Nghị định 65/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật

thuộc tính Nghị định 65/2003/NĐ-CP

Nghị định 65/2003/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:65/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:11/06/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Hoạt động tư vấn pháp luật - Ngày 11/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật. Theo đó, nhà nước khuyến khích Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Ngoài hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho các đối tượng quy định tại Nghị định này, Trung tâm tư vấn pháp luật được thu phí từ các đối tượng khác để tự trang trải cho hoạt động của mình theo quy định. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện quy định tại Nghị định này thì được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của Nghị định này để thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho thành viên của tổ chức mình. Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư theo quy định của Pháp lệnh luật sư, của Trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định65/2003/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 65/2003/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

Số: 65/2003/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2003

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 65/2003/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

_____

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng về tư vấn pháp luật của cá nhân, tổ chức, nâng cao ý thức pháp luật và giúp công dân ứng xử theo pháp luật trong quan hệ đời sống hàng ngày; tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động tư vấn pháp luật;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích thu lợi nhuận của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư theo quy định của Pháp lệnh luật sư, của Trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2. Hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động tư vấn pháp luật
Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện quy định tại Nghị định này thì được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của Nghị định này để thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho thành viên của tổ chức mình.
Nhà nước khuyến khích Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Ngoài hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho các đối tượng quy định tại Nghị định này, Trung tâm tư vấn pháp luật được thu phí từ các đối tượng khác để tự trang trải cho hoạt động của mình theo quy định của Nghị định này.
Điều 3. Quản lý hoạt động tư vấn pháp luật
Quản lý hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định tại Nghị định này được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm bảo đảm hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định của Nghị định này.
Chương 2:
TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Điều 4. Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp muốn thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất 3 tư vấn viên pháp luật có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Có địa điểm riêng của Trung tâm tư vấn pháp luật để giao dịch và làm việc.
2. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là tổ chức chủ quản) cấp tỉnh, cấp Trung ương ra quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật. Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật do người đứng đầu tổ chức chủ quản ký và có nội dung chính sau đây:
a) Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật;
b) Mục đích, nhiệm vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật;
c) Lĩnh vực tư vấn pháp luật;
d) Chế độ tài chính của Trung tâm tư vấn pháp luật.
3. Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật phải thể hiện rõ tên gọi của tổ chức chủ quản. Trong trường hợp một tổ chức chủ quản thành lập từ 2 Trung tâm tư vấn pháp luật trở lên, thì tên gọi của các Trung tâm này phải có sự phân biệt với nhau.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật có Giám đốc Trung tâm, tư vấn viên pháp luật và nhân viên khác. Bộ máy tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quyết định.
Trung tâm tư vấn pháp luật được sử dụng cộng tác viên tư vấn pháp luật.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật có con dấu để giao dịch.
Việc khắc và sử dụng con dấu của các Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý và sử dụng con dấu.
3. Trung tâm tư vấn pháp luật được đặt chi nhánh trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở chính của tổ chức chủ quản. Trung tâm tư vấn pháp luật phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh.
Điều 6. Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tư pháp), nơi đặt trụ sở của tổ chức chủ quản.
Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:
a) Đơn đăng ký hoạt động;
b) Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật;
c) Điều lệ Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản ban hành;
d) Quyết định của tổ chức chủ quản về việc cử Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật;
đ) Danh sách dự kiến tư vấn viên pháp luật, kèm theo bản sao bằng cử nhân luật, giấy chứng nhận đã được bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật, giấy tờ xác nhận thời gian công tác pháp luật của người được dự kiến;
e) Giấy tờ xác nhận về địa điểm làm việc của Trung tâm tư vấn pháp luật;
g) Biểu phí do tổ chức chủ quản quy định căn cứ vào Điều 10 của Nghị định này.
2. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật; trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn.
3. Khi cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Sở Tư pháp đồng thời cấp Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật cho người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này.
Danh sách tư vấn viên pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật phải được niêm yết tại trụ sở của Trung tâm.
Bộ Tư pháp quy định mẫu Giấy đăng ký hoạt động, Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật.
4. Trung tâm tư vấn pháp luật được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Điều 7. Phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Phạm vi tư vấn pháp luật bao gồm các việc sau đây:
a) Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;
b) Tư vấn soạn thảo đơn, di chúc và các giấy tờ khác;
c) Tư vấn soạn thảo hợp đồng có giá trị từ 100.000.000 đồng trở xuống;
d) Cung cấp các văn bản pháp luật, thông tin pháp luật.
Các việc quy định tại khoản này phải do tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật không được nhận thực hiện việc bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, các đương sự khác trước các cơ quan tiến hành tố tụng.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật có các quyền sau đây:
a) Được thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
b) Được đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức nhờ Trung tâm thực hiện tư vấn;
c) Được kiến nghị với các cơ quan nhà nước hữu quan về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên tổ chức mình;
d) Được nhận các khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hỗ trợ cho hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân theo các quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
b) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện tư vấn pháp luật của tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm;
c) Báo cáo Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm, theo định kỳ 6 tháng và hàng năm về tổ chức và hoạt động của Trung tâm; báo cáo tổ chức chủ quản theo quy định của tổ chức đó.
Điều 9. Tư vấn pháp luật miễn phí
Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho các đối tượng sau đây:
1. Thành viên của tổ chức chủ quản;
2. Người nghèo, đối tượng chính sách được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Điều 10. Tư vấn pháp luật được thu phí
1. Trung tâm tư vấn pháp luật có thể thực hiện tư vấn pháp luật thu phí đối với cá nhân, tổ chức khác ngoài các đối tượng quy định tại Điều 9 của Nghị định này để bù đắp chi phí cần thiết cho hoạt động của Trung tâm.
2. Chi phí cần thiết cho hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm:
a) Mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm và tài liệu cần thiết cho hoạt động tư vấn pháp luật;
b) Trả thù lao hoặc phụ cấp cho Giám đốc, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật và các nhân viên khác;
c) Các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện tư vấn pháp luật.
3. Mức phí được thu tối đa như sau:
a) Hướng dẫn, giải đáp pháp luật bằng miệng, cung cấp các thông tin pháp luật, văn bản pháp luật: 50.000 đồng/1vụ việc;
b) Hướng dẫn, giải đáp pháp luật bằng văn bản: 100.000 đồng/1vụ việc;
c) Tư vấn soạn thảo đơn, di chúc và các giấy tờ khác: 100.000 đồng/1 vụ việc;
d) Tư vấn soạn thảo hợp đồng: 200.000 đồng/1vụ việc.
Khi giá cả trên thị trường biến động từ 10% trở lên, Bộ Tư pháp cùng Bộ Tài chính hướng dẫn việc điều chỉnh mức trần quy định tại khoản này.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức chủ quản lập biểu phí áp dụng cho Trung tâm tư vấn pháp luật do mình thành lập. Biểu phí phải được niêm yết tại trụ sở của Trung tâm tư vấn pháp luật.
5. Trung tâm tư vấn pháp luật phải lập sổ sách theo dõi việc thu, chi theo quy định của pháp luật; chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức chủ quản, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.
Điều 11. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
1. Việc thay đổi địa điểm làm việc, Giám đốc Trung tâm, danh sách tư vấn viên pháp luật, đặt chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật phải được thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.
2. Trong trường hợp bổ sung tư vấn viên pháp luật thì Trung tâm tư vấn pháp luật phải có văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật, kèm theo bản sao bằng cử nhân luật, giấy chứng nhận đã được bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật, giấy tờ xác nhận thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
Điều 12. Chấm dứt hoạt động
1. Trung tâm tư vấn pháp luật chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của tổ chức chủ quản;
b) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.
2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quyết định của tổ chức chủ quản, thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động. Trung tâm tư vấn pháp luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo Quyết định về việc chấm dứt hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.
Chương 3:
TƯ VẤN VIÊN PHÁP LUẬT
Điều 13. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật:
a) Có bằng cử nhân luật, có thời gian công tác pháp luật từ 3 năm trở lên;
b) Đã được bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật;
c) Có tư cách, đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích;
d) Có đủ năng lực hành vi dân sự.
2. Cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước không được cấp Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật.
3. Tư vấn viên pháp luật chỉ được làm việc cho một Trung tâm tư vấn pháp luật.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của tư vấn viên pháp luật
1. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật có các quyền sau đây:
a) Được thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật;
b) Được bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật;
c) Được hưởng phụ cấp hoặc thù lao theo quy định của tổ chức chủ quản;
2. Tư vấn viên pháp luật có nghĩa vụ thực hiện tư vấn pháp luật trung thực, khách quan; tuân thủ các quy định của tổ chức chủ quản và của pháp luật; chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn do mình thực hiện.
Điều 15. Những điều cấm đối với tư vấn viên pháp luật
ưKhi thực hiện tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật không được làm các việc sau đây:
1. Xúi giục đương sự khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo không có căn cứ;
2. Lợi dụng danh nghĩa Trung tâm tư vấn pháp luật, lạm dụng danh nghĩa là tư vấn viên pháp luật vì mục đích tư lợi hoặc để tiến hành các hoạt động trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;
3. Trực tiếp nhận phí tư vấn pháp luật từ tổ chức, cá nhân nhờ Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn;
4. Tiết lộ thông tin về vụ việc, về cá nhân, tổ chức nhờ tư vấn mà tư vấn viên pháp luật biết được trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, trừ trường hợp được cá nhân, tổ chức đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 16. Cộng tác viên tư vấn pháp luật
1. Cộng tác viên tư vấn pháp luật phải có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c, d khoản 1 Điều 13 của Nghị định này. Người không có bằng cử nhân luật, nhưng đã có thời gian trực tiếp làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên có thể là cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Cán bộ, công chức có thể làm cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật trong trường hợp việc làm cộng tác viên đó không trái với pháp luật về cán bộ, công chức.
Danh sách cộng tác viên của Trung tâm tư vấn pháp luật phải được niêm yết tại trụ sở của Trung tâm.
2. Cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật theo hợp đồng cộng tác viên được ký kết giữa Trung tâm tư vấn pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng tác viên tư vấn pháp luật được quy định trong hợp đồng cộng tác viên.
Những điều cấm đối với tư vấn viên pháp luật quy định tại Điều 15 của Nghị định này cũng được áp dụng đối với cộng tác viên tư vấn pháp luật.
3. Trung tâm tư vấn pháp luật phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Chương 4:
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Điều 17. Quản lý Nhà nước về hoạt động tư vấn pháp luật
1. Bộ Tư pháp thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động tư vấn pháp luật có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tư vấn pháp luật và hướng dẫn thi hành các văn bản đó;
b) Xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 của Nghị định này;
c) Kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật trong các trường hợp để giải quyết khiếu nại, để xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc các trường hợp cần thiết khác theo đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật theo đề nghị của các tổ chức chủ quản.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động tư vấn pháp luật trong phạm vi địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về tổ chức, hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền;
b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật;
c) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Sở Tư pháp giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều này và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 của Nghị định này;
b) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật;
c) Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật;
d) Hỗ trợ tổ chức chủ quản cùng cấp trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các tư vấn viên pháp luật;
đ) Báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp định kỳ 6 tháng và hàng năm về tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi địa phương.
Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức chủ quản trong việc quản lý hoạt động tư vấn pháp luật
1. Tổ chức chủ quản chịu trách nhiệm về tổ chức, hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật do mình thành lập, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định thành lập, giải thể Trung tâm tư vấn pháp luật;
b) Ban hành và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ của Trung tâm tư vấn pháp luật; xử lý vi phạm theo Điều lệ của tổ chức mình;
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật;
d) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Điều lệ của tổ chức mình.
2. Tổ chức chủ quản báo cáo cơ quan tư pháp cùng cấp bằng văn bản định kỳ 6 tháng và hàng năm về tổ chức và hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật do mình thành lập.
Chương 5:
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 19. Khen thưởng
Trung tâm tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật có thành tích trong hoạt động tư vấn pháp luật được khen thưởng theo quy định của nhà nước và của tổ chức chủ quản.
Điều 20. Xử lý vi phạm đối với Trung tâm tư vấn pháp luật
Trung tâm tư vấn pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo các hình thức sau đây:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện tư vấn pháp luật khi chưa được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
b) Thực hiện tư vấn pháp luật ngoài phạm vi hoạt động quy định tại Nghị định này;
c) Không niêm yết danh sách tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật tại trụ sở của Trung tâm;
d) Sử dụng những người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật;
đ) Không niêm yết biểu phí tư vấn pháp luật tại trụ sở của Trung tâm;
e) Thu phí tư vấn pháp luật trái với quy định tại Điều 10 của Nghị định này;
g) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
2. Thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn Giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp tái phạm hoặc hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng.
Trường hợp vi phạm gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Xử lý vi phạm đối với tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
a) Cố ý tư vấn trái pháp luật;
b) Đòi thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản phí mà Trung tâm tư vấn pháp luật đã thu;
c) Lợi dụng danh nghĩa Trung tâm tư vấn pháp luật, lạm dụng danh nghĩa tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật nhằm thu lợi cho riêng mình hoặc để tiến hành các hoạt động khác trái pháp luật.
2. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 của Điều này, người vi phạm còn có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật hoặc xoá tên khỏi danh sách cộng tác viên tư vấn pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này.
2. Chánh thanh tra chuyên ngành của Sở Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật; xoá tên khỏi danh sách cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Điều 23. Thủ tục xử lý vi phạm
Thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với Trung tâm tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Quy định chuyển tiếp
1. Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các tổ chức tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp đã được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải đăng ký hoạt động theo quy định của Nghị định này; sau thời hạn kể trên mà không đăng ký hoạt động theo quy định của Nghị định này thì phải chấm dứt hoạt động.
2. Người đã được công nhận là chuyên viên tư vấn pháp luật từ 5 năm trở lên và đang là chuyên viên tư vấn pháp luật thuộc các Văn phòng tư vấn pháp luật hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật của Hội Luật gia Việt Nam, của Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác vào thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì được công nhận là tư vấn viên pháp luật theo quy định của Nghị định này.
Điều 25. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chỉ thị số 620/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý hoạt động tư vấn pháp luật và Thông tư số 1119/TTQLTPK ngày 24 tháng 12 năm 1987 của Bộ Tư pháp về công tác dịch vụ pháp lý hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 26. Hướng dẫn thi hành
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 65/2003/ND-CP

Hanoi, June 11, 2003

 

DECREE

ON LEGAL CONSULTANCY ORGANIZATION AND ACTIVITIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;

In order to contribute to satisfying the great and diversified demand of individuals and organizations for legal consultancy, raising the legal awareness of citizens and helping them behave in compliance with law in daily-life relations; and to enhance the State management over legal consultancy activities;

At the proposal of the Justice Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Subjects and scope of regulation

This Decree prescribes legal consultancy organization and activities of the social nature and for non-profit purposes, conducted by socio-political organizations and socio-professional organizations.

Legal consultancy activities of lawyers under the provisions of the Lawyer Ordinance and of the State legal assistance centers shall not be governed by this Decree.

Article 2.- Organization forms and scope of legal consultancy activities

Socio-political organizations and socio-professional organizations which fully meet the conditions prescribed in this Decree shall be permitted to establish legal consultancy centers according to the provisions of this Decree to provide free-of-charge legal consultancy to their organizations' members.

The State encourages legal consultancy centers to provide free-of-charge legal consultancy to the poor and the preferential policy beneficiaries according to the provisions of law.

Apart from activities of providing free-of-charge legal consultancy to the subjects defined in this Decree, the legal consultancy centers are allowed to collect service charges from other subjects to finance their activities according to the provisions of this Decree.

Article 3.- Management of legal consultancy activities

The management of legal consultancy activities according to the provisions of this Decree shall be effected on the principle of combining the State management with the promotion of the self-governance of socio-political organizations and socio-professional organizations in order to ensure that legal consultancy activities are compliant with the provisions of this Decree.

Chapter II

LEGAL CONSULTANCY CENTERS

Article 4.- Conditions for establishing legal consultancy centers

1. Socio-political organizations and socio-professional organizations which wish to establish legal consultancy centers must satisfy all the following conditions:

a/ Having at least 3 legal consultants who fully meet the conditions prescribed in Clause 1, Article 13 of this Decree;

b/ Having such legal consultancy centers' own locations for conducting transactions and working.

2. Socio-political organizations and socio-professional organizations (hereinafter called managing organizations for short) at the provincial level or the central level shall issue decisions to set up legal consultancy centers. Decisions on establishing legal consultancy centers shall be signed by the heads of the managing organizations and have the following principal contents:

a/ Name of the legal consultancy center;

b/ Objectives and tasks of the legal consultancy center;

c/ Legal consultancy domains;

d/ Financial regime(s) applicable to the legal consultancy center.

3. The names of legal consultancy centers must clearly reflect the names of their managing organizations. In cases where a managing organization establishes two legal consultancy centers or more, the names of such centers must be distinguishable from each other.

Article 5.- Organizational structure of legal consultancy centers

1. A legal consultancy center has its director, legal consultants and other staff members. The organizational structures of legal consultancy centers shall be decided by their managing organizations.

Legal consultancy centers may use legal consultancy collaborators.

2. Legal consultancy centers have their own seals for use in transactions.

The carving and use of seals of legal consultancy centers shall comply with the current law provisions on management and use of seals.

3. Legal consultancy centers are allowed to set up their branches within the provinces or centrally-run cities where their managing organizations are headquartered. Legal consultancy centers shall be responsible for the operations of their branches.

Article 6.- Registration of operation of legal consultancy centers

1. Legal consultancy centers shall register their operation with the Justice Services of the provinces or centrally-run cities where their managing organizations are headquartered (hereinafter referred to as the provincial/municipal Justice Services).

An operation registration dossier comprises:

a/ An application for operation registration;

b/ The managing organization's decision on establishment of the legal consultancy center;

c/ The legal consultancy center's charter promulgated by its managing organization;

d/ The managing organization's decision on appointment of the director of the legal consultancy center;

e/ A tentative list of legal consultants, enclosed with copies of their law bachelor degrees, certificates of training in legal consultancy skills, written certifications of the listed legal consultants' working periods in the legal domain;

f/ Written certification of the legal consultancy center's working location;

g/ The charge table set by the managing organization according to Article 10 of this Decree.

2. Within 7 days after receiving the complete and valid dossiers, the provincial/municipal Justice Services shall have to grant operation registration papers to the applying legal consultancy centers. In case of refusal to grant operation registration papers, they must notify the reasons therefor in writing to the applicants.

3. When granting operation registration papers to legal consultancy centers, the provincial/municipal Justice Services shall concurrently grant legal consultant certificates to persons who fully meet the conditions prescribed in Clause 1, Article 13 of this Decree.

The lists of legal consultants of legal consultancy centers must be posted up at such centers' head offices.

The Justice Ministry shall prescribe the forms of operation registration papers and legal consultant certificates.

4. Legal consultancy centers shall commence their operation as from the date they are granted operation registration papers.

Article 7.- Operation scope of legal consultancy centers

1. The scope of legal consultancy covers the following jobs:

a/ Providing guidance on legal matters and answers to legal questions;

b/ Giving consultations on compilation of applications, testaments and other papers;

c/ Giving consultations on compilation of contracts valued at VND 100,000,000 or less;

d/ Supplying legal documents and information.

Jobs defined in this Clause must be performed by legal consultants and legal consultancy collaborators of legal consultancy centers.

2. Legal consultancy centers must not undertake to plead for or defend the legitimate rights and interests of defendants, accused and other involved parties before the legal proceeding agencies.

Article 8.- Rights and obligations of legal consultancy centers

1. Legal consultancy centers have the following rights:

a/ To provide legal consultancy within the scope prescribed in Article 7 of this Decree;

b/ To request the concerned agencies and organizations to supply information on matters related to the legitimate rights and interests of individuals and organizations that resort to the centers' consultancy;

c/ To make petitions on matters related to the legitimate rights and interests of their members to the concerned State agencies;

d/ To receive financial aid of individuals and organizations at home and abroad in support of their free-of-charge legal consultancy activities according to provisions of law.

2. Legal consultancy centers have the following obligations:

a/ To comply with the provisions of this Decree and relevant legal documents;

b/ To take responsibility for the legal consultancy performed by their legal consultants and legal consultancy collaborators;

c/ To report biannually and annually to the Justice Services of the localities where they are headquartered on their organization and operation; and to report such to their managing organizations according to the latter's regulations.

Article 9.- Free-of-charge legal consultancy

Legal consultancy centers shall provide free-of-charge legal consultancy to the following subjects:

1. Members of their managing organizations;

2. The poor and policy beneficiaries who enjoy free-of-charge legal assistance according to the legislation on legal assistance.

Article 10.- Charged legal consultancy

1. Legal consultancy centers may provide legal consultancy services for charges collected from individuals and organizations other than the subjects prescribed in Article 9 of this Decree to cover expenses necessary for their operation.

2. Expenses necessary for the operation of legal consultancy centers include:

a/ Expenses for procurement of facilities, equipment, stationery and documents necessary for legal consultancy activities;

b/ Remunerations or allowances for their directors, legal consultants, legal consultancy collaborators and other staff members;

c/ Other reasonable expenses for the provision of legal consultancy.

3. The maximum charge rates are prescribed below:

a/ For verbal legal guidance and answers to legal questions, supply of legal information and/or documents: VND 50,000/case;

b/ For written legal guidance and answers to legal questions: VND 100,000/case;

c/ For consultations on compilation of applications, testaments and other papers: VND 100,000/case;

d/ For consultations on compilation of contracts: VND 200,000/case.

When market prices fluctuate by 10% or more, the Justice Ministry shall, together with the Finance Ministry, guide the readjustment of the ceiling rates prescribed in this Clause.

4. Basing themselves on the provisions in Clause 3 of this Article, the managing organizations shall draw up charge tables applicable to legal consultancy centers they have established. Charge tables must be posted up at the head offices of legal consultancy centers.

5. Legal consultancy centers shall have to open books for monitoring their revenues and expenditures according to the provisions of law; and submit to the inspection and supervision by their managing agencies and the competent State agencies.

Article 11.- Changes in registered operation contents

1. The changes of working locations, directors, lists of legal consultants and/or locations of branches of legal consultancy centers must be notified in writing to the provincial/municipal Justice Services where the centers have registered their operation.

2. For case of addition of legal consultants, legal consultancy centers must make written requests for granting of legal consultant certificates enclosed with copies of law bachelor degrees, certificates of training in legal consultancy skills and written certifications of to be-grantees' working periods in the legal domain.

Article 12.- Termination of operation

1. Legal consultancy centers shall terminate their operation in the following cases:

a/ Under decisions of their managing organizations;

b/ Their operation registration papers are withdrawn.

2. In case of operation termination under the managing organizations' decisions, the legal consultancy centers shall, within 7 days after the decisions on operation termination are issued, have to send written notices enclosed with such decisions to the provincial/municipal Justice Services where the centers have registered their operation.

Chapter III

LEGAL CONSULTANTS

Article 13.- Conditions for being granted legal consultant certificates

1. Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam and fully satisfying the following conditions shall be granted legal consultant certificates:

a/ Having law bachelor degrees and having worked in the legal domain for three years or more;

b/ Having been trained in legal consultancy skills;

c/ Having good virtues and ethics; being not currently examined for penal liability or having been sentenced but not yet had their criminal records wiped off;

d/ Having the full civil act capacity.

2. Officials and public employees currently working in the State agencies shall not be granted legal consultant certificates.

3. A legal consultant shall only be allowed to work for one legal consultancy center.

Article 14.- Rights and obligations of legal consultants

1. When providing legal consultancy, legal consultants have the following rights:

a/ To provide legal consultations within the operation scope of their legal consultancy centers;

b/ To be trained in legal consultancy skills;

c/ To enjoy allowances or remunerations provided for by their managing organizations.

2. Legal consultants are obliged to provide legal consultations in an honest and objective manner; abide by the regulations of their managing organizations and the provisions of law; and are responsible for the consultations they provide.

Article 15.- Prohibitions for legal consultants

When providing legal consultancy, legal consultants must not:

1. Instigate involved parties to lodge complaints or denunciations or initiate lawsuits without grounds;

2. Abuse the names of the legal consultancy centers or their capacity as legal consultants to seek for personal benefits or to conduct activities in contravention of law and social morality;

3. Personally receive legal consultancy charges from organizations and/or individuals that resort to the legal consultancy centers' consultancy;

4. Disclose information on cases, individuals or organizations that resort to consultancy which they know in the course of providing legal consultancy, except for cases where such individuals or organiza-tions so agree or the law otherwise provides for.

Article 16.- Legal consultancy collaborators

1. Legal consultancy collaborators must fully satisfy the conditions prescribed at Points a, c and d, Clause 1, Article 13 of this Decree. Persons without law bachelor degrees but having personally worked in the legal domain for 10 years or more may be legal consultancy collaborators.

Officials and public employees may act as legal consultancy collaborators of legal consultancy centers in cases where such collaboration is not contrary to the legislation on officials and public employees.

The list of legal consultancy collaborators of legal consultancy centers must be posted up at the centers' head offices.

2. Legal consultancy collaborators shall provide legal consultancy under collaboration contracts signed between legal consultancy centers and legal consultancy collaborators.

The rights, obligations and responsibilities of legal consultancy collaborators are stated in collaboration contracts.

The prohibitions for legal consultants prescribed in Article 15 of this Decree shall also apply to legal consultancy collaborators.

3. Legal consultancy centers shall be responsible for the use of legal consultancy collaborators.

Chapter IV

MANAGEMENT OF LEGAL CONSULTANCY ACTIVITIES

Article 17.- State management over legal consultancy activities

1. The Justice Ministry shall perform the State management over legal consultancy activities, having the following tasks and powers:

a/ To compile and submit to competent agencies for promulgation legal documents on legal consultancy activities, and guide the implementation thereof;

b/ To work out programs on training legal consultancy skills as mentioned at Point b, Clause 1, Article 13 of this Decree;

c/ To examine and inspect the organization and operation of legal consultancy centers in cases of settling complaints and/or denunciations according to its competence or other necessary cases at requests of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities;

d/ To take measures to support the professional fostering of legal consultants and legal consultancy collaborators at requests of their managing organizations.

2. The People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall perform the State management over legal consultancy activities within their respective localities, having the following tasks and powers:

a/ To examine and inspect the organization and operation of legal consultancy centers according to their competence, and handle violations related thereto;

b/ To settle complaints and denunciations about the organization and operation of legal consultancy centers;

c/ Other tasks and powers provided for by law.

3. The provincial/municipal Justice Services assist the People's Committees of the provinces and centrally-run cities in performing the contents of the State management over legal consultancy activities, prescribed in Clause 2 of this Article and have the following tasks and powers:

a/ To organize the legal consultancy skill fostering prescribed at Point b, Clause 1, Article 13 of this Decree;

b/ To grant and withdraw operation registration papers of legal consultancy centers;

c/ To grant and withdraw certificates of legal consultants;

d/ To assist the managing organizations of the same level in the professional fostering of legal consultants;

e/ To report biannually and annually to the People's Committees of the provinces and centrally-run cities and the Justice Ministry on the organization and operation of legal consultancy centers within their respective localities.

Article 18.- Responsibilities of managing organiza-tions for the management of legal consultancy activities

1. Managing organizations shall bear responsibility for organization and operation of legal consultancy centers they establish and have the following tasks and powers:

a/ To decide on establishment or dissolution of legal consultancy centers;

b/ To promulgate and inspect the implementation of charters of legal consultancy centers; to handle violations according to their charters;

c/ To organize professional fostering for legal consultants and legal consultancy collaborators;

d/ To perform and exercise other tasks and powers as provided for by their charters.

2. Managing organizations shall biannually and annually report in writing to the justice agencies of the same level on the organization and operation of legal consultancy centers they establish.

Chapter V

COMMENDATION, HANDLING OF VIOLATIONS

Article 19.- Commendation

Legal consultancy centers, legal consultants and legal consultancy collaborators that record achievements in legal consultancy activities shall be commended and/or rewarded according to regulations of the State and their managing organizations.

Article 20.- Handling of violations of legal consultancy centers

Legal consultancy centers which violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned in the following forms:

1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a/ Providing legal consultancy before being granted operation registration papers;

b/ Providing legal consultancy beyond the operation scope prescribed in this Decree;

c/ Failing to post up the list of legal consultants and legal consultancy collaborators at the centers' head offices;

d/ Employing persons who are neither legal consultants nor legal consultancy collaborators to provide legal consultancy;

e/ Failing to post up legal consultancy charge tables at the centers' head offices;

f/ Collecting legal consultancy charges in contravention of the provisions in Article 10 of this Decree;

g/ Violating other provisions of this Decree.

2. Withdrawal of operation registration papers for a definite or indefinite time in case of repeated violations or violations involving aggravating circumstances.

In cases where violations cause damage, compensations therefor must be made according to the provisions of law.

Article 21.- Handling of violations committed by legal consultants or legal consultancy collaborators

1. Legal consultants or legal consultancy collaborators who commit one of the following acts of violation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned in forms of caution or fine of between VND 200,000 and 1,000,000:

a/ Deliberately providing legal consultancy in contravention of law;

b/ Demanding surcharges or other material benefits in addition to charge amounts already collected by legal consultancy centers;

c/ Abusing the names of the legal consultancy centers or their capacity as legal consultants or legal consultancy collaborators to provide legal consultancy in pursuit of personal benefits or to conduct other activities in contravention of law.

2. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clause 1 of this Article, violators may have their certificates of legal consultants withdrawn or have their names deleted from the lists of legal consultancy collaborators; if damage is caused, compensations therefor must be made according to the provisions of law.

Article 22.- Competence to handle violations

1. The presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities may:

a/ Give cautions;

b/ Impose fines of up to the maximum level prescribed in this Decree.

2. Specialized chief inspectors of the provincial/municipal Justice Services may:

a/ Give cautions;

b/ Impose fines of up to VND 2,000,000;

c/ Withdraw operation registration papers of legal consultancy centers or certificates of legal consultants; or delete names of violators from the lists of legal consultancy collaborators.

Article 23.- Procedures for handling violations

The procedures for handling administrative violations committed by legal consultancy centers, legal consultants and/or legal consultancy collaborators shall comply with the provisions of the legislation on handling of administrative violations.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 24.- Transitional provisions

1. Within 6 months after the effective date of this Decree, the legal consultancy organizations of socio-political organizations or socio-professional organizations, which were established and operated before the effective date of this Decree and wish to continue their operation, shall have to register their operation according to the provisions of this Decree. Past that time limit, if they fail to do so, they must terminate their operation.

2. Persons, who have been recognized as legal consultants for 5 years or more and are currently working as legal consultants of legal consultancy offices or legal consultancy centers of Vietnam Lawyers' Association, Vietnam Labor Confederation, Vietnam Women's Union or other socio-political organizations at the time this Decree takes effect, shall now be recognized as legal consultants under the provisions of this Decree.

Article 25.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

The Prime Minister's Directive No. 620/CT-TTg of September 29, 1995 on enhancing the management of legal consultancy activities and the Justice Ministry's Circular No. 1119/TTQLTPK of December 24, 1987 on legal services shall cease to be effective as from the effective date of this Decree.

Article 26.- Implementation guidance

1. The Justice Ministry shall have to guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces or centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 65/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất