Nghị định 80/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý

thuộc tính Nghị định 80/2015/NĐ-CP

Nghị định 80/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:80/2015/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:17/09/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thay đổi mức bồi dưỡng với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý

Từ ngày 10/11/2015, luật sư trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước bằng hình thức tham gia tố tụng sẽ được bồi dưỡng 500.000 đồng/buổi làm việc hoặc được khoán chi theo vụ việc với mức bồi dưỡng bằng từ 03 - 10 tháng lương cơ sở tùy từng vụ việc là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định số 80/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 17/09/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
Cũng từ ngày này, chế độ bồi dưỡng vụ việc với người thực hiện trợ giúp pháp lý cũng thay đổi đáng kể. Cụ thể, thay vì quy định mức bồi dưỡng chung bằng 20% mức bồi dưỡng áp dụng đối với cộng tác viên như quy định hiện hành, theo Nghị định mới này, mức bồi dưỡng đối với trợ giúp viên pháp lý được chia thành 02 mức khác nhau; trong đó mức bồi dưỡng bằng 40% mức bồi dưỡng đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước đi xác minh các tình tiết của vụ việc hoặc phục vụ cho yêu cầu của hoạt động trợ giúp pháp lý được áp dụng khi trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng, mức bồi dưỡng bằng 20% mức bồi dưỡng đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước được áp dụng khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng.
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định thay đổi về cơ quan cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý. Theo đó, Học viện Tư pháp sẽ cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người có bằng cử nhân luật, đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư và người đã từng là luật sư hoặc được miễn khóa đào tạo nghề luật sư, đang làm việc tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, được cử tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thay cho Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp như trước đây.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/11/2015.

Xem chi tiết Nghị định80/2015/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

CHÍNH PHỦ
-------
Số: 80/2015/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2015
 
 
NGHỊ ĐỊNH
SA ĐI, B SUNG MT S ĐIU CA NGH ĐNH S 14/2013/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 02 NĂM 2013 CA CHÍNH PH SA ĐI, B SUNG MT S ĐIU CA NGH ĐNH S 07/2007/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 01 NĂM 2007 CA CHÍNH PH QUY ĐNH CHI TIT VÀ HƯNG DN THI HÀNH MT S ĐIU CA LUT TR GIÚP PHÁP LÝ
-----------------------------------
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý như sau:
1. Khoản 7 Điều 1 được sửa đổi như sau:
“1. Người có bằng cử nhân luật, đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư, đang làm việc tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được cử tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; nếu đạt yêu cầu kiểm tra khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thì được Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Người đã từng là luật sư theo quy định của Luật Luật sư hoặc được miễn khóa đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư, đang làm việc tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được cử tham dự kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; nếu đạt yêu cầu kiểm tra khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thì được Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình, thời gian các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho các chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý; ban hành Quy chế tổ chức, kiểm tra và cấp chứng chỉ các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.”
2. Khoản 8 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25. Chc danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành danh mục, mã số và phân hạng các chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.”
3. Khoản 9 Điều 1 được sửa đổi như sau:
“1. Trợ giúp viên pháp lý được xếp lương và trả lương theo bảng lương các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
3. Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có). Khi tham gia tố tụng Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ bồi dưỡng vụ việc bằng 40% mức bồi dưỡng áp dụng đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước quy định tại Khoản 4 Điều này. Khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ bồi dưỡng vụ việc bằng 20% mức bồi dưỡng áp dụng đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước.”
4. Khoản 12 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng theo vụ việc trợ giúp pháp lý đã thực hiện căn cứ vào số giờ tư vấn pháp luật và các hình thức trợ giúp pháp lý khác. Chế độ bồi dưỡng theo buổi làm việc (1/2 ngày làm việc) được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý do cộng tác viên thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.
Mức bồi dưỡng theo vụ việc trợ giúp pháp lý cho cộng tác viên, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước được xây dựng căn cứ vào chất lượng nội dung trợ giúp pháp lý, thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý, tính chất phức tạp của vụ việc trợ giúp pháp lý, hình thức thể hiện kết quả trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý.
Trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng thì mức bồi dưỡng được trả cho luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước là 500.000 đồng/01 buổi làm việc hoặc khoán chi theo vụ việc với mức tối thiểu bằng 03 tháng lương cơ sở và mức tối đa là 10 tháng lương cơ sở (tùy tính chất, nội dung vụ việc). Bộ Tư pháp quy định cụ thể về tính chất, nội dung vụ việc, cách tính buổi, tính thời gian để làm căn cứ khoán chi hoặc chi trả mức bồi dưỡng cho luật sư theo buổi hoặc theo thời gian làm việc.
Thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ việc và chuẩn bị tài liệu phục vụ cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý, thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý hoặc thân nhân của họ, thời gian xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý, thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý. Căn cứ để xác định thời gian làm việc của cộng tác viên, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước là thời gian làm việc có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2015.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
 

 

Nơi nhận:        
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;           
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (3b). M
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG



 
 
 
 
 


Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 80/2015/ND-CP datedSeptember 17, 2015 of the Government amending the Decree No. 14/2013/ND-CP dated February 05, 2013 of the Government amending the Decree No. 07/2007/ND-CP dated January 12, 2007 of the Government guiding for the Law on Legal Aid

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on legal aid dated June 29, 2006;

At the request of the Minister of Justice,

The Government promulgates a Decree on amendments to Decree No. 14/2013/ND-CP dated February 5, 2013 of the Government on amendments to Decree no. 07/2007/ND-CP dated January 12, 2007 of the Government on guidelines for the Law on legal aid.

Article 1. To amend and a number of Articles of the Decree No. 14/2013/ND-CP dated February 5, 2013 of the Government on amendments to Decree no. 07/2007/ND-CP dated January 12, 2007 of the Government on guidelines for the Law on legal aid:

1. To amend Clause 7 Article 1 as follows:

“1. A person who has obtained a Bachelor’s Degree in law, has graduated in lawyer training course, has worked for a legal aid center of the State, and has participated in a refresher course in legal aid shall be issued a certificate of eligibility for legal aid by the Academy of Justice of the Ministry of Justice if he/she is qualified.

 A person who used to work as a lawyer or is not required to participate in a training course in lawyer as prescribed in the Law on lawyer, has worked for a legal aid center of the State, and has participated in a refresher course in legal aid shall be issued a certificate of eligibility for legal aid by the Academy of Justice of the Ministry of Justice if he/she is qualified.

2. The Minister of Justice shall provide guidelines for program and duration of refresher courses in legal aid services for legal aid providers; and issuance of Regulation on organization, examination and issuance of certificates of refresher courses in legal aid.”

2. To amend Clause 8 Article 1 as follows:

“Article 25. Legal aid providers

1. “Legal aid providers hold positions as public employees under regulations.

2. “The Minister of Internal Affairs shall promulgate list, codes and ranks of legal aid providers.

3. “The Minister of Justice shall promulgate professional criteria for legal aid providers with consent of the Minister of Internal Affairs.”

3. To amend Clause 9 Article 1 as follows:

“1. Legal aid providers have their salaries graded and paid according to the salary scale applicable to public employees under regulations.

3. Each legal aid provider is entitled to a professional responsibility-based allowance equal to 25% of their current salary, leadership allowance and extra-seniority allowance (if any).  When participating in legal proceedings, each legal aid provider is entitled to a case-based allowance equal to 40% of the remuneration level applicable to a lawyer providing legal aid as required by the State as prescribed in Clause 4 of this Article. When providing extrajudicial representation or reconciliation, each legal aid provider is entitled to a case-based allowance equal to 20% of the remuneration level applicable to a lawyer providing legal aid as required by the State.”

4. To amend Clause 12 Article 1 as follows:

“2. Collaborators enjoy case-based remuneration calculated according to the number of hours of providing legal counseling and other legal aid services. Working session-based remuneration (a half of a working day) is paid to collaborators who provide legal aid through participating in legal proceedings or extrajudicial representation.

The level of case-based remuneration for collaborators and lawyers providing legal aid as required by the State is set on the basis of the quality of legal aid provided, the time of providing legal aid, the complexity of the legal aid case, and the form and result of legal aid.

If legal aid is provided in the form of participation in legal proceedings, the remuneration level for the lawyer providing legal aid as required is equal to VND 500,000 for a working session or a fixed amount for a case of between 3 months’ basic salary and 10 months’ basic salary (on case-by-case basis). The Ministry of Justice shall provide guidelines for nature and contents of the case, calculation of session and time for determination of payment of fixed amount or remuneration level for lawyer according to their working sessions or working time.

The time of providing legal aid covers the time of studying the dossier of the case and preparing documents in service of the provision of legal aid, the time of meeting legal aid beneficiaries or their relatives, the time of verifying the legal aid case and the time of working at agencies and organizations related to the legal aid case.  The working time of a collaborator or a lawyer is the working time certified by related individuals, agencies and organizations.”

Article 2. Effect

This Decree takes effect from November 10, 2015.

Article 3. Implementation organization

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall implement this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 80/2015/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 424/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bổ sung Phụ lục Danh mục và phân công cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV kèm theo Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất