếp tục được cập nhật vào thông tin hộ tịch của cá nhân đã được xác lập theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, gồm: thông tin về việc đăng ký kết hôn; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; khai tử; ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
d) Bản quét hoặc bản chụp trang sổ hộ tịch tương ứng đối với thông tin hộ tịch được số hóa, chuẩn hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
2. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được xác lập từ các nguồn sau:
a) Thông tin hộ tịch của cá nhân được đăng ký thông qua Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung;
b) Thông tin hộ tịch được số hóa, chuẩn hóa từ sổ hộ tịch;
c) Thông tin được kết nối, chia sẻ từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
d) Thông tin hộ tịch được chia sẻ, chuyển đổi, chuẩn hóa từ các phần mềm, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được thiết lập trước đây.
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đăng ký hộ tịch trực tuyến
1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được xây dựng, quản lý tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác; duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
3. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin.
4. Việc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đăng ký hộ tịch trực tuyến phải tuân thủ Luật Hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành; các quy định pháp luật về kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; các quy định về bảo đảm bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 5. Những hành vi không được làm
1. Cung cấp thông tin không đúng sự thật khi đăng ký hộ tịch trực tuyến.
2. Truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; khai thác, sử dụng hoặc tiết lộ thông tin từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử không đúng quy định, xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
3. Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Chương II
XÂY DỰNG, CẬP NHẬT, KHAI THÁC, SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ
Điều 6. Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm các hoạt động:
a) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin;
b) Thiết kế, tổ chức Cơ sở dữ liệu;
c) Triển khai, nâng cấp, phát triển, mở rộng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung;
d) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
đ) Lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho Cơ sở dữ liệu; có giải pháp bảo đảm tính toàn vẹn, chống chối bỏ của dữ liệu;
e) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy nhân sự, vận hành, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu;
g) Vận hành, hiệu chỉnh Cơ sở dữ liệu;
h) Các hoạt động khác theo quy định pháp luật.
2. Thiết kế cấu trúc hệ thống của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử phải đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật; có tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng; bảo đảm việc mở rộng, nâng cấp, phát triển.
Điều 7. Cập nhật dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Thông tin được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm thông tin hộ tịch của cá nhân và thông tin hộ tịch của cha, mẹ, vợ hoặc chồng của cá nhân khi có sự biến động do kết hôn, thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; nuôi con nuôi; khai tử; ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
2. Trách nhiệm cập nhật dữ liệu
a) Cơ quan đăng ký hộ tịch sử dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung cập nhật dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được giấy tờ hộ tịch hoặc nhận được thông tin thông qua hệ thống điện tử về việc biến động thông tin hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều này cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch trong trường hợp thông tin hộ tịch có biến động chưa được cập nhật thông qua Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, ghi chú thông tin hộ tịch có biến động vào sổ hộ tịch tương ứng ngay trong ngày làm việc. Trường hợp nhận được giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin sau 15h00 thì thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.
3. Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cập nhật dữ liệu của cơ quan mình; cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cập nhật dữ liệu của cơ quan đăng ký hộ tịch cấp dưới.
Điều 8. Khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền; cấp bản sao trích lục hộ tịch; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thống kê số liệu đăng ký hộ tịch và thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
2. Bộ Tư pháp khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với tất cả các trường hợp có thông tin hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; triển khai việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với các cơ sở dữ liệu khác của bộ, ngành, địa phương; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
3. Bộ Ngoại giao khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với các trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
4. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với các trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn hoặc người có yêu cầu đang cư trú trên địa bàn; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn theo quy định pháp luật.
5. Cơ quan, tổ chức có yêu cầu cung cấp thông tin hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để phục vụ quản lý nhà nước thì gửi yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Cá nhân có yêu cầu khai thác thông tin hộ tịch của mình trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì gửi yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch tới cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thẩm quyền.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Tuân thủ quy định pháp luật hộ tịch và các quy định pháp luật hiện hành về sử dụng thông tin trên mạng; khai thác và sử dụng dữ liệu trong môi trường mạng; bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch phải trả phí theo quy định pháp luật.
Điều 10. Kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu khác của bộ, ngành, địa phương
1. Việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thực hiện thông qua các dịch vụ chia sẻ dữ liệu.
2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử cung cấp các thông tin hộ tịch sau của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
a) Thông tin khi đăng ký khai sinh, bao gồm: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, quốc tịch của người được đăng ký khai sinh; họ tên, năm sinh hoặc ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, nơi cư trú của cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh; nơi đăng ký khai sinh;
b) Thông tin về tình trạng hôn nhân, bao gồm: thông tin đăng ký kết hôn; thông tin ghi vào sổ việc thay đổi tình trạng hôn nhân theo Bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thông tin ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
c) Thông tin về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
d) Thông tin về đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ;
đ) Thông tin về việc tuyên bố mất tích, hủy tuyên bố mất tích, tuyên bố chết hoặc hủy tuyên bố chết;
e) Thông tin đăng ký khai tử.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cung cấp các thông tin sau cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử:
a) Số định danh cá nhân ngay tại thời điểm việc đăng ký khai sinh được thực hiện trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung;
b) Thông tin về: họ tên, số định danh cá nhân, số Chứng minh nhân dân, nơi đăng ký khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, tình trạng hôn nhân, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích; họ tên, số định danh cá nhân, số Chứng minh nhân dân, dân tộc, quốc tịch của cha, mẹ, vợ hoặc chồng, người đại diện hợp pháp của cá nhân sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, đã được thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đối chiếu, cập nhật thông tin hộ tịch.
4. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với các cơ sở dữ liệu khác của bộ, ngành, địa phương được thực hiện mặc định theo quy định pháp luật về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, trên cơ sở thống nhất giữa Bộ Tư pháp với cơ quan chủ quản về phạm vi, hình thức, cấu trúc dữ liệu kết nối, trách nhiệm của các bên trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Điều 11. Quy trình kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam, thông tin theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị định này được Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chuyển sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ cấp số định danh cá nhân, trả kết quả cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và lưu thông tin công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thông tin chỉ được lưu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi không bị trùng lặp.
2. Sau khi thực hiện xong các việc đăng ký hộ tịch làm thay đổi thông tin khai sinh của cá nhân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ chuyển các thông tin theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 10 của Nghị định này cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch từ Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, thông qua các dịch vụ chia sẻ dữ liệu.
4. Bộ Tư pháp, Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử kiểm tra, xác minh, bảo đảm thống nhất các thông tin giữa hai Cơ sở dữ liệu, bảo đảm hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật hộ tịch.
Chương III
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TRỰC TUYẾN, QUẢN LÝ SỔ HỘ TỊCH, CẤP BẢN SAO TRÍCH LỤC HỘ TỊCH, VĂN BẢN XÁC NHẬN THÔNG TIN HỘ TỊCH
Điều 12. Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến
1. Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến truy cập cổng dịch vụ công quốc gia, Cống dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn. Sau khi đăng nhập tài khoản thành công, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật.
2. Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến được cấp 01 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch có trách nhiệm lưu giữ, bảo đảm bí mật mã số hồ sơ thủ tục hành chính.
3. Ngay trong ngày làm việc, khi nhận được hồ sơ yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp quy định pháp luật của hồ sơ:
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa phù hợp thì yêu cầu người có yêu cầu đăng ký hộ tịch bổ sung, hoàn thiện các giấy tờ cần thiết;
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, phù hợp quy định pháp luật thì tiếp nhận và gửi ngay Phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu qua thư điện tử hoặc gửi tin nhắn hẹn trả kết quả qua điện thoại di động cho người có yêu cầu đăng ký hộ tịch;
c) Hồ sơ đăng ký hộ tịch chỉ được tiếp nhận chính thức để xử lý trên phần mềm đăng ký hộ tịch trực tuyến sau khi đã được hoàn thiện, bổ sung, bảo đảm đầy đủ, phù hợp quy định pháp luật và nộp phí, lệ phí theo quy định.
Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được tính từ thời điểm gửi Phiếu hẹn trả kết quả hoặc gửi tin nhắn hẹn trả kết quả cho người có yêu cầu đăng ký hộ tịch.
d) Trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không thể trả kết quả đăng ký hộ tịch đúng thời gian đã hẹn thì cơ quan đăng ký hộ tịch gửi Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả qua thư điện tử hoặc gửi tin nhắn qua điện thoại di động cho người có yêu cầu đăng ký hộ tịch, trong đó nêu rõ lý do chậm trả kết quả và thời gian hẹn trả kết quả.
4. Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được nhận kết quả đăng ký hộ tịch theo một trong các phương thức sau đây:
a) Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó;
b) Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin;
c) Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch thông qua hệ thống bưu chính;
d) Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải ghi rõ địa chỉ nhận kết quả, lựa chọn hình thức dịch vụ bưu chính chuyển phát có bảo đảm và phải trả phí dịch vụ cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính khi nhận kết quả.
5. Đối với các việc hộ tịch pháp luật quy định người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải có mặt tại cơ quan đăng ký hộ tịch để ký vào sổ hộ tịch và nhận kết quả bao gồm: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử, thì người có yêu cầu đăng ký hộ tịch chỉ được nhận kết quả theo phương thức quy định tại điểm d khoản 4 Điều này. Khi đến nhận kết quả tại cơ quan đăng ký hộ tịch, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu là thành phần hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch.
Đối với các việc hộ tịch mà người có yêu cầu đăng ký hộ tịch không phải có mặt tại cơ quan đăng ký hộ tịch để ký vào sổ hộ tịch và nhận kết quả, nhưng vẫn phải nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu là thành phần hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch, bao gồm: xác nhận thông tin hộ tịch; ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh, kết hôn, ly hồn, hủy việc kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, xác định cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, thay đổi hộ tịch, khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được lựa chọn nhận kết quả theo một trong các phương thức quy định tại khoản 4 Điều này nhưng phải thực hiện việc nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu theo quy định trước khi nhận kết quả.
Trường hợp phải nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ không phải là giấy tờ tùy thân mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch đã có bản sao điện tử giấy tờ hoặc đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì không phải nộp, xuất trình.
6. Biểu mẫu điện tử giấy tờ hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành, cung cấp thông tin hộ tịch hoặc nguồn tra cứu thông tin hộ tịch của cá nhân, có giá trị như giấy tờ hộ tịch. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chấp nhận, sử dụng, không được yêu cầu cá nhân phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ hộ tịch để đối chiếu.
Điều 13. Cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, xác nhận thông tin hộ tịch
1. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Nghị định này cấp bản sao trích lục hộ tịch theo yêu cầu của cá nhân, không phụ thuộc vào nơi đã đăng ký việc hộ tịch và nơi cư trú của người có yêu cầu.
2. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Nghị định này cấp xác nhận thông tin hộ tịch đối với trường hợp cá nhân có yêu cầu khai thác thông tin từ nhiều việc đăng ký hộ tịch hoặc xác nhận các thông tin hộ tịch khác nhau của mình; cơ quan, tổ chức có yêu cầu khai thác nhiều thông tin hộ tịch của một cá nhân hoặc khai thác thông tin hộ tịch của nhiều người.
3. Người có yêu cầu cấp xác nhận thông tin hộ tịch phải cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải nộp Tờ khai đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch theo mẫu, xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thẩm quyền thẩm tra hồ Sơ, đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, nếu thấy thông tin đề nghị xác nhận là đúng thì có văn bản xác nhận thông tin hộ tịch trả cho người có yêu cầu. Trường hợp phải kiểm tra, xác minh thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Điều 14. Thống kê số liệu đăng ký hộ tịch
1. Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch thực hiện thống kê số liệu đăng ký hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, thông qua Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung để phục vụ công tác quản lý.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có yêu cầu cung cấp số liệu thống kê về đăng ký hộ tịch phục vụ hoạt động quản lý nhà nước thì gửi văn bản đến cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Nghị định này.
Điều 15. Quản lý sổ hộ tịch
1. Sổ hộ tịch được sử dụng cho các năm đăng ký tiếp theo cho đến khi hết sổ. Khi hết sổ mà chưa hết năm, công chức làm công tác hộ tịch thực hiện việc khóa sổ theo quy định của khoản 3 Điều 11 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.
2. Trường hợp thực hiện việc đăng ký hộ tịch làm thay đổi thông tin hộ tịch của cá nhân không phải tại cơ quan đăng ký hộ tịch trước đây thì sau khi thực hiện việc cập nhật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định của Nghị định này, cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm gửi thông báo tới cơ quan đã đăng ký việc hộ tịch trước đây để ghi chú nội dung thay đổi vào số hộ tịch tương ứng.
Chương IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Các cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
a) Bảo đảm cơ sở hạ tầng thông tin, các thiết bị có liên quan để tổ chức vận hành liên tục, ổn định, thông suốt Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vật lý, môi trường, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có trụ sở cơ quan, khu vực lưu giữ trang thiết bị, dữ liệu phục vụ cho việc vận hành Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
c) Thực hiện định kỳ rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử phù hợp với nhu cầu thực tế tại từng cơ quan.
2. Bộ Tư pháp ngoài trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn có trách nhiệm:
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn hệ thống thông tin đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
b) Thực hiện các biện pháp sao lưu, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, có thiết bị dự phòng bảo đảm hệ thống máy tính, mạng, trang thiết bị và phần mềm ứng dụng phục vụ cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hoạt động liên tục, bảo đảm khả năng khôi phục hệ thống, không bị gián đoạn do các sự cố kỹ thuật;
c) Ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
Điều 17. Quản lý tài khoản người dùng
1. Bộ Tư pháp quản lý tài khoản người dùng trên toàn hệ thống; cấp, thu hồi, thay đổi tài khoản, phân quyền truy cập Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung cho người dùng tại Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Sở Tư pháp.
2. Bộ Ngoại giao quản lý tài khoản, cấp, thu hồi, thay đổi tài khoản người dùng là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự được giao thực hiện công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện theo phân quyền của Bộ Tư pháp.
3. Sở Tư pháp quản lý tài khoản, cấp, thu hồi, thay đổi tài khoản người dùng là công chức làm công tác hộ tịch tại các Phòng Tư pháp, công chức tư pháp hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 72 của Luật Hộ tịch, theo đề nghị của Phòng Tư pháp.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được cấp tài khoản chịu trách nhiệm quản lý các tài khoản được cấp tại cơ quan, đơn vị mình.
5. Người dùng được cấp tài khoản có trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản theo quy định pháp luật về an toàn thông tin; trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện bị lộ thông tin tài khoản phải liên hệ ngay với cơ quan có thẩm quyền quản lý tài khoản để xử lý.
Điều 18. Sao lưu, phục hồi, bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được sao lưu dự phòng thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính cập nhật và toàn vẹn dữ liệu.
2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được sao lưu dự phòng để phục hồi dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, thông tin cho các cơ quan đăng ký hộ tịch có liên quan để kiểm tra, rà soát, bổ sung, điều chỉnh, bảo đảm thống nhất dữ liệu.
3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin phù hợp với cấp độ theo quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Điều 19. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; các văn bản hướng dẫn việc xây dựng, khai thác, sử dụng, kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
2. Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; bảo đảm điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử vận hành liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
3. Xây dựng và trình Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền việc nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
4. Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc cập nhật dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
6. Thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với các Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khác theo quy định pháp luật.
7. Cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch theo thẩm quyền; có văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan đến việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để đăng ký hộ tịch trên phạm vi toàn quốc.
8. Khắc phục hoặc chỉ đạo khắc phục khi phát hiện có sai sót trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về hộ tịch và thực hiện quy định của Nghị định này tại Cơ quan đại diện.
2. Bảo đảm kinh phí, nguồn lực và các điều kiện an toàn cho hoạt động đăng ký hộ tịch trực tuyến tại Cơ quan đại diện.
3. Thống kê số liệu đăng ký hộ tịch tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
2. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc lập dự toán, cấp kinh phí thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất, bảo đảm kinh phí cho việc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 22. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương
1. Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc bảo đảm an ninh mạng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc bảo đảm an toàn, kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc bố trí nguồn vốn phù hợp cho việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, chia sẻ các dữ liệu liên quan phục vụ việc thống kê, công bố các chỉ tiêu thống kê quốc gia, ngành về sinh, tử, kết hôn.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc kết nối, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định; cung cấp thông tin, đối chiếu, kiểm tra, điều chỉnh các thông tin hộ tịch của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu do bộ, ngành quản lý trong trường hợp không thống nhất với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; bảo đảm an toàn và bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định pháp luật khi khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo bố trí kinh phí cho các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch thực hiện xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định của Nghị định này, bố trí kinh phí cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hàng năm.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ đạo, bảo đảm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, kinh phí xây dựng, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong phạm vi địa phương quản lý.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Quy định chuyển tiếp
1. Các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch ở địa phương sử dụng thống nhất Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm triển khai việc số hoá, quản lý, khai thác dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy; chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu từ các phần mềm đăng ký hộ tịch điện tử của địa phương đã triển khai thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và cập nhật Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, bảo đảm hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2025.
3. Việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để đăng ký hộ tịch trực tuyến do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về phạm vi, mức độ và thời điểm triển khai tùy theo điều kiện cơ sở hạ tầng thông tin của địa phương.
4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao nâng cấp, hiệu chỉnh Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung để thực hiện đồng bộ tại các Cơ quan đại diện và Bộ Ngoại giao.
5. Bộ Ngoại giao thống nhất với Bộ Tư pháp về phạm vi, mức độ và thời điểm thực hiện Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung tùy theo điều kiện thực tế tại từng Cơ quan đại diện, bảo đảm hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2022; triển khai việc số hoá, quản lý, khai thác dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy, cập nhật Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, bảo đảm hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2025.
6. Các sổ hộ tịch đã mở trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì vẫn được khóa sổ khi hết sổ, chứng thực bản sao và chuyển lưu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
7. Sau khi Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm kết nối với các Cơ sở dữ liệu này để xác định tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, không được yêu cầu nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định tại khoản này.
Điều 25. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2020.
2. Bãi bỏ quy định tại khoản 1, Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

Văn phòng Tổng Bí thư;

Văn phòng Chủ tịch nước;

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

Kiểm toán Nhà nước;

Ngân hàng Chính sách xã hội;

Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

 - Lưu: VT, KSTT(2).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

___________

No. 87/2020/ND-CP

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, July 28, 2020

 

 

DECREE

Providing regulations on electronic civil status database and online civil status registration

___________________________

 

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Civil Status dated November 20, 2014;

Pursuant to the Law on E-Transactions dated November 29, 2005;

Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on Cyberinformation Security dated November 19, 2015;

At the proposal of the Minister of Justice;

The Government hereby promulgates the Decree on providing regulations on electronic civil status database and online civil status registration.

 

Chapter I
GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree prescribes the creation, management, updating, exploitation and use of electronic civil status database; connection and share of data between the electronic civil status database and national population database, national public service portal, provincial-level public service portal and single-window e-information system, and other databases of ministries, sectors and localities; grant of civil status extract copies, certification of civil status information; online civil status registration.

2. This Decree applies to ministries, ministerial-level agencies and central state agencies; People’s Committees at all levels, domestic civil status registration or management agencies and Vietnamese overseas missions; organizations and individuals involved in the creation, management, updating, exploitation and use of the electronic civil status database.

Article 2. Interpretation of terms

 1. Electronic civil status database means a database created on the basis of computerization of civil status registration work in order to archive civil status information of individuals that are registered in accordance with law provisions, on Internet environment by digital devices, through the shared electronic civil status registration and management software.

2. Shared electronic civil status registration and management software is a platform of the electronic civil status database, including civil status registration and management software, service and application software created, designed and provided by the Ministry of Justice for civil status registration or management agencies to register civil status, create, update, digitize, standardize and manage civil status data, exploit and use the electronic civil status database.

The shared electronic civil status registration and management software is connected with the provincial-level single-window e-information system; through the provincial-level single-window e-information system to connect with the national public service portal and provincial-level public service portal to support the receipt and settlement, follow the receipt, settlement and processing result of administrative procedures in civil status sector which are carried out by online registration.

3. Agencies managing the electronic civil status database include civil status registration agencies, the Ministry of Justice, Departments of Justice of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial-level Department of Justice), Justice Divisions of districts, towns and provincial cities (hereinafter referred to as district-level Justice Division).

4. Full name includes last name, first name and middle name (if any).

Article 3. Information in the electronic civil status database

1. Information in the electronic civil status database includes:

a) Civil status information of individuals, which is established when making birth registration, including: Full name; date of birth; gender; birthplace; ethnicity, citizenship, native place, personal identification numbers of the person whose birth is registered; full name, date of birth, ethnicity, citizenship, native place, place of residence, personal identification numbers, personal papers of the parent of the person whose birth is registered; full name, personal identification numbers, personal papers of the birth registrant, relationship with the person whose birth is registered; registration number, serial number of the civil status book, date of registration, name of the birth registration agency; full name and position of the person signing on the birth certificate;

b) Civil status information of individuals who are Vietnamese citizens shall be established when it is recorded that the birth has been settled at a foreign competent agency in the civil status book (hereinafter referred to as the birth recording) includes: Full name; date of birth; gender; birthplace; ethnicity, citizenship, native place, and personal identification numbers, personal papers of the person whose birth is recorded; full name, date of birth, ethnicity, citizenship, native place, personal identification numbers, and personal papers of the parent of the person whose birth is recorded; name of the paper type, serial number, date of issuance, name of the agency or country issuing the civil status papers that is the birth recording agency; information about the birth registrant; full name, personal identification numbers and personal papers of the person requesting for birth recording; registration number, serial number of the book, date of registration, name of the agency recording birth; full name and position of the signee of the extract copy who records the birth on the civil status book;

c) Other civil status information of individuals that is registered in accordance with law provisions shall continue to be updated in their civil status information established under Point a and Point b of this Clause, including: information about the marriage registration; grant of the marital status certificate; guardianship; parent and child recognition; child adoption; civil status change or correction; civil status information addition; ethnicity re-determination, death; recording in the civil status book civil status changes according to a judgment or decision of a competent state agency; recording in the civil status book the civil status matters of Vietnamese citizens already settled at competent foreign agencies;

d) A scanned copy or photocopy of the corresponding civil status book page for civil status information that is digitized and standardized as prescribed at Point b, Clause 2 of this Article.

2. Information in the electronic civil status database is established from the following sources:

a) Civil status information of individuals that is registered through the shared electronic civil status registration and management software;

b) Civil status information that is digitized and standardized from the civil status books;

c) Information connected and shared from the national population database;

d) Civil status information shared, converted and standardized from previously developed electronic civil status database and software.

Article 4. Principles of creation, updating, management, exploitation and use of electronic civil status database; online civil status registration

1. The electronic civil status database is created and managed centrally and consistently from central to local levels.

2. The electronic civil status database shall be updated in a timely, sufficient and accurate manner; its operation shall be maintained stably and smoothly to meet requirements for exploitation and use of agencies, organizations and individuals in accordance with law provisions.

3. The electronic civil status database shall be archived and kept confidentiality, ensuring information safety.

4. The creation, updating, management, exploitation and use of the electronic civil status database; online civil status registration must comply with the Law on Civil Status, guiding documents; laws on Vietnam E-Government Architecture; regulations on management, connection and share of digital data of state agencies; regulations on ensuring the protection of private life, personal secrets, family secrets and other relevant laws.

Article 5. Prohibited acts

1. Providing untruthful information when conducting online civil status registration.

2. Unduly accessing in the electronic civil status database; falsifying information, changing erasing or destroying illegally information in the electronic civil status database; exploiting, using or disclosing information from the electronic civil status database in contravention of regulations, infringing the rights in term of private life, personal secrets and family secrets.

3. Destroying information infrastructure or obstructing the stable and smooth operation process of the electronic civil status database.

 

Chapter II

CREATION, UPDATING, EXPLOITATION AD USE OF THE ELECTRONIC CIVIL STATUS DATABASE

 

Article 6. Creation of the electronic civil status database

1. The creation of the electronic civil status database includes the following activities:

a) Ensuring the technical information infrastructure;

b) Designing and organizing the database;

c) Deploying, upgrading, developing, and expanding the shared electronic civil status registration and management software;

d) Collecting, standardizing and entering data;

dd) Archiving, keeping confidential, ensuring the safety and security of information for the database; having solutions to ensure data integrity, non-repudiation;

e) Training, retraining, fostering, organizing the personnel apparatus, operating, managing, updating, exploiting and using the database;

g) Operating and correcting the database;

h) Other activities as prescribed by law.

2. The system structure design of the electronic civil status database must meet standards on databases and technical, information technology standards and regulations and economic - technology norms; compatibility, integration, information sharing and scalability of data fields in system design and application software; ensuring the expansion, upgrading and development.

Article 7. Updating data in the electronic civil status database

1. Information to be updated in the electronic civil status database includes civil status information of individuals and their parents, spouses upon information changing due to the marriage, civil status change or correction, civil status information addition, ethnicity re-determination; parent and child recognition; guardianship; child adoption; death; recording in the civil status book civil status changes according to a judgment or decision of a competent state agency; recording in the civil status book the civil status matters of Vietnamese citizens already settled at competent foreign agencies.

2. Responsibilities for data updating

a) Civil status registration agencies shall use the shared electronic civil status registration and management software to update data as prescribed in Clause 1 of this Article.

b) Upon receiving civil status papers or information through the electronic system of civil status information changes as prescribed in Clause 1 of this Article, civil status registration or management agencies shall update changes in the civil status database if such civil status information changes have not yet been updated through the shared electronic civil status registration and management software, record changed civil status information in the corresponding civil status book immediately in the working day. If they receive civil status papers or information after 15:00, such procedures may be carried out in the working day following the date of receipt.

3. Heads of civil status registration agencies shall be responsible for regularly inspecting and supervising the data updating by their agencies; the superior civil status registration agencies shall be responsible for regularly inspecting and supervising the data updating by the lower-level civil status registration agencies.

Article 8. Exploitation and use of the electronic civil status database

1. Civil status registration agencies shall exploit and use the electronic civil status database to conduct civil status registration within their competence; grant civil status extract copies; marital status certificates; make statistics on civil status registration and carry out other state management activities related to civil status in accordance with law provisions.

2. The Ministry of Justice shall exploit and use the electronic civil status database to grant the civil status extract copies and certification of civil status information for citizens whose civil status information is updated in the electronic civil status database; deploy the data connection and share between other database of the ministries, sectors and localities; carry out other state management activities in the field of civil status in accordance with law provisions.

3. The Ministry of Foreign Affairs shall exploit and use the electronic civil status database to grant civil status extract copies, certification of civil status information for citizens whose civil status is registered at the overseas missions; carry out other state management activities in the field of civil status in accordance with law provisions.

4. The provincial-level Departments of Justice and district-level Justice Divisions shall exploit and use the electronic civil status database to grant civil status extract copies, certification of civil status information for citizens whose civil status is registered at the local civil status registration agencies; carry out other state management activities in the field of civil status in accordance with law provisions.

5. Agencies and organizations requesting for grant of civil status information from the electronic civil status database to serve the state management shall send their requests to the competent agencies as prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

6. Individuals requesting for exploiting their own civil status information archived in the electronic civil status database shall send the request for grant of civil status extract copies, certification of civil status information to the competent civil status registration or management agencies.

Article 9. Responsibilities of organizations, agencies and individuals requesting for exploitation and use of the electronic civil status database

1. To comply with the law on civil status and current laws on use of information on the Internet; exploitation and use of data on the Internet environment; protection of private life, personal and family secrets.

2. Organizations and individuals requesting for the grant of civil status extract copies, certification of civil status information, exploitation and use of information in the civil status database must pay charges in accordance with law provisions.

Article 10. Connection and share of information between the electronic civil status database and the national population database and other databases of ministries, sectors and localities

1. The connection and share of information between the electronic civil status database and the national population database shall be implemented through data sharing services.

2. The electronic civil status database shall provide the following civil status information of individuals for the national population database:

a) Information upon birth registration, including full name, date of birth, gender, native place, ethnicity, citizenship of the person whose birth is recorded; full name, date of birth or only year of birth, ethnicity, citizenship, personal identification numbers or people's identity card numbers, place of residence of the parent of the person whose birth is recorded; place of birth registration;

b) Marital status information, inducing Marriage registration information; information recorded in the book of the marital status changes according to a judgment or decision of a competent state agency; information recorded in the civil status book of the marriage, divorce and marriage cancellation of a Vietnamese citizen already settled at a competent foreign agency;

c) Information about the civil status change or correction; civil status information addition; ethnicity re-determination, death; recording in the civil status book civil status changes according to a judgment or decision of a competent state agency; recording in the civil status book the civil status matters of Vietnamese citizens already settled at competent foreign agencies;

d) Information about guardianship registration and termination;

dd) Information about the declaration or cancellation of declaration of a person to be missing; declaration or cancellation of declaration of a person to be dead;

e) Death registration information.

3. The national population database shall provide the following information for the electronic civil status database:

a) Personal identification numbers at the same time of carrying out the birth registration on the shared electronic civil status registration and management software;

b) Information about full name, personal identification numbers or people's identity card numbers, place of birth registration, date of birth, gender, native place, ethnicity, citizenship, marital status, place of residence, current place of residence, date of missing or death; full name, personal identification numbers or people's identity card numbers, ethnicity and citizenship of the parent or spouse or legal representative of the person born before January 01, 2016, which is collected in the national population database for the electronic civil status database to compare and update civil status information.

4. The connection and share of data between the electronic civil status database and other databases of the ministries, sectors and localities shall be implemented by default in accordance with the law on management, connection and share of digital data by state agencies, on the basis of the consistency between the Ministry of Justice and the managing agency about the scope, forms, structure of the connected data, responsibilities of parities in ensuring information safety and security and protecting private life, personal and family secrets.

Article 11. Process of connection and share of information between the electronic civil status database and the national population database

1. Upon carrying out procedures for birth registration for a Vietnamese citizen, information specified at Point a, Clause 2, Article 10 of this Decree shall be transmitted to the national population database by the electronic civil status database. The national population database shall grant the personal identification numbers, return results to the electronic civil status database and save the citizen information in the national population database. Information shall only be saved in the national population database when there are no duplicates.

2. After completing the civil status registration, if there are any changes to the birth registration information of an individual, the electronic civil status database shall transmit information specified at Point b, c, d, dd and e, Clause 2, Article 10 of this Decree to the national population database for updating.

3. The national population database shall provide information specified in Clause 3, Article 10 of this Decree to the electronic civil status database upon request of the civil status registration or management agency from the shared electronic civil status registration and management software, through data sharing services.

4. The Ministry of Justice and the Ministry of Public Security shall be responsible for guiding the agency managing the national population database and the agency managing the electronic civil status database to inspect, verify and ensure the consistent information between the two databases, ensuring the paper dossiers and papers of individuals related to the birth registration information must be consistent with the birth registration contents of such individuals in accordance with Clause 3, Article 14 of the Law on Civil Status.

 

Chapter III

ONLINE CIVIL STATUS REGISTRATION, MANAGEMENT OF CIVIL STATUS BOOKS, GRANTS OF CIVIL STATUS EXTRACT COPIES AND WRITTEN CERTIFICATION OF CIVIL STATUS INFORMATION

 

Article 12. Receipt and settlement of requests for online civil status registration

1. The person requesting for online civil status registration shall access the national public service portal, provincial-level public service portal to register his/her account and verify the user according to instructions. After successfully logging in his/her account, the person requesting for online civil status registration shall provide information according to the electronic form, enclosed with the photocopies or electronic copies of papers and documents as prescribed; pay charges and fees through the online payment function or other methods according to law provisions.

2. After completing the dossier submission, the person requesting for online civil status registration shall be granted with one administrative procedure dossier code to follow and check the dossier processing or to log in to complete the dossier upon request of the civil status registration agency.

The person requesting for civil status registration shall be responsible for storing and keeping confidentiality of such code.

3. Upon receiving the dossier of request for online civil status registration, the competent civil status registration agency shall check the completeness and validity of the dossier immediately in the working day:

a) If the dossier is incomplete or unsuitable, requester shall be required to supplement and complete necessary papers;

b) If the dossier is complete and suitable as prescribed by law, it shall receive and send the notice on result return schedule made according to the form via email or send a message of the result return schedule via mobile phone to the requester;

c) The dossier of civil status registration shall only be officially received for processing on the online civil status registration software after it is completed, supplemented to ensure the completeness and validity according to law regulations and fees and charges have been already paid as prescribed.

Time limit to processing an administrative procedure starts from the time of sending the notice of result return schedule or sending the message of the result return schedule to the requester.

d) In case where the inspection and verification is required or the civil status registration result could not be returned on time due to other reasons, the civil status registration agency shall send an apology slip and reschedule the return of the result via email or send a text message via mobile phone to the person requesting for civil status registration, clearly stating the reason for the delay in returning the result and the appointment time to return the result.

4. The person requesting for civil status registration shall receive his/her civil status registration result by one of the following form:

a) Electronic civil status papers sent via email or electronic data management storage of such organization or individual;

b) Electronic civil status papers sent to the digital device, using the appropriate data transmission methods which ensure information safety and security;

c) Civil status papers sent via post offices;

d) Civil status papers granted at the civil status registration agency.

In case of receiving result via postal office, the requester must specify the address to receive the result, select the form of guaranteed postal delivery service and pay a service charge to the postal service provider when receiving the result.

5. Civil status matters in which the requester is required to present at the civil status registration agency to give signature in the civil status book and receive the result include: birth declaration; marriage; guardianship; parent and child recognition; civil status change or correction; ethnicity re-determination, civil status information addition; death declaration; in such cases, the requester may only receive the result according to the method specified at Point d, Clause 4 of this Article. When receiving the result at the civil status registration agency, the requester must submit and produce papers and documents which are components of the dossier of civil status registration as prescribed by the law on civil status.

For civil status matters in which the requester is not required to present at the civil status registration agency to give signature in the civil status book and receive result, but he/she is required to produce or submit papers and documents that are components of the dossier of civil status registration as prescribed by the law on civil status, including certification of civil status information; recording in the civil status book the events of birth; marriage; divorce; marriage cancellation; guardianship; parent or child recognition; parent or child determination; child adoption; civil status change; and death of Vietnamese citizens already settled at competent foreign agencies, the requester may choose to receive the result according to one of the methods specified in Clause 4 of this Article but must produce or submit papers and documents as prescribed before receiving the result.

In case where the copies or papers other than personal papers are required, and the requester has had the electronic copies of such papers or they have been stored in the electronic civil status database, he/she is not required to submit or produce such papers.

6. Electronic forms of civil status papers promulgated by the Ministry of Justice, that provide civil status information or sources of civil status information of individuals. shall be valid as civil status papers. Agencies and organizations shall be responsible for accepting and using, not requesting individuals to submit or produce civil status papers for comparison.

Article 13. Grant of civil status extract copies from the electronic civil status database, certification of civil status information

1. Competent agencies specified in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 8 of this Decree shall grant the civil status extract copies upon requests of individuals, regardless of the places where the civil status registration is carried out or the places of residence of the requesters.

2. Competent agencies specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 8 of this Decree shall grant the certification of civil status information for those who request for exploiting information from their multiple civil status registrations or certification of various civil status information; agencies and organizations requesting for exploiting many civil status information of a person or civil status information of many persons.

3. The persons requesting for certification of civil status information must provide information according to the electronic forms, enclosed with the photocopies or scan copies of papers and documents related to the request for civil status certification in case of submitting online dossiers.

In case of submitting dossiers directly at the civil status registration agencies or sending dossiers via postal offices, the requesters must submit the declaration for civil status certification according to the form, produce the originals or certified copies of papers and documents related to the request for civil status certification.

Within 03 working days from the date of receiving the dossiers, the competent civil status registration or management agencies shall check dossiers, compare information in the electronic civil status database, and send written certifications of civil status information to the requesters in case the requested information is correct. If examination and verification is needed, the time limit for settlement may be extended but must not exceed 10 working days.

Article 14. Statistic of civil status registration data

1. Civil status registration or management agencies shall make statistics of civil status registration data from the electronic civil status database, via shared electronic civil status registration and management software to serve the management.

2. An agency or organization shall send a written request to the civil status registration or management agency specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 8 of this Decree for civil status registration statistics for state management activities.

Article 15. Management of civil status books

1. Civil status books shall be used for the following registration years until they are exhausted. When a book is used up but the year is not over, the civil status officer shall close the book according to Clause 3, Article 11 of the Government's Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015 detailing a number of articles of, and measures to implement, the Law on Civil Status.

2. In case an agency other than the previous civil status registration agency carries out the civil status registration leading to a change of civil status information of an individual, after the update in the electronic civil status database in accordance with this Decree, it shall be responsible for notifying the previous civil status registration agency for noting the change in the corresponding civil status number.

 

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OF ELECTRONIC CIVIL STATUS DATABASE

 

Article 16. Responsibilities of agencies managing the electronic civil status database

1. Agencies managing the electronic civil status database shall, within the scope of their management, be responsible for:

a) Ensuring information infrastructure and related equipment for the continuous, stable and smooth operation of the electronic civil status database;

b) Implementing measures to ensure physical security, environment, social safety and order in the areas where the agencies’ offices are located, the areas where equipment and data in service of the operation of electronic civil status database are stored;

c) Periodically reviewing and proposing plans to upgrade and develop the information technology infrastructure system to serve the exploitation and use of the electronic civil status database in conformity with actual needs in each agency.

2. Apart from its responsibilities as prescribed in Clause 1 of this Article, the Ministry of Justice shall be responsible for:

a) Taking measures to ensure cyber security and safety of information systems for the electronic civil status database;

b) Taking measures to backup, maintain, repair, prepare backup equipment to ensure the continuous operation of the system of computers, network, equipment and application software in service of the electronic civil status database, the system's ability to recover, without interruption due to technical problems;

c) Promulgating and organizing the implementation of the Regulation on exploitation and use of the electronic civil status database, ensuring the effective connection and sharing of data in the electronic civil status database in accordance with law regulations.

Article 17. Management of user accounts

1. The Ministry of Justice shall manage user accounts in the whole system; grant, revoke, change accounts, assign the rights to access the shared electronic civil status registration and management system to users in the Ministry of Justice, the Ministry of Foreign Affairs and provincial-level Departments of Justice.

2. The Ministry of Foreign Affairs shall manage accounts, grant, revoke and change accounts of members of the diplomatic staff and members of the consular staff assigned to perform civil status work at representative missions as decentralized by the Ministry of Justice.

3. Provincial-level Departments of Justice shall manage accounts, grant, revoke and change accounts of civil status officers in district-level Justice Divisions, justice and civil status officers in People's Committees of communes, wards and townships that fully meet the criteria specified in Article 72 of the Law on Civil Status, at the request of district-level Justice Divisions.

4. The heads of agencies and units that are granted accounts shall be responsible for managing the accounts at their agencies and units.

5. Users who are granted accounts shall be responsible for keeping account information confidential in accordance with the law on information security; and must immediately contact the competent agencies managing the accounts for handling if suspecting or detecting that their account information is leaked.

Article 18. Backup, recovery, ensuring of the safety of electronic civil status database

1. Electronic civil status database must be backed up for regularly and continuously, ensuring the integrity and updating of data.

2. In case of necessity, the Ministry of Justice shall use the backup of electronic civil status database to restore data in the electronic civil status database, provide information to relevant civil status registration agencies to check, review, supplement, adjust data and ensure the consistency of data.

3. The Ministry of Justice shall be responsible for determining the security level of the information system, for the electronic civil status database, and take measures to ensure the safety of the information system in accordance with the level as prescribed by law regulations on cyberinformation security.

Article 19. State management responsibilities of the Ministry of Justice

The Ministry of Justice performing the state management of electronic civil status database has the following tasks and powers:

1. To promulgate or submit legal normative documents related to electronic civil status database; documents guiding the creation, exploitation, use, connection and sharing of electronic civil status database to the Government for issuance according to the competence.

2. To establish, manage and maintain the electronic civil status database; ensure the conditions for technical infrastructures for the smooth and stable operation of the electronic civil status database that meet the requirements specified in Article 4 of this Decree.

3. To formulate and submit to the Government for consideration and approval or to consider and approve the upgrading and development of the electronic civil status database according to its competence.

4. To guide, provide the training of administration, exploitation and use of electronic civil status database.

5. To monitor, examine, urge and supervise the updating of data on the electronic civil status database.

6. To connect and share digital data between the electronic civil status database and other national databases and databases of other ministries, sectors and localities in accordance with law regulations.

7. To issue civil status extract copies, certify civil status information under its competence; promulgate documents directing, administering and guiding the timely handling of problems related to the exploitation and use of the electronic civil status database for civil status registration nationwide.

8. To correct, or direct the correction of, errors on the electronic civil status database upon the detection of them.

Article 20. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs

1. To cooperate with the Ministry of Justice in performing the state management of civil status and implement the provisions of this Decree at representative missions.

2. To ensure funding, resources and safety conditions for online civil status registration at representative missions.

3. To make statistics of civil status registration data at the Ministry of Foreign Affairs and representative missions; and send them to the Ministry of Justice for synthesizing and reporting on them to the Government according to regulations.

Article 21. Responsibilities of the Ministry of Finance

1. To guide the collection, remittance, management and use of charges specified in Clause 2, Article 9 of this Decree.

2. To coordinate with the Ministry of Justice in formulating estimates, providing regular, periodic or irregular funding, ensuring funding for the establishment, updating, management, exploitation and use of the electronic civil status database from the state budget in accordance with the Law on the State Budget and relevant law regulations.

Article 22. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and other central state agencies

1. The Ministry of Public Security shall coordinate with the Ministry of Justice in ensuring the cyber security, connecting and sharing data between the electronic civil status database and the national population database.

2. The Ministry of Information and Communications shall coordinate with the Ministry of Justice in ensuring the safety, connection and sharing of the electronic civil status database.

3. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Justice in allocating appropriate capital sources for the establishment of the electronic civil status database; exploiting and using the electronic civil status database, sharing relevant data for making statistics and announcing national and sectoral statistical indicators on birth, death and marriage.

4. Ministries, ministerial-level agencies and other central state agencies shall coordinate with the Ministry of Justice in connecting, exploiting and using the electronic civil status database according to regulations; provide information, compare, check and adjust individuals’ civil status information in databases managed by the ministries or sectors in case of inconsistencies with the electronic civil status database; ensure the safety and the protection of privacy, personal secrets and family secrets in accordance with the law regulations upon the exploitation and use of the electronic civil status database.

Article 23. Responsibilities of People’s Committees at all levels

1. People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall be responsible for directing the allocation of funding for civil status registration and management agencies to create the electronic civil status database according to regulations of this Decree, the allocation of annual funding for updating, managing, exploiting and using the electronic civil status database.

2. People’s Committees of districts, towns and provincial cities; People’s Committees of communes, wards and townships shall make directions and ensure equipment, infrastructure, funding for creating, updating, exploiting and using the electronic civil status database within the scope of their local management.

 

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 24. Transitional provisions

1. Local civil status registration or management agencies shall uniformly use the shared electronic civil status registration and management software from the effective date of this Decree.

2. People’s Committees at all levels shall be responsible for implementing the digitization of civil status data from paper books, management and exploitation of such civil status data; converting and standardizing data from local electronic civil status registration softwares implemented before the effective date of this Decree and updating the electronic civil status database according to the guidance of the Ministry of Justice, for the completion before January 1, 2025.

3. The provincial-level People's Committee shall decide the exploitation and use of the electronic civil status database for online civil status registration in terms of scope, extent and time of implementation depending on the conditions of information infrastructure of localities.

4. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in, upgrading and modifying the shared electronic civil status registration and management software for synchronous implementation at the representative missions and the Ministry of Foreign Affairs.

5. The Ministry of Foreign Affairs shall agree with the Ministry of Justice on the scope, extent and time of implementation of the shared electronic civil status registration and management software in conformity with the actual conditions of each representative mission, for the completion before January 1, 2022; implement the digitization of civil status data from paper books, management and exploitation of such civil status data; update the electronic civil status database according to the guidance of the Ministry of Justice, for the completion before January 1, 2025.

6. Civil status books that have been opened before the effective date of this Decree shall be closed when being used up, certification of duplicates of such books and transfer of them for archive shall comply with Clauses 1 and 2, Article 12 of the Decree No. 123/2015/ND-CP.

7. After the electronic civil status database and the national population database are put into operation and uniform use in the country, agencies carrying out administrative procedures shall be responsible for connecting with those databases to determine the marital status of persons requesting the settlement of administrative procedures and must not require marital status certificates.

The Ministry of Justice shall coordinate with the Ministry of Public Security in guiding the uniform implementation of this Clause.

Article 25. Implementation provisions

1. This Decree takes effect on September 15, 2020.

2. To repeal Clause 1, Clause 2 Article 12 of the Government’s Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015.

3. The Minister of Justice shall, within the ambit of his assigned functions, tasks and powers, organize, guide and inspect the implementation of this Decree.

4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of other central agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees, and relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER

 

 

Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 87/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 87/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất