Thông tư 42/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi) và Nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01/12/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/1998/NĐ-CP nêu trên

thuộc tính Thông tư 42/2007/TT-BTC

Thông tư 42/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi) và Nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01/12/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/1998/NĐ-CP nêu trên
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:42/2007/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Chí Trung
Ngày ban hành:27/04/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Hướng dẫn về thuế khai thác tài nguyên - Ngày 27/4/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 42/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP và 147/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 68/1998/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi). Theo đó, đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thì sản lượng tài nguyên thương phẩm để tính thuế là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tài nguyên (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo...). Đối với loại tài nguyên không thể xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất khác nhau, hàm lượng tạp chất lớn, thì sản lượng tài nguyên để tính thuế được xác định trên số lượng, trọng lượng hay khối lượng từng chất thu được do sàng tuyển, phân loại. Đối với loại tài nguyên khai thác, chưa bán ra ngay mà đưa vào để tiếp tục sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ khác nếu không trực tiếp xác định được sản lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế được căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ và định mức tiêu hao tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm. Trường hợp khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200 triệu đồng và khó khăn trong việc quản lý thì có thể thực hiện khoán số lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư42/2007/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 42/2007/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 42/2007/TT-BTC NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/1998/NĐ-CP NGÀY 03/09/1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH THUẾ TÀI NGUYÊN (SỬA ĐỔI) VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 147/2006/NĐ-CP NGÀY 01/12/2006 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH

SỐ 68/1998/NĐ-CP NÊU TRÊN

 

 

- Căn cứ Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi) do UBTVQH10 ban hành ngày 16/04/1998;

- Căn cứ Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi);

- Căn cứ Nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01/12/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi);

- Căn cứ Quyết định số 197/2003/QĐ-TTg ngày 23/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế;

- Căn cứ Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg ngày 30/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng thí điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế đối với thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất trong nước; thuế tài nguyên; thuế nhà, đất; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế môn bài;

- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 và Nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01/12/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi) như sau:

 

Phần I

ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ

 

I- Đối tượng nộp thuế

 

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) thì đối tượng nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, bao gồm: Công ty Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, hộ sản xuất kinh doanh, các tổ chức và cá nhân khác, không phân biệt ngành nghề, quy mô hình thức hoạt động, có khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam đều phải đăng ký, kê khai và nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi). Một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

 

1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng đang trả tiền tài nguyên hay nộp thuế tài nguyên theo mức cụ thể đã quy định trong Giấy phép đầu tư cấp trước ngày 01/06/1998 thì tiếp tục được trả tiền tài nguyên hay nộp thuế tài nguyên theo quy định đó cho đến hết thời hạn của Giấy phép được cấp. Trường hợp được gia hạn Giấy phép đầu tư sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2- Theo quy định tại Điều 3, Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) và Điều 3, Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ, trường hợp doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư) mà Bên Việt Nam góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên được ghi trong Giấy phép đầu tư thì doanh nghiệp liên doanh không phải nộp thuế tài nguyên đối với số tài nguyên mà Bên Việt Nam dùng để góp vốn pháp định. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, Bên Việt Nam phải kê khai số tài nguyên phát sinh đã góp vốn, báo cáo Bộ Tài chính để ghi vốn Ngân sách Nhà nước và quản lý vốn theo chế độ hiện hành.

 

3- Trường hợp doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở Bên Việt Nam với Bên nước ngoài theo hình thức: liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng chia sản phẩm khai thác tài nguyên thì thuế tài nguyên phải nộp của doanh nghiệp liên doanh hay của Bên nước ngoài phải được xác định trong hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng chia sản phẩm và nếu thoả thuận tính vào phần sản phẩm chia cho Bên Việt Nam. Khi chia sản phẩm, Bên Việt Nam có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách thuế tài nguyên trên toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác.

4- Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác bị bắt giữ, tịch thu và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải tính đầy đủ thuế tài nguyên trong giá bán và nộp vào Ngân sách.

 

II- Đối tượng chịu thuế

 

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) thì đối tượng chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (bao gồm vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và quốc gia liên quan) và thềm lục địa, thuộc chủ quyền của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:

1- Khoáng sản kim loại: Gồm khoáng sản kim loại đen (sắt, man gan, ti tan...) và khoáng sản kim loại màu (vàng, đất hiếm, bạch kim, thiếc, won fram, đồng, chì, kẽm, nhôm...);

 

2- Khoáng sản không kim loại, bao gồm: đất làm gạch, đất khai thác san lấp, xây dựng công trình, đất khai thác sử dụng cho các mục đích khác; đá, cát, sỏi, than, đá quý,... nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc đối tượng quy định tại Luật Khoáng sản;

 

3- Dầu mỏ: là dầu thô được quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật Dầu khí;

 

4- Khí đốt: là khí thiên nhiên quy định tại khoản 3, Điều 3 Luật Dầu khí;

 

5- Sản phẩm của rừng tự nhiên, gồm các loại thực vật, động vật được phép khai thác là sản phẩm của rừng tự nhiên, như: gỗ (kể cả cành, ngọn, củi, gốc, rễ... được xác định theo các tiêu chuẩn quy định của Bộ Nông nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tre, nứa, giang, vầu; các loại dược liệu... và các loại thực vật, động vật được phép khai thác khác;

 

6- Thuỷ sản tự nhiên: Các loại động vật, thực vật tự nhiên ở biển, sông, ngòi, hồ, ao, đầm... thiên nhiên.

 

7- Nước thiên nhiên gồm:

7.1 Nước mặt: Biển, hồ, sông, suối, kênh, rạch, ao, đập ...;

7.2 Nước dưới đất, (trừ nước nóng, nước khoáng thiên nhiên nêu tại điểm 2 Mục này).

 

8- Tài nguyên thiên nhiên khác: Gồm các loại tài nguyên thiên nhiên không thuộc các nhóm trên.

 

Phần II

CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT THUẾ TÀI NGUYÊN

 

            Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác trong kỳ, đơn giá tính thuế tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên.

 

Số thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ nộp thuế được tính như sau:

 

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác trong kỳ

x

Giá tính thuế đơn vị tài nguyên

x

Thuế suất

-

Số thuế tài nguyên được miễn, giảm (nếu có)

 

Trường hợp tài nguyên được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:

 

Thuế TN phải nộp trong kỳ

=

sản lượng TN thương phẩm khai thác trong kỳ

x

Mức thuế TN ấn định trên một đơn vị TN

 

I- Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác

 

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) thì sản lượng tính thuế tài nguyên được xác định đối với từng trường hợp như sau:

 

1- Đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thì sản lượng tài nguyên thương phẩm để tính thuế là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tài nguyên (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo...).

 

2- Đối với loại tài nguyên không thể xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất khác nhau, hàm lượng tạp chất lớn, thì sản lượng tài nguyên để tính thuế được xác định trên số lượng, trọng lượng hay khối lượng từng chất thu được do sàng tuyển, phân loại.

 

Ví dụ: Một Công ty trong kỳ nộp thuế phải sàng tuyển hàng nghìn m3 đất, đá, nước (không thể xác định được số lượng), để thu được 2 kg vàng cốm, 100 tấn quặng sắt... thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng vàng cốm và quặng sắt thu được này. Đồng thời xác định sản lượng loại tài nguyên khác có khai thác sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, như nước khai thác sử dụng cho hoạt động sàng, tuyển.

 

3- Đối với loại tài nguyên khai thác, chưa bán ra ngay mà đưa vào để tiếp tục  sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ khác nếu không trực tiếp xác định được sản lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế được căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ và định mức tiêu hao tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.

Ví dụ 1: Để sản xuất ra 1.000 viên gạch mộc (chưa nung) thì phải sử dụng 1 m3 đất sét. Trong tháng, cơ sở khai thác đất sét sản xuất được 100.000 viên gạch thì sản lượng đất sét khai thác chịu thuế tài nguyên là 100.000 viên chia (:) 1.000 viên = 100 m3.

 

4- Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện: Là sản lượng điện xuất tuyến cơ sở sản xuất thuỷ điện bán cho bên mua điện được xác định qua hệ thống đo đếm điện đạt tiêu chuẩn đo lường Việt Nam đặt tại vị trí giao nhận. Sản lượng điện này  được bên mua và bên bán xác nhận.

 

5- Trường hợp khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng và khó khăn trong việc quản lý thì có thể thực hiện khoán số lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ. Cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý chuyên ngành để ấn định số lượng tài nguyên khai thác được khoán.

 

Cũng trong trường hợp nêu trên, nếu loại tài nguyên khai thác được tập trung vào đầu mối thu mua và được cơ sở thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản thì Cục Thuế tỉnh, thành phố có thể quyết định (bằng văn bản) để tổ chức, cá nhân thu mua tài nguyên nộp thay thuế tài nguyên cho người khai thác.

 

II- Giá tính thuế

 

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) và khoản 2, Điều 1 Nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01/12/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/1998/NĐ-CP, thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán của một đơn vị tài nguyên tại nơi khai thác, đảm bảo theo nguyên tắc giá thị trường và được xác định đối với từng trường hợp như sau:

 

1- Đối với tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác và có thể bán ra ngay sau khi khai thác (như: đất, đá, cát, sỏi, thủy sản...) thì giá tính thuế của một đơn vị tài nguyên là giá thực tế bán ra, không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

2- Đối với tài nguyên khai thác có cùng phẩm cấp, chất lượng, sau đó một phần sản lượng tài nguyên được bán ra tại nơi khai thác theo giá thị trường, một phần vận chuyển đi để tiêu thụ hoặc đưa vào sản xuất, chế biến, sàng tuyển, chọn lọc... , thì giá tính thuế đơn vị của toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác được trong tháng là giá bán một đơn vị của loại tài nguyên đó tại nơi khai thác. Giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính bằng tổng doanh thu (chưa có thuế giá trị gia tăng) của loại tài nguyên bán ra tại nơi khai thác chia (:) cho tổng sản lượng loại tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng.

 

Trường hợp trong tháng có phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác, nhưng không phát sinh doanh thu bán tài nguyên tại nơi khai thác thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên được xác định theo giá tính thuế đơn vị tài nguyên của tháng trước liền kề hoặc theo giá hạch toán để xác định số thuế tài nguyên của tháng, hết kỳ kinh doanh, xác định lại theo giá bán thực tế của sản lượng tài nguyên khai thác đã kê khai thuế nêu trên để tính số thuế tài nguyên thực tế phải nộp khi lập Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên.

 

3- Đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị của sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác nêu tại điểm 1, 2 mục này thì giá tính thuế được xác định theo từng trường hợp cụ thể như sau:

 

3.1. Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác, nhưng qua sàng tuyển, chọn lọc... mới bán ra, thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên là giá bán của sản phẩm đã qua sàng tuyển, phân loại trừ (-) các chi phí phát sinh ở khâu sàng tuyển, chọn lọc và quy đổi theo hàm lượng hay tỉ trọng để xác định giá tính thuế đơn vị là giá bán thực tế của tài nguyên khai thác chưa có thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Giá bán 1 tấn than sạch là 65.000 đồng/tấn (chưa bao gồm thuế GTGT), chi phí sàng tuyển, vận chuyển từ nơi khai thác đến nơi bán ra là 10.000 đồng/tấn; tỷ trọng than sạch trong than thực tế khai thác là 80% thì:

 

Giá tính thuế tài nguyên một tấn than tại nơi khai thác

 

=

 

(65.000đ - 10.000 đ)

 

x

80

 


100

 

 

 

3.2. Loại tài nguyên chưa xác định được số lượng ở khâu khai thác vì trong tài nguyên khai thác có nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên là giá bán đơn vị (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) của sản phẩm nguyên chất của chất có hàm lượng cao nhất trong tài nguyên khai thác hoặc giá bán sản phẩm nguyên chất của từng chất có trong tài nguyên khai thác (trường hợp tách riêng được các chất sau khi khai thác). Ví dụ: Vàng cốm, quặng sắt, ...

 

4- Giá tính thuế đơn vị tài nguyên đối với gỗ là giá bán tại bãi giao.

 

5- Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện tính cho 1kwh thuỷ điện thương phẩm theo mức ấn định là 750 đồng áp dụng từ ngày 01/01/2007. Cơ sở sản xuất thủy điện đã kê khai nộp thuế tài nguyên nước sản xuất thuỷ điện của năm 2007 theo giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện là 700 đồng/kwh thì điều chỉnh lại giá tính thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này khi lập Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên năm 2007.

 

Khi có sự thay đổi giá bán lẻ điện bình quân thì giá tính thuế tài nguyên 1 kwh thuỷ điện  được xác định bằng (=) Giá tính thuế tài nguyên 1 kwh thuỷ điện trước khi điều chỉnh  x  Hệ số điều chỉnh.

 

Hệ số điều chỉnh được xác định theo công thức sau:

 

                             Giá 1kwh điện bán lẻ bình quân tại thời điểm điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh =          

                               Giá 1kwh điện bán lẻ bình quân trước khi điều chỉnh

 

6- Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhưng không bán ra mà sử dụng tài nguyên khai thác đưa vào làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ khác; tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nộp thuế theo kê khai, không chấp hành đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo chế độ quy định; tổ chức, cá nhân nộp thuế tài nguyên theo phương pháp ấn định, thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên áp dụng theo giá do UBND cấp tỉnh quy định cho từng thời kỳ.

 

Cục Thuế tỉnh, thành phố chủ trì phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá và Sở tài nguyên và môi trường tổ chức rà soát, nắm bắt tình hình về giá cả thị trường tài nguyên tại địa phương và lập phương án điều chỉnh giá tính thuế trình UBND cấp tỉnh quyết định và báo cáo về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế). Khi giá bán của loại tài nguyên có biến động lớn (± 20%) thì phải điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên.

Cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế tài nguyên phải thông báo công khai giá tính thuế đơn vị tài nguyên tại trụ sở cơ quan thuế.

           

7- Riêng đối với dầu mỏ, khí đốt, giá tính thuế đơn vị tài nguyên thực hiện theo quy định tại Luật Dầu khí và Điều 46 Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí.

 

III- Thuế suất thuế tài nguyên

 

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) thì thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên khai thác được thực hiện theo quy định tại Biểu thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị định số 68/1998/NĐ-CP và được xác định mức thuế suất thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên như sau:

 

1- Nước thiên nhiên khai thác để sản xuất nước đá (trừ sản xuất nước đá tinh lọc) áp dụng thuế suất thuế tài nguyên là 1%.

 

2- Quặng apatít, séc păng tin khai thác bán ra áp dụng thuế suất là 2%;

 

3- Mục VII Biểu thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) được hướng dẫn như sau: "VII.Nước khoáng, nước thiên nhiên" theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01/12/2006 của Chính phủ.

 

4- Đối với dầu mỏ, khí đốt được thực hiện theo quy định tại Điều 44, Điều 45 Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí.

Trên cơ sở mức thuế suất được hướng dẫn nêu trên, các mức thuế suất thuế tài nguyên được xác định cụ thể tại Biểu thuế tài nguyên (Phụ lục số 2) ban hành kèm theo Thông tư này.

 

Phần III

ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ

 

I. Đăng ký thuế

 

1- Đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới có hoạt động khai thác tài nguyên thực hiện đăng ký cấp mã số thuế và đăng ký nộp thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2006/TT-BTC ngày 14/2/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý và cơ quan thuế tại địa phương nơi khai thác tài nguyên. Trong quá trình thực hiện, nếu cơ sở kinh doanh có sự thay đổi nội dung các thông tin về đăng ký thuế, cơ sở kinh doanh phải thực hiện kê khai bổ sung với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo các qui định về đăng ký thuế hiện hành.

 

2- Đối với cơ sở kinh doanh đang hoạt động, bổ sung thêm ngành nghề khai thác tài nguyên thì tiếp tục sử dụng mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp, nhưng phải đăng ký bổ sung với cơ quan thuế nơi đặt trụ sở chính và cơ quan thuế trực tiếp quản lý nơi đặt cơ sở khai thác tài nguyên về hoạt động khai thác tài nguyên theo các qui định về đăng ký thuế hiện hành.

 

II. Kê khai thuế tài nguyên

 

            Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu thuế tài nguyên.

 

1- Đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế theo phương pháp ấn định:

 

Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thủ công nhỏ lẻ, phân tán, có giá trị tài nguyên khai thác dưới 200.000.000 đồng/năm, được cơ quan thuế kiểm tra, xem xét hướng dẫn nộp thuế theo phương pháp ấn định thì việc kê khai thuế, ấn định số thuế phải nộp, kỳ ổn định số thuế nộp thực hiện đồng thời với việc ấn định thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Số thuế tài nguyên ấn định phải nộp hàng tháng được căn cứ vào sản lượng, doanh thu ấn định thuế giá trị gia tăng.

 

Cơ quan thuế căn cứ vào tờ khai của cơ sở khai thác tài nguyên kết hợp với tài liệu điều tra thực tế về nguồn tài nguyên, vốn, lao động, phương tiện khai thác, giá cả tài nguyên để xác định sát đúng sản lượng tài nguyên khai thác thực tế và số thuế tài nguyên phải nộp. Việc ấn định mức khoán thuế phải đảm bảo công khai, dân chủ, sát đúng với khả năng hoạt động khai thác tài nguyên.

Tổ chức, cá nhân đang trong kỳ ổn định số thuế phải nộp, nếu sản lượng, giá tính thuế tài nguyên thực tế khai thác phát sinh lớn hơn số liệu kê khai, ấn định thuế thì phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh số thuế tài nguyên phải nộp vào kỳ tiếp theo. Trường hợp tổ chức, cá nhân không khai báo, khi kiểm tra phát hiện thì bị truy thu số thuế tài nguyên phát sinh lớn hơn số liệu kê khai, ấn định thuế và bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm đăng ký thuế mà không bị xử phạt về hành vi trốn thuế.

 

Tổ chức, cá nhân nộp thuế theo phương pháp ấn định, trước khi tiến hành khai thác tài nguyên, phải kê khai nộp thuế về hoạt động khai thác tài nguyên cùng với việc đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý thu thuế trực tiếp theo quy định hiện hành, khi hết kỳ kinh doanh không phải lập tờ khai  quyết toán thuế tài nguyên, kể cả tổ chức, cá nhân được miễn, giảm thuế tài nguyên theo từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn tại Phần IV Thông tư này.

 

2- Đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế theo phương pháp kê khai:

 

2.1. Kê khai thuế tài nguyên hàng tháng:

 

a) Hàng tháng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào các quy định hiện hành tính và kê khai thuế tài nguyên đầy đủ theo mẫu số 01/TNg ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cơ sở kinh doanh trong tháng không phát sinh thuế tài nguyên, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

- Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai (mã số thuế, tên, địa chỉ, địa điểm khai thác tài nguyên...) và các thông tin có liên quan khác như đã đăng ký thuế với cơ quan thuế, đồng thời xác nhận tính pháp lý của việc kê khai (ký tên, đóng dấu). Trường hợp không kê khai đầy đủ theo đúng mẫu qui định hoặc chưa xác nhận tính pháp lý của việc kê khai thì coi như chưa nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

- Cơ sở kinh doanh nộp tờ khai thuế tài nguyên của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Cơ sở kinh doanh nộp tờ khai qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Ngày nộp tờ khai được xác định là ngày bưu điện đóng dấu gửi đi (đối với trường hợp gửi tờ khai qua bưu điện) hoặc là ngày cơ sở kinh doanh nộp tờ khai cho cơ quan thuế (đối với trường hợp nộp trực tiếp).

 

b) Đối với loại tài nguyên chưa xác định được căn cứ tính thuế tài nguyên thực tế phát sinh trong tháng để lập tờ khai thì cơ sở kinh doanh được xác định số thuế tài nguyên tạm nộp hàng tháng của loại tài nguyên đó theo giá hạch toán. Theo đó, cơ sở kinh doanh xác định thuế tài nguyên tạm nộp trong tháng theo giá hạch toán xác định khi bán một đơn vị tài nguyên để lập Tờ khai thuế tài nguyên hàng tháng. Kết thúc năm, cơ sở kinh doanh xác định lại số thuế tài nguyên phải nộp theo giá thực tế bán một đơn vị tài nguyên tính thuế tài nguyên khi lập Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên.

 

c) Kê khai thuế tài nguyên dự kiến được miễn, giảm: Cơ sở kinh doanh hạch toán kế toán đầy đủ, nộp thuế theo phương pháp kê khai thuộc diện được miễn, giảm thuế tài nguyên, hàng tháng căn cứ các quy định miễn, giảm thuế tài nguyên hướng dẫn tại Phần IV Thông tư này để tạm tính số thuế được miễn, giảm trong tháng và kê khai vào tờ khai tháng.

 

2.2. Khai quyết toán thuế tài nguyên:

 

a) Cơ sở kinh doanh thực hiện tự khai, tự nộp thuế tài nguyên khi kết thúc kỳ kinh doanh phải lập Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TNg kèm theo Thông tư này. Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên năm được lập và nộp cho cơ quan thuế để xác định số thuế tài nguyên thực tế phát sinh trong năm.

Thời hạn nộp Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Trường hợp kết thúc hợp đồng khai thác tài nguyên; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, cơ sở kinh doanh phải lập Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên gửi cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng khai thác hoặc ngày quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê.

b) Đối với các cơ sở sản xuất thuỷ điện có trụ sở ở một địa phương nhưng số thu thuế tài nguyên được phân chia cho các địa phương khác theo quy định của Bộ Tài chính thì cơ quan thuế quản lý thuế tài nguyên nơi cơ sở sản xuất thuỷ điện đặt nhà máy thuỷ điện có trách nhiệm sao gửi tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế tài nguyên cho cơ quan thuế liên quan được hưởng nguồn thu thuế tài nguyên biết.

c) Xác định số thuế tài nguyên được miễn, giảm: Cơ sở kinh doanh thuộc diện được miễn, giảm thuế tài nguyên phải tự xác định số thuế tài nguyên được miễn, giảm theo số liệu thực tế, đồng thời lập hồ sơ về căn cứ miễn, giảm thuế gửi đến cơ quan thuế theo quy định.

Hàng tháng, cơ sở kinh doanh khai thác tài nguyên tự xác định mức độ đáp ứng điều kiện miễn, giảm thuế tài nguyên, tạm tính số thuế được miễn, giảm thuế và kê khai vào Tờ khai thuế tài nguyên mẫu số 01/TNg. Kết thúc năm khai thác tài nguyên căn cứ số liệu thực tế về tài nguyên khai thác phát sinh trong năm, cơ sở kinh doanh tự xác định số thuế tài nguyên thực tế được miễn, giảm để kê khai vào Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên năm theo quy định và gửi kèm theo bộ hồ sơ về số thuế tài nguyên miễn, giảm đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, kiểm tra.

 

2.3. Ban hành kèm theo Thông tư này Tờ khai thuế tài nguyên (mẫu số 01/TNg); Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên (mẫu số 02/TNg), bản Hướng dẫn kê khai thuế tài nguyên (Phụ lục số 1).

2.4. Cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai thuế tài nguyên và lưu giữ đầy đủ các chứng từ xác định số thuế tài nguyên đã kê khai.

 

III. Nộp thuế tài nguyên

 

1- Tổ chức, cá nhân nộp thuế tài nguyên theo phương pháp ấn định: Hàng tháng thực hiện nộp thuế tài nguyên theo mức thuế ấn định chậm nhất vào ngày cuối tháng.

 

2- Cơ sở kinh doanh nộp thuế tài nguyên theo phương pháp kê khai:

 

2.1. Hàng tháng, cơ sở kinh doanh nộp tiền thuế tài nguyên vào ngân sách Nhà nước theo số thuế đã kê khai. Thời hạn nộp thuế tài nguyên của tháng chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp sau tháng phát sinh số thuế tài nguyên phải nộp. Trường hợp có phát sinh số thuế tài nguyên phải nộp theo Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên thì cơ sở kinh doanh nộp số thuế tài nguyên còn thiếu vào Ngân sách nhà nước chậm nhất không quá 90 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. 

 

2.2. Trường hợp kết thúc hợp đồng khai thác tài nguyên; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, thì phải nộp đủ số thuế tài nguyên còn thiếu trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng khai thác hoặc ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê; nếu có số thuế nộp thừa thì được cơ quan thuế hoàn trả hoặc chuyển sang cơ sở kinh doanh mới theo các qui định hiện hành.

 

2.3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế vào ngân sách nhà nước được xác định là ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng khác trích chuyển tiền nộp thuế vào kho bạc theo Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của cơ sở kinh doanh; đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế vào ngân sách nhà nước được xác định là ngày cơ quan Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan thuế nhận tiền thuế ghi trên chứng từ nộp tiền.

 

2.4. Cơ sở kinh doanh ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền theo hướng dẫn của cơ quan thuế và cơ quan Kho bạc Nhà nước. Cơ sở kinh doanh phải ghi rõ trên chứng từ nộp tiền số tiền thuế của từng loại thuế, tiền phạt chậm nộp từng kỳ tính thuế; riêng số nộp tiền phạt chậm nộp tiền thuế, tiền phạt thì ghi rõ trên chứng từ nộp tiền là nộp theo thông báo của cơ quan thuế ngày, tháng, năm mà không phải xác định số tiền phạt chậm nộp của từng khoản thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có số tiền thuế, tiền phạt phải nộp trong kỳ, vừa có số tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các kỳ trước, nhưng không ghi là nộp cho kỳ tính thuế nào, cơ quan thuế sẽ trừ cho số tiền thuế, tiền phạt còn nợ kỳ trước, trước khi trừ cho số tiền thuế, tiền phạt phải nộp trong kỳ.

 

2.5. Cơ sở kinh doanh phát sinh thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thuỷ điện thuộc nguồn thu của nhiều địa phương thì Kho bạc Nhà nước nơi cơ sở sản xuất nộp tiền thuế tài nguyên có trách nhiệm phân chia tiền thuế tài nguyên nước do các cơ sở sản xuất thuỷ điện nộp theo tỷ lệ phần trăm (%) cho các địa phương được hưởng theo quyết định của Bộ Tài chính.

 

Phần IV

MIỄN, GIẢM THUẾ TÀI NGUYÊN

 

Việc miễn, giảm thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi), Điều 12 Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) và Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01/12/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/1998/NĐ-CP và các quy định tại Luật Đầu tư hiện hành được thực hiện như sau:

 

I- Cơ sở kinh doanh khai thác tài nguyên nộp thuế theo kê khai, gặp thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ, gây tổn thất tài nguyên đã kê khai và nộp thuế thì được miễn thuế tài nguyên phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất. Trường hợp đã nộp thuế tài nguyên thì được hoàn lại số thuế đã nộp hoặc bù trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.

Việc miễn thuế tài nguyên tại điểm này chỉ áp dụng đối với trường hợp thiệt hại về tài nguyên khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác và chưa làm thay đổi tính chất lý, hoá ban đầu của tài nguyên.

 

1- Mức độ thiệt hại của tài nguyên được xác định như sau:

- Đối với loại tài nguyên bị thiệt hại về sản lượng cụ thể thì xác định thiệt hại theo sản lượng bị thiệt hại thực tế.

- Đối với loại tài nguyên bị thiệt hại làm giảm phẩm cấp, tỷ trọng tài nguyên thì đánh giá và xác định lại giá tính thuế, mức thuế phải nộp. Số thuế tài nguyên được miễn bằng mức chênh lệch giữa số thuế đã tính và kê khai trước đó với số thuế tài nguyên phải nộp tính lại sau khi xảy ra thiệt hại.

 

Ví dụ: Tỷ trọng than sạch là 80% trong than nguyên khai, nhưng trong kỳ mưa lũ làm tỷ trọng than sạch giảm xuống còn 50% thì phải tính lại giá thuế, xác định mức chênh lệch thuế được miễn.

 

2- Thủ tục miễn thuế tài nguyên gồm:

- Văn bản nêu rõ lý do, số lượng tài nguyên tổn thất, số thuế tài nguyên xác định lại theo mức độ bị thiệt hại, số thuế tài nguyên đề nghị được miễn (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tổn thất tài nguyên).

- Biên bản kiểm tra, xác định của cơ quan thuế quản lý trực tiếp kèm theo hồ sơ đề nghị miễn thuế tài nguyên.

 

II- Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ bằng phương tiện có công suất lớn được miễn thuế tài nguyên trong 5 năm đầu kể từ khi được cấp giấy phép khai thác và giảm 50% thuế tài nguyên trong 5 năm tiếp theo.

Phương tiện có công suất lớn là các loại tàu, thuyền khai thác thuỷ sản lắp máy chính có công suất từ 90 mã lực (CV) trở lên.

Căn cứ giấy phép hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ, tổ chức, cá nhân khai thác tự xác định điều kiện được miễn, giảm thuế tài nguyên và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết về thời gian được miễn, giảm thuế tài nguyên.

Đối với cơ sở kinh doanh khai thác hải  sản xa bờ thuộc diện nộp thuế theo kê khai, khi kết thúc kỳ tính thuế tài nguyên, tự xác định số thuế tài nguyên thực tế được miễn, giảm trong kỳ để kê khai thuế và tự chịu trách nhiệm về số thuế tài nguyên miễn, giảm đã kê khai. Trường hợp cơ sở kinh doanh xác định điều kiện miễn, giảm thuế không đúng thực tế để kê khai tăng số thuế tài nguyên miễn, giảm thì ngoài việc bị truy thu số thuế gian lận, còn bị xử lý theo quy định hiện hành.

Trong thời gian hoạt động, nếu tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ có sự thay đổi về các điều kiện miễn, giảm làm giảm mức ưu đãi thuế thì phải kịp thời khai báo cho cơ quan thuế gần nhất biết và xác nhận. Trường hợp không khai báo để tiếp tục được hưởng miễn, giảm thuế đều bị coi là trốn lậu thuế và bị xử lý theo quy định.

 

3- Sau thời gian miễn và giảm thuế tài nguyên nêu trên (10 năm), nếu tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ thuộc diện nộp thuế theo kê khai có kết quả của các hoạt động kinh doanh trong năm phát sinh lỗ thì được giảm thuế tài nguyên tương ứng với số lỗ của hoạt động khai thác hải sản xa bờ, nhưng không vượt quá số thuế tài nguyên phải nộp của hoạt động khai thác hải sản; thời gian giảm thuế không quá 5 năm liên tục tiếp theo năm hết thời hạn miễn, giảm thuế tài nguyên nêu trên. Hồ sơ kê khai giảm thuế kèm theo hồ sơ khai quyết toán thuế bao gồm:

- Bản tính số thuế tài nguyên được giảm.

- Bản khai doanh thu, chi phí, lỗ của hoạt động khai thác hải sản xa bờ.

 

III- Miễn thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn xã có rừng được phép khai thác như: gỗ, cành, củi, tre, nứa, lá, giang, tranh, vầu, lồ ô phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày; kể cả có dư thừa bán ra. Phạm vi bán ra trong phạm vi địa bàn huyện nơi khai thác.

 

Căn cứ đề nghị của UBND cấp xã và cơ quan kiểm lâm trực tiếp quản lý rừng, thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý quyết định miễn thuế tài nguyên cho đối tượng này. Quyết định phải ghi rõ cụ thể loại tài nguyên được phép khai thác, địa điểm, hình thức khai thác, nơi tiêu thụ. Thời hạn ghi trong mỗi quyết định không quá 3 tháng, sau đó cơ quan thuế phải tiến hành xem xét kiểm tra lại trước khi tiếp tục ra quyết định miễn thuế tài nguyên.

 

Các trường hợp bị phát hiện lợi dụng việc miễn thuế tài nguyên để tổ chức khai thác bừa bãi rừng tự nhiên, cơ quan thuế phải thu hồi quyết định miễn thuế (nếu có) và chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật hiện hành.

 

IV- Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thuỷ điện không hoà vào mạng lưới điện quốc gia.

 

Căn cứ đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác (có ý kiến của Sở công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc không hoà mạng lưới điện quốc gia), thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý quyết định miễn thuế tài nguyên cho trường hợp này.

 

V- Miễn thuế tài nguyên đối với đất khai thác để sử dụng vào mục đích sau:

 

1- San lấp, xây dựng các công trình phục vụ an ninh, quốc phòng;

 

2- San lấp, xây dựng các công trình đê điều, thuỷ lợi, trực tiếp phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làm đường giao thông.

 

3- San lấp, xây dựng các công trình mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện hoặc dành ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

 

4- San lấp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở miền núi (trong địa bàn cấp huyện là huyện miền núi theo danh mục do Ủy ban Dân tộc và miền núi ban hành) phục vụ cho việc phát triển đời sống kinh tế - xã hội trong vùng.

 

5- Khai thác trong phạm vi đất được giao, được thuê để san lấp, tôn đắp, xây dựng tại chỗ trong phạm vi diện tích đó.

 

6- San lấp, xây dựng các công trình trọng điểm của Quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho từng trường hợp cụ thể.

 

7- Việc miễn thuế tài nguyên đối với đất khai thác dùng để san lấp, xây dựng công trình tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi ... có lẫn trong đất khai thác và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình.

Các trường hợp cát, đá, sỏi... khai thác sau đó đưa vào quá trình chế biến tiếp theo thành sản phẩm khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì không thuộc diện được miễn thuế, mà phải kê khai, nộp thuế theo quy định hiện hành.

 

Trong các trường hợp nêu tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 của Mục này tổ chức, cá nhân khai thác phải có văn bản đề nghị miễn thuế, kèm theo các hồ liên quan để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về việc xây dựng công trình tại địa phương và gửi bộ hồ sơ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý ở vùng khai thác để biết và theo dõi việc miễn thuế.

 

Phần V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ

 

Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật có liên quan, cơ quan thuế quản lý cơ sở kinh doanh có trách nhiệm:

 

1- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của cơ sở kinh doanh về chính sách thuế, thủ tục kê khai, nộp thuế để cơ sở kinh doanh hiểu và thực hiện đúng các qui định của pháp luật về thuế và cơ chế tự kê khai thuế, tự nộp thuế.

2- Theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của cơ sở kinh doanh:

- Quá thời hạn nộp tờ khai thuế tháng, tờ khai quyết toán thuế năm theo qui định, cơ quan thuế gửi thông báo nhắc nộp tờ khai và xử phạt vi phạm hành chính theo qui định hiện hành. Quá thời hạn cuối cùng phải nộp tờ khai theo thông báo nhắc nộp tờ khai mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp, cơ quan thuế sẽ ấn định số thuế phải nộp theo qui định.

- Quá các thời hạn nộp thuế theo qui định, cơ quan thuế gửi thông báo nhắc nộp thuế đối với các cơ sở kinh doanh chưa nộp hoặc nộp chưa đủ tiền thuế đồng thời tính phạt nộp chậm đối với số thuế còn nợ ngân sách nhà nước theo quy định.

3- Tiến hành kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế của cơ sở kinh doanh.

4- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu nợ thuế, thu phạt theo quy định của pháp luật.

5- Đảm bảo giữ bí mật đối với các thông tin được cung cấp về cơ sở sản xuất, kinh doanh thí điểm theo quy định.

 

Phần VI

XỬ LÝ VI PHẠM, KHEN THƯỞNG, KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU

 

1- Việc xử lý vi phạm, khen thưởng, khiếu nại về thuế tài nguyên được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

2- Mọi trường hợp cố ý tiến hành khai thác các loại tài nguyên cấm khai thác đều bị xử lý theo Pháp luật hiện hành. Khi kiểm tra phát hiện những vụ việc vi phạm, cơ quan thuế phải thông báo và phối hợp với cơ quan có chức năng để tiến hành xử lý theo thẩm quyền.

 

3- Nếu phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền thuế trong thời hạn quy định của pháp luật về thuế hiện hành. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên không kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt kể từ khi cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.

 

Phần VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

 Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư số 153/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26 /11/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi), Thông tư số 83/2005/TT-BTC ngày 22/9/2005 hướng dẫn thí điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh tự khai, tự nộp thuế tài nguyên theo Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg ngày 30/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 05/2006/TT-BTC ngày 19/01/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng để sản xuất thủy điện.

 

 Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để hướng dẫn bổ sung./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trương Chí Trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI THUẾ TÀI NGUYÊN

(Kèm theo Thông tư số42 /2007/TT-BTC ngày27  tháng 4 năm 2007 của

Bộ Tài chính)

 

Phần I: QUI ĐỊNH CHUNG

 

1. Trong tờ khai thuế tài nguyên có sử dụng một số ký tự viết tắt như sau:

- "TN" là viết tắt của cụm từ  "tài nguyên"

- "Cơ sở kinh doanh" là cụm từ gọi tắt cho cụm từ "tổ chức và cá nhân kinh doanh"

 2. Cơ sở kinh doanh có khai thác TN phải lập và gửi cho cơ quan thuế  Tờ khai thuế TN (theo mẫu số 01/TNg) hàng tháng và Tờ khai quyết toán thuế theo năm (mẫu số 02/TNg). Trên tờ khai phải ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của kỳ kê khai thuế (tháng... năm....) và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các mã số từ [01] đến [10].

Nếu có sự thay đổi các thông tin từ mã số [02] đến mã số [10], cơ sở kinh doanh phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo qui định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.

 

3. Số tiền ghi trên tờ khai làm tròn đến đơn vị tiền là đồng Việt Nam. Không ghi số thập phân trên tờ khai thuế TN. Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì bỏ trống không ghi. Các ô đánh dấu màu sẫm trên tờ khai thì không kê khai.

4. Tờ khai thuế TN gửi đến cơ quan thuế được coi là hợp lệ khi được kê khai theo đúng mẫu quy định, các chỉ tiêu trong tờ khai được ghi đúng và đầy đủ theo các yêu cầu tại các điểm 1, 2, 3 nêu trên và được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, đóng dấu vào cuối tờ khai.

5. Cơ sở kinh doanh khai thác nhiều loại TN, chỉ lập một tờ khai thuế tài nguyên hàng tháng và khi kết thúc năm lập một Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên. Trong đó, mỗi loại TN được kê khai vào một dòng của Tờ khai thuế. Số tổng cộng thể hiện tổng số thuế TN phát sinh, số dự kiến được miễn giảm và số phải nộp trong kỳ của cơ sở kinh doanh. 

 

Phần II: HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI THUẾ TÀI NGUYÊN

(Mẫu số 01/TNg)

Cột số (2): Tên loại tài nguyên   

Cơ sở kinh doanh tính thuế theo từng loại tài nguyên, với từng mức thuế suất theo quy định hiện hành. Mỗi loại tài nguyên với mức thuế suất riêng được kê khai vào một dòng của tờ khai.

 

Cột số (3): Đơn vị tính

Được căn cứ vào đơn vị tính của từng loại TN khai thác theo kg, m3, tấn, thùng, KW/h....

Cột số (4): Sản lượng TN thương phẩm khai thác

 Số liệu ghi vào cột này là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của loại TN khai thác trong tháng, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác.

Trường hợp tài nguyên khai thác đưa vào sử dụng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, không xác định được sản lượng khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo mức quy đổi theo định mức tiêu hao tài nguyên cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ.

Nếu loại TN khai thác không xác định được sản lượng khai thác do chứa nhiều chất khác nhau, phải sàng tuyển, phân loại ... thì sản lượng tính thuế TN được tính theo sản lượng từng loại chất thu được.

Riêng đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện thì sản lượng làm căn cứ tính thuế là sản lượng điện xuất tuyến, từ nhà máy thuỷ điện xuất bán hoà mạng lưới điện, với đơn vị tính là 1KW/h.

 

Cột số (5): Giá tính thuế đơn vị TN

Số liệu ghi vào cột này là giá tính thuế đơn vị TN. Cơ sở khai thác TN tự xác định giá tính thuế đơn vị TN theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Trường hợp trong năm chưa xác định được giá tính thuế đơn vị TN thì kê khai theo giá tạm tính (hoặc giá hạch toán) trên cơ sở giá tính thuế TN của kỳ trước liền kề, nếu cơ sở kinh doanh mới bắt đầu sản xuất thì căn cứ vào giá kế hoạch để kê khai. Kết thúc năm hoặc hợp đồng khai thác TN, cơ sở kinh doanh phải xác định lại giá tính thuế theo thực tế làm căn cứ lập Tờ khai quyết toán thuế TN.

Riêng đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện thì giá tính thuế trên 1KW/h do Bộ Tài chính xác định trong từng thời kỳ theo hướng dẫn tại Thông tư này.

 

Cột số (6): Thuế suất

Số liệu ghi vào cột này được căn cứ vào mức thuế suất tương ứng của loại TN khai thác theo Phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này.

 

Cột số (7): Thuế TN ấn định trên 1 đơn vị TN

Số liệu ghi vào cột này là mức thuế TN ấn định trên một đơn vị TN của cơ quan có thẩm quyền. Việc ấn định mức thuế tài nguyên tính trên một đơn vị tài nguyên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong từng thời kỳ.

 

Cột số (8): Thuế TN phát sinh trong kỳ

Số liệu ghi vào cột mã số này được xác định đối với loại tài nguyên do nhà nước quy định như sau:

 

Thuế TN phát sinh trong kỳ

=

sản lượng TN thương phẩm khai thác trong kỳ

x

giá tính thuế đơn vị TN

x

thuế suất

 

hoặc:

 

Thuế TN phát sinh trong kỳ

 

=

sản lượng TN thương phẩm khai thác trong kỳ

x

Mức thuế TN ấn định trên một đơn vị TN

 

Cột số (9): Thuế TN dự kiến được miễn, giảm trong kỳ 

Số liệu ghi vào cột này là số thuế TN dự kiến được miễn, giảm của các loại TN khai thác trong tháng (nếu có) thuộc diện phải kê khai, xác định số thuế tài nguyên miễn, giảm theo hướng dẫn tại Thông tư này. Hàng tháng, cơ sở kinh doanh căn cứ điều kiện được miễn, giảm thuế TN theo quy định của Pháp lệnh thuế TN và các văn bản hướng dẫn hiện hành, tự xác định mức thuế TN khai thác dự kiến được miễn, giảm trong tháng để kê khai và xác định số thuế TN phát sinh phải nộp trong tháng để lập tờ khai.

 

Cột số (10): Thuế TN phát sinh phải nộp trong kỳ

Số liệu ghi vào cột này là số thuế TN phải nộp phải nộp trong tháng của các loại TN, được xác định bằng số thuế TN phát sinh trong kỳ (cột số 8), trừ đi số TN dự kiến được miễn, giảm (cột số 9).

 

Phần III: HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TÀI NGUYÊN (Mẫu số 02/TNg)

 

Cơ sở kinh doanh có khai thác TN phải lập Tờ khai quyết toán thuế TN để xác định số thuế TN thực tế phải nộp trong năm khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng khai thác hoặc trong các trường hợp: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Việc kê khai được thực hiện như sau:

- Mỗi loại TN được kê khai trên một dòng tương ứng với các chỉ tiêu trên cột. Các cột số (2), (3), (6), (7) được kê khai tương tự như hướng dẫn tại phần II.

- Số liệu ghi vào các cột số (4), (5), (8) là số thực tế phát sinh trong năm.

- Đối với các trường hợp phải kê khai số thuế tài nguyên được miễn, giảm thuế TN, cơ sở kinh doanh xác định số thuế TN được miễn, giảm trong năm theo số liệu thực tế và kê khai vào cột số (9). Đồng thời cơ sở kinh doanh phải lập hồ sơ miễn, giảm thuế TN gửi kèm theo tờ khai cho cơ quan thuế.

Số tổng cộng các chỉ tiêu tương ứng theo cột được thể hiện số quyết toán năm của cơ sở kinh doanh. Các ô đánh dấu màu sẫm thì không ghi.


Phụ lục số 2                                BIỂU THUẾ TÀI NGUYÊN

Kèm theo Thông tư số 42 /2007/TT-BTC ngày27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính  

 STT

Nhóm, loại tài nguyên

Thuế suất (%)

 I

Khoáng sản kim loại

 

 1

Khoáng sản kim loại đen (sắt, man gan, titan v.v...)

2

 2

Khoáng sản kim loại màu:

 

 

- Vàng sa khoáng

2

 

- Váng cốm

3

 

- Đất hiếm

4

 

- Bạch kim, thiếc, Won fram, bạc, antimoan.

5

 

- Chì, kẽm, nhôm, bau xít, đồng, niken, coban, monlipden, thuỷ ngân, ma nhê, vanadi, platin.

3

 

- Các loại khoáng sản kim loại màu khác...

2

II

Khoáng sản không kim loại (trừ nước khoáng, nước nóng thiên nhiên được quy định tại Mục VII dưới đây)

 

 1

Khoáng sản không kim loại dùng làm vật liệu xây dựng thông thường:

 

 

- Đất khai thác san lấp, xây đắp công trình

1

 

- Khoáng sản không kim loại làm vật liệu xây dựng thông thường khác (đá, cát, sỏi, đất làm gạch...)

2

 2

Khoáng sản không kim loại làm vật liệu xây dựng cao cấp (grannít, đônômit, sét chịu lửa, quâc zít,...)

3

 3

Khoáng sản không kim loại dùng trong sản xuất công nghiệp (pirít, apatít, phosphorít, cao lanh, mica, thạch anh kỹ thuật, đá nung vôi và sản xuất ciment, cát làm thuỷ tinh...).

4

 

Riêng: apatít, séc păng tin

2

 4

Than:

 

 

- Than an tra xít hầm lò

1

 

- Than an tra xít lộ thiên

2

 

- Than nâu, than mỡ

3

 

- Than khác

2

 5

Đá quý:

 

 

a. Kim cương, ru bi, saphia, emôrôt, alexandrit, opan quý màu đen

8

 

b. A dit, rôđôlit, pyrốp, berin, spinen, tôpaz, thạch anh tinh thể (màu tím xanh, vàng lục, da cam), crizôlit, pan quý (màu trắng, đỏ lửa), fenpat, birusa, nêfrit

5

 

c. Các loại đá quý khác

3

 6

Các loại khoáng sản không kim loại khác

2

III

Dầu mỏ (1)

 

IV

Khí đốt (2)

 

 V

Sản phẩm rừng tự nhiên

 

 1

Gỗ tròn các loại:

 

 

- Nhóm I

40

 

- Nhóm II

35

 

- Nhóm III, IV

25

 

- Nhóm V, VI, VII, VIII

15

 2

Gỗ trụ mỏ

15

 3

Gỗ làm nguyên liệu sản xuất giấy (bồ đề, thông mỡ...)

20

 4

Gỗ cột buồm, gỗ cọc đáy

20

 5

Gỗ tẩm, gỗ đước

25

 6

Cành, ngọn, củi

5

 7

Tre, nứa, giang, mai, vầu, lồ ô,...

10

 8

Dược liệu:

 

 

- Trầm hương, ba kích, kỳ nam

25

 

- Hồi, quế, sa nhân, thảo quả

10

 

- Các loại dược liệu khác

5

 9

Các loại sản phẩm rừng tự nhiên khác.

 

 

- Chim, thú rừng (loại được phép khai thác)

20

 

- Sản phẩm rừng tự nhiên khác

5

VI

Thuỷ sản tự nhiên

 

 

- Ngọc trai, bào ngư, hải sâm

10

 

- Tôm, cá, mực và các loại thuỷ sản khác

2

VII

Nước khoáng, nước thiên nhiên (bao gồm cả nước nóng thiên nhiên)

 

 1

Nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp.

4

 2

Nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện.

2

 3

Nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên khai thác phục vụ các ngành sản xuất, dịch vụ (ngoài quy định tại điểm 1 và điểm 2).

 

 

a. Sử dụng làm nguyên liệu chính hoặc phụ tạo thành yếu tố vật chất trong sản xuất sản phẩm, dịch vụ.

3

 

b. Sử dụng chung phục vụ sản xuất, dịch vụ (vệ sinh công nghiệp, làm mát, tạo hơi, làm nước đá, trừ sản xuất nước đá tinh lọc)

1

 

c. Nước thiên nhiên, dùng sản xuất nước sạch, dùng phục vụ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước thiên nhiên khai thác từ giếng đào, giếng khoan phục vụ sinh hoạt.

0

 4

Nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên, khai thác dùng vào các mục đích khác ngoài quy định tại điểm 1, 2 và 3

0

VIII

Tài nguyên khác

 

 

- Yến sào

20

 

- Tài nguyên khác

10

(1) (2) Thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu mỏ, khí đốt được thực hiện theo quy định tại Điều 44, Điều 45 Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 42/2007/TT-BTC

Hanoi, April 27, 2007

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 68/1998/ND-CP OF SEPTEMBER 3, 1998, DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON ROYALTIES (AMENDED AND DECREE No. 147/2006/ND-CP OF DECEMBER 1, 2006, AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE No. 68/1998/ND-CP

Pursuant to the Ordinance on Royalties (amended) promulgated by the National Assembly Standing Committee on April 16, 1998;

Pursuant to the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, detailing the implementation of the Ordinance on Royalties (amended);

Pursuant to the Government’s Decree No. 147/2006/ND-CP of December 1, 2006, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, detailing the implementation of the Ordinance on Royalties (amended);

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 197/2003/QD-TTg of September 23, 2003, on the trial implementation of the mechanism of tax self-assessment and self-payment by production and business establishments;

Pursuant to the Prime Minister’s Prime Minister’s Decision No. 161/2005/QD-TTg of June 30, 2005, on expansion of the trial implementation of the mechanism of production and business establishments’ self-assessment and self-payment of special consumption tax at the domestic production stage; royalties; house and land tax; income tax on high income earners and license tax;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, competent, obligations and organizational structure of the Ministry of Finance,

The Ministry of Finance guides the implementation of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, and Decree No. 147/2006/ND-CP of December 1, 2006, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, detailing the implementation of the Ordinance on Royalties (amended) as follows:

 

Part I

TAXPAYERS AND TAXABLE OBJECTS

I. TAXPAYERS

Under Article 1 of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, detailing the implementation of the Ordinance on Royalties (amended), organizations and individuals of all economic sectors, including state companies, joint-stock companies, limited liability companies, cooperatives, private enterprises, with foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts, business and production households and other organizations and individuals, irrespective of  business lines and trades, scope and form of operation, which exploit natural resources under the provisions of Vietnamese law shall make registration, declaration and payment of royalties according to Article 1 of the Ordinance on Royalties (amended). Some cases are specified as follows:

1. Foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts that are paying natural resources levies or royalties at the specific levels stipulated in their investment licenses issued before June 1, 1998, continue to pay such levies or royalties till the expiration of the issued licenses. If their investment licenses are extended after the effective date of this Circular, they shall comply with the guidance in this Circular.

2. According to Article 3 of the Ordinance on Royalties (amended) and Article 3 of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, when the Vietnamese party to a joint venture with a foreign party operating under of the Law on Foreign Investment in Vietnam (now the Investment Law) contributes its share of legal capital in the form of natural resources as specified in the investment license, the joint venture enterprise is not required to pay royalties on the natural resources which the Vietnamese party contributes to the legal capital. Every three months and six months, the Vietnamese party shall make declarations of natural resources already contributed as capital and report them to the Ministry of Finance for recording as state budget capital and for management in accordance with current regulations.

3. For enterprises established between Vietnamese party and foreign party in the form of joint venture, business cooperation contract or product-sharing contract, the royalties to be paid by the joint venture enterprise or by the foreign party shall be stated in the joint venture contract, business cooperation contract or product-sharing contract and, if so agreed, included in the portion of products distributed to the Vietnamese party. When products are shared, the Vietnamese party shall pay the royalties on the whole exploited quantity of natural resources into the state budget in accordance with the Budget Law.

4. When natural resources banned from exploitation are seized, confiscated and permitted for sale, the selling organizations shall fully include the royalties in the sale prices and remit the proceeds into the budget.

II. Taxable objects

Under Article 2 of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, detailing the implementation of the Ordinance on Royalties (amended), subject to royalties are natural resources located within the scope of the land, islands, internal waters, territorial waters, exclusive economic zone (including overlapping sea areas between Vietnam and related states) and the continental shelf under the sovereignty of the Socialist Republic of Vietnam, which include:

1. Metal minerals, including ferrous metal (iron, manganese, titanium, etc.) and non-ferrous metal (gold, rare earth, platinum, tin, wolfram, copper, lead, zinc, aluminum, etc.).

2. Non-metal minerals, including earth for making bricks, earth exploited for ground leveling and filling  or for the construction of works, and earth exploited for other purposes; stone, sand, gravel, coal, gems, etc., natural mineral water and hot water falling in the category stipulated in  the Law on Minerals;

3. Oil, meaning crude oil defined at Clause 2, Article 3 of the Law on Petroleum;

4. Gas, meaning natural gas defined in Clause 3, Article 3 of the Law on Petroleum;

5. Products of natural forests, including plant and animal species permitted for exploitation which are products of natural forests, such as timber (including tree branches, tops, firewood, stumps and roots, etc., defined according to the standards set by the Ministry of Agriculture and Rural Development), bamboo of various kinds; pharmaceutical materials of various kinds, etc., and plant and animal species permitted for exploitation;

6. Natural aquatic resources, including natural animal and plant species in the sea, rivers, natural arroyos, lakes, ponds, lagoons, etc.

7. Natural water, including:

7.1. Surface water: sea, lakes, rivers, springs, canals, ditches, ponds, dams, etc.;

7.2. Groundwater (except for thermal natural water and mineral water mentioned at Point 2 of this Section).

8. Other natural resources not falling in the groups mentioned above.

Part II

OTHER NATURAL RESOURCES, WHICH COMPRISE KINDS OF NATURAL RESOURCES NOT FALLING IN THE GROUPS MENTIONED ABOVE.

I. TAX BASES AND ROYALTIES TARIFF

The bases for calculation of royalties are the quantity of commercial natural resources actually exploited in a period, the taxable price of one unit of natural resource and the royalties rate.

The royalties to be paid in the tax period shall be calculated as follows:

   Royalties                  Quantity of                Taxable                                              Royalties
      to be                     commercial                 price of                                              amount of
     paid in      =        natural resources      x     one unit     x     Royalties rate      -      reduced or
       the                        exploited                 of natural                                             exempted    period               in the period               resource                                                     (if any)

For natural resources subject to royalties rates based on one unit of exploited natural resource, the payable royalties shall be determined as follows:

Royalties to be paid in the period = Quantity of commercial natural resources exploited in the period  x  Royalties rate based on one unit of natural resource. 

1. Quantity of commercial natural resources actually exploited

Under Article 6 of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, detailing the implementation of the Ordinance on Royalties (amended), the quantity used for calculation of royalties shall be determined in each case as follows:

1. For the type of natural resource which can be determined in terms of quantity, weight or volume, the taxable quantity of commercial natural resources is the quantity, weight or volume of natural resources actually exploited during the tax period, irrespective of the present conditions and the purposes of exploiting natural resources (for immediate sale, exchange, internal use or as provisions for subsequent production, etc.).

2. For the type of natural resource which cannot be determined in terms of quantity, weight or volume actually exploited as it contains different substances and great contents of extraneous matters, the taxable quantity of natural resource shall be calculated on the basis of the quantity, weight or volume of each substance collected as a result of sorting and classification.

Example: One company in a tax period must screen and sort out thousands of cubic meters of earth, rock and water (the quantity of which cannot be determined) in order to obtain 2 kg of gold nuggets, 100 tons of iron ore, etc., the royalties shall be calculated on the basis of the quantities of gold nuggets and iron ore. At the same time, the quantities of other types of natural resources exploited and used for exploitation activities, such as water exploited and used for screening and sorting activities, shall be determined.

3. For the type of natural resource exploited and immediately used for the production of products or provision of other services, its taxable quantity shall be calculated on the basis of the output of products produced in the period and the natural resource waste norm per product unit.

Example 1: In order to produce 1,000 bricks (unbaked), 1 m3 clay is needed. If in the month, the clay-exploiting establishment produces 100,000 bricks, the quantity of exploited clay subject to royalties is 100,000 bricks (:) 1,000 bricks = 100 m3.        

4. For natural water used for hydropower generation: It is the electricity volume sold by the generation establishment to an electricity buyer and determined through the electricity counting system meeting Vietnam measurement standards and located at the delivery and receipt point. This electricity volume is certified by the electricity buyer and seller.

5. In case of exploitation carried out manually, in a scattered manner or on a mobile or irregular basis, with the annually exploited quantity of natural resources estimated at under VND 200,000,000, which is difficult to manage, a presumptive quantity of natural resource can be set on a seasonal or periodical basis. Tax offices shall coordinate with local administrations and specialized management bodies to fix the  presumptive exploited quantity of natural resource.

Also in the same case, if the exploited natural resources are collected and bought by a single buyer only and if accepted in writing by the buyer, the municipal/provincial Tax Department may decide (in writing) to let the buyer pay royalties on behalf of the exploiter.

II. TAXABLE PRICES:

Under Article 7 of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998,  detailing the implementation of the Ordinance on Royalties (amended) and Clause 2, Article 1, of the Government’s Decree No. 147/2006/ND-CP of December 1, 2006, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP, the price for calculating royalties is the sale price of one unit of natural resources at the place of exploitation in compliance with the market price principle and shall be determined in each specific case as follows:

1. For natural resources the quantity of which may be determined at the exploitation stage and which may be sold immediately after the exploitation (such as earth, stone, sand, gravel, aquatic products, etc.), the taxable price of one unit of natural resource is the actual sale price exclusive of VAT.

2. For exploited natural resources of the same quality grade part of which is sold at the place of exploitation at the market price and part of which is transported away for sale or production, processing, screening, sorting, etc., the taxable price of one unit of the whole quantity of natural resource exploited in the month is the sale price of one unit of natural resource at the place of exploitation, which is obtained by dividing total turnover (exclusive of valued added tax) from natural resources sold at the place of exploitation by total quantity of these natural resources sold in the month.

When some quantity of natural resource is exploited in the month but no turnover is generated from the sale thereof at the place of exploitation, the taxable price of one unit of natural resource used for calculating the royalties amount of the month is that of the previous month or the accounting price. At the end of the business period, the actual sale price of the quantity of exploited natural resources already declared for taxation purposes shall be used for determining the payable royalties amount in the royalties finalization declaration.

3. If the sale price of one unit of exploited natural resource at the exploitation place mentioned at Point 1.2 of this Section cannot be determined, the taxable price shall be determined in some specific cases as follows:

3.1. For the type of natural resource the quantity of which may be determined at the exploitation stage but which must go through screening, sorting and selection, etc., before it can be sold out, the taxable price of one unit of natural resource is that of the products which have gone through screening, sorting and classification less (-) expenses incurred at the screening, sorting and selection stage and converted by  content or proportion so as to determine the taxable price as the actual sale price of the exploited natural resource exclusive of value added tax.

Example: The sale price of clean coal is VND 65,000/ton (exclusive of VAT), the cost of screening, sorting and transportation from the place of exploitation to the place of sale is VND 10,000/ton and the proportion of clean coal in actually exploited coal is 80%, then:

                           
              Price for calculating                                                                            80
          royalties on 1 ton of coal      =       (VND 65,000 - VND 10,000)       x      -----
         at the place of exploitation                                                                     100        
                           

3.2. For the type of natural resource the quantity of which cannot be determined at the exploitation stage as it contains numerous extraneous substances, the taxable price of one unit of the natural resource is the sale price  (exclusive of valued added tax) of one unit of pure products of the substance with the highest content in the exploited natural resource or the sale price of pure products of each substance in the exploited natural resource (if these substances can be separated after exploitation, for example, gold nuggets, iron ore, etc.

4. For timber, the taxable price of one unit of natural resource is the sale price at the delivery site.

5. The price for calculating royalties on natural water used in hydropower generation, which is set at VND 750 per kWh of commercial electricity, is applicable from January 1, 2007. Hydropower generation establishments which have declared and paid royalties on water used in hydropower generation for 2007 at the taxable price of VND 700 per kWh shall adjust the taxable price under the guidance of this Circular when making royalties finalization declarations for 2007.

When the average retail price of electricity is adjusted, the price for calculating royalties per kWh of hydroelectricity is the pre-adjustment price for calculating royalties per kWh of hydroelectricity multiplied by the adjustment co-efficient.

The adjustment co-efficient shall be determined according to the following formula:

                                       Average retail price of 1 kWh of  electricity at the time of adjustment
Adjustment co-efficient   =    ----------------------------------------------------------------------------------------
                                              Average retail price of 1 kWh of electricity before the time of adjustment

6. For organizations and individuals exploiting natural resources not for sale but for use as raw materials for the production of other products or the provision of other services; organizations and individuals exploiting natural resources and paying royalties according to declarations but failing to fully comply with the prescribed system of accounting books and documents; and for organizations and individuals paying royalties by the assessment method, they shall apply the taxable price of one unit of natural resource which is stipulated by provincial-level People’s Committees for each period.

Provincial-level Tax Departments shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Finance – Pricing Services and Natural Resources and Environment Services in investigating the market prices of natural resources in their localities, making price adjustment plans and submitting them to provincial-level People’s Committees for decision and reporting to the Ministry of Finance (the General Department of Taxation). When the sale price of a natural resource sees big fluctuations (up or down by 20% or more), the price for calculating royalties on the natural resource shall be adjusted accordingly.

Tax offices directly managing the collection of royalties shall publicize the taxable price of one unit of each natural resource at their head offices.

7. Particularly for oil and gas, the price for calculating royalties is in accordance with the provisions of the Law on Petroleum and Article 46 of the Government’s Decree No. 48/2000/ND-CP of September 12, 2000, detailing the implementation of the Law on Petroleum.

III. ROYALTIES TABLE OF RATES:

Under Article 8 of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, detailing the implementation of the Ordinance on Royalties (amended), the royalties rate for each type of natural resource exploited complies with the Royalties Table of rates promulgated together with Decree No. 68/1998/ND-CP. For some types of natural resources, the royalties rates are specified below:

1. Natural water exploited for the production of ice (excluding production of purified ice): 1%.

2. Apatite ore and serpentine exploited for sale: 2%.

3. Section VII of the Royalties Tariff promulgated together with Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, detailing the implementation of the Ordinance on Royalties (amended) is guided as follows: “VII. Mineral water, natural water” is as stipulated in Clause 4, Article 1, of the Government’s Decree No. 147/2006/ND-CP if December 1, 2006.

4. For petroleum and gas, their royalties rates are defined in Article 44 and Article 45 of the Government’s Decree No. 48/2000/ND-CP of September 12, 2000, detailing the implementation of the Petroleum Law.

On the basis of the above royalties rates, the royalties rates are specified in the Royalties Table of rates (Appendix 2) promulgated together with this Circular.

Part III

DECLARATION, REGISTRATION, PAYMENT AND FINALIZATION OF ROYALTIES

I. REGISTRATION OF ROYALTIES:

1. Newly founded business establishments engaged in exploiting natural resources shall register for the grant of tax identification numbers and the payment of royalties under the Ministry of Finance’s Circular No. 10/2006/TT-BTC of February 14, 2006, guiding the implementation of the Prime Minister’s Decision No. 75/1998/QD-TTg of April 4, 1998, stipulating tax identification numbers of taxpayers who pay tax at their managing tax offices and at tax offices of the places of exploitation of natural resources. In the course of implementation, if changing any content of the royalties registration, business establishments shall make additional declaration to their managing tax offices according to current regulations on tax registration.

2. Existing business establishments adding exploitation of natural resources as a new business line may continue using the tax identification numbers already granted by tax offices for making additional registration of the exploitation of natural resources with the tax offices of the localities where they are headquartered and the tax offices that directly manage their natural resources-exploiting units according to current regulations on tax registration.

II. DECLARATION OF ROYALTIES:

Organizations and individuals exploiting natural resources shall submit royalties declaration dossiers to tax offices directly managing the collection of royalties.

1. For organizations and individuals paying royalties by the assessment method:

For organizations and individuals exploiting natural resources manually on a scattered basis with an annually exploited value of under VND 200,000,000 and paying royalties by the assessment method as guided by the tax offices, the declaration of royalties, the assessment of payable royalties amounts, and the determination of the period of payment of stable assessed royalties amounts shall be conducted at the same time with the assessment of valued added tax and enterprise income tax according to current regulations. The assessed royalties amount payable on a monthly basis shall be based on the quantity of exploited natural resources and the turnover used as a basis for assessing valued added tax.

Tax offices shall accurately determine the quantities of natural resources actually exploited and the payable royalties amounts on the basis of the declarations of natural resources-exploiting establishments and documents on field investigations of natural resources, capital, labor, exploitation methods and prices of natural resources. The assessment of payable royalties amounts must be public, democratic and close to the natural resources exploitation capacity.

In the period of payment of stable assessed royalties amounts, if the arising quantity of natural resources actually exploited and the price for calculating royalties thereon are higher than figures used for the declaration and assessment of royalties, organizations and individuals shall declare them to the tax office for adjustment of the payable royalties amount in the subsequent period. If they fail to do so and are detected through inspections, they shall be forced to pay the arising royalties amount and be administratively sanctioned for late royalties registration but not for tax evasion.

Before exploiting natural resources, organizations and individuals paying royalties by the assessment method shall declare the payment of royalties on exploited natural resources at the same time with registering royalties with the tax offices directly managing the collection of royalties according to current regulations. At the end of a business period, they are not required to make royalties finalization declarations, including those that are entitled to royalties exemption or reduction on a case-by-case basis under the guidance in Part IV of this Circular.

2. For organizations and individuals paying royalties by the declaration method:         

2.1. Monthly declaration of royalties:

a/ Monthly, business establishments shall make full calculation and declaration of royalties according to current regulations in form No. 01/TNg attached to this Circular. If no royalties is incurred in the month, business establishments shall still fill in and send the declarations to tax offices.

- Business establishments shall fill in all items in the declaration form (tax identification number, name, address, location of natural resource exploitation, etc.) and declare other relevant information such as having made tax registration with the tax office, and concurrently certify the legal validity of the declared information (by affixing their signature and seal). Declarations shall be regarded as not having been submitted to the tax office if they are not fully filled in or not duly certified.

- The deadline for submission of monthly royalties declarations to tax offices is the 20th of the subsequent month. Business establishments shall submit their declarations by post or directly to the tax office. The date of submission shall be determined as the date of the postmark affixed by the sending post office (for declarations submitted by post) or the date of submission to the tax office (for declarations submitted directly to the tax office).

b/ For types of natural resources for which the bases for calculation of royalties arising in the month have not yet been identified and declared, business establishments may estimate the royalties amount to be paid every month for these types of natural resources on the basis of accounting prices. Accordingly, for making monthly royalties declarations, business establishments shall determine royalties to be paid in the month on the basis of the accounting price of one unit of natural resource sold. At year-end, they shall re-determine the payable royalties amount based on the actual taxable sale price of one unit of natural resource and make royalties finalization declarations.

c/ Declaration of estimated rebatable royalties amounts: Business establishments which properly apply cost-accounting, pay royalties by the declaration method and are eligible for royalties rebate shall estimate rebatable royalties amounts every month under the guidance in Part IV of this Circular and declare them in monthly declarations.

2.2. Royalties finalization declaration:

a/ Business establishments that apply self-assessment and self-payment of royalties at the end of the business period shall make royalties finalization declarations according to form No. 02/TNg attached to this Circular, Annual royalties finalization declarations shall be made and submitted to the tax office for determining royalties amounts actually arising in the year.

The time limit for submission of royalties finalization declarations is 90 days from the end of the calendar year or fiscal year. In case of termination of natural resources  exploitation contracts; merger, consolidation, division, separation, dissolution, bankruptcy, transformation of ownership; assignment, sale, contracting and lease of state enterprises, business establishments shall make royalties finalization declarations and send them to the tax office within 45 days from the date of termination of natural resources exploitation contracts or from the date of issuance of the merger, consolidation, division, separation, solution, bankruptcy, transformation of ownership, assignment, sale, contracting or lease decision by competent authorities.

b/ For a hydropower generation establishment which is headquartered in a locality and has its payable royalties amount divided to other localities according to regulations of the Ministry of Finance, the tax office in charge of royalties of the locality where the establishment’s hydropower plant is located shall send copies of the royalties declaration and the royalties finalization declaration to related tax offices entitled to collect royalties for information. 

c/ Determination of rebatable royalties amounts: Business establishments eligible for royalties rebate shall determine by themselves rebatable royalties amounts on the basis of actual figures, and concurrently compile dossiers stating the bases for royalties rebate and send them to the tax office according to regulations.

Monthly, business establishments exploiting natural resources shall assess by themselves their satisfaction of the royalties rebate conditions, estimate the rebatable royalties amounts and declare them in royalties declarations No. 01/TNg. At the end of the year of natural resources exploitation, on the basis of actual figures on natural resources exploited in the year, business establishments shall determine by themselves the rebatable royalties amounts, declare them in annual royalties finalization declarations and send them together with the set of documents on the rebatable natural resources amounts to their managing tax offices for monitoring and supervision.

2.3. Attached to this Circular are the royalties declaration form (No. 01/TNg), the royalties finalization declaration form (No. 02/TNg) and the instruction on royalties declaration (Appendix 1).

2.4. Business establishments are accountable before law for the truthfulness and accuracy of their royalties declaration and fully preserve documents used for determination of royalties amounts already declared.

III. ROYALTIES PAYMENT:

1. Organizations and individuals paying royalties by the assessment method: Monthly, they shall pay royalties amounts as assessed on the last day of the month at the latest.

2. Organizations and individuals paying royalties by the declaration method: 

2.1. Monthly, business establishments shall pay their declared royalties amounts into the state budget. The deadline for monthly payment of royalties is the 20th of the subsequent month. If there are any outstanding royalties amounts according to their royalties finalization declarations, business establishments shall pay them into the state budget within 90 days from the end of the calendar year or fiscal year.

2.2. In case of termination of natural resource exploitation contracts; merger, consolidation, division, separation, dissolution, bankruptcy, transformation of ownership; assignment, sale, contracting or lease of state enterprises, business establishments shall fully pay outstanding royalties amounts within 45 days from the date of termination of natural resource exploitation contracts or from the date of issuance of the merger, consolidation, division, separation, dissolution, bankruptcy, transformation of ownership, assignment, sale, contracting or lease decision by competent authorities; if there are any overpaid royalties amounts, the tax office shall refund them or transfer them to the new business establishments according to current regulations.

2.3. For business establishments paying royalties into the state budget by transfer via a bank or another credit institution, the date of tax payment shall be determined as the date on which the bank or credit institution deducts and transfers the tax money to the treasury as requested in the business establishments’ orders of payment into the state budget; for business establishments paying royalties in cash, the date of payment shall be determined as the date on which the state treasury or tax office receives the tax money stated on the money payment documents.

2.4. Business establishments shall fully fill in the money payment documents as guided by the tax office or state treasury. They shall clearly write on the money payment documents the royalties amounts paid for each type of tax and fines for each period; particularly for fines paid for late payment of tax money or fines, they shall write the date of the tax office’s notice but not the fine paid for late payment of each type of tax. When a business establishment has both the tax amount and fine paid in the period and the tax amount and fine owed from previous periods, which are unspecified, the tax office shall first deduct the owed tax amount and fine, then the royalties amount and fine paid in the period.

2.5. For a business establishment paying royalties on water used for hydropower generation to different localities, the state treasury of the place where the hydropower generation unit pays royalties shall divide the royalties amount paid by the unit in proportion (%) to beneficiary localities under decision of the Ministry of Finance. 

Part IV

ROYALTIES EXEMPTION AND REDUCTION

Royalties exemption and reduction under Article 10 of the Ordinance on Royalties (amended), Article 12 of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, detailing the on implementation of the Ordinance on Royalties (amended), Clause 3, Article 1 of the Government’s Decree No. 147/2006/ND-CP of December 1, 2006, amending and supplementing Decree No. 68/1998/ND-CP, and the provisions of the Investment Law shall be effected as follows:

1. Organizations and individuals exploiting natural resources and paying royalties by declaration which meet with natural disaster, sabotage or unexpected accident, causing damage to the quantities of natural resources they have declared and paid royalties for, are entitled to exemption from the royalties to be paid for the damaged natural resources. The paid royalties amount, if any, shall be refunded or deducted from the royalties amount to be paid in the subsequent period.

The exemption from royalties stated at this Point is only applicable to damaged natural resources which have not yet been processed into other products and which still maintain their original physic and chemical characteristics.

I. The level of damage of natural resources shall be determined as follows:

- For the type of natural resource suffering from damage in terms of quantity, the damage shall be determined on the basis of the actual damaged quantity;

- For the type of natural resources suffering from damage in terms of quality grade and proportion, assessment shall be conducted to re-determine the taxable prices and payable royalties amounts. The to-be-exempted royalties amount is the difference between the previously calculated and declared royalties amount and the payable royalties amount calculated after the damage is caused.

Example: The proportion of clean coal in the exploited coal is 80%. During the rainy period, this proportion drops to 50%. Therefore, the taxable price must be re-calculated to determine the to-be-exempted royalties amount.

2. Procedures for application of royalties exemption comprise:

- A written request clearly indicating the reason, the natural resource damage, the royalties amount re-determined on the basis of the damage, and the proposed to-be-exempted royalties amount (with certification of the People’s Committee of the commune, ward or township where natural resources are damaged;

- A minute of inspection and certification by the managing tax office, enclosed with the dossier of request for royalties exemption.

II. Those organizations and individuals conducting offshore exploitation of aquatic resources by great-capacity vehicles are entitled to exemption from royalties for the first five years counting from the date of issue of exploitation licenses and to a 50% reduction of royalties for subsequent five years.

Great-capacity vehicles are aquatic resources-exploiting ships and vessels fitted with main motors of 90 horse power (CV) upwards.

Based on their licenses for offshore exploitation of aquatic resources, organizations and individuals shall assess by themselves their satisfaction of royalties exemption and reduction conditions and notify their managing tax offices of the period in which they are entitled to royalties exemption and reduction.

For business establishments conducting offshore exploitation of aquatic resources and paying royalties by the declaration method, at the end of the tax period, they shall determine by themselves the actually exempted or reduced royalties amounts in order to make royalties declarations and take responsibility for the exempted or reduced royalties amounts they declare. Those that dishonestly assess their conditions for royalties exemption or reduction in order to enjoy the exempted or reduced royalties amounts higher than they are entitled to shall be forced to pay the evaded royalties amounts and handled according to regulations.

During the time of operation, if their conditions for royalties exemption and reduction change, resulting in a reduction of the tax rebate level, organizations and individuals conducting offshore exploitation of aquatic resources shall promptly declare it to the nearest tax office for information and certification. Any failure to make a declaration so as to further enjoy the tax rebate level as previously shall be considered tax evasion and be handled according to regulations.

After the above-mentioned period of royalties exemption and reduction (10 years), if organizations and individuals exploiting aquatic products in offshore sea areas suffer losses in their business activities in a year, they are entitled to a reduction of royalties corresponding to the loss amount arising in their offshore exploitation of marine resources but not exceeding the payable royalties amount for not more than five consecutive years following the period of royalties exemption and reduction. A dossier of declaration for royalties reduction, which shall be sent together with the royalties finalization declaration dossier, comprises:

- A document showing how the reduced royalties amount is calculated.

- A written declaration of turnover, expenses and loss arising from the offshore exploitation of marine resources. 

III. Exemption from royalties on natural forest products permitted for exploitation by  inhabitants in forested communes, such as wood, tree branches, firewood, bamboo of various kinds, alang grass, in service of their daily life, including surplus products sold. Exploited products may be sold within the district where they are exploited.

Heads of managing tax offices shall, at the proposals of commune-level People’s Committees and the forest protection units directly managing the forests, decide to exempt these products from royalties. Such a decision must specify the types of natural resources permitted for exploitation, sites and forms of exploitation and outlets. The period of royalties exemption stated in each decision must not exceed 3 months. Tax offices shall conduct inspections again before continuing to issue these decisions.

If detecting cases of taking advantage of royalties exemption to excessively exploit natural forests, tax offices shall withdraw royalties exemption decisions (if any) and refer the cases to competent authorities for handling in accordance with current law.

IV. Exemption from royalties on natural water used in the generation of hydroelectricity that is not connected to the national electricity grid.

Heads of managing tax offices shall, at the written requests of the exploiting organizations or individuals (with comments of the provincial-level Industrial Service on the non-connection to the national electricity grid), shall decide on exemption from royalties for this case.

V. Exemption from royalties for soil exploited and used for the following purposes:

1. Ground leveling and filling for the construction of security and national defense works;

2. Ground leveling and filling for the construction of dykes and water irrigation works in direct service of farm production, forestry, fishery and construction of roads;

3. Ground leveling and filling for the construction of works for humanitarian and charitable purposes or works reserved for those who have rendered meritorious services to the revolution;

4. Ground leveling and filling for the construction of infrastructure works in mountainous regions (in mountainous districts on the list announced by the Committee on Ethnic Minorities and Mountainous Regions) for socio-economic development in the regions.

5. Soil exploited within the areas of land assigned or leased for leveling, filling, heightening, and building of works;

6. Ground leveling and filling for the construction of key national works as decided by the Government on a case by case basis.

7. The exemption from royalties on soil exploited for ground leveling and filling for the construction of works at this Point is also applicable to sand, stone, gravels, etc., in the exploited soil which are used in crude form for grounding leveling, filling and construction purposes.

When exploited sand, stone, gravel, etc., are then processed into other products for use in production and business activities, they are not entitled to exemption from royalties but must be declared for payment of royalties according to current regulations.

For cases mentioned at Points 1, 2, 3, 4 and 5 of this Section, the exploiting organizations or individuals shall send written requests for royalties exemption, enclosed with related documents used for obtaining the approval of competent authorities of the construction of works in their localities, to the managing tax offices in the areas of exploitation for knowledge and monitoring of royalties exemption.

V. COMPETENT, OBLIGATIONS AND RESPONSIBILITIES OF TAX OFFICES

Apart from the competent, obligations and responsibilities defined in tax laws and other relevant laws, the tax offices that manage business establishments have the following responsibilities:

1. To propagate, disseminate, guide, and respond to inquiries of business establishments into, tax policy, tax assessment and payment procedures so that business establishments can correctly understand and comply with the provisions of tax law and the tax self-assessment and tax payment mechanism.

2. To monitor the tax self-assessment and payment by business establishments:

- Past the prescribed deadline for submission of monthly tax declarations or for annual tax finalization, tax offices shall send notices reminding the submission of such declarations and impose fines for administrative violations according to current regulations. Past the last deadline for submission of declarations stated in the reminding notices, if business establishments still fail to pay royalties, tax offices shall assess the payable tax amounts according to regulations.

- Past the prescribed deadline for royalties payment, tax offices shall send tax payment-reminding notices to business establishments, which fail to pay or have not yet paid in full royalties amounts, and impose fines for royalties amounts still owed to the state budget according to regulations.

3. To supervise and inspect the royalties declaration and payment by business establishments.

4. To apply measures to force the payment of royalties and fines according to the provisions of law.

5. To keep confidential information provided by production and business establishments according to regulations.

Part VI

HANDLING OF VIOLATIONS, COMMENDATION, COMPLAINTS AND STATUTE OF LIMITATIONS

1. The handling of violations, commendation, and lodging of complaints related to royalties are governed by current law.

2. All cases of deliberate exploitation of natural resources banned from exploitation shall be handled according to current law. When detecting cases of violations, tax offices shall notify them to functional bodies and coordinate with the latter in handling them according to their competence.

3. When detecting and confirming false declarations, tax evasion or tax-related mistakes, tax offices shall collect the tax arrears and/or fines or refund tax amounts within the time limit prescribed by current tax law. If organizations and individuals exploiting natural resources fail to make declarations and payment of royalties, the time limit for collection of tax arrears and fines shall be counted from the time the business establishments commence operation.

Part VII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO” and replaces the Ministry of Finance’s Circular No. 153/1998/TT-BTC of November 26, 1998, guiding the implementation of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998, detailing the implementation of the Ordinance on Royalties (amended), Circular No. 83/2005/TT-BTC of September 22, 2005, guiding the experimental self-assessment and self-payment of royalties by business establishments under the Prime Minister’s Decision No. 161/2005/QD-TTg of June 30, 2005, and Circular No. 05/2006/TT-BTC of January 19, 2006, guiding royalties on natural water used for hydropower generation.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for additional guidance.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER





Truong Chi Trung

 

GUIDANCE

ON DECLARATION OF ROYALTIES
(Attached to the Ministry of Finance’s Circular No. 42/2007/TT-BTC of April 27, 2007)

Part I:

GENERAL PROVISIONS

1. In the royalties declaration form, the following abbreviation and acronym are used:

- “TN” is an acronym standing for “tai nguyen” (natural resource).

- “Business establishment” refers to business organizations and individuals.

2. Business establishments exploiting natural resources shall make and send to the tax office monthly royalties declarations (form No. 01/TNg) and annual royalties finalization declarations (form No. 02/TNg). They shall fully write all basic information on the tax declaration period (month, year) and information on tax registration made with the tax office in the sections coded from [01] to [10].

Should there be any change in information from code [02] to code [10], business establishments shall make additional registration with the tax office according to current regulations and declare the additionally registered information to the tax office.

3. Money amounts recorded on declarations shall be rounded to the monetary unit of Vietnam dong. Do not write decimal numbers on royalties declaration forms. If no data arising in the period, to leave the relevant items blank. Do not fill in dark-color boxes in the declaration.

4. Royalties returns sent to the tax office are considered valid only if they are completed according to the proper form, with all items accurately filled in as required at Points 1, 2 and 3 above, and are signed and sealed by the representative-at-law of the business establishments at the bottom of the returns.

5. Business establishments that exploit various types of natural resources shall make only one return every month and make a royalties finalization return at the end of the year, in which each type of natural resource is declared on a line and the total figure reflects the total arising royalties amount, the estimated rebatable amount and the amount payable in the period of the business establishment.

Part II:

GUIDANCE ON MAKING ROYALTIES RETURNS

(Form 01/TNg)

Column (2): Name of natural resource

Business establishments shall calculate royalties for each type of natural resource at the current royalties rate. Each type of natural resource subject to a separate royalties rate shall be declared on one line of the return.

Column (3): Unit of calculation

To use the unit of calculation for each type of natural resource exploited, such as kg, m3, ton, barrel, kWh, etc.

Column (4): Exploited quantity of commercial natural resources

To enter in this column data on the quantity, weight or volume of each type of natural resource exploited in the month, regardless of the exploitation situation and purpose.

If the exploited natural resources are used for the production of products or the provisions of services and their quantity cannot be determined, the taxable quantity of natural resources shall be determined at the conversion rate based on the natural resource consumption norm per unit of product or service.

If the quantity of the exploited natural resource cannot be identified because it contains different substances which need to be sorted, classified and so on, the taxable quantity shall be determined on the basis of the quantity of each type of substance obtained.

Particularly for natural water used for hydropower generation, the volume used as a basis for calculation of royalties is the generated volume of electricity sold by the hydropower plant and connected to the electricity grid, calculated in kW/h.

Column (5): Taxable price per unit of natural resource

To enter in this column the taxable price of one unit of natural resource. Natural resource-exploiting establishments shall determine by themselves the taxable price of one unit of natural resource under the provisions of the Royalties Ordinance and guiding documents currently in force. If they cannot yet determine this price in the year, they shall make declaration based on a temporary price (or accounting price), which may be the previous period’s taxable price. Business establishments which have just started production shall fill the returns based on the declared plan price. At year end or upon termination of the natural resource exploitation contract, business establishments shall re-determine the taxable price according to actual figures for making royalties finalization returns.

Particularly for natural water used for hydropower generation, the taxable price per kWh shall be determined by the Ministry of Finance in each period under the guidance in this Circular.

Column (6): Royalties rate

To enter in this column the royalties rate applicable to the type of the exploited natural resource according to Appendix 3 to this Circular.

Column (7): Royalties assessed per unit of natural resource

To enter in this column the royalties assessed per unit of natural resource by competent authorities. The assessment of royalties per unit of natural resource shall be prescribed by a competent state agency in each period.

Column (8): Royalties amount arising in the period

To enter in this column the data determined as follows:

Royalties amount arising in the period

 

=

 

Quantity of commercial natural resource exploited in the period

x

Taxable price per unit of natural resource

x

Royalties rate

or

Royalties amount arising in the period

 

=

 

Quantity of commercial natural resource exploited in the period

x

Royalties assessed per unit of natural resource

Column (9): Estimated rebatable royalties amount in the period

To enter in this column the estimated rebatable royalties amount (if any) of each type of natural resource exploited in the month. Monthly, business establishments shall base themselves on the conditions for royalties rebate prescribed in the Ordinance on Royalties and guiding documents currently in force to estimate rebatable royalties amounts in the month for determining the payable royalties amount in the month and making declarations.

Column (10): Payable royalties amount arising in the period

To enter in this column the data on the payable royalties amounts in the month for various types of natural resources, which are determined to be the royalties amount arising in the period (column 8) less the estimated rebatable royalties amount (column 9).

Part III:

INSTRUCTION ON MAKING ROYALTIES  FINALIZATION RETURNS

(Form No. 02/TNg)

Business establishments exploiting natural resources shall make tax finalization returns for determining the royalties amounts actually payable in the year upon year end or termination of exploitation contracts or in the cases of merger, consolidation, division, separation, dissolution, bankruptcy, transformation of ownership; assignment, sale, contracting or lease of state enterprises. Such return shall be filled as follows:

- To declare each type of natural resource on a line corresponding to each item of the column. For columns (2), (3), (6) and (7), to make similar declaration as guided in Part II.

- To enter into columns (4), (5) and (8) the data actually arising in the year.

- For cases of royalties rebate, business establishments shall determine rebatable royalties amounts in the year according to actual figures and declare these amounts in column (9). At the same time, they shall compile dossiers of application for royalties rebate and send them together with the declarations to the tax office.

The total figure of relevant items in the columns reflects the annual amount finalized by business establishments. Do not fill in dark-color boxes.

 

APPENDIX 2

THE ROYALTIES TABLE OF RATES
Issued together with Circular No. 42/2007/TT-BTC of April 27, 2007

No.

Groups and types of natural resources

Royalties rate (%)

I

1

2

 

 

Metallic minerals

Minerals of ferrous metals (iron, manganese, titanium, etc.)

Minerals of non-ferrous metals:

- Mineral sand gold

- Gold nuggets

- Rare earths

- Platinum, tin, tungsten, silver, antimony

- Lead, zinc, aluminum, bauxite, copper, nickel, cobalt, molybdenum, mercury, magnesium, vanadium, platinum.

- Minerals of other non-ferrous metals

 

2

 

2

3

4

5

3

 

2

II

 

1

 

 

 

 

 

2

 

3

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

Non-metallic minerals (except for thermal mineral water and natural water specified in Section VII below)

Non-metallic minerals used as common construction materials:

- Earth exploited for ground-leveling, fill-up or building of projects

- Non-metallic minerals used as other common construction materials (stone, sand, gravel, earth for brick-making,...)

Non-metallic minerals used as high-quality construction materials (granite, dolomite, fire clay, quartzite,...)

Non-metallic minerals used in industrial production (pyrite, apatite, phosphorus, kaolin, mica, technical quartz, stone for lime and cement manufacture, sand for glass manufacture...)

Particularly: apatite, serpentine

Coal:

- Pit anthracite coal

- Open-cast anthracite coal

- Lignite, fat coal

- Other coals

Gems:

a/ Diamond, ruby, sapphire, emerald, alexandrite, precious black opal

b/ Adrit, rhodolite, pyrope, beryl, spinel, topaz, crystalline quartz (purple blue, greenish yellow, orange), crisolite, precious pal (in white or scarlet), feldspar, birusa, nephrite

c/ Other gems

Other non-metallic minerals

 

 

 

 

1

 

2

 

3

 

4

 

 

2

 

1

2

3

2

 

 

8

 

5

 

3

2

III

Petroleum (1)

 

IV

Gas (2)

 

V

1

 

 

 

 

2

3

 

4

5

6

7

8

 

 

 

9

 

Natural forest products

Log timber of various kinds:

- Group I

- Group II

- Groups III and IV

- Groups V, VI, VII and VIII

Pit props

Timber used as raw materials for paper production (storax, pines, etc.)

Timber used as masts or poles un river net fishing

Impregnated timber, mangrove timber

Tree branches and tops, firewood

Bamboo of all kinds

Pharmaceutical materials:

- Sandalwood, codonopsis and aloe

- Anise, cinnamon, aquilegia, cardamom

- Pharmaceutical materials of other types

Other natural forest products

- Wild birds and animals (those allowed to be hunted)

- Other natural forest products

 

 

40

35

25

15

15

20

 

20

25

5

10

 

25

10

5

 

20

5

VI

 

Natural aquatic resources

- Pearl, abalone, holothurian

- Shrimp, fish, cuttlefish and other aquatic resources

 

10

2

VII

 

1

 

2

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Mineral water, natural water (including thermal natural water) 

Natural mineral water; purified natural water, bottled or canned

Natural water used for hydroelectricity generation

Natural water exploited for production sectors (other than those specified at Points 1 and 2):

a) Used as main or auxiliary raw materials which constitute material elements of products

b) Used for general production purposes (industrial hygiene, cooling, making of steam, production of ice, except purifed ice, etc.)

c) Natural water used for production of safe water, for agriculture, forestry, fishery or salt making, and natural water exploited from dug and drilled wells to meet daily needs

Natural water exploited for purposes other than those stipulated in Points 1, 2 and 3

 

 

4

 

2

 

 

3

 

1

 

0

 

 

 

0

VIII

Other natural resources

- Salangane's nests

- Other natural resources

 

20

10

(1)            (2): Royalties rates for petroleum and gas are applied according to Article 44 and Article 45 of the Government’s Decree No. 48/2000/ND-CP, of September 12, 2000, detailing the implementation of the Petroleum Law.

 

ATTACH FILE

Form No. 01/TNg

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 42/2007/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe