Từ nay, đi làm các thủ tục không cần mang Giấy khai sinh, Đăng ký kết hôn?

Các bộ, ngành đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện các thủ tục hành chính theo hướng giảm bớt các loại giấy tờ, thay thế việc nộp trực tiếp bằng nộp trực tuyến… Và một trong những bước tiến đó là từ ngày 18/02/2022 này, không còn phải mang Giấy khai sinh, Chứng nhận kết hôn… khi làm các thủ tục hành chính.

1. Thủ tục nào cần có Giấy khai sinh, Chứng nhận kết hôn?

Cũng giống như Sổ hộ khẩu hay Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, rất nhiều thủ tục hành chính hiện nay yêu cầu bắt buộc phải có Giấy khai sinh, Chứng nhận kết hôn, như:

- Giấy khai sinh: Thủ tục nhập học đầu cấp cho con; Thủ tục đi máy bay cho trẻ em; Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em…

- Chứng nhận kết hôn: Thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; Thủ tục vay vốn ngân hàng; Thủ tục khai sinh cho con; Thủ tục ly hôn…

Thông thường, các thủ tục nêu trên đều yêu cầu phải có Giấy khai sinh, Chứng nhận kết hôn bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.


2. Từ 18/02/2022, Giấy khai sinh, Chứng nhận kết hôn đã có bản điện tử

Bản điện tử của giấy tờ hộ tịch (trong đó có Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn) không phải quy định mới, mà trước đây đã được quy định tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP. Khi đó, Chính phủ mới chỉ quy định biểu mẫu điện tử giấy tờ hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành.

Ngày 04/01/2022, biểu mẫu điện tử của giấy tờ hộ tịch đã chính thức được Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTP (áp dụng từ ngày 18/02/2022). Bản điện tử của Giấy khai sinh, Chứng nhận kết hôn được thể hiện như sau:

khong can mang theo giay khai sinh

Đáng chú ý, khoản 2 Điều 9 của Thông tư 01/2022/TT-BTP quy định giá trị pháp lý của bản điện tử Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị sử dụng như bản giấy trong các giao dịch, thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến; có giá trị thay thế các giấy tờ hộ tịch bản giấy khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Như vậy, theo tinh thần của Thông 01, thay vì sử dụng Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận bản giấy như trước đây, từ ngày 18/02/2022, người dân có thể sử dụng Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn bản điện tử.

Điều đặc biệt của bản điện tử Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn là có mã Qrcode - mã này là địa chỉ internet dẫn tới dữ liệu, định dạng hình ảnh của giấy tờ hộ tịch tương ứng trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Nghĩa là, khi xuất trình Giấy khai sinh, Giấy chứng nhậný kết hôn bản điện tử, cán bộ làm thủ tục hành chính sẽ quét mã QR trên đó và biết được các thông tin chi tiết của các loại giấy tờ này trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Mã QR cũng giúp kiểm tra tính chính xác và thời hạn sử dụng của các loại giấy tờ này.

Đáng chú ý, tại khoản 6 Điều 12 của Nghị định 87/2020/NĐ-CP, Chính phủ quy định: “...cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chấp nhận, sử dụng, không được yêu cầu cá nhận phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ hộ tịch để đối chiếu”.

Tóm lại, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn bản điện tử được sử dụng thay thế cho bản giấy và không bắt buộc phải xuất trình bản giấy để đối chiếu.


3. Làm thế nào để có được bản điện tử của Giấy khai sinh, Chứng nhận kết hôn?

Như phân tích ở trên, bản điện tử giúp người dân không cần phải chuẩn bị và mang theo bản giấy của GIấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn, tiết kiệm được chi phí in ấn và chứng thực…, thế nhưng làm thế nào để có được bản điện tử này?

Theo hướng dẫn của Chính phủ tại Điều 12 Nghị định 87/2021/NĐ-CP, người dân truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản và xác thực người dùng theo hướng dẫn. Người dân được nhận bản điện tử của giấy tờ hộ tịch theo một trong các phương thức:

- Nhận qua email, Kho quản lý dữ liệu điện tử

- Nhận qua thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.

Trên đây là nhũng thông tin liên quan đến việc không còn cần mang Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn khi đi làm các thủ tục hành chính mà chỉ cần sử dụng bản điện tử của các loại giấy tờ này để thay thế. Tuy nhiên, để quy định này chính thức đi vào đời sống, chắn hẳn cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn của các cơ quan liên quan.

Mọi thắc mắc liên quan đến các thủ tục hành chính sẽ được LuatVietnam hỗ trợ thông qua tổng đài 1900.6199 Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn kịp thời. 

>> Chú ý: Toàn bộ Sổ hộ khẩu hết giá trị sử dụng vào cuối năm nay

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Chưa nhận được Căn cước công dân, dùng 2 loại giấy tờ này thay thế

Chưa nhận được Căn cước công dân, dùng 2 loại giấy tờ này thay thế

Chưa nhận được Căn cước công dân, dùng 2 loại giấy tờ này thay thế

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp người dân làm Căn cước công dân gắn chip đã lâu nhưng vẫn chưa nhận được. Sau đây, LuatVietnam sẽ cung cấp thông tin về 02 loại giấy tờ có thể sử dụng thay thế Căn cước công dân trong lúc chờ đợi nhận thẻ mới.

4 quy định mới tại Nghị định 16/2022 môi giới bất động sản cần chú ý

4 quy định mới tại Nghị định 16/2022 môi giới bất động sản cần chú ý

4 quy định mới tại Nghị định 16/2022 môi giới bất động sản cần chú ý

Thời gian gần đây, hiện tượng sốt đất, sốt nhà... bằng nhiều chiêu trò lừa đảo của cò đất khiến giá nhà, đất tăng chóng mặt. Ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2022/NĐ-CP xử phạt mạnh tay với những vi phạm của cò đất.